Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

Kiến nghị: Giải quyết những vấn đề cấp bách ổn định đời sống nhân dân trong thời gian cách ly do đại dịch (4 tổ chức, 103 cá nhân ký tên)

Kính gởi:

- Ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ

- Ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội

Trong những ngày qua nhiều lượt người dân lao động ở các thành phố lũ lượt về quê với rất nhiều thảm cảnh. Mới đây, sau khi có tin chính quyền thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng chỉ thị 16 đến 15/9/2021, tình trạng dân về quê lại diễn ra với số người đông gấp bội lần so với trước, một số nơi các chốt chặn bị phá vỡ. Nguồn gốc của tình trạng trên là dân không thể tiếp tục sống ở thành phố vì không có tiền trả tiền thuê nhà, tiền mua lương thực thực phẩm và các chi phí cần thiết khác. Người dân về quê đã khó khăn vất vả trên đường đi, nhưng khi về đến nơi, khó khăn khác lại ập đến: họ không thể sống dựa mãi vào người thân khi tình hình dịch bệnh kéo dài. Chủ trương của chính quyền thành phố động viên người dân ở lại thành phố để bớt sự lây lan dịch bệnh mất kiểm soát là một chủ trương đúng đắn; nhưng từ chủ trương đến thực hiện còn khoảng cách quá xa, lâu nay chính quyền các nơi có những đợt giúp đỡ nhưng chưa đến đúng những đối tượng bị tổn thương nhiều nhất. Vì vậy đông đảo người dân bỏ về quê không gì cản được, dịch bệnh chắc chắn lan rộng vô phương kiểm soát.

Trong tình hình này, chúng tôi, những cá nhân tổ chức ký tên dưới đây kiến nghị:

1. Phải có một chủ trương giải quyết đồng bộ thống nhất từ chính quyền trung ương đến chính quyền địa phương.

2. Phải có một quyết định của chính phủ gồm các nội dung:

- Dân ở đâu ở yên đấy, các chủ nhà trọ tạm thời trước mắt không thu tiền nhà, sau này chính quyền sẽ trả thay tiền nhà cho đến khi dân bắt đầu đi làm trở lại.

- Chính quyền cung cấp lương thực thực phẩm và tiền mặt để dân duy trì được cuộc sống tối thiểu.

- Đối với những người đã về đến quê mà không có khả năng tự sinh sống thì chính quyền địa phương có trách nhiệm thực hiện cùng một chính sách như ở thành phố.

3. Quân đội bằng lực lượng của mình phối hợp với các địa phương, ban ngành, tận dụng mọi phương tiện tổ chức vận chuyển lương thực thực phẩm nhanh chóng đưa về thành phố, các quận huyện phường xã tổ dân phố cấp phát trực tiếp cho dân. Giải tỏa mọi ách tắc trong lưu thông phân phối, giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm thiết yếu cuộc sống từ nông nghiệp trở lại bình thường.

Ngày 16 tháng 8 năm 2021

Các tổ chức, cá nhân hưởng ứng kiến nghị xin ghi rõ tên, nghề nghiệp/chức trách, nơi cư trú (chỉ cần ghi tỉnh/thành phố nếu ở ngoài VN chỉ cần ghi tên quốc gia) và gửi về email:

giaiphapvidan@gmail.com

DANH SÁCH KÝ TÊN:

TỔ CHỨC

Đợt 1

1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Lê Thân, Chủ nhiệm

2. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam. Đại diện: Nguyên Ngọc, Trưởng ban

3. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, Đại diện: GS  Phạm Xuân Yêm, Paris

Đợt 2

4. Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam xin tham gia ký tên. Người đại diện: Gia Quốc Nguyễn

CÁ NHÂN

Đợt 1

1. Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng, CLB LHĐ, TPHCM

2. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM, CLB LHĐ, TPHCM

3. Hồ Ngọc Nhuận, Nhà báo, nguyên Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, CLB LHĐ, TPHCM

4. Tô Lê Sơn, Kỹ sư, CLB LHĐ, TPHCM

5. Mạc Văn Trang, Nhà giáo, CLB LHĐ, TPHCM

6. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, CLB LHĐ, TPHCM

7. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, CLB LHĐ, TPHCM

8. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, CLB LHĐ, Hà Nội

9. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư pháp TP HCM, CLB LHĐ

10. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, CLB LHĐ

11. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An

12. Hoàng Hưng, nhà thơ-dịch giả, Sài Gòn

13. Hoàng Dũng, Nhà giáo, nhà nghiên cứu ngữ học, TPHCM

14. Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu ngữ học, Hà Nội

15. Phạm Thế Cường, chủ nhiệm Thư viện tư nhân Phạm Thế Cường, Sài Gòn

16. Trần Thanh Cảnh, Dược sĩ, Nhà văn, Bắc Ninh

17. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Sài Gòn

18. André Menras-Hồ Cương Quyết, Nhà giáo,  song tịch Pháp Việt

19. Nguyễn Đức Tùng, Bác sĩ, Nhà thơ, Vancouver, Canada

20. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang

21. Nguyễn Thành Kiên, BTV Xuất bản, Hà Nội

22. Vũ Trọng Khải, chuyên gia độc lập về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, TP. HCM

23. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn, Hà Nội

24. Đỗ Quyên, Nhà báo, Nhà thơ, Vancouver, Canada

25. Lê Viết Yên, Nhà giáo, TPHCM

26. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, Nhà văn, nguyên GS Kinh Tế ĐH Laval, Quebec, Canada

27. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris, Pháp

28. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

29. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

30. Phan Hoàng Oanh, TS Hóa Học, Sài Gòn

31. Nguyễn Mai Oanh, Ths Kinh tế Phát triển, Sài Gòn

32. Nguyễn Quốc Sỹ, Doctorat 1993, université Lyon 1, Villeurbanne, Pháp

33. Nguyễn Lệ Uyên, nhà văn, Tp. Thủ Đức, Sài Gòn

34. Đỗ Trung Quân, nhà thơ, Sài Gòn

35. Mã Lam, nhà thơ, Sài Gòn

36. Huỳnh Phương Truyền, Tử vi gia, Nha Trang, Khánh Hoà

37. Thân Thị Thúy Hiền, giảng viên Khoa Hàn Quốc học, ĐHKHXHNV TPHCM

38. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng

39. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, hưu trí Hà Nội

40. Đặng Văn Lập, Kiến trúc sư, Hà Nội

41. Nguyễn Hồng Anh, ThS. Giáo viên, TP.HCM

42. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, nguyên Giám mục Giáo phận Vinh và Giáo phận Hà Tĩnh

43. GBt. Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn

44. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, Sài Gòn

45. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, Sài Gòn

46. Inrasara, nhà thơ, nhà nghiên cứu Cham, Sài Gòn

47. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt, Lâm Đồng

48. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt

49. Nguyễn Thị Từ Huy, giảng viên, Tp Hồ Chí Minh

50. Giáng Vân, nhà thơ sống ở Hà Nội

51. Đào Minh Châu, Tư vấn độc lập về Hành chính công & Chính sách công, Hà Nội

52. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ

53. Lê Huy Sơn, Kỹ sư công nghệ thông tin, Genève, Suisse

54. Đặng Doan, Nghĩa Phú, tp Gia Nghĩa, Đak Nông

55. Phạm Xuân Nguyên, Nhà nghiên cứu văn học, Hà Nội

56. Vũ Thế Cường, hưu trí, München, CHLB Đức

57. Hà Duy Hiếu, Quản lý nhà máy sản xuất, Long Biên, Hà Nội

58. Nguyễn Phục Hưng, kỹ sư, Sài Gòn

59. Lưu Bá Vinh, tp Vũng Tàu

60. Nguyễn Thanh Văn, nhà văn, Sài Gòn

61. Hà Thúc Huy, TS. Hóa học, Sài Gòn

62. Nguyễn Đức Quỳ, cựu giáo chức, Hà Nội

63. Nguyễn Tiến Dân, Nhà giáo, Hà Nội

64. Trần Bang, kỹ sư hưu trí, Sài Gòn

65. Phạm Ngưng Hương, Hưu trí, Genève, Suisse

66. Hà Văn Thùy, Nhà văn, Sài Gòn

67. Nguyễn Văn Đạt, kỹ sư khai thác mỏ, Tp Cẩm Phả, Quảng Ninh

68. Trần Công Tâm, hưu trí, Sài Gòn

69. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, Đà Lạt

70. Nguyễn Hữu Hạnh, hưu trí, TPHCM

71. Nguyễn Hữu Tuyến, kỹ sư hưu trí, Sài Gòn

72. Nguyễn Đình Cống, GS, hưu trí, Hà Nội

Đợt 2

73. Thẩm Hoàng Long, hưu trí, Cộng hoà Pháp

74. Trần Mạnh Cường, Lao động tự do, Hoàng Mai, Hà nội

75. Nguyễn Quang Minh, Lao động tự do, Quảng Bình

76. Nguyễn Đức Toản, Kỹ sư XD, Q2, TP.HCM

77. Nguyễn Hữu Thao, CCB, Sofia, Bulgaria

78. Vũ Linh Huy, Bác sĩ Y Khoa, Sarssota, Florida, Hoa Kỳ

79. Mai Thị Hồng, thạc sỹ-kỹ sư, Tokyo, Nhật Bản

80. Lê Thanh Trí, làm việc tự do, Sài Gòn

81. Phạm Kỳ Đăng, làm thơ, viết báo, dịch thuật, CHLB Đức

82. Phạm Đình Bá, Nghiên cứu, Đại học Toronto, Canada

83. Nguyễn Thị Trang Anh, Chuyên viên pháp lý, Ba Đình, Hà Nội

84. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn

85. Nguyễn Thi Hiền, München, CHLB Đức

86. Nguyễn Trác Chi, nghề nghiệp tự do, Sài Gòn

87. Quảng Tánh Trần Cầm, nhà thơ, Hoa Kỳ

88. Chu Anh Tuấn, Vũng Tàu

89. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà văn, Virginia, Mỹ

90. Nguyen Chinh Huan, từng ở D126 BTTM QĐNDVN, Nhà Bè, Sài Gòn

91. Trần Hoàng Việt, kinh doanh tự do, Q.12, TPHCM

92. Trương Văn Thương, dạy học, TP HCM

93. Lê Đức Thọ, công dân tp Thủ đức, TPHCM

94. Hoàng Nhơn, Đà Lạt

95. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đông Y Lạc Việt, Sài Gòn

96. Nguyễn Hồng Kiên, TS Sử học, Hà Nội

97. Nguyễn Hữu Đổng, giáo viên nghỉ hưu, Hà Nội

98. Nguyễn Văn Lý, Nguyên PCT kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp VVN Thành phố Đà Nẵng

99. Phạm Đình Hùng, Giáo viện, Đồng Nai

100. Nguyễn Huy Tám, CB hưu trí, cựu CBGD ĐH Y Dược TP HCM

101. Phạm Chu Sa, nhà thơ, nhà báo, TPHCM

102. Nguyễn Đăng Ngọc, kỹ sư CNTT, TPHCM

103. Đỗ Như Ly, Giáo viên, Kỹ sư nghỉ hưu, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM