Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

2000 thuật ngữ Tâm lý học (kỳ 54)

Hoàng Hưng

541. Experimenter effect: Hiệu ứng thí nghiệm

Một trong hai kiểu thiên kiến trong thí nghiệm: (a) các sai lạc về phía người thí nghiệm do sự trông mong của người này về kết quả nghiên cứu (b) do các tác động của người tham dự vì những đặc trưng của người này, như tuổi tác, giới tính, sắc tộc hay ngôn ngữ…

542. Exposure therapy: Liệu pháp phơi bày

Một hình thức liệu pháp hành vi có hiệu quả trong điều trị chứng lo âu. Cho người bệnh đối đầu một cách hệ thống với một kích thích gây sợ hãi, có thực hay tưởng tượng. Nó tác động bằng (a) việc tập làm quen: sự phơi bày lặp đi lặp lại sẽ làm giảm dần, đi đến tiêu diệt nỗi lo âu; (b) phủ nhận những tiên đoán gây lo sợ; (c) gia tăng cảm thức tự tin và làm chủ. Liệu pháp phơi bày có thể bao quát một số sự can thiệp về hành vi, bao gồm desensitizication (làm mất nhạy cảm), flooding (làm tràn ngập), implosive therapy (liệu pháp nội bộc) một cách hệ thống, và các kỹ thuật tiêu diệt.

543. Expressive therapy: Liệu pháp biểu đạt

- Một hình thức liệu pháp tâm lí trong đó người bệnh được khuyến khích kể hết về các vấn đề của mình và biểu đạt cởi mở những cảm nhận của mình.

- Bất kỳ liệu pháp nào dựa vào những phương pháp không dùng ngôn từ (như mĩ thuật, vũ, chuyển động) để làm dễ dàng thay đổi.

544. Extended suicide: (sự) Tự tử mở rộng

Việc giết người-tự tử trong đó cả việc giết người và tự tử đều phản ánh diễn trình tự tử. Cá nhân thoạt tiên giết những người được nhìn nhận như là một phần của căn cước của mình hay là cái bản thân mở rộng, rồi tự tử.

545. Exteriorization: Chuyển ra bên ngoài, Ngoại hiện

- Hành động liên hệ các cảm nhận bên trong của mình với thực tại bên ngoài, khách quan.

- Biểu lộ ra bên ngoài những ý nghĩ riêng tư.

546. Externalization: (sự) Ngoại qui

[trong phân tâm học]: Một cơ chế phòng vệ trong đó một người qui kết một cách vô thức những xung động nội tâm cho thế giới bên ngoài, như khi một đứa trẻ chuyển sự tức giận vô thức hay xung động hung hãn thành nỗi sợ ma quỉ trong bóng đêm. Một hình thức phổ cập của nó là sự phóng chiếu (projection).

547. External validity: Hiệu lực ngoại quan

Mức độ chân thực còn giữ được của các kết luận khảo sát theo kinh nghiệm khi sử dụng những phương pháp nghiên cứu và người tham dự nghiên cứu khác. Thuật ngữ cũng được sử dụng để chỉ concurrent validity (hiệu lực đồng qui) hay predictive validity (hiệu lực tiên liệu) được thiết lập bằng cách tham chiếu một tiêu chí bên ngoài.

548. Exteroception: Cảm giác bên ngoài

Bất kì hình thức cảm giác nào từ kích thích nằm bên ngoài cơ thể và được phát hiện bởi các cơ quan tiếp nhận bên ngoài (exteroceptor), bao gồm thị giác, thính giác, xúc giác hay áp lực, nóng, lạnh, đau, mùi, vị.

549. Extra-sensory perception: Tri giác ngoại cảm

Thuật ngữ chung cho những hiện tượng dị thường mang tính phỏng đoán mà tập san Journal of Parapsychology (Tập san Cận tâm lí) định nghĩa là có dính líu đến trải nghiệm về hay đáp ứng với một vật đích, một trạng thái, sự kiện hay ảnh hưởng không có sự tiếp xúc bằng giác quan, từ đó có tri giác mà không sử dụng giác quan, thường được chia thành clairvoyance (thấu thị), telepathy (thần giao cách cảm), precognition (tiên tri). Nó thường được định nghĩa là tri giác chưa được khoa học giải thích, nhưng diễn giải này được tránh khi sử dụng một cách thận trọng, vì nó bao quát những kiểu tri giác không nhất thiết là ngoại cảm hay dị thường, (chẳng hạn) cho rằng thị kiến hồng ngoại của rắn đuôi kêu là một hình thức tri giác ngoại cảm trước khi được giải thích vào những năm 1930, việc sử dụng biosonar (siêu âm sinh học) ở loài dơi trước khi được giải thích vào năm 1941, và việc sử dụng sao trời để hướng đường bay của các loài chim đêm trước giữa thập niên 1950…

550. Extraversion: (tính) Hướng ngoại

Một trong 5 nhân tố nhân cách lớn (Big Five personality factors) đi từ extraversion (đặc trưng như tính dễ giao tiếp và quyết đoán) đến extreme introversion (cực hướng nội: đặc trưng là khép kín và thụ động). Khái niệm introversion/ extraversion được giới thiệu vào năm 1910 bởi Carl Gustav Jung (1875-1961). Cũng gọi là surgency.