Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

Dám ngoái đầu nhìn lại (2)

Nguyễn Thị Tịnh Thy

Chương 1

ghét cái lịch sử VÔ LÝ - LÝ NHUỆ PHẢN TƯ

“Tôi rất ghét cái lịch sử vô lý, ghét cay ghét đắng cái lịch sử vì “mục đích hợp lý” mà giết người hợp lý [...]. Khi con người trao lý tính cho lịch sử, thì thường là biến lịch sử thành những lời bịp bợm có lợi cho mình. Cái gọi là “lịch sử khách quan chân thực” chớp mắt trở thành những lời dối trá về khách quan chân thực. Tất cả những lời dối trá đều coi thường sinh mạng con người. Tôi muốn vớt những sinh mạng bị chết sặc bởi những lời dối trá lên cho mọi người xem.”

(Cuộc đàm thoại về Ngân Thành cố sự)

*

MỞ ĐẦU

Trong tập tùy bút có tên là Cự tuyệt hợp xướng, nhà văn Lý Nhuệ viết: “Bây giờ nghĩ lại, văn đàn Trung Quốc thời kỳ mới cho đến nay có một thiếu sót rất lớn, có thể nói là thiếu sót chết người, đó là nghe quá nhiều hợp xướng, không hợp xướng này thì hợp xướng khác. Lẽ nào ngoài hợp xướng ra chúng ta không thể thưởng thức độc tấu? Có đúng là không có dũng khí độc tấu không?” (theo Dương Chiếm Bình, 2008). Từ trăn trở này, Lý Nhuệ đã có dũng khí độc tấu trong sáng tác tiểu thuyết. Mỗi tiểu thuyết của ông được viết theo một phong cách riêng, tự sự đa chủ thể trong Cây không gió, cách kể mạch kỵ lộ trong Ngàn dặm không mây, “độ 0 của lối viết” trong Chốn xưa, sự tôn nghiêm, sang trọng của văn phong trong Ngân Thành cố sự,… đã khiến cho Lý Nhuệ trở thành mẫu mực của kiểu tác gia “quý hồ tinh bất quý hồ đa” dám ngoái đầu nhìn lại lịch sử như một cách thức sám hối, trả nợ và thể hiện lòng dũng cảm của người cầm bút.

“Viết về những tang thương của lịch sử, biểu hiện sự bất lực và mâu thuẫn của con người trước lịch sử” (Dương Chiếm Bình, 2008), với Lý Nhuệ, lịch sử không đơn thuần là cái đinh để nhà văn khoác lên đó chiếc áo sự kiện hay là cái phông nền để vẽ lên đó bức tranh cuộc sống mà lịch sử đã trở thành một cảm hứng sáng tác. Cảm hứng đó chi phối toàn bộ hệ đề tài, chủ đề và các bình diện nghệ thuật khác của tác phẩm khiến cho tiểu thuyết của ông có một phong cách rất riêng.

Ngoài tập truyện Đất dày các tiểu thuyết Cây không gió, Ngàn dặm không mây được đánh giá là có sức nặng hiếm có, Chốn xưaNgân Thành cố sự đã đưa tên tuổi của Lý Nhuệ đi khắp thế giới. Chốn xưaNgân Thành cố sự là bộ đôi tiểu thuyết viết về Ngân Thành - một thành phố cổ với nghề khai thác muối mỏ - được hư cấu trên cơ sở những hồi ức của Lý Nhuệ về quê hương và gia tộc Lý của ông ở Tự Cống - Tứ Xuyên. Với phong cách độc đáo, lập ý sâu xa, nhà văn Lý Nhuệ đã thể hiện “cự tuyệt hợp xướng” bằng sự phản tư, phản tỉnh về lịch sử một cách sâu sắc. Cả hai tiểu thuyết đều hàm chứa nỗi trầm uất về lịch sử, sự phán xét về mối quan hệ giữa vận mệnh con người và quy luật của lịch sử.

Trong Chốn xưaNgân Thành cố sự, lịch sử là một nhân vật thiêng liêng đã hủy diệt đến tận cùng mọi nỗ lực của con người bằng sự vô lý và tùy ý một cách lạnh lùng của nó. Với một quan niệm về lịch sử như thế, Chốn xưaNgân Thành cố sự cần phải được khám phá từ góc nhìn phản tư để có thể nhận ra nội hàm lịch sử mà Lý Nhuệ dày công tạo dựng cũng như bút pháp tự sự đầy cuốn hút của ông.

NỘI DUNG

1.1. PHẢN TƯ LỊCH SỬ – “LỊCH SỬ VIẾT HOA CUỐI CÙNG CŨNG TAN TÁC TRONG MÁU TANH VÀ SỰ GIẢ DỐI”

Lịch sử là một nhân vật: “Không tin có một lịch sử được gọi là chân thực”

Lịch sử là dục vọng của thời đại: “Mỗi cuộc đời đều có ý thức phấn đấu, giành giật”

Lịch sử còn là sự đổ vỡ dục vọng: “Biến mọi cố gắng của con người với con người thành rác rưởi”

Tính ngẫu nhiên quyết định lịch sử: “Không muốn phán xử lịch sử…, càng không thể, không tin ở bất cứ sự phán xử nào”

Lịch sử vô lý quyết định sinh mệnh con người: “Họ chết trong dòng chảy lịch sử”

1.2. PHẢN TƯ QUA NGHỆ THUẬT – “HÌNH THỨC PHẢI RẤT TỰ NHIÊN VÀ CHÂN THÀNH TỪ TRONG THẾ GIỚI NỘI TÂM CỦA NHÀ VĂN”

Phi trung tâm nhân vật: “Không có anh hùng”

Kết cấu liên văn bản: “Như đi trên băng mỏng, rất dễ sẩy chân”

Phong cách ngôn ngữ: “Sau ngôn từ mỹ lệ là nỗi đau đớn”

Đối thoại và đối thoại: “Những suy tư nối tiếp ngàn năm”

 

TRÍCH ĐĂNG

Lịch sử là dục vọng của thời đại: “Mỗi cuộc đời đều có ý thức phấn đấu, giành giật”

Từ trước công nguyên, sử gia vĩ đại Tư Mã Thiên đã đúc kết một chân lý: chính dục vọng của con người đã chi phối hành động lịch sử của con người. Đến thế kỷ XXI, nhà văn Lý Nhuệ lại đẩy chân lý đó lên một tầm khái quát cao hơn: lịch sử là dục vọng của thời đại. Lịch sử thế kỷ XX trong Chốn xưaNgân Thành cố sự của nhà văn này là tổ hợp tất cả dục vọng của con người thời đại. Dù là quân tử hay tiểu nhân, là quan lại hay dân đen, là nhà cách mạng hay kẻ phản cách mạng,… nhân vật của Lý Nhuệ cũng tỏ rõ dục vọng của mình và phép cộng của những dục vọng đó đã tạo nên những chuyển biến của thời đại, những đổi thay của lịch sử.