Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

Khi người Cộng sản nhân danh vô sản làm chủ nhiều tài sản

Nguyễn Hữu Liêm

Trong The Owl at Dawn (SUNNY, 1995), triết gia Andrew Cutrofello viết về Thời quán Duy vật biện chứng như là một bước chân Mới của Chân Tâm trên hành trình Trở về chính Mình – khi Ngã thức cá nhân giã từ đức tin Tôn giáo và Khoa học để tìm đến chân lý trong Ý chí Chính trị và Cách mạng – rằng,

“Sự sụp đổ của tri kiến tuyệt đối – mà Hegel nhân danh qua Hiện tượng luận – đã nhường bước cho sự rút lui của Ngã thể cô đơn. Cũng như là các tâm hồn cao thượng vốn không có hạnh phúc, cái ta rơi xuống đáy vực tuyệt vọng để rồi hắn có thể xưng hô niềm bất hạnh của mình. Bằng cách xưng tội, hắn tự trách chính mình – vì khả thể dung hợp với Đại thể tính của thời đại đã bị bỏ mất cơ hội.

“Tuy nhiên, khi hành vi xưng tội này được đáp trả bởi một kẻ xưng tội cô độc khác, thì từng kẻ đó nhận ra rằng hai chúng ta cũng có khả năng thừa nhận hỗ tương cho nhau. Từ đó, nỗi niềm tuyệt vọng của cái ta cô độc nay trở thành tình đồng chí với nhau.

“Nhưng vì bản sắc dung hợp tạm thời này mà tình đồng chí vẫn còn mơ hồ vì hai kẻ cô đơn phủ định thể tính tha hóa chung bằng cách xác định nó. Vì thế mà cả hai đã không hóa giải được tính vong thân như là một tình thế được công nhận từ kẻ kia. Sự đi đến với nhau như là một chia sẻ ý thức về cái trở ngại cho tình đồng chí đó.

“Trở lực này được coi như là gốc rễ của tha hóa, nhưng vì họ đến với nhau cho nên nó cứ như là không thực, mang bản sắc huyền bí, để cả hai muốn tìm hiểu. Bằng cách đi thật sâu vào tận đáy tuyệt vọng trong tính tha hóa của ta, hai cái ta nửa vời đó muốn nâng cao chính mình – và tha nhân – lên đến tầm mức của ý thức chân thật về căn cước cho ta trong số phận làm người. Với Ý thức như vầy, lập trường tuyệt đối sẽ được đạt đến trong một cộng đồng mà ở đó tình đồng chí là chân thật – hơn là cái ta được định hình bằng sự khác biệt. Đây chính là bản sắc Chân lý và Công việc của những người Cộng sản."

Trên bình diện Luân lý và Đạo đức, tuy nhiên, cái ta Vô sản và Duy vật không những tự mâu thuẫn với chính ta từ góc độ Triết học Bản thể, mà là về bản sắc Ý chí Nội tại. Vì sao? Vì khi Ngã thể Vô sản phủ nhận Thiết yếu tính Vật chất cho Ngã thể bằng cách từ chối Tư sản và chức năng Chủ nhân, nó chỉ có thể phủ nhận bằng Ý thức và khẩu hiệu, trong khi trên thực tế, từ tổ chức Đảng cho đến từng đồng chí Cộng sản, vẫn là chủ nhân de facto rất nhiều tài sản, nhất là bất động sản. Vì thế, ta chỉ là Vô sản như là một bình diện duy Ý chí, còn thực tại thì ta không thể phủ nhận yếu tố Chủ nhân được.

Vậy nên, mỗi chiến sĩ Vô sản là một Ngã thể in bad faith đầy giả dối với chính mình và Xã hội. Cutrofello viết tiếp,

“Khi người chiến sĩ Cộng sản đơn độc tự cho mình như là hiện thân của giai cấp Vô sản, họ bỗng nhận ra mình là gian dối, đạo đức giả khi thấy được rằng bản sắc Ngã thể của ta nay lại được định hình bằng năng ý phủ định và tiêu cực bởi cái ta vốn đang có nhưng bị chính ta từ chối. Tính giả dối này mang thực chất ở bình diện nguyên tắc khi ta chỉ phủ nhận quyền tư hữu nơi tư tưởng, trong khi vẫn là chủ nhân của nhà cửa, xe cộ, hãng sản xuất.

“Vì thế, sự thể vong thân nơi con người Cộng sản gần giống như hoàn cảnh và kinh nghiệm xưa cũ của chủ nhân ông trên biện chứng Chủ-Nô. Chủ nhân bị tha hóa và xa lạ với tên nô lệ và ngay cả chính mình vì, cũng như tên nô lệ, chủ nhân ông không làm chủ những gì mình tạo ra, mà chỉ làm chủ những gì mà kẻ khác tạo ra.

“Cũng như thế, cái ta Vô sản cũng bị tha hóa không phải vì hắn không làm chủ tài sản, mà bởi vì trên bình diện tư duy, hắn không công nhận tài sản mà hắn sở hữu là tư hữu của mình. Ta ý thức ra tệ nạn thần bái vật thể của con người tiền cách mạng, nhưng ta muốn giải hóa ảo thức thần bái tài sản này trên bình diện ý thức mà không ở thực tế.

“Nói một cách khác, ta phủ định tài sản của riêng ta để rồi trên thực tế ta lại phủ quyết ý thức phủ định này bằng cách tiếp tục sở hữu chúng. Nó cũng giống như là một đại gia người giàu thường nghĩ đến việc làm từ thiện giúp đỡ kẻ nghèo khó nhưng chưa có dịp thực sự thực thi ý tưởng đó.

“Nghĩa là, chiến sĩ vô sản là người cách mạng trên lý thuyết chứ không phải là một diễn viên, vì nói trắng ra, hắn ta là một kẻ đạo đức giả, “in bad faith.”

“Từ đó, năng lực đầy mâu thuẫn nội tại này ở nơi cán bộ Cộng sản, đang nhân danh Vô sản, giữa lý tưởng Cách mạng từ Ý thức đối với một đời sống mang thực chất phản động, đã trở nên bản sắc nền tảng cho biện chứng Ngã thức. Để rồi, khi ta muốn vượt qua thực trạng nội tâm đầy mâu thuẫn và đạo đức giả này, người Cộng sản chuyển hệ Ý thức của mình sang chủ nghĩa duy Hành động như là thiết yếu tính cho Chân lý Cách mạng để nắm đầu mối ưu tiên cho Ngã thể, thay vì chỉ nuôi dưỡng một lý tưởng thuần tư duy.”

Vậy nên, ta không phải ngạc nhiên khi cán bộ Cộng sản Việt Nam hiện nay muốn tìm đường sang Hoa Kỳ làm lại cuộc đời, cho chính họ và gia đình họ, vì ở Mỹ, họ không còn bức xúc bất an về tính vong thân từ cơ bản nội tâm về sở hữu tài sản nữa.

(Trích từ Nguyễn Hữu Liêm, "PHÁC THẢO TRIẾT HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI", Chương 58).