Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

Người nghệ sĩ vừa nằm xuống

Trần Tuấn

Chúng ta có quá ít nghệ sĩ, nhưng lại có quá nhiều những người viết, người vẽ, người hát. Chúng ta có quá ít những tinh túy nghệ thuật, nhưng lại quá nhiều những thứ gọi là "tác phẩm" với lổn nhổn giải thưởng, danh hiệu và sự vinh danh bừa bãi.

Nhạc sĩ Phú Quang qua đời, khiến gần cả tuần qua cảm giác mọi thứ bỗng như chùng lắng xuống thật sâu. Một sự "đoàn kết" hiếm thấy trên mạng xã hội. Từ những người vốn kín tiếng, cho đến những tay viết nổi danh cực đoan trần đời này không "chịu" một ai, cũng đều có những dòng tút thật lắng đọng, man mác tưởng tiếc người nghệ sĩ tài hoa.

Đã qua tuổi xưa nay hiếm, Phú Quang có thể nói đã khép lại mỹ mãn cuộc đời sáng tạo của mình, những giai điệu của ông hẳn sẽ còn sống lâu bền với thời gian. Nhưng người nghệ sĩ nằm xuống để lại khoảng trống lớn trong tâm thức dai dẳng của những người luôn yêu quý và lo lắng cho vẻ đẹp đời sống này. Một đời sống mà những mảng lớn từ thiên nhiên đến linh hồn đang bị thực dụng, tha hóa, cướp đoạt.

Tôi nghĩ, đó là chúng ta đang để tang cho quá nhiều những thứ đẹp đẽ đã đổ vỡ, mất mát. Quá nhiều!

"Em ơi Hà Nội phố" viết năm 1986 khi chàng nghệ sĩ tròn 37 tuổi, rời Hà Nội để vào Sài Gòn định cư. Cái năm đổi mới và đổi tiền, chộn rộn xô bồ với bao kham khó, người người đổ xô ra "chợ trời" mưu sinh. Mà chàng nghệ sĩ lại tìm đến khúc thơ xuất thần của Phan Vũ, để cất lên giai điệu da diết trầm lắng, trong trẻo mà day dứt về một Hà Nội và người Hà Nội hoàng hoa, thuần khiết với nóc phố mồ côi, cây bàng mồ côi, con đường vắng, tiếng dương cầm, buổi lễ chiều tiếng chuông ngân, với hoàng lan, hoa sữa, sóng nước Hồ Tây,... Người nghệ sĩ đã kịp lưu ép lại tất cả những hương hoa tinh khiết nhất của Hà Nội trước thời khắc biết rằng sẽ mất?

Chúng ta có quá ít nghệ sĩ, nhưng lại có quá nhiều những người viết, người vẽ, người hát. Chúng ta không còn, hoặc còn quá ít những nghệ sĩ hào hoa, tài hoa, lãng mạn, lãng đãng mà trái tim tận hiến vô điều kiện cho những vẻ đẹp thánh khiết, mong manh, mơ hồ nhất nơi trần gian này. Để những giai điệu, những con chữ, sắc màu nâng trái tim đồng loại lên cao khỏi vũng lầy trần thế, để hòa cùng nhịp đập thương yêu.

Chúng ta lang thang hoài trên đời sống này, mà đâu có khi nào "bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường". Chúng ta không mê đắm, không quên mình, chúng ta thừa khôn ngoan, tính toán.

Chiều, nghe lại "Dương cầm lạnh" chất ngất rợn ngợp với giọng ca Thùy Dung cùng dàn hợp xướng, giọng đọc khàn run của nhà thơ Dương Tường, ngón dương cầm trong vắt xô dạt của Phú Quang chợt thấy cuộc đời sao mà sang trọng, lộng lẫy đến thế.

Vẻ đẹp đời sống như nước, lúc vơi lúc đầy. Thì hãy cứ tin, cứ yêu, rằng "mãi còn trong trái tim ta/Dẫu là biển của một thời đã mất".