Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

Abdulrazak Gurnah thắng giải Nobel Văn chương 2021

Alison Flood, The Guardian 7 /10/ 2021

Hồng Anh dịch

Tiểu thuyết gia người Tanzania được vinh danh vì “sự thâm nhập không thoả hiệp và đầy trắc ẩn vào những hệ quả của chủ nghĩa thực dân”.

clip_image002

“Chủ đề về sự đứt rễ của người tị nạn xuyên suốt các tác phẩm của ông”… Abdulrazak Gurnah. Photograph: Simone Padovani/Awakening/Getty Images

Giải Nobel văn học đã được trao cho tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah, vì “sự thâm nhập không thoả hiệp và đầy trắc ẩn vào những hệ quả của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa”.

Gurnah lớn lên tại một trong các đảo Zanzibar và tị nạn ở Anh vào những năm 1960. Ông đã xuất bản 10 tiểu thuyết và một số truyện ngắn. Anders Olsson, chủ tịch Ủy ban Nobel, nói rằng các tiểu thuyết của nhà văn Tanzania, từ tác phẩm đầu tay Memory of Departure, kể về một cuộc nổi dậy thất bại, đến cuốn sách mới nhất của ông, một “tuyệt tác”, Afterlives, “tương phản với những mô tả khuôn mẫu và mở rộng tầm nhìn của chúng ta đến một Đông Phi đa dạng về văn hóa, xa lạ với nhiều nơi khác trên thế giới”.

Từ giải thưởng năm 1986 của Wole Soyinka, không có nhà văn châu Phi người da đen nào lại đoạt giải.

Afterlives kể về Ilyas, người bị quân đội thực dân Đức cướp mất cha mẹ khi còn là một cậu bé và trở về làng của mình sau nhiều năm chiến đấu trong cuộc chiến chống lại chính đồng bào mình. Tờ Guardian mô tả tác phẩm là “một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn, tập hợp lại tất cả những đối tượng bị lãng quên, và từ chối tẩy xóa họ”.

“Trong thế giới văn chương của Gurnah, mọi thứ đều thay đổi – ký ức, tên tuổi, danh tính. Điều này có lẽ là do công trình của ông không thể hoàn tất theo bất kỳ nghĩa dứt khoát nào”, Olsson nói. “Sự khám phá không ngừng thúc đẩy bởi niềm đam mê đầy trí tuệ hiện diện trong tất cả tác phẩm của ông, nổi bật với Afterlives, cũng như với những tác phẩm đầu tay khi ông là một người tị nạn mới 21 tuổi đời”.

Giải thưởng Nobel Văn học trị giá 10 triệu krona Thụy Điển (tương đương 840.000 bảng Anh [khoảng 26 tỷ đồng – người dịch]) thuộc về nhà văn được coi là “người sẽ tạo ra tác phẩm xuất sắc nhất trong lĩnh vực văn học theo một chiều hướng lý tưởng”, theo lời di chúc của Alfred Nobel. Cũng như những người từng chiến thắng giải thưởng, như Bob Dylan “đã tạo ra những cách biểu đạt đậm tính thi ca mới mẻ trong truyền thống ca khúc vĩ đại của nước Mỹ”, như Kazuo Ishiguro “trong những cuốn tiểu thuyết giàu cảm xúc, đã khám phá ra vực thẳm bên dưới cảm thức ảo tưởng của chúng ta về sự kết nối với thế giới”. Theo Ellen Mattson, thành viên Viện Hàn lâm Thụy Điển và Ủy ban Nobel: “Giá trị văn học. Đó là điều duy nhất quan trọng”.

Người đoạt giải Nobel được bình chọn bởi 18 thành viên của Viện Hàn lâm Thụy Điển – một tổ chức nhiều uy thế và bí ẩn đã nỗ lực để trở nên minh bạch hơn sau khi tổ chức này dính bê bối lạm dụng tình dục và sai phạm tài chính vào năm 2017. Giải thưởng năm ngoái thuộc về nhà thơ Mỹ Louise Glück – một lựa chọn đồng thuận sau vụ náo động gây ra từ sự kiện đoạt giải Nobel của nhà văn Áo Peter Handke vào năm 2019. Handke đã phủ nhận tội ác diệt chủng Srebrenica và dự đám tang của tội phạm chiến tranh Slobodan Milošević.

Giải Nobel văn học được trao đến nay là 118 lần. Chỉ 16 giải thuộc về phụ nữ, trong đó có 7 giải trong thế kỷ 21. Vào năm 2019, Viện Hàn lâm Thụy Điển hứa hẹn rằng giải thưởng sẽ ít “thiên lệch nam giới” và ít “Âu châu trung tâm luận” hơn, nhưng hai năm tiếp theo đã trao hai giải thưởng cho hai người châu Âu là Handke và nhà văn Ba Lan Olga Tokarczuk.