Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

2000 thuật ngữ Tâm lý học (kỳ 80)

Hoàng Hưng

801. Innate idea: Ý tưởng bẩm sinh

Một ý tưởng mang tính bẩm sinh hơn là được học qua trải nghiệm. Triết gia Pháp René Descartes (1596-1650) tin rằng ý tưởng của Thượng đế được bẩm sinh, và triết gia Đức Gottfried Wilhelm Leibnitz (1646-1716) tin rằng những sự thật hiển nhiên về toán học như 1+1=2 là bẩm sinh, nhưng các triết gia duy nghiệm người Anh John Locke (1632-1704), Georges Berkeley (1685-1753) và David Hume (1711-1961) bác bỏ các ý tưởng bẩm sinh và ưu ái thuyết tabula rasa (tờ giấy trắng). Ý niệm Innate idea được làm sống lại bởi nhà Tâm lý học Thuỵ Sĩ Carl Gustav Jung (1875-1961) trong khái niệm vô thức tập thể, bởi nhà ngữ học và triết gia Mĩ Avram Noam Chomsky (1928-) trong các khái niệm universal grammar (ngữ pháp phổ quát) language acquisition device (phương sách thụ đắc ngôn ngữ).

802. Inner speech: Lời nói nội tâm

Sự sử dụng từ ngữ hay ngôn ngữ mà không phát ra thành tiếng.

803. Inoculation theory: Thuyết tiêm nhiễm

Thuyết về sự kháng cự đối với sự thuyết phục, theo đó những thái độ và niềm tin thông thường nhất ít nhiều khó thay đổi thông qua việc bị tác động bởi những cuộc tấn công nhẹ lặp đi lặp lại (tương tự kháng thể sinh ra qua tiêm chủng). Cultural truisms (Những sự thật hiển nhiên về văn hoá) mà phần lớn mọi người không hề nghe thấy bị chất vấn sẽ dễ bị thuyết phục ngược lại, vì các lập luận phòng vệ không được phát triển, nhưng khi trải qua một diễn trình tiêm nhiễm nhẹ, thì sự kháng cự sẽ được gia tăng đáng kể; sau đó nếu bị tấn công mạnh, thì chúng sẽ có sức kháng cự mạnh hơn, ngay cả khi các lập luận thuyết phục có khác những với lập luận trong diễn trình tiêm nhiễm. Thuyết này được phát biểu năm 1964 bởi nhà Tâm lý học Mĩ William James McGuire (1925-2007).

804. Insight: (sự) Thấu hiểu/ Bừng hiểu/ Tự thức

- Thấu hiểu: hiểu hay tri nhận rõ và sâu.

- Bừng hiểu: Diễn trình đột ngột thấy rõ nghĩa, ý nghĩa của một mẫu hay một giải pháp, đi kèm thời điểm euraka (eureka moment) hay trải nghiệm aha (aha experience) (như khi Archimedes tìm ra tỉ trọng của vật thể trong lúc tắm).

- Tự thức: Năng lực tự hiểu, đặc biệt là hiểu tính chất bất thường hay bệnh lí của các khía cạnh trong hành vi hay trải nghiệm tâm trí của một người do loạn tâm, thường được dùng để phân biệt bệnh thần kinh (trong đó năng lực tự thức có mặt một cách điển hình) với bệnh tâm thần (trong đó nó vắng mặt một cách điển hình). (trong phân tâm học) Sự hiểu một cách ý thức về các lí do vô thức của hành vi không thích nghi được tin là giúp trị bệnh.

805. Instinctual object: Đối tượng bản năng

(trong phân tâm học) Bất cứ gì thông qua đó một bản năng tìm cách đạt được cái đích bản năng của nó, bao gồm một người, một bộ phận của vật hay những cái đó trong hoang tưởng của con người. Nó không nhất thiết là một vật vật lí mà đúng hơn, là một đối tượng theo nghĩa đối tượng ham muốn. Sigmund Freud đã đưa vào sự phân biệt instinctual aim (đích bản năng), instinctual object (đối tượng bản năng)instintual source (nguồn bản năng) trong sách Three Essays on the Theory of Sexuality (Ba tiểu luận về Thuyết Tính dục (1905).

806. Instinctual source: Nguồn bản năng

(trong phân tâm học) Nguồn gốc bên trong cụ thể của một bản năng, có thể là địa điểm của nguồn gốc như erotogenic zone (vùng kích dục) bao gồm bộ phận sinh dục hay diễn trình sinh lí học được coi là xảy ra tại một địa điểm như thế và được trải nghiệm như sự kích thích.

807. Intelligence: Trí khôn

Năng lực thức nhận (nhận thức). Trong một hội thảo được công bố trên Journal of Educational Psychology (Tâm lý học Giáo dục) năm 1921, 14 nhà khoa học hàng đầu thế giới đã đưa ra những định nghĩa về trí khôn, trong đó có “năng lực thực hiện tư duy trừu tượng” (Lewis Madison Terman, 1877-1956), “sức mạnh trả lời đúng xét từ quan điểm của sự thật hay thực kiện” (Edward Lee Thorndike, 1874-1949), và “năng lực ức chế một sự hiệu chỉnh bản năng, năng lực tái xác định sự hiệu chỉnh bản năng bị ức chế dưới ánh sáng của việc thử và sai được trải nghiệm trong tưởng tượng, và năng lực muốn thực hiện sự hiệu chỉnh bản năng được sửa đổi trong hành vi rõ rệt nhằm có lợi cho cá nhân như một động vật xã hội” (Louis Leon Thurstone, 1887-1955). Kể từ đấy, một trong những định nghĩa có ảnh hưởng nhất là định nghĩa do nhà Tâm lý học Mĩ gốc Rumani David Wechsler (1896-1981) đưa ra năm 1944: “Kết hợp năng lực tổng thể của cá nhân hành động có mục đích, suy nghĩ hợp lí, và xử trí hữu hiệu với môi trường”. Tuy nhiên, đúng như một tam giác được xác định bằng ba góc và ba cạnh, bỏ qua nhiều thuộc tính lí thú và quan trọng nhưng không mang tính định nghĩa của nó, thói quen của từ điển gợi ý rằng có thể định nghĩa tốt nhất trí khôn một cách giản dị là năng lực thức nhận (nhận thức). Các nghiên cứu phân tích tác nhân bởi nhà Tâm lý học Mĩ Robert Jefffrey Sternberg (1949-) và những người khác đã gợi ý rằng các thành tố hàng đầu của trí khôn theo quan niệm của các chuyên gia và người không có chuyên môn là: trí khôn ngôn ngữ, trí khôn giải quyết vấn đề, và trí khôn thực hành; nhưng trong những năm 1990, một số người có thẩm quyền bắt đầu coi trí khôn cảm xúc như một hình thức khác của trí khôn. Chỉ số chuẩn của trí khôn là điểm IQ.

808. Intentional forgetting: (sự) Quên có chủ ý.

Cố ý xoá cái gì đó khỏi kí ức. Trong phân tâm học, quên đôi khi là hậu quả của sự dồn nén.

809. Interactionism: Thuyết tương tác

- Một cách tiếp cận với vấn đề tâm-thân, một hình thức nhị nguyên luận theo đó các sự kiện hay diễn trình trong các lĩnh vực tâm trí và thân thể đều ảnh hưởng hay tương tác với nhau.

- Một diễn giải về những đóng góp của nhân cách, theo đó hành vi của con người có phần phụ thuộc vào các tác nhân nhân cách bên trong, có phần vào các nhân tố tình huống bên ngoài, và có phần vào những tương tác giữa hai thứ.

810. Interaction process analysis: (sự) Phân tích diễn trình tương tác

Một kĩ thuật nghiên cứu sự tương tác trong các nhóm nhỏ. Các nhà quan sát ghi lại nguồn và mục tiêu của mỗi hành động thể hiện, xếp các hành động thành 12 loại hình như sau: thể hiện sự gắn bó, thể hiện sự thư giãn, tán thành, cho gợi ý, cho ý kiến, cho định hướng, yêu cầu định hướng, yêu cầu có ý kiến, không tán thành, thể hiện sự căng thẳng, và thể hiện sự đối địch. Việc phân tích những hình thức giao tiếp này bộc lộ, không kể những chuyện khác, hai kiểu lãnh đạo chính, nhà chuyên môn về nhiệm vụ và nhà chuyên môn về xã hội, và sự lãnh đạo trong các nhóm thường được chia sẻ giữa hai người hoàn thành được những vai trò ấy. Kĩ thuật được đưa vào bởi nhà Tâm lý học xã hội Mĩ Robert Freed Bales (1916-2004) và được mô tả trong sách Interaction Process Analysis: A Method for the Study of Small Groups (Phân tích diễn trình tương tác: Một phương pháp nghiên cứu các nhóm nhỏ) năm 1950.