Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

2000 thuật ngữ Tâm lý học (kỳ 56)

Hoàng Hưng

561. Face-ism: “Chủ nghĩa” diện biểu

Xu hướng được qui kết cho ngành quảng cáo và những phương tiện truyền thông thị giác về biểu trưng nam giới bằng gương mặt (tượng trưng cho tính chất trí tuệ) nhưng nữ giới thì được biểu trưng bằng toàn bộ thân thể (tượng trưng cho tính chất gợi cảm). Đó cũng là một hình thức sexism (duy giới tính).

562. Fad: Thời thượng nhất thời

Một sự thay đổi có đời sống ngắn trong dư luận, hành vi hay lối sống của một số đông người ở các thành phần khác nhau. Quá bận tâm với hàng hoá, điệu nhảy, chương trình tivi và thời trang mới, có thể được coi là fad khi nhiều người nhanh chóng chạy theo nhưng cũng nhanh chóng hết hứng thú. Fad thường thuộc về những vấn đề vụn vặt, nên biến mất mà không để lại tác động lâu dài với xã hội. Những fad cực phi lí, đắt tiền hay lan toả rất rộng gọi là crazes (khùng).

563. Faith healing: (sự) Chữa trị bằng niềm tin

- Việc chữa bệnh thể xác hay tâm lí bằng những thực hành tôn giáo, như cầu nguyện hay đặt tay lên người. Tín đồ tin rằng sự chữa trị có hiệu quả ngay cả khi người được chữa trị không biết và cũng không có niềm tin.

- Bất cứ hình thức chữa trị không chính thống nào mà hiệu quả được nói là phụ thuộc vào niềm tin của người bệnh đối với diễn trình chữa bệnh (xem Placebo effect: hiệu ứng giả dược). Trong những trường hợp ấy, hiệu quả có thể được qui kết cho một diễn trình tâm-thân (psychosomatic) hơn là phi thường (paranormal) hay siêu nhiên.

564. Faking: (sự) Giả tạo

Thói quen của một số người tham dự đo nghiệm đánh giá hay đo nghiệm Tâm lý học, hoặc (a) “fake good” (giả tốt) bằng cách chọn những đáp án tạo cảm tưởng thuận lợi, chẳng hạn khi một cá nhân ứng tuyển việc làm; hoặc “fake bad” (giả xấu) bằng cách chọn những đáp án khiến cho mình có vẻ bối rối hay không có năng lực, chẳng hạn khi một cá nhân mong muốn trốn lính hay muốn được coi là không có năng lực chịu hình phạt trong vụ án hình sự.

565. False cause: Giả nguyên nhân

Một kiểu nguỵ biện (fallacy) không chính thức hay kĩ thuật thuyết phục trong đó một chuỗi sự kiện theo thời gian được coi là chuỗi nhân quả. Vì B đi theo A nên A là nguyên nhân của B. Cũng gọi là Post hoc ergo propter hoc.

566. False-consensus effect: Hiệu ứng đồng thuận giả

Một hình thức đồng hoá có đặc trưng là xu hướng đánh giá quá mức mức độ mọi người chia sẻ những niềm tin, thái độ và hành vi của bản thân. Trong tri kiến xã hội và qui kết xã hội, mọi người có xu hướng cho rằng đáp ứng của chính mình thì phổ biến hơn là trong thực tế và coi những đáp ứng thay thế khác là không phổ biến, sai lệch hay không thích đáng. Khái niệm này được giới thiệu và đặt tên bởi nhà Tâm lý học Canada Lee David Ross (1942-) và 2 đồng nghiệp trong bài viết trên tờ Journal of Experimental Social Psychology (Tập san Tâm lý học xã hội thực nghiệm) năm 1977.

567. False memory: Giả kí ức

Sự nhớ lại có vẻ rõ rệt điều gì đó không thực sự trải nghiệm, đặc biệt việc lạm dụng tính dục trong thời thơ ấu, thường xuất hiện từ sự gợi ý được cài cắm trong quá trình tư vấn hay trị liệu tâm lí. Một ví dụ kinh điển, mặc dù không liên quan đến tư vấn hay trị liệu tâm lí, là kí ức bị bắt cóc (theo Piaget). Cũng gọi là pseudo-memory hay pseudomnesia.

568. Famous names test: Đo nghiệm tên danh nhân

Một kĩ thuật đo đạc kí ức lâu dài và cung cấp bằng chứng cho chứng mất trí nhớ. Người tham dự được giới thiệu những tên danh nhân trong một số thời kì ở nhiều thập kỉ trước, và được yêu cầu ghi nhớ họ nổi tiếng vì cái gì.

569. Fan effect: Hiệu ứng quạt

Xu hướng thời gian cần có để nhớ lại một thực kiện về một khái niệm sẽ tăng lên theo số lượng thực kiện được biết về khái niệm ấy. Hiệu ứng được tìm thấy trong sự nhớ lại những thể loại kiến thức khác nhau, cũng như trong sự nhận ra gương mặt, và có thể có phần trách nhiệm trong việc chậm nhớ theo tuổi tác. Khái niệm thoạt tiên được tường trình vào năm 1974 bởi nhà Tâm lý học Mĩ gốc Canada John Robert Anderson (1942-), ông thực hành một thí nghiệm trong đó người tham dự cố nhớ một danh sách 26 câu về người và địa điểm, như “một chàng trai trong công viên”, “một luật gia trong hầm rượu”... Mỗi nhân vật (khái niệm) liên kết với 1,2 hay 3 vị trí và thêm vào đó, mỗi vị trí liên kết với 1,2 hay 3 nhân vật... Sự nhớ lại được đo nghiệm bằng cách yêu cầu người tham dự nhặt ra những câu đích từ một danh sách trong đó các câu mà họ đã học được pha trộn với những câu ghép nhân vật và vị trí theo sự phối hợp mới. Kết quả cho thấy thời gian nhớ lại câu đích là 1,19 giây nếu khái niệm (nhân vật) chỉ có 1 thực kiện (vị trí); 1, 28 giây nếu có 2 thực kiện; 1,30 giây nếu có 3 thực kiện.

570. Fantasy thinking: Tư duy phóng tưởng

[trong Tâm lý học phân tích] Một hình thức tư duy dựa trên sự phóng tưởng liên quan đến hình tượng, cảm xúc, và trực giác, không có bó buộc về logic hay đạo lí. Nó liên quan chặt chẽ với diễn trình nguyên thuỷ của phân tâm học, và xảy ra trong các giấc mơ và thần thoại; có sự tranh luận về việc gọi là một hình thức tư duy. Carl Gustav Jung (1875-1961) tương phản nó với tư duy trực tiếp