Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

Tiếng đàn T’rưng và định luật bảo toàn năng lượng

Lê Học Lãnh Vân

Chắc nhiều người biết việc hoa hậu Việt Nam dùng đàn T’rưng đàn bài “Cô Gái Vót Chông” trên lãnh thổ Mỹ. Cũng khỏi nhắc lại bài ca ấy có ca từ thế nào. Cũng không bàn điều này do cô hoa hậu hay do người tổ chức, chỉ biết cô đại diện Việt Nam tại nơi cô trình diễn…

Nơi đấy, cả thế giới nhìn vào. Nơi đấy, mọi người đang trình diễn điều đẹp, điều hay, điều văn minh, điều truyền thống của nước mình. Cô hoa hậu Việt Nam có đẹp không, cô đàn có hay, có lạ không? Chắc phải có cô mới được chọn vào vòng hai mươi bảy người tiếp tục. Tuy nhiên, là người Việt Nam, tôi đau lòng thấy nước Việt của tôi bị sụt thêm một bậc trên thứ bậc văn minh…

Cũng có thể người nước ngoài không biết lời Việt, không biết ý nghĩa những câu trong ca từ kia. Nhưng chúng ta, chúng ta là người Việt, chúng ta biết chứ! Dù người ngoài không biết, ta vẫn nên xấu hổ. Cuộc chiến lùi quá xa, người Mỹ qua Việt Nam thốt những lời trân trọng từ sâu xa truyền thống, lịch sử, văn hoá Việt Nam. Người Việt qua Mỹ sao có thể thốt lên lời căm thù Mỹ? Đây không phải là thái độ có qua có lại cho toại lòng nhau, mà là giá trị sống văn minh hiện nay: hiếu hoà, quý mến nhau thật lòng. Người thật lòng muốn làm bạn với ta, sao ta cứ ôm mãi hận thù? Người tặng ta bao nhiêu quà giúp cho dân ta, nước ta, ta không cảm động vì điều đó sao? Ta có yêu dân ta, nước ta không?

Thân thiện với Mỹ thì gần hơn với thế giới dân chủ, tự do, văn minh, tiến bộ. Việt Nam không muốn dân chủ, tự do, văn minh, tiến bộ sao?

Ngoài ra ai cũng biết, thân thiện với Mỹ thì nhẹ hơn áp lực của láng giềng phương Bắc đang chiếm biển đảo và lăm le chiếm thêm. Với sự hỗ trợ của Mỹ, Việt Nam có thêm thì giờ tạm yên để canh tân và xây dựng đất nước giàu mạnh. Việt Nam không muốn điều đó sao?

Cho nên trong tiếng đàn T’rưng kia, điều quan trọng hơn nghệ thuật đàn, hơn nhan sắc người đàn, chính là lễ, là văn hoá. Tiếng đàn cất lên, có người Việt nào cảm nhận sự thất lễ với Hoa Kỳ không? Có người Việt nào hổ thẹn vì thấy đại diện người Việt bày ra thế giới một nền văn hoá cay cú ăn thua, hận thù dai dẳng, thiếu hoà nhập với thế giới, không biết điều ơn nghĩa hay không?

Ngoài ra, còn những điều khác nữa.

Hồi xưa có người Việt quyết “nắm thắt lưng địch mà đánh”, những người Việt đó xác định Mỹ là địch. Về mặt quyền lợi lâu dài của dân tộc, chưa chắc họ xác định đúng, nhưng ít ra người ta cũng phục vì họ lao mình sống chết với kẻ mà họ thực lòng xem là địch. Còn bây giờ, nhiều người xài tiền Mỹ, cho con học với Mỹ, mua nhà cửa chuẩn bị đưa cả gia đình qua ăn đời ở kiếp với Mỹ, mà vẫn xem Mỹ là địch, vẫn đòi “mài chông sắt xiên thây quân Mỹ cọp beo” … thì người dân có cảm nhận họ là xảo quyệt không? Không phải chỉ xảo với người ngoài, e rằng dân chúng cảm nhận họ đang xảo với chính đồng bào trong nước!

Còn nữa, với kẻ đang chiếm biển đảo của nước họ, ngang ngược và bạo ngược với quốc gia, dân chúng của họ, họ có dám hành xử như vậy không? Vậy thì ngoài thiếu Trung Thực ra, người dân cảm nhận gì về chữ Dũng Lược nơi họ?

Một đất nước mà sự thiếu trung thực, thiếu dũng lược ngự trị, đất nước đó tiến lên hay ngày càng chậm tiến? Một cộng đồng chỉ biết gắn mình vào các giá trị ngược chiều văn minh nhân loại như hận thù, vô ơn, dân tộc đó sẽ có vị trí, tương lai gì trong cộng đồng quốc tế?

Nhiều người cho rằng sống thiếu văn hoá và thiếu lễ thì dễ, sống có văn hoá và có lễ mới khó chứ! Thực ra, nếu được đào tạo trong một xã hội tốt đẹp, với những giá trị cốt lõi tốt đẹp, thì người ta không dễ sống thiếu văn hoá và thiếu lễ. Bởi vì, với họ, Chết thì dễ hơn Sống như thế. Vậy thì sống thiếu văn hoá và thiếu lễ cũng cần có năng lượng.

Năng lượng không bị mất đi, chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, truyền từ thời này sang thời khác. Năng lượng để đàn bản “Cô Gái Vót Chông” trên đất Mỹ hôm nay cũng đi từ năng lượng được truyền lại bởi đáp từ của người đứng đầu Việt Nam tiếp theo phát biểu của Tổng thống Clinton năm xưa giữa Hà Nội. Cũng được truyền lại bởi việc ông Phạm Quang Nghị đem từ Việt Nam sang Hoa Kỳ tặng Thượng nghị sĩ đáng kính John McCain, người hết lòng xây dựng nền bang giao Mỹ-Việt, bức ảnh ông Mac Cain đang lóp ngóp bên hồ Trúc Bạch vì máy bay bị bắn rơi, một món quà mà nói thiệt lòng, chắc không ít người vừa hổ thẹn cho chữ Lễ của Việt Nam vừa xót xa cho tương lai hội nhập vào thế giới văn minh của đa số người Việt!

Ngày 01 tháng 12 năm 2021