Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

Không hát bài “Trùng trùng” – Một kỷ niệm

Đinh Văn Đức

10/10 năm nay mưa gió. Thích nghe nhưng trên TV và đài không thấy hàt bài “Tiến về Hà Nội”. Bài hát này nay đã là thánh ca của thủ đô ta. Bất giác tôi nhớ đến chuyện xưa: Thánh ca này một thời cũng gian truân như tác giả của nó, nhạc sĩ Văn Cao.

Năm 1953, tôi đang học lớp 4. Đội Thiếu nhi Cứu quốc chúng tôi hát nhiều bài hát kháng chiến. Một hôm đang hát thì anh huynh trưởng Tổng đội trưởng ở đâu về tuyên bố: “Từ nay các em không được hát bài “Trùng trùng” nữa. (Rất lâu sau mới biết tên bài là “Tiến về Hà Nội”). Có lệnh cấm rồi. Kháng chiến trường kỳ, chưa chi đã mơ về Hà Nội. Lạc quan tếu. Từ nay chỉ hát: “Vì nhân dân quên mình”, “Qua miền Tây Bắc”, “Nông dân là quân chủ lực” thôi”!”. Chúng tôi không hỏi gì. Nhiều đứa không biết Hà Nội ở đâu (sau này gần hai chục đứa không bao giờ đến Hà Nội được vì đã hy sinh ngoài mặt trận). Thằng tếu táo nhất trong bọn (Liệt sĩ) bảo: “Không hát “trùng trùng” thì ta hát: “chè chè xôi xôi xôi chuối,…”. Cười rũ! Đến lúc tiếp Hà Nội cũng chưa thấy hát dù đã tiến về Hà Nội. Tháng 1/1955 mẹ đưa tôi về Hà Nội ăn Tết ở nhà ngoại sau 8 năm kháng chiến. Hà Nội còn hồ hởi nhưng cũng không thấy hát “Trùng trùng”. Đài truyền thanh ở tỉnh cũng không nghe hát. Rồi Văn Cao gặp hạn năm 1958 thì từ đó vắng hẳn “Tiến về”. Không ai nhắc nữa. Cả “Trường ca Sông Lô” nữa. Mười năm sau, một hôm tôi từ nơi sơ tán (Đại Từ, Thái Nguyên) về Hà Nội. Buổi trưa ở nhà ông bạn, bỗng tôi nghe cái loa nhỏ trên tường vang lên tiếng nhạc “Trùng trùng” từ Đài Truyền thanh Hà Nội. Rất ngạc nhiên. Hôm sau tôi hỏi KTS Tạ Mỹ Duật (chồng dì tôi, đang Viện trưởng Viện Quy hoạch Hà Nội). Ông bảo: “Nguyễn Bắc (Giám đốc Sở Văn hóa) nói với chú là anh Nguyễn Văn Trân (Bí thư Hà Nội) bảo bài này hay thế phải cho hát lại đi chứ”! Thế là từ đó “Trùng trùng” hồi sinh. Một tối năm 69 tôi được nghe ở Nhà Hát lớn nghệ sĩ Quang Hưng hát Trường ca Sông Lô và Tiến về Hà Nội hay cực. Nghe nói hôm ấy Văn Cao đã dự và đã khóc. Rồi năm 2000 “Trùng trùng” nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. “Chúng ta ươm lại hoa, sắc không phai ngày xa”. Vâng, dâu bể của một bài hát. Nhưng bể dâu còn cả với những bài hát khác nữa.

Tối nay (5/10/2021) VTV1, 18g50 nhắc kỷ niệm 100 năm Nhạc sĩ Phạm Duy với clip ngắn và lời bình thân thiện. Một cử chỉ hòa giải rất nên. Tôi lại nhớ.

Cuối năm 1951 tôi vào học lớp 2 trường kháng chiến. Không có bài hát cho thiếu nhi, lũ trẻ hát bài người lớn. Mỗi sáng vào lớp điểm danh xong là quản ca đấm xuống bàn và hai ba “Một mùa thu năm xưa cách mạng tiến sang, đất Việt bừng ngàn tiếng…”. Đó là bài hát “Nhạc tuổi xanh” của nhạc sĩ Phạm Duy do các chú ở đội kèn bộ đội qua làng tập cho. “Nhạc tuổi xanh” (1947) là bài hùng ca kháng chiến rất nổi tiếng từ Việt Bắc đến Khu 4. Mọi nẻo đường thế hệ gái trai đều thuộc. Nhưng đầu năm 1952, thầy giáo vào lớp bảo: “Từ nay không hát “Một mùa thu” nưã nhá vì ông nhạc sĩ theo giặc rồi”! Cũng thấy tiếc. Thấy người lớn nói với cha tôi: “Ông Phạm Duy mới ở gần trường ta ngay đây thôi (Chợ Neo, cách trường Sư phạm khu 4 của cha tôi chỉ 3km) thế mà đã “dinh tê” (bỏ về thành phố tạm chiếm), thân với ông tướng Nguyễn Sơn lắm mà. Trước lúc vào Hà Nội rồi Sài Gòn, Phạm Duy đã đi kháng chiến ở Việt Bắc rồi vào Bình Trị Thiên khói lửa với hai bài hát nổi tiếng: “Bà mẹ Gio Linh” và “Về Miền Trung” rất xúc động. Năm 2004 Nhạc sĩ trở về nước và đã có 9 năm hoạt động sân khấu âm nhạc từ Bắc đến Nam. Bài hát kháng chiến “Nhạc tuổi xanh” do có lúc Việt Nam Cộng hòa sử dụng trên đài phát thanh Sài Gòn nên đến nay vẫn còn “ngủ yên”. Thiết nghĩ những bài hát cách mạng và kháng chiến đã có đóng góp của nhạc sĩ Phạm Duy nên được hát lại trong dòng nhạc kháng chiến của nước ta. Như vậy sẽ công bằng và thiện ý.

Thời tôi học đại học lại có những bài hát của các nhạc sĩ Miền Bắc đang hát bỗng nhiên vắng bóng. Tin đồn là không hát nữa do bị phê phán vì tư tưởng tiểu tư sản có một vài câu trong các ca từ. “Bài ca tâm tình người thủy thủ” (Hoàng Vân) có câu “Dù anh biết ở cuối trời có những hòn đảo thần tiên đầy châu báu hay có người thiếu nữ với đôi môi hồng như san hô” bị phê là “cứ như cướp biển tìm vàng” (!). “Tình ca Tây Bắc” (Bùi Đức Hạnh) có câu: “Nọong về cùng ta cùng chung mái nhà, ta tắm chung dòng suối nghe sáo diều vi vu lưng trời, nọong ơi” bị chê là “lãng mạn suy đồi”, rồi ngay cả “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây” (phổ thơ Phạm Tiến Duật) cũng bị soi vì câu: “Biết rằng anh say miền đất lạ” phảng phất chất thực dân (!).

Thời Đổi mới, nay ta có đến 1400 nhạc sĩ các kiểu. Bài hát hay thật ra không nhiều. Xưa chặt nay lại lỏng lẻo trong quản lý. Nhiều ca từ phi chuẩn. Nhiều nhạc sĩ ngại đi thực tế ngồi trong phòng lạnh nghĩ ra những khúc véo von câu khách. Nói tóm lại là mỗi thời một kiểu. Thật khó!

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, ngoài trời và tượng đài

Nguồn: FB Đinh Văn Đức