Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

Quê nhà trong thế giới – Hồi ký của người được giải Nobel Amartya Sen (kỳ 19)

Nguyễn Quang A dịch

22. Dobb, Sraffa và Robertson

1

Như một Prize Fellow tại Trinity, các nghĩa vụ của tôi gồm chỉ sự nghiên cứu do tôi tự lựa chọn. Nhưng, một phần bởi vì kinh nghiệm của tôi tại Đại học Jadavpur, tôi hiểu rằng việc dạy không chỉ là rất lý thú tự nó, mà là một cách tuyệt vời để bổ sung cho sự nghiên cứu của mình. Cho nên tôi sẵn sàng chấp nhận gợi ý của Trinity rằng tôi nên giám sát một số sinh viên College học kinh tế học.

Tôi cũng được hỏi liệu tôi có muốn giảng chút nào. Tôi cũng bị việc này lôi cuốn, nên tôi đã xin – và nhận được – một chức Trợ Giảng về kinh tế học. Tôi giảng những bài giảng sơ đẳng nào đó về các nguyên lý kinh tế, và cũng hợp tác với Giáo sư James Meade, một nhà kinh tế học dòng chính tuyệt vời với một đầu óc sáng suốt nổi bật, người trong năm 1957 đã chuyển từ Trường Kinh tế học London về Cambridge để trở thành Giáo sư Chính trị Kinh tế học sau Dennis Robertson. Tôi tổ chức các lớp chung với Meade mà tiếp sau các bài giảng tổng quát của ông về lý thuyết kinh tế. Chúng tôi đã thảo luận nhiều sự rắc rối giải tích mà kinh tế học dòng chính tiêu chuẩn tạo ra, và tất nhiên cũng đề cập đến những câu hỏi của sinh viên, mà thường rất hấp dẫn.

Tôi cũng giảng một vài bài về lập kế hoạch đầu tư, mà liên kết với nghiên cứu của tôi về chọn kỹ thuật. Tôi đã hân hạnh có James Mirrlees, một người mới đến Trinity từ Scotland, ngồi nghe những bài giảng đó. Việc Mirrlees đến Cambridge đã là một sự kiện lớn, vì sự sắc sảo của đầu óc anh khiến mọi người không nghi ngờ gì rằng một ngày anh sẽ trở thành một lãnh đạo trong kinh tế học hàn lâm – như muộn hơn anh đã trở thành – đầu tiên ở Oxford và rồi ở Cambridge. Không chỉ anh đã tạo ra công trình mà làm thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về những gì chính sách tối ưu đòi hỏi, anh cũng đã đào tạo rất nhiều nhà kinh tế học hàng đầu ở nước Anh.

Một sự hiện diện nâng cao khác tại các bài giảng của tôi là sự hiện diện của Stephen Marglin từ Harvard. Tôi đã rất bị ấn tượng bởi anh, ngồi trên hàng đầu và hỏi tôi những câu hỏi với sự thấu hiểu và tính độc đáo mạnh mẽ mà là khó để tin anh chỉ vừa hoàn thành giáo dục đại học của anh. Anh đã tạo ra một luận văn cao cấp bậc thầy như một phần của bằng Cử nhân của anh tại Harvard, mà đã lật đổ một số thủ tục được xác lập vững chắc trong việc đưa ra những quyết định đầu tư, đặc biệt những quyết định liên quan đến sự sắp xếp thứ tự các khoản đầu tư. Anh cũng trở thành một bạn thân.

2

Như một giảng viên trẻ, tôi đã hồi hộp để dạy ở Trinity trong sự cộng tác với Dennis Robertson, Maurice Dobb và Piero Sraffa. Tôi đã nói về họ một chút sớm hơn – họ đã là các thầy giáo của tôi – nhưng chính khi tôi trở thành đồng nghiệp của họ mà tôi thực sự biết kỹ họ.

Dennis đã ít gần gũi với công việc của riêng tôi hơn Dobb hay Sraffa, nhưng tôi đã biết ông khá kỹ từ năm đầu tiên của tôi ở Cambridge, không chỉ vì ông đã ở Trinity, mà bởi vì ông đã luôn luôn thân thiện và háo hức để nói chuyện. Dennis đặc biệt gợi tính tò mò của tôi bởi vì – không giống hầu hết các nhà kinh tế học của thế hệ ông – ông đã có một sự trung thành tuyệt đối với đạo đức vị lợi (utititarian). Ông nghĩ đức hạnh của sự chính xác đã bị đánh giá quá cao và rằng chúng ta có thể đưa ra những đánh giá hoàn toàn có ý nghĩa về phúc lợi xã hội ngay cả nếu chúng ta có khó khăn trong việc đặt những sự thỏa dụng (utility) của những người khác nhau trong một sự tương ứng một-một với nhau. Ông đã có sự đồng cảm theo bản năng nào đó cho những người nghèo, nhưng tôi đã không thể thuyết phục ông về tầm quan trọng át hẳn của chính sách công trong việc giảm triệt để bất bình đẳng kinh tế.

Robertson đã chấp nhận, trên cơ sở vị lợi hoàn toàn, rằng việc đảm bảo thu nhập thêm cho những người rất nghèo – thí dụ, cho những người thất nghiệp kinh niên – phải là một mục tiêu quan trọng của chính sách công, nhưng đã có ít sự say mê trong ông để theo đuổi chủ nghĩa bình quân như một mục tiêu xã hội chính. Một mục tiêu như vậy đã có thể được suy ra từ việc sử dụng lớn hơn của các niềm tin riêng của ông vào sự so sánh cá nhân của những sự thỏa dụng (theo đó càng nhiều thu nhập thì càng ít hiệu quả trong việc thêm vào tổng thỏa dụng của một cá nhân), nhưng ông đã không đặc biệt hăng hái về đi sâu vào các biện pháp chính sách khả dĩ cho tính công bằng và công lý. Trong khi là dễ để khiến ông nói chuyện về Alfred Marshall, tôi thấy khó hơn để kéo ông vào một cuộc thảo luận về các ý tưởng của một nhà tư tưởng Trinity cấp tiến hơn – Henry Sidgwick – bất chấp sự chia sẻ với ông các mối quan tâm vị lợi.

Có thể rằng sự thiếu quan tâm của Dennis đến kinh tế học về công lý xã hội – mà về nó Sidgwick đã có rất nhiều để nói – liên quan đến sự quan tâm rất sâu của ông đến cái chúng ta có thể gọi là phía kỹ thuật của kinh tế học vĩ mô. Quả thực, danh tiếng của ông như một nhà kinh tế học liên quan chủ yếu đến một số đóng góp ông đưa ra trong kinh tế học vĩ mô thực hành, giải quyết việc xác định các số đo kinh tế tổng hợp như thu nhập quốc dân, tổng đầu tư, tổng tiết kiệm và tổng công ăn việc làm trong nền kinh tế. Luận văn fellowship của ông tại Trinity về ‘A Study of Industrial Fluctuation (Một Nghiên cứu về sự Thăng Giáng Công nghiệp)’, được viết ngay khi ông cổ động về vai trò gì – nếu có – ông phải đóng trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất (ông là một người theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng cuối cùng đã tham gia), đã là một đóng góp lỗi lạc cho sự phân tích các quá trình kinh tế mà dẫn đến các cơn bột phát (boom) và đình trệ.

Công trình của Robertson đã khai phá một số ý tưởng mà John Maynard Keynes sẽ cũng theo đuổi. Họ cũng đã gần nhau về mặt xã hội, và cả hai đã tích cực như các Tông đồ. Vì họ đã luôn luôn không chỉ làm việc về những vấn đề giống nhau và khảo sát các mối quan hệ kinh tế giống nhau và trao đổi các ý tưởng với nhau, Robertson đã nhận xét một cách có thể hiểu được rằng ông ‘đã có nhiều thảo luận đến vậy’ với Keynes đến mức ‘chẳng ai trong chúng tôi biết bao nhiêu ý tưởng trong đó là của ông và bao nhiêu là của tôi’.1 Sự gần gũi đó đã làm cho các mối quan hệ cá nhân giữa Robertson và Keynes khá có vấn đề. Keynes, tất nhiên, đã trở nên cực kỳ nổi tiếng theo một cách mà Robertson đã không và, căn cứ vào sự chồng gối công việc của họ, Dennis đã có thể thấy một chút bất công. Như một sinh viên tôi đã dành một số thời gian để thử làm sáng tỏ trong các công trình tương ứng của họ, thì ai trong số họ đã có quyền ưu tiên. Nhưng việc này tỏ ra rất khó, và cuối cùng tôi công nhận rằng Dennis đã đúng rằng việc thử tách họ ra sẽ là vô vọng.

3

Theo cách mà các nhà kinh tế học được phân loại, Dennis đã chắc chắn là một nhà bảo thủ. Ông đã không thích các cuộc cách mạng – ông để việc đó cho Maurice Dobb. Nhưng thực ra ông đã nghi ngờ rằng Dobb cũng chẳng thích các cuộc cách mạng – ‘Maurice, anh biết, thích một thế giới hòa bình mà không có rối loạn,’ ông bảo tôi. Có thể ông đã cũng đúng trong việc nhận diện các sở thích bản năng của Dobb, nhưng, tôi tin, không phải các sự ưu tiên chính trị được phản ánh của Dobb.

Tôi nhớ bữa tối cuối cùng của tôi với Dennis, mà đã ở nhà của David Champernowne. Tôi sắp đi Ấn Độ trong một tháng trong hai ngày nữa. Dennis nói, ‘Anh biết đấy, Amartya, không ai biết giai điệu đúng cho “Con Cú và con Mèo”? Cụ ngoại tôi đã dạy điều đó cho tôi, và tôi hết sức cố để không quên nó chút nào.’ Tôi trả lời, ‘tôi muốn nghe nó,’ và David đã tham gia với tôi trong yêu cầu này. Và như thế Dennis đã hát. Cuối cùng, ông nói, ‘Khi tôi chết, không ai sẽ biết giai điệu đúng của “Con Cú và con Mèo”.’ Hai ngày sau tôi đi Ấn Độ – và những lời cuối cùng của Dennis cho tôi là ‘Khi anh quay lại, chúng ta sẽ tiếp tục tranh luận của chúng ta.’ Tôi nghĩ ông nhắc tới sự bất đồng của chúng tôi về cái đối với tôi là tầm quan trọng vô cùng của việc giảm sự bất bình đẳng – mà về nó chúng tôi đã tranh luận thi thoảng trong vài năm.

Trên đường quay lại của tôi từ sân bay một tháng sau, tôi suýt lỡ tàu hỏa đến Cambridge tại ga King’s Cross (London) và đã phải chạy dọc sân ga. Tôi vẫn thở hổn hển khi phát hiện ra một bạn cũ, Michael Posner, một giáo viên kinh tế học khác ở Cambridge, ở cùng phòng trong toa xe. Ông hỏi tôi ngay lập tức liệu tôi đã biết rằng Dennis Robertson vừa chết. Tôi cảm thấy rất đau buồn. Ngay cả bây giờ, sáu mươi năm sau, tôi tiếp tục thấy thiếu Dennis – và cảm thấy rất luyến tiếc khi tôi nghĩ về con cú và con mèo.

4

Maurice Dobb đã là một anh hùng của tôi từ thời tôi bắt đầu học kinh tế học ở Calcutta. Chủ nghĩa Marx của ông đã làm cho ông đặc biệt lôi cuốn, vì tôi cũng đã quan tâm mạnh mẽ đến các ý tưởng của Marx. Ông là một đảng viên của Đảng Cộng sản cho đến khi ông chết trong năm 1976 và đã trung thành với nó khi những tường thuật về các sự kiện ở Liên Xô và Đông Âu làm phiền ông. Ông nghĩ rằng Đảng đã thường quá giáo điều, và tôi được biết từ một đảng viên khác của chi bộ Đại học rằng ông đã nói theo những đường lối đó khá thường xuyên tại những cuộc họp của họ. Dennis Robertson đã đúng rằng Dobb không ham thích sự rối loạn, và bạn tôi Jack Gallagher đã làm một sự bắt chước vui đùa về Maurice phát biểu tại Quảng trường Đỏ trong tháng Mười 1917. Nó bắt đầu với Dobb nói, ‘Các đồng chí, thời cơ chưa chín muồi.’

Tôi đã mô tả trong Chương 13 tôi bị choáng ngợp thế nào khi lần đầu tiên tôi đọc, ở Calcutta, tác phẩm kinh điển 1937 của Dobb, Political Economy and Capitalism (Chính trị Kinh tế học và Chủ nghĩa tư bản), đặc biệt bởi một trong những tiểu luận ở đó gọi là ‘The Requirements of a Theory of Value (Những Đòi hỏi của một Lý thuyết về Giá trị)’. Tại đó ông đã dùng lý lẽ để biện hộ cho tầm quan trọng của các lý thuyết về giá trị, như khác biệt với một lý thuyết về xác định giá. Cả lý thuyết lao động về giá trị và lý thuyết thỏa dụng là hai thí dụ tuyệt vời về các lý thuyết về giá trị, mà không được phép, Dobb lập luận, coi đơn giản như các sản phẩm trung gian trên đường tới một lý thuyết về các giá (như các nhà kinh tế học dòng chính đã có khuynh hướng coi chúng) mà như những sự mô tả phong phú mà chúng ta có lý do để quan tâm đến vì tầm quan trọng riêng biệt của chúng.

Thứ cốt yếu tôi rút ra từ những sự đọc Dobb sớm đó là tầm quan trọng của kinh tế học mô tả được xem xét kỹ lưỡng, mà có thể khai sáng chúng ta về sự quan tâm cơ bản của chúng ta đến xã hội con người, và vượt rất xa việc giúp chúng ta tiên đoán các giá. Tôi đã thất vọng rằng kinh tế học có vẻ chuyển động đều đặn tới một dải rất hẹp của các vấn đề, tập trung chủ yếu vào các đại lượng kinh tế, không luôn luôn rất quan trọng, nào đó có thể được tiên đoán dễ thế nào. Maurice Dobb đối với tôi có vẻ đã kiên quyết chống lại xu hướng đó. Mặc dù tôi chỉ trở thành một trong những sinh viên của Dobb trong năm thứ hai của tôi như một sinh viên đại học, tôi đã bắt đầu thăm ông đều đặn trước xa đó cho những cuộc trao đổi dài.

Khi, sau Calcutta, tôi quay lại Trinity như một Prize Fellow trong năm 1957, chúng tôi đã tiếp tục những cuộc trò chuyện thường xuyên của chúng tôi. Tôi rất ấn tượng rằng, ngoài những sự thấu hiểu tuyệt vời của ông về kinh tế học, ông luôn luôn là một người rất tử tế – luôn luôn đặc biệt cố gắng để giúp những người khác. Ông thường pha một ấm trà cho chúng tôi khi chúng tôi nói chuyện, sử dụng một ấm trà cũ với một chiếc nắp bị vỡ mà ông đã không lo lắng để thay. Ông bảo tôi muộn hơn rằng khi bản thân ấm trà bị vỡ, bà dọn giường của ông đã mua một ấm trà mới cho ông như một món quà, và trao nó cho ông, bà nói, ‘tôi biết, Mr Dobb, rằng ông không thích các nắp, và như thế tôi đã vứt nắp đi.’ Tôi hỏi Maurice liệu ông đã giải thích lịch sử của ấm trà không nắp của ông cho bà dọn giường, và ông trả lời, ‘Không, tất nhiên không.’ Như thế ông đã tiếp tục có trà từ một ấm trà không có nắp suốt thời gian dài như tôi có thể nhớ được.

5

Tôi may mắn để có Piero Sraffa như Giám đốc Học tập của tôi suốt những năm sinh viên của tôi tại Trinity. Ông đã phái tôi đúng lúc đến các giám sát viên của tôi – Maurice Dobb, Joan Robinson, Kenneth Berrill và Aubrey Silberston vào những giai đoạn khác nhau – nhưng đã động viên tôi để đến và nói chuyện với ông bất cứ khi nào tôi muốn. Và tôi đã làm thế, như tôi đã thảo luận sớm hơn (trong Chương 16), coi ông như một loại người giám sát thêm. Chẳng bao lâu trở nên rõ ràng cho tôi rằng Sraffa thích thú nói chuyện về các chủ đề vô cùng đa dạng – từ kinh tế học và các truyền thống chính trị Âu châu đến pha cà phê. Tôi cũng biết được rằng nhà trí thức cực kỳ độc đáo và hay hỏi này đã thích thú làm việc với những người khác trong những công việc chung tham vọng.

Sau khi trở thành một Prize Fellow và rồi một giảng viên tại College, tôi đã có những cơ hội lớn hơn nhiều để dùng thời gian với Sraffa, và giữa 1958 và 1963 chúng tôi đã có những cuộc đi bộ dài sau bữa trưa ngần như mỗi ngày, thường đến tận Coton, vài dặm từ Cambridge. Giữa những thứ khác tôi nhận ra những ngày sinh viên của ông ở Italy đã quan trọng đến thế nào đối với ông, làm việc với Antonio Gramsci và những người khác trong giới xung quanh tuần báo L’Ordine Nuovo (Trật tự Mới), một tạp chí cánh tả nhắm tới kháng cự mối đe dọa của chủ nghĩa phát xít và đạt những sự thay đổi xã hội triệt để ở Italy. Gramsci đã thành lập tuần báo trong năm 1919 – và trở thành biên tập viên của nó. Sraffa đã viết thường xuyên trên các trang của nó và đã tham gia ban biên tập trong năm 1921 trước khi ông phải rời Italy trong cuối những năm 1920 vì sự khủng bố phát xít. Vào lúc ông chuyển sang nước Anh trong năm 1927, ông đã trở thành một nhân vật trọng yếu trong các giới trí thức cánh tả Italia, và gần với – nhưng không là một đảng viên của – Đảng Cộng sản Italia.

6

Piero công bố rất ít, thế nhưng ông đã có một ảnh hưởng sâu sắc lên một số lĩnh vực khác nhau của sự điều tra nghiên cứu trí tuệ. Đã có những câu chuyện khác nhau quanh sự không thích viết của ông. Khi tôi đến Cambridge, tôi được bảo rằng Nicholas Kaldor, người luôn luôn khá trầm tĩnh, đã than phiền với bác sĩ của ông rằng ông sợ rằng ông đang bị nhiễm ‘nấm chân’; bác sĩ (người biết kỹ các bệnh nhân của mình) đã nhận xét rằng việc này ‘không chắc như Mr Sraffa nhiễm chuột rút (loạn trương lực cơ) của người viết (writer’s cramp)’.

Quả thực, Sraffa thực sự đã có cái có thể được gọi là ‘chứng chuột rút công bố’, vì ông đã viết rất nhiều ghi chú, hầu hết bằng tiếng Italia, về những chủ đề khác nhau trong kinh tế học, triết học và chính trị. Chúng đôi khi đã xuất hiện trong cuộc trao đổi của chúng tôi và tôi hình thành ấn tượng rằng ý tưởng về biến một sự tuyển lựa của chúng – sau khi biên tập nghiêm túc – thành một xuất bản phẩm đã xuất hiện với ông. Trong một dịp, khi tôi hỏi Sraffa vì sao ông thích David Hume nhiều thế, ông bảo tôi rằng, ngoài một xuất bản phẩn nặc danh sớm về việc này, ông đã có một ghi chú dài về chủ đề giữa các bài báo của ông.2 Những bài viết không được công bố này được bảo quản tại Thư viện Wren của Trinity.

Cũng như đóng góp to lớn của ông cho cả kinh tế học và triết học (mà nhiều hơn trong một chút nữa), Sraffa, cùng với Maurice Dobb, đã chịu trách nhiệm về một đóng góp quan trọng cho công việc biên tập – sự biên tập cuối cùng của các tác phẩm sưu tập của David Ricardo, mười một tập mà bắt đầu xuất hiện trong năm 1951 và được thảo luận nhiều khi tôi đến Cambridge trong năm 1953. Tập cuối, ‘Index Tổng quát’, ra mắt trong năm 1973. Bản thân index, cực kỳ chi tiết và được chú giải, Piero và Maurice đã tốn một năm để soạn. Tôi nhớ Kenneth Arrow nói với tôi tâm trạng vỡ mộng của ông khi ông thử gặp Piero trong một cuộc viếng thăm của ông tới Cambridge và được bảo rằng ông ta không tiếp ai vì bận chuẩn bị index cho Ricardo. Arrow hỏi tôi, ‘Anh không kinh ngạc ư? Chẳng phải một index là cái gì đó anh làm trong một ngày Chủ nhật mưa khi anh không phải đi bất cứ đâu ư?’ Tôi đã thử bảo vệ Piero bằng việc giải thích rằng nó đã không phải là loại index đó, nhưng tôi không nghĩ Ken đã được thuyết phục chút nào.

7

Cụ thể trong kinh tế học, có chí ít ba sự thấu hiểu hay ý tưởng chính xuất phát từ công trình của Sraffa. Thứ nhất là sự chứng minh của ông những năm 1920 rằng việc diễn giải các kết cục thị trường như nảy sinh từ một cân bằng cạnh tranh hoàn hảo, như đã là thực hành tiêu chuẩn trong kinh tế học dòng chính, có thể kéo theo một mâu thuẫn nội tại nghiêm trọng. Điều này là vì trong sự hiện diện của lợi tức không đổi (hay tăng lên) với quy mô thì một cân bằng cạnh tranh hoàn hảo là không thể. Một thị trường cạnh tranh đảm bảo rằng một hãng có thể tiếp tục tăng doanh số bán của nó lên vô tận chừng nào giá của mặt hàng được bán không bắt đầu tăng lên, và tợi tức không đổi hay tăng lên với quy mô đảm bảo rằng các chi phí đơn vị của việc sản xuất một mặt hàng sẽ giảm xuống, nếu nó thay đổi chút nào. Như thế không có cái gì để dừng sự bành trướng cả. Điều này chỉ ra sự cần không thể tránh khỏi để thừa nhận sự hiện diện của các yếu tố độc quyền trong quá trình cạnh tranh thị trường – một sự xem xét không được hòa giải trong lý thuyết lớn đang diễn ra của kinh tế học dòng chính, dẫn đầu bởi Alfred Marshall (lãnh đạo của ‘Trường phái Cambridge’ chi phối khi đó) và các môn đồ của ông (Dennis Robertson trong số họ).

Sraffa như thế đã chứng minh rằng các nền tảng của lý thuyết giá được thiết lập đã có thiếu sót không thể sửa chữa được. Tiểu luận của ông được xuất bản đầu tiên bằng tiếng Italia, nhưng một phiên bản tiếng Anh của nó đã xuất hiện trên Economic Journal trong năm 1926 và đã có một tác động tức thì. Dennis Robertson đã thử bảo vệ lý thuyết Marshallian, nhưng cuối cùng đã chấp nhận rằng Sraffa đã thắng cuộc tranh luận. Chẩn đoán của Sraffa đã tiếp theo bởi một văn liệu lớn và mới, dẫn đầu bởi Joan Robinson và Edward Chamberlin, mà đã khảo sát các tính chất của ‘cạnh tranh không hoàn hảo’ và ‘cạnh tranh độc quyền’.

Đóng góp đáng kể thứ hai, mà gồm lập luận kỹ thuật hơn, liên quan đến sự chứng minh của Sraffa rằng quan niệm được dùng thông thường của vốn (capital) như một nhân tố sản xuất, với một giá trị bằng số, là ảo tưởng sâu sắc và gây ra những sự mâu thuẫn của chính nó (trừ phi những giả thiết rất đặc biệt được đưa ra). Những kỹ thuật sản xuất không thể được xếp hạng về mặt ít hay nhiều ‘thâm dụng vốn (capital intensive)’, vì cường độ vốn, mà phụ thuộc vào các lãi suất, có thể làm đảo lộn nhiều lần sự xếp hạng tương đối của chúng khi các lãi suất được nâng lên một cách có hệ thống. Sự chứng minh này được biết đến với tên ‘multiple switching (nhiều chuyển mạch)’. Ý tưởng về ‘nhiều’ hay ‘ít’ vốn hơn như thế trở nên rối ren, mà làm cho khó để coi vốn như một yếu tố (nhân tố) sản xuất. Và điều này là khá khác với cách các yếu tố sản xuất có ý cư xử trong kinh tế học dòng chính. Tương ứng, có một sự không thích hợp sâu sắc trong một phần trọng yếu của kinh tế học dòng chính bởi vì nó coi vốn như một nhân tố sản xuất.

Một đóng góp thứ, mà có tính xây dựng hơn, là chứng minh của Sraffa rằng một sự mô tả toàn diện của tất cả các họat động sản xuất đang xảy ra (với tất cả các input và output), cùng với một lãi suất cho trước (hay, một cách luân phiên, một tỷ lệ lương cho trước), sẽ là thích đáng về mặt toán học để nói cho chúng ta các giá thị trường của tất cả các mặt hàng là gì. Chúng ta không cần các điều kiện cầu của các mặt hàng liên quan để nhận ra tất cả các giá. Điều này được chứng minh gọn ghẽ và rất tao nhã, giữa các mệnh đề khác, trong một cuốn sách ngắn Sraffa công bố trong năm 1960, có tiêu đề Production of Commodities by Means of Commodities (Sản xuất Hàng hóa bằng Hàng hóa).3

Đấy là một kết quả giải tích đáng chú ý, nhưng chúng ta cần thận trọng để đừng thấy trong đóng góp thứ ba này nhiều hơn cái Sraffa xác nhận. Đã có một sự cám dỗ mạnh bởi các nhà phê bình của lý thuyết kinh tế tân cổ điển để coi chứng minh của Sraffa như cho thấy sự thừa của các điều kiện cầu trong sự xác định nhân quả của các giá. Joan Robinson đã không phải là nhà bình luận duy nhất thực hiện bước nhảy vọt vô căn cứ này, mà bà đã tận dụng nó tối đa:

… khi chúng ta được cung cấp một bộ các phương trình kỹ thuật cho sản xuất và một tỷ lệ lương thực tế mà là đồng đều khắp nền kinh tế, không có chỗ nào cho các phương trình cầu trong việc xác định các giá cân bằng.4

Điều này, tôi e, là không đúng. Vì toàn bộ tính toán trong hệ thống Sraffa được đưa ra cho một bức tranh sản xuất cho trước và quan sát được (với các input và output tất cả đều cố định, như một bức ảnh chụp nhanh của những hoạt động sản xuất trong nền kinh tế), câu hỏi về cái gì sẽ xảy ra nếu các điều kiện cầu thay đổi – mà tất nhiên có thể dẫn đến các mức sản xuất khác nhau của các hàng hóa liên quan – là câu hỏi mà không được đề cập chút nào trong bài tập này. Xu hướng để diễn giải sự tất định toán học (tức là, chúng ta có thể tính toán cái gì) như sự tất định nhân quả (tức là, cái gì ấn định cái gì) như thế có thể dẫn đến một sự nhầm lẫn lớn.

Cái chúng ta có được từ Sraffa là đủ lớn. Từ các quan hệ sản xuất chúng ta đến một lý thuyết giá cả, một khi tỷ lệ lương (hay một cách thay thế tỷ lệ lợi nhuận hay lãi suất) được định rõ. Đối với một cấu hình sản xuất cho trước – quả thực, một cấu hình sản xuất các hàng hóa bằng phương tiện của các hàng hóa – có một mối quan hệ có thể tính được rõ ràng, thực ra một quan hệ trực tiếp, giữa tỷ lệ lợi nhuận và tỷ lệ lương. Nếu bạn định rõ một thứ, bạn nhận được thứ kia từ nó. Việc này hầu như là một sự mô tả sinh động của một cuộc chiến tranh giai cấp và, như Maurice Dobb diễn tả, một sự mô tả sáng suốt đáng chú ý của kinh tế học về các quan hệ giai cấp.

Cuốn sách của Sraffa có một tiêu đề phụ: Prelude to a Critique of Economic Theory (Khúc dạo đầu cho một Phê phán Lý thuyết Kinh tế). Rõ ràng đã có thể có sự kỳ vọng nào đó về phần ông rằng nó sẽ dẫn đến một phê phán đầy đủ hơn đối với lý thuyết kinh tế dòng chính. Nhưng tôi không tin Piero đã có dự định nghiêm túc để tạo ra một phê phán như vậy. Ông chắc chắn đã rất quan tâm đến những người khác sẽ mở rộng như thế nào cái ông đã làm rồi. Tôi đã có đặc ân để đọc bản thảo của cuốn sách, rất lâu trước khi nó được xuất bản – thực ra Maurice Dobb và tôi đọc nó khi nó được viết. Tôi đã được phép làm việc này chỉ trong các phòng của ông ở Trinity sau bữa tối, trong khi Piero (đeo cái che mắt màu xanh để bảo vệ sự nhìn của ông khỏi ánh sáng trên đầu) đọc Le Monde hay Corriere della Sera. Bất cứ khi nào tôi rời mắt khỏi văn bản của ông, ông hỏi tôi ngay lập tức, ‘Vì sao anh dừng? Anh lo về các gì tôi đã nói?’ Đã là một trải nghiệm cả kích thích và đòi hỏi nhiều đối với tôi – cùng lúc gây đau lòng và xúc động.

Cuốn sách nhỏ của Sraffa tự nó là rất làm sáng tỏ, không đơn giản như một phần mở đầu cho một phê phán có thể muộn hơn – nếu chúng ta diễn giải rõ ràng những gì ông nói. Tuy vậy, những người khác đã dùng các ý tưởng của Sraffa để khảo sát các vấn đề xa hơn, đặc biệt Luigi Pasinetti và Pierangelo Garegnani, nhưng cả Heinz Kurz, Krishna Bharadwaj, Geoffrey Harcourt, Richard Davies, Alessandro Roncaglia và Ajit Sinha nữa, giữa những người khác. Pasinetti cũng đã viết một báo cáo sâu rộng về quan hệ giữa công trình của Sraffa và công trình của các Keynesian Cambridge.

8

Các ý tưởng kinh tế của Sraffa đã làm tôi hết sức hứng thú, nhưng tôi thậm chí còn bị quyến rũ hơn bởi các ý tưởng triết học của ông. Vào lúc tôi gặp ông, ông đã giúp rồi để đem lại một trong những phát triển cốt yếu nhất trong triết học đương đại, đặc biệt trong triết học Anh-Mỹ, cụ thể là việc quan trọng rằng Ludwig Wittgenstein bác bỏ lập trường ban đầu của ông trong cuốn sách Tractatus Logico-Philosophicus (Luận văn Logic Triết học) mở đường của ông và thay vào đó phát triển triết học muộn hơn của ông được công bố trong Philosophical Investigations (Những Khảo sát Triết học).

Ban đầu trong đời ông, Wittgenstein đã là một sinh viên của Bertrand Russell, và khi ông rời Trinity và Cambridge trong năm 1913, ông đã thiết lập danh tiếng của ông rồi như một trong những nhà triết học lỗi lạc nhất trên thế giới. Vào lúc ông quay lại trong tháng Giêng 1929 (không lâu sau khi bản thân Sraffa đến Cambridge), ông đã trở nên rất lừng danh. Những đòi hỏi ghê gớm về cấu trúc logic của các tuyên bố mà Tractatus khăng khăng đòi đã được biết rõ ràng và vô cùng có ảnh hưởng khắp thế giới triết học.

Vì danh tiếng đặc biệt của Wittgenstein, sự quay lại của ông đã là một sự kiện lớn ở Cambridge. John Maynard Keynes đã viết ngay lập tức cho vợ ông, Lydia Lopokova, về sự quay lại của nhà triết học thiên tài: ‘Ừ, Chúa đã đến. Anh đã gặp ông trên tàu hỏa 5 giờ 15.’ Cambridge đã hồi hộp. Câu cuối cùng của Tractatus đã là một mệnh lệnh nổi tiếng, đòi hỏi đủ nhiều để ngừng lời nói thông thường (informal speech) trong đường đi của nó: ‘Về cái gì người ta không thể nói, về cái đó người ta phải im lặng.’ Sraffa đã không có sự bất đồng nào với đòi hỏi của mệnh lệnh của Wittgenstein, nhưng ông cho rằng chúng ta có thể nói và truyền đạt tốt một cách hoàn hảo mà không phải theo các quy tắc khắc khổ của Wittgenstein.

Trong Tractatus, Wittgenstein dùng một cách tiếp cận mà đôi khi được gọi là ‘lý thuyết hình ảnh của ý nghĩa’, mà xem một câu như sự trình bày về một tình trạng (state of affairs) bằng việc là một loại hình ảnh của nó. Có một sự khăng khăng ở đây – có thể nói bị rủi ro của sự quá đơn giản hóa nào đó – rằng một mệnh đề và cái nó mô tả phải có dùng hình thức logic. Sraffa đã thấy lập trường triết học này là hoàn toàn sai, quả thực phi lý, và trong những cuộc trao đổi thường xuyên của họ, đã thử thuyết phục Wittgenstein về sai lầm này. Đó không phải là cách mọi người truyền đạt với nhau, ông lập luận, và không có lý do nào vì sao họ phải. Chúng ta nói theo các quy tắc liên lạc (truyền đạt-communication), hầu hết ngầm định, mà những người khác biết, và các quy tắc này không cần có hình thức logic mà Wittgenstein khăng khăng đòi.

Theo một giai thoại được kể rộng rãi, Sraffa đã truyền đạt sự nghi ngờ của ông đối với sự khăng khăng của Wittgenstein về một hình thức logic được định rõ nghiêm ngặt cho sự truyền đạt có ý nghĩa bằng việc vuốt cằm ông bằng những đầu ngón tay của ông. Cử chỉ Napoli đó về sự nghi ngờ được Wittgenstein hiểu đủ rõ, vì thế Sraffa hỏi, ‘Hình thức logic của sự truyền đạt này là gì?’ Khi tôi hỏi Piero về sự kiện này, ông nhấn đi nhấn lại rằng câu chuyện, nếu không hoàn toàn giả mạo (‘tôi không thể nhớ bất kể dịp cụ thể nào như vậy’), thì đã là một truyện đạo đức hơn là một chuyện thực sự xảy ra. ‘Tôi tranh luận với Wittgenstein thường xuyên và nhiều đến mức’, ông nói, ‘các đầu ngón tay của tôi đã không cần nói chuyện nhiều.’ Nhưng câu chuyện có minh họa một cách sinh động sức mạnh của sự nghi ngờ của Sraffa và bản chất của sự nghi ngờ của ông về triết học trong Tractatus. (Tất nhiên nó cũng giúp chúng ta hiểu các quy ước xã hội, liên quan đến cả các từ và những sự diễn đạt, tạo thuận lợi cho sự truyền đạt như thế nào.)

Wittgenstein muộn hơn mô tả cho Georg Henrik von Wright, nhà triết học Phần lan xuất sắc mà cũng đã ở Trinity, những cuộc trao đổi này đã khiến ông cảm thấy ‘gống một cây mà từ đó tất cả các cành đã bị cắt’ như thế nào. Chúng đã rõ ràng trọng đại đối với ông. Sự phê bình của Sraffa, thực ra, đã không phải là phê phán duy nhất mà Wittgenstein đối mặt trong khoảng thời gian đó. Frank Ramsey, nhà toán học trẻ phi thường ở Cambridge, đã đưa ra những phê phán khác. Wittgenstein đã cảm ơn Ramsey trong Lời nói đầu của Philosophical Investigations của ông, nhưng đã ghi rằng ông mang ơn ‘còn nhiều hơn’ sự phê phán mà ‘một giáo viên của đại học này, Mr P. Sraffa, trong nhiều năm đã không ngừng rèn luyện những suy nghĩ của tôi’, nói thêm rằng ông ‘mang ơn sự kích thích này cho các ý tưởng quan trọng nhất của cuốn sách này’. Trong việc giải thích phê phán của Sraffa, Wittgenstein đã nói với một người bạn (Rush Rhees, một nhà triết học Cambridge khác) rằng thứ quan trọng nhất Sraffa đã dạy ông là một ‘cách nhân loại học’ để nhìn các vấn đề triết học.

Là quy ước để phân chia công trình của Wittgenstein giữa ‘Wittgenstein sớm’ và ‘Wittgenstein muộn,’ với năm 1929 là đường phân chia rõ ràng giữa hai pha. Trong khi Tractatus đã thử xem ngôn ngữ trong sự cô lập khỏi hoàn cảnh xã hội mà trong đó nó được sử dụng, Philosophical Investigations nhấn mạnh các quy ước và các quy tắc mà cho những lời nói ý nghĩa cá biệt. Sự liên kết của quan điểm này với cái trở nên được biết đến như ‘ngôn ngữ triết học bình thường’, mà đã phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ tiếp sau sự hiểu đã thay đổi của Wittgenstein về sự truyền đạt, là dễ để thấy.

Sự nghi ngờ được truyền đạt bởi tập quán Napoli về vuốt cằm với những ngón tay (ngay cả khi sự vuốt được một người Tuscan từ Pisa, sinh ở Turin làm) có thể được xem như một phần của các quy tắc và quy ước – ‘nguồn sống’ – trong thế giới Nepoli. Trong Philosophical Investigations, Wittgenstein sử dụng cụm từ ‘trò chơi-ngôn ngữ’ để minh họa mọi người học để sử dụng ngôn ngữ như thế nào và ý ngĩa của các từ và các cử chỉ (mặc dù, tất nhiên, đối với bất cứ ngôn ngữ nào có nhiều hơn thế rất nhiều).

9

Sraffa có bị hồi hộp bởi tác động của các ý tưởng của ông lên nhà triết học, có lẽ, hàng đầu của thời đại chúng ta không? Khi tôi hỏi ông câu hỏi đó nhiều hơn một lần trong những cuộc đi dạo buổi chiều của chúng tôi, ông nói, không, ông đã không bị. Khi bị ép, ông giải thích rằng điểm ông đưa ra đã ‘khá hiển nhiên’.

Khi tôi đến Trinity trong năm 1953, không lâu sau cái chết của Wittgenstein, tôi biết rằng đã có cái gì đó rạn nứt giữa hai người bạn. Trong trả lời cho những câu hỏi của tôi, Sraffa đã miễn cưỡng nhất để đi vào cái thực sự đã diễn ra. ‘Tôi đã phải ngừng những cuộc trò chuyện thường xuyên của chúng tôi – tôi đã hơi chán’ là cái gần nhất tôi đã từng đạt được. Tuy vậy, các sự kiện đã được Ray Monk mô tả trong tiểu sử của Wittgenstein do ông viết:

Trong tháng Năm 1946 Piero Sraffa đã quyết định ông không còn muốn có những cuộc trò chuyện với Wittgenstein nữa, nói rằng ông không còn có thể dành thời gian và sự chú ý cho các vấn đề Wittgenstein muốn thảo luận.5 Việc này đã đến như một cú đòn lớn với Wittgenstein. Ông đã nài xin Sraffa để tiếp tục những cuộc trò chuyện hàng tuần của họ, cho dù nó có nghĩa là tránh xa các chủ đề triết học. ‘Tôi sẽ nói về bất cứ điều gì,’ ông nói với Sraffa. ‘Đúng,’ Sraffa trả lời, ‘nhưng theo cách của ông.’

Có nhiều đặc điểm gây bối rối trong tình bạn của Sraffa với Wittgenstein. Làm sao Sraffa, người thích đối thoại và tranh luận (tôi đã may mắn để là người hưởng lợi của điều này), lại có thể trở nên miễn cưỡng đến vậy để nói chuyện với một trong những đầu óc tinh tế nhất của thế kỷ thứ hai mươi? Hơn nữa, làm sao các cuộc trò chuyện đó, mà quan trọng đến vậy cho Wittgenstein và tỏ ra có những hệ lụy trọng đại cho triết học đương thời, lại đã có thể có vẻ ‘khá hiển nhiên’ đối với nhà kinh tế học trẻ này từ Tuscany?

Tôi nghi ngờ rằng chúng ta sẽ có bao giờ chắc chắn biết những câu trả lời cho những câu hỏi này. Cũng có một câu hỏi liên quan: vì sao Sraffa đã kín đáo đến vậy về độ sâu và tính mới lạ của những cuộc trao đổi của ông với Wittgenstein? Tôi nghĩ chí ít một phần của câu trả lời nằm trong sự thực rằng cái tỏ ra với Wittgenstein như sự thông thái mới đã là một chủ đề thảo luận bình thường trong giới trí thức ở Italy tụ tập quanh tờ L’Ordine Nuovo. Điều này gồm cả, tôi phỏng đoán, cái gọi là các khía cạnh ‘nhân loại học’ của các quy tắc truyền thông. Thế mà tác động của sự nghi ngờ mà Sraffa truyền đạt cho Wittgenstein cuối cùng tạo ra một sự đổi hướng mới to lớn của tư duy giải tích trong triết học dòng chính và làm sống lại cái gọi là ‘ngôn ngữ triết học bình thường’. Là khó, tôi tin, để đánh giá quá cao tính sáng tạo nảy sinh từ phê phán của Sraffa.

10

Việc đọc Sraffa, và những cuộc trò chuyện của tôi với ông, đã dẫn tôi đến những đóng góp nền tảng của Antonio Gramsci cho triết học. Khi John Maynard Keynes viết cho Sraffa trong tháng Giêng 1927, truyền đạt sự sẵn sàng của Đại học Cambridge để mời ông một chức giảng dạy, Gramsci đã vừa bị bắt (vào ngày 8 tháng Mười Một 1926). Sau một số kinh nghiệm đau khổ trong nhà tù, đặc biệt ở Milan, Gramsci bị đưa ra xét xử, cùng với một số tù nhân chính trị khác, ở Rome trong mùa hè năm 1928. Ông bị kết án hai mươi năm (‘trong hai mươi năm chúng ta phải ngăn bộ óc này hoạt động,’ Công Tố viên nói trong một tuyên bố mà đạt danh tiếng nào đó của riêng nó), và bị đưa vào một nhà tù ở Turi, khoảng hai mươi dặm từ Bari. Tại đó, từ tháng Hai 1929, Gramsci tiến hành viết các tiểu luận và những ghi chép mà muộn hơn đã trở nên nổi tiếng như Prison Notebooks [Những Sổ Ghi chép Nhà tù] (được xuất bản ở Italy trong những năm 1950 và được dịch sang tiếng Anh trong năm 1971).6

Những ghi chép của Gramsci một cách tài ba mở ra một cửa sổ vào những gì Gramsci, Sraffa và nhóm bạn bè của họ đã quan tâm đến. Chúng đã có một sự dính líu trực tiếp và mạnh vào chính trị thực hành, nhưng họ cũng tập trung nhiều vào thế giới quan niệm vượt xa hơn chính trị trực tiếp. Sraffa đã rất thiết tha rằng Gramsci phải viết ra những tư tưởng của ông trong khi ở trong nhà tù, và đã mở một tài khoản cho ông với một hiệu sách Milan (Sperling & Kupfer) để cung cấp cho ông số lượng sách vô hạn và sổ sách giấy bút, chi phí của chúng do bản thân Sraffa thanh toán.

Tại một tiểu luận trong Prison Notebooks về ‘nghiên cứu triết học’, Gramsci thảo luận ‘vài điểm tham chiếu sơ bộ’, mà gồm lời khẳng định táo bạo rằng ‘Điều cốt yếu là để phá hủy thành kiến rộng rãi rằng triết học là một thứ xa lạ và khó chỉ vì nó là hoạt động trí tuệ của một loại đặc biệt của các chuyên gia hay của các nhà triết học chuyên nghiệp và có tính hệ thống.’ Đúng hơn, Gramsci lập luận, ‘Đầu tiên phải cho thấy rằng tất cả mọi người là “các nhà triết học”, bằng việc xác định các giới hạn và các đặc trưng của “triết học tự phát” mà là thích hợp cho mọi người.’7

Loại đối tượng của ‘triết học tự phát’ này lài gì? Khoản đầu tiên mà Gramsci liệt kê dưới tiêu đề này là ‘bản thân ngôn ngữ, mà là một tổng thể của các quan niệm và các khái niệm xác định và không chỉ của các từ đúng ngữ pháp không có nội dung’. Vai trò của các quy ước và các quy tắc, kể cả cái Wittgenstein gọi là ‘các trò chơi ngôn ngữ’, và sự xác đáng của ‘cách nhân loại học’ mà Sraffa đã bênh vực cho ông, tất cả đều là phần quan trọng nổi bật trong sự hiểu của Gramsci về thế giới – một sự hiểu mà ông và Sraffa chia sẻ.

Sraffa và Gramsci đã vẫn trong sự liên lạc mật thiết cho đến cái chết của Gramsci trong năm 1937, và không khó để thấy rằng ông đã có một ảnh hưởng sau sắc lên Sraffa, đặc biệt lên tư duy Marxian của ông. Tuy vậy, đã có sự thảo luận trong giới quanh L’Ordine Nuovo rằng, bất chấp các quan hệ tốt của họ, Sraffa đã không phải là một người đi theo trung thành hòan toàn và đã bất đồng với Gramsci về một số chủ đề cốt yếu. Sự hiểu của tôi về các mối quan hệ Gramsci–Sraffa đã phát triển thêm nữa trong cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960 khi tôi có những cuộc trò chuyện dài với Sraffa (như tôi sẽ kể lại trong Chương 24) và rồi lại lần nữa trong những năm 1970 khi tôi biết Altiero Spinelli, chính khách Italia lớn và bố vợ của tôi. Cả hai người đã mở rộng góc nhìn của tôi về những sự quan tâm trí tuệ của cánh tả Italia và đã là thiết yếu cho sự hiểu biết của riêng tôi về thế giới.