Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

Sài Gòn – Những ngày phong thành (20)

HƯỚNG DẪN LAU DỌN VỆ SINH NHÀ CỬA KHI TRONG NHÀ CÓ BỆNH NHÂN COVID

[Lời giới thiệu của Bác sĩ Hoàng Minh Tú Vân:

Sẽ có nhiều F0 điều trị ở nhà, nên nhóm đồng nghiệp tụi mình kiếm các clip trên mạng, dịch ra tiếng Việt và chèn phụ đề/ tiếng để các anh chị em có thể xem. Đây là những nội dung cơ bản, nhưng được làm dưới dạng dễ xem dễ hiểu. Nội dung được thẩm định qua và thấy là ok, clip từ nước ngoài nên có vài cái không phù hợp mấy với VN (vd như BN f0 ở nhà thì hạn chế khách tới chơi, ở VN thì rào mấy lớp lấy đâu ra khách, nhưng về cơ bản thì các lời khuyên này đều đúng). Mong sẽ giúp được ai đó đang khủng hoảng.

PS: clip up lên tài khoản 1 bạn nhỏ 13 tuổi, nên tên acc nó cũng hơi lạ lùng, nhưng nội dung thì đã thẩm định. Bạn này là con chị đồng nghiệp Quyen Nguyen, và là người giúp các cô chú già nua kém công nghệ chèn chữ và tiếng Việt vô clip.]

Clip số 4:

SÀI GÒN LƯỢNG THỨ

FB Chanh Tam

Sài Gòn xin được lượng thứ vì trước mặt Sài Gòn là nguy cơ chia rẽ:

Một Sài Gòn còn lo đứt bữa, thiếu thốn sự đảm bảo an sinh, một Sài Gòn lo sống nhiều hơn sợ chết;

Một Sài Gòn được phân phối nhiều hơn thành quả phát triển, khấm khá, giàu có nhiều hơn nên sợ hãi dịch bệnh càn quét;

Rơi vào bẫy chia rẽ đó là Sài Gòn tự sát.

Nhưng một chính quyền lo được cho dân ở Sài Gòn là chính quyền tạo được ra chỗ dựa để người dân tự lo chứ không phải cấm cản hay bao cấp.

Nhìn đoàn người tháo chạy khỏi Sài Gòn mới thấy phần đáng lo nghĩ mà dịch họa đã làm lộ ra:

Sài Gòn chỉ là Sài Gòn khi người dân tìm thấy ở nó cơ hội tự lo được cho chính mình. Đó là sức hút đặc biệt Sài Gòn, nơi ai cũng tìm thấy cơ hội cho mình.

Sài Gòn như một cái bao tử tự do chứa được mọi ước muốn kiếm sống, đổi đời, từ của người lao động tự do, người buôn gánh bán bưng cho đến người lao động sáng tạo, từ kẻ chân lấm tay bùn cho đến người giàu sang quyền quí.

Đó là một Sài Gòn tự do, miền đất hứa từ nhiều đời nay, một giấc mơ Mỹ của nhiều thế hệ người Việt Nam.

Thành quả làm ăn khấm khá hơn trong những năm vừa qua chính là sức hút đó của Sài Gòn.

Thành ra đừng để Sài Gòn bị đứt gãy nguồn mạch tự do đó của mình.

Thành ra lo cho Sài Gòn không phải là rị mọ quyết định nên để lại cho SG bao nhiêu ngân sách mà phải lo không để một người lao động tử tế nào phải tháo chạy khỏi Sài Gòn.

Đã muộn nhưng còn kịp để Sài Gòn lo kiến tạo một hệ thống an sinh vững vàng cho tầng lớp dễ bị tổn thương, cho người nghèo, cho tầng lớp bình dân, làm nền móng cho mọi quyết sách phát triển từ nay của Sài Gòn.

Để mọi người lao động không ai bị khinh khi, không ai bị cản trở mới chính là lo lắng thiết yếu cho Sài Gòn từ nay.

Lo căn cơ, dài hơi, thật lòng, thật dạ, chứ không phải là thứ lo mị dân cấp thời tế chẩn.

Lo sao để không một ai tháo chạy mới là đại kế phát triển bền lâu của Sài Gòn, dù khi bình thường, hay trong cơn họa.

SÀI GÒN TRƯỚC GIỜ GIỚI NGHIÊM

FB Nguyễn Lam Điền

Đi lại không còn như trước nữa. Sáng nay phải bôn tẩu vì hôm nọ lỡ mua mớ sách tận Thăng Long mà hôm qua gửi về Phú Nhuận. Ra đường cảm giác bất an, các chốt chặn hẻm khóa đường luồng bịt các khu phong tỏa và những chốt to oành aka cái rạp bạt của quân đội đã bắt đầu xuất hiện.

Đổ xuống dốc cầu Công Lý gặp ngay chốt chặn, các sắc áo vàng xanh cỏ úa ùa ra đường chặn hết mọi người đi qua.

Đến chừng quẹo qua Huỳnh Văn Bánh ra Phan Đình Phùng lại gặp một trạm chốt nữa nhỏ hơn gác trên hướng từ Phan Đình Phùng ra Nguyễn Văn Trỗi. Chà, Sài Gòn kiểu này người đi khó lọt rồi đây.

Đang nhẩm tính lát nữa quay về nên theo lối nào cho nó an toàn thì nghe anh Hạnh xưa & nay gọi. Anh hỏi chuyện Lê Văn Nghĩa, nhưng nói một hồi lại tòi ra chuyện đại ka Chánh đang trú dịch tận Hóc Môn. Mình nói ủa hôm qua mới alo ảnh báo tin anh Nghĩa mà hông kịp hỏi tưởng đại ka vẫn nương náu ở Hàng Xanh chớ.

Anh Hạnh nói đâu có đâu có, ảnh kẹt ở Hóc Môn bữa giờ rồi.

Sau khi lấy được gói sách và nghe được cái thông tin lễ tang, trở ra gọi cho anh Chánh. Mới biết hóa ra ngay sáng 9.7 ngày phong thành đầu tiên có người bạn nhà ở Hóc Môn ghé nhà trọ rủ đại ka Chánh về Hóc Môn chơi. Sẵn máu giang hồ anh Chánh cầm cái áo và xách bộ từ điển đang soạn đi theo người bạn. Không dè lên đến nơi thì tình hình càng lúc càng căng, đường về nội thành trập trùng chốt chặn khiến anh chọn cách ở lại Hóc Môn đến nay đã mười bảy ngày luôn rồi. huhu

Quay về đến nơi mới hay cái chuyện bộ y tế định chữa Covid bằng thuốc nam là có thiệt. Có điều lệnh vừa ban ra đã rút lại, coi bộ chống dịch xà quần kiểu này chẳng mấy chốc chóng mặt tự té như đại hán vác đao ra sân múa xong tự rớt lưỡi xuống đứt chưn thôi chớ địch thủ đồ chưa nói tới.

Bây giờ chỉ còn cách chiều chiều ra lan can nghe loa oang oang từ bệnh viện dã chiến kế bên gọi tên người chuyển viện vân vân. Nay bỗng phát hiện ra khóm hoa đuôi chồn bỗng nhân mùa Covid nở bung hoành tráng quá.

haizzz

[26.7.2021

Sài Gòn ngày phong thành thứ 18, trước giờ giới nghiêm 18h tối nay]

clip_image002

clip_image004

Screenshot 2021-07-26 213554

 

clip_image008

DẤU HIỆU TRỤC LỢI KHÔNG PHẢI BÀN CÃI NỮA

FB Bạch Hoàn

- Ngày 24/6, khi dịch bệnh diễn ra căng thẳng tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... Cục Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) đã ký công văn khẩn cấp gửi sở y tế các địa phương trên yêu cầu sử dụng một số sản phẩm y dược trong điều trị bệnh nhân covid-19.

(Tất nhiên là họ lấy lý do doanh nghiệp tài trợ).

Trong đó có sản phẩm viên nang cứng Kovir và viên nang mềm Kovir của Công ty Sao Thái Dương.

- Ngay sau đó, hàng loạt tờ báo đã chạy các bài (có dấu hiệu) là bài quảng cáo cho sản phẩm Kovir của Sao Thái Dương với nội dung sản phẩm này được Bộ Y tế chọn đưa vào danh mục để điều trị cho bệnh nhân covid-19.

- Bước tiếp theo, sang tháng 7, viên nang cứng Kovir tăng giá bán lên 1.000.000 đồng (một triệu đồng)/hộp. Theo một số báo, trước đó giá chỉ khoảng 250.000 đồng/hộp. Sản phẩm viên nang mềm tăng từ mức giá 95.000 đồng/hộp lên 250.000 đồng/hộp, có nơi bán 310.000 đồng/hộp.

- Nhưng làm sao để dân tin mà bỏ ra cả triệu đồng/hộp Kovir? Hãy chú ý văn bản của Cục Y dược cổ truyền. Văn bản này ghi rõ Kovir dùng để "phòng và điều trị".

Đáng lưu ý, trên thực tế, Kovir chỉ là thực phẩm chức năng, không phải thuốc nên không có tác dụng điều trị.

Vậy là, biến một sản phẩm thực phẩm chức năng thành sản phẩm thuốc điều trị, đưa vào một công văn khẩn cấp, và cuối cùng là tăng giá bán.

"Phác đồ" bòn rút là thế này sao?

 

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TP.HCM ĐỀ NGHỊ DÙNG CHÙA PHỔ QUANG, VIỆT NAM QUỐC TỰ LÀM BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN

Kênh YouTube TV24h

 

 

HÃY THƯƠNG LẤY MÌNH VÀ HÃY THƯƠNG CÁC Y BÁC SĨ

Nt. Maria Thu Nguyệt – TGP Sài Gòn 26/7/2021

clip_image009

TGPSG-- Vậy là đã qua 4 ngày chúng tôi ra khỏi môi trường bao bọc của Nhà Dòng để đi đến gặp gỡ những bệnh nhân nhiễm Covid 19 nặng. Đây là một trải nghiệm đầy ý nghĩa.

Chúng tôi không phải là các bác sĩ, y tá hay điều dưỡng đã có kinh nghiệm chữa trị bệnh nhân nhưng lại tình nguyện đi đến nơi có nhiều bệnh nhân nặng và có nguy cơ lây nhiễm cao. Không phải chúng tôi không sợ chết hay không sợ bị lây nhiễm nhưng chúng tôi đi để đáp lại tiếng Chúa đang thổn thức trong lòng: Các con hãy ra đi, đem tình thương đến cho những người đau yếu bệnh hoạn. Vâng, chúng tôi đã dấn thân theo tiếng gọi ấy. Khi đến khu điều trị này, chúng tôi không có gì ngoài Chúa và trái tim yêu thương. Chúng tôi đến với các bệnh nhân bằng con tim yêu thương, bằng đôi tay sẵn sàng rộng mở để săn sóc họ, để xoa dịu nỗi đau thể xác và tinh thần của họ.

Tất cả các bệnh nhân đều mong được khỏi bệnh để về với gia đình. Họ ước ao được thở bầu không khí trong lành nhưng thật không dễ dàng với họ ngay trong lúc này! Mới có 4 ngày phục vụ mà chúng tôi đã phải chứng kiến sự ra đi của một số bệnh nhân, sợ có, lo lắng có vì mới đây thấy họ vẫn còn khỏe, quay đi quay lại đã thấy họ yếu và ngưng thở. Dù các y bác sĩ đã nỗ lực cố gắng để cứu họ nhưng không thể cứu được! Nhìn thấy các bệnh nhân phải đối đầu với cái chết mà không có thân nhân bên cạnh, tôi thấy lòng mình tê tái, xót xa vô cùng, lúc ấy chỉ biết thầm cầu nguyện, xin ơn chết lành cho họ, để họ được thanh thản ra đi.

clip_image011

Các y bác sĩ ở đây vô cùng tận tâm nhưng hầu như ai cũng đã mệt và kiệt sức vì công việc, vì số bệnh nhân ngày càng tăng, số ca nhiễm ngày càng nhiều. Mặc dù vậy, với lương tâm của người thầy thuốc, các vị lương y vẫn cuốn mình vào công việc sau những giờ phút thay ca nghỉ ngơi đôi chút… Họ cũng có gia đình và họ cũng muốn được về nhà với vợ chồng, con cái, nhưng thời điểm này họ không thể về được! Có bác sĩ đã tâm sự: có ngày đi mà không biết ngày về, nhưng cũng nén nỗi nhớ mong gia đình - nơi có những người thân yêu - vì sự sống còn của các bệnh nhân! Chúng tôi ước mong mỗi người hãy ý thức thực hiện đúng các chỉ thị phòng tránh dịch, để cùng giúp nhau ngăn cản, không cho dịch lây lan thêm. Hãy thương lấy mình và hãy thương các y bác sĩ.

Với bộ đồ bảo hộ, các bệnh nhân không hề biết chúng tôi là tu sĩ. Mà dù có nói, họ cũng không biết tu sĩ là gì? Chúa là ai? Vì họ đã kiệt sức và đang phải thở bằng máy. Chúng tôi không nói về Chúa cho họ nhưng chúng tôi tâm niệm rằng: qua sự hiện diện, qua sự phục vụ, chăm sóc tận tụy của chúng tôi, họ có thể nhận thấy Thiên Chúa Tình Thương đang hiện diện trong chúng tôi và hiện diện giữa họ.

Chúng tôi tin Chúa thấu rõ hết mọi sự. Chúa biết họ và chúng tôi đang cần gì. Đừng sợ! Chúng tôi luôn luôn có Chúa ở cùng, như lời Chúa đã nói “Ơn Ta đủ cho con …” (2 Cr 12,9). Và thật hạnh phúc vì ngoài Ơn Chúa, chúng tôi còn có rất nhiều người quan tâm và cầu nguyện.

Trong thư Đức Tổng Giuse gửi cho chúng tôi, ngài đã động viên: “Ở đâu có tu sĩ, ở đó có niềm vui”. Vâng, mặc dù công việc, thời gian làm và bộ đồ bảo hộ không giúp cho chúng tôi cảm thấy thoải mái nhưng nó cũng không thể lấy đi được nhiệt huyết và ý hướng của chúng tôi. Khi bỏ lớp đồ bảo hộ xuống, dù trên mặt vẫn còn lớp khẩu trang nhưng chúng tôi luôn nhìn thấy nụ cười của nhau qua ánh mắt, cử chỉ khi được dấn thân phục vụ. Tuy không cùng tôn giáo, không cùng dòng tu, nhưng giờ đây chúng tôi có cùng một “họ Dương, tên F…”, và nhất là cùng chung chí hướng, chung niềm vui và nhiệt huyết đem tình yêu thương nhân ái để giành lại sự sống cho các bệnh nhân Covid. Niềm vui này sẽ luôn còn tiếp nối...

Nt. Maria Thu Nguyệt

RỒI CHÚNG TA SẼ CÙNG NHAU NHỚ VỀ NHỮNG NGÀY LẠ MÀ QUEN

Phần 5: CHUYỆN NHỎ CỦA HỌC TRÒ TÔI

FB Hà Thanh Vân

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 đã qua. Với rất nhiều người ngoài cuộc, thì mọi việc có vẻ đơn giản, nhưng với học trò tôi, những người làm thầy cô giáo ở các trường thì không đơn giản chút nào. Đầu tiên là những ngày đi coi thi tốt nghiệp căng thẳng và lo lắng hơn mọi kỳ thi khác. Các em ngoài việc phải đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng của kỳ thi, còn phải lo việc phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh cho bản thân mình, tránh những hệ lụy cho người khác. Mà muốn phòng tránh dịch bệnh thì việc đầu tiên phải làm là… bịt khẩu trang kín mít. Có em phòng xa bịt đến hai cái khẩu trang và khi về thì nói với tôi, giọng nghe thương quá chừng: “Em coi thi mà nhiều lúc muốn ngất xỉu cô ạ, bởi vì không quen bịt khẩu trang lâu như thế, nhưng rồi lại nghĩ mình bị nhiễm virus thì có thể không sao, nhưng làm liên lụy đến bao nhiêu em học trò, rồi đồng nghiệp, nên em phải cố thôi”.

Rồi lác đác có một vài điểm thi có thí sinh phát hiện là dương tính với virus, có thể nói là tâm trạng mọi người lúc đó rất lo lắng và hoảng sợ, nhất là những em học sinh ở điểm thi đó. Một học trò cũ kể với tôi: “Lo lắm cô à, nhưng mình là thầy cô mà, phải ráng vui vẻ, tỏ ra mạnh mẽ để trấn tĩnh tụi nhỏ. Tương lai vào đại học của tụi nhỏ chủ yếu phụ thuộc vào mấy ngày thi này mà”. Những ngày gác thi này, tôi biết công việc của học trò tôi vất vả và căng thẳng hơn rất cả những kỳ gác thi trước. Nghề nào cũng cần có trách nhiệm với công việc, song nghề giáo bên cạnh trách nhiệm, có lẽ ít ai bén duyên lâu với nghề này nếu thiếu vắng tình yêu thương với học trò. Ai nói nghề giáo không nguy hiểm? Cũng đôi khi có những bất trắc, những tai ương không ngờ đến, chẳng hạn như cơn đại dịch này.

Coi thi xong thì đến chuyện đi chấm thi. Lại một học trò tâm sự: “Em đi chấm thi mà nghe thông báo phải mang khẩu trang, kính chắn, găng tay, em lo quá, chưa biết làm sao chấm đây. Sài Gòn thì trời hè đang nóng”. Nhưng rồi kỳ chấm thi cũng qua rất yên ổn, dù theo quy định em phải làm test virus đến 3 lần, đến nỗi em than là: “Thốn quá cô ơi”. Sau kỳ chấm thi, tôi đọc những dòng chữ của em mà rưng rưng nước mắt:

--------

VIẾT NHANH CHO MÙA CHẤM THI 2021

(Bài từ Facebook Phan Thanh Giang)

Trân quý tặng tất cả những Anh Chị Em đã, đang và sẽ làm công tác phục vụ kỳ thi THPT Quốc gia!

1. Mặc dù đã được sinh hoạt từ trước, rằng nếu trong điều kiện khu vực sinh sống thuộc diện phong tỏa, hoặc có những biểu hiện về bệnh đường hô hấp; giám khảo có thể không đi chấm thi; thì bản thân mình xác định luôn, trừ khi là F; chứ còn phong tỏa thì vẫn "chiến đến cùng".

Nhiều người sẽ bất ngờ (vì ai mà chả biết mình lười đi chấm). Chính mình còn bất ngờ vì nếu là mình, và điều kiện xã hội cách đây tầm 1 năm; chắc mình sẽ cố gắng tìm mọi cách để...né êm. Chấp nhận mang tiếng lười, hèn, vô trách nhiệm...cũng được! Mình sợ những con số, sợ ngồi viết các loại phiếu, giấy tờ; sợ phải tranh cãi; sợ kẹt xe khói bụi Sài Gòn; sợ nhiễm virus... Thà không có tiền còn hơn. Đấy, mình đã nghèo mà còn lười. Đại loại vậy!

Vậy mà năm nay, khi đang làm nhiệm vụ chấm thi; có lệnh phong tỏa toàn phường; điều đầu tiên mình làm lại là tìm hiểu thông tin xem làm thế nào để xác định mình an toàn (để không ảnh hưởng đến hội đồng) và cần phải xin những loại giấy tờ nào để có thể qua các chốt. Nếu là trước đây, chắc chắn mình sẽ nhắn tin cho Cô Tổ trưởng rồi lặn mất.

Vì sao ư?

Hôm nay Sài Gòn có 2020 điểm phong tỏa. Nhân sự hội đồng chấm thi thay đổi mỗi ngày theo hướng rơi rụng dần. Mọi năm mình nghĩ "vắng mợ thì chợ vẫn đông", năm nay mình oai phong trộm nghĩ: "Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa"...

Nhà mình ăn cơm Sài thành mấy chục năm nay. Nay Sài Gòn cần mình; nếu mình quay lưng từ chối; rằng abc xyz thì mình sẽ dạy cho học trò mình bài học về tử tế sao đây? Và rồi khi cùng các bạn ấy xem những hình ảnh, clip về những anh hùng trong tuyến đầu chống dịch; những giọt nước mắt (nếu mình có rơi) có khác gì nước mắt cá sấu?

Và, mình sẽ kể lại điều gì cho con? Rằng: trong những ngày thành phố mình gồng gánh, mẹ chỉ chờ đợi ngày có lệnh phong tỏa để được ở yên trong nhà; mặc kệ mọi sự trên đời, miễn mình an toàn là được?

Mình sẽ đối diện với con trai và với chính mình ra sao? Làm sao mình còn dạy con về sự mạnh mẽ và lòng dũng cảm được?

Đấy là mình tuy ở vùng ven nhưng vẫn còn trên địa bàn Thành phố; còn những Thầy Cô từ Bình Dương, Đồng Nai; hàng ngày phải qua bao chốt chặn; xuất trình bao loại giấy tờ; có khi phải đứng giải thích mãi mới qua được chốt; mới đến được hội đồng thi.

Họ đã mạnh mẽ; kiên trì, trách nhiệm đến thế. Mình chỉ đứng ngoài vỗ tay cổ vũ và hô to "cố lên, em ngưỡng mộ anh/chị"?

Làm vậy, coi sao đặng?

Vì thế, chọn tiếp tục làm nhiệm vụ, chẳng phải thanh cao gì đâu; đó là cách để mình không tự hổ thẹn với bản thân.

Vậy là mình đã có đủ "cơ sở lý luận và thực tiễn" để có thể tiếp tục dạy học sinh về sự tử tế, tinh thần trách nhiệm; chứ không chỉ là lý thuyết suông nữa.

Mình không thể chịu nổi nếu em học sinh nào đó chất vấn rằng: cô đã sống tử tế chưa mà đòi dạy tụi em sống tử tế. Nghĩ đến thôi mà mình đã thấy xấu hổ lắm rồi. Xấu hổ hơn rất nhiều so với set đồ nổi bần bật hôm nay mình lang thang giữa hội đồng.

2. Hôm qua chị X chở mình về nhà trong cơn mưa tầm tã. Nhưng tụi mình còn được về nhà. Biết bao người đang oằn mình ngoài kia, bao lâu rồi họ chưa được ăn cơm nhà? Và còn những đoàn người để gia đình lại phía sau, bay đến thành phố này giúp đỡ bọn mình. Mình đứng chống mắt lên nhìn họ vất vả từng ngày thôi sao?

Mỗi ngày đi chấm thi, với mình - và mình tin với đa số quý Thầy Cô đang cần mẫn hàng ngày, thực sự là vì trách nhiệm và vượt lên trên mọi sợ hãi. Chắc ai cũng vừa chấm vừa niệm chú: Cô Vy xa ta ra, là lá la!

Khi ngắm nhìn những Thầy Cô lớn tuổi vẫn cặm cụi với từng con chữ; nhận những ánh mắt cười; những cái gật đầu chào từ những đồng nghiệp; những cách xử lý tình huống thông minh, khéo léo; hay sự năng động của mọi người xung quanh...mình được lan tỏa nguồn năng lượng tích cực và truyền cảm hứng phục vụ nhiều hơn nữa.

Mỗi ngày đến hội đồng, tất cả mọi người không ai bảo ai, đều tuân thủ quy định 5K. Nhưng khẩu trang, màng chắn, giãn cách không ngăn nổi những quyết liệt - để bảo vệ học trò. Xong xuôi rồi, mọi người lại cười xòa như chả có chuyện gì. Nói dân Văn cái tôi cao, dễ tự ái cũng đúng; mà bao dung, vị tha, nhân hậu lại càng đúng hơn

Mỗi chiều về nhà, mình chắc rằng việc đầu tiên ai cũng làm đó là lao ngay vào tắm rửa kỹ càng rồi mới dám tiếp xúc (hạn chế) với người thân.

Mỗi sáng rời đi, chúng mình tự bảo nhau mang sẵn mấy bộ quần áo, tư trang vật dụng cá nhân để sẵn trong cốp xe; nhỡ có gì thì đỡ mất công người nhà phải mang đồ lên cho mình; mà cũng đỡ phiền đến đội ngũ đang phải oằn mình phục vụ các khu cách ly.

Mọi người bắt đầu hỏi nhau những câu hỏi kiểu như: hôm nay là thứ mấy nhỉ?

Mọi người bắt đầu quen dần với tiếng còi hụ từ xe cứu thương chạy dọc huyết mạch Điện Biên Phủ.

Mọi người bắt đầu kể về những giấc mơ ám ảnh thảng thốt gõ phách: 0,75 -0,75 -0,5 - 0,5...

3. Mình tin vào kết quả nghiên cứu tâm lý, rằng nếu bạn thường xuyên nghĩ về những điều tích cực thì bạn sẽ ngày càng vui vẻ và có được "vòng tròn bè bạn" như thế.

Tạ ơn trời đất, có vẻ dạo gần đây mọi người ha ha mình hơi nhiều, thành ra mấy hôm nay (nhất là khi biết tin khu vực mình sống có lệnh phong tỏa) bạn bè, học trò gần xa nhắn tin đều động viên mình cố gắng hoàn thành nhiệm vụ rồi về; dặn mình đủ điều, rằng phải ăn cơm với thịt, rau, tôm, cá; uống nước cam mỗi ngày. Còn tiền đâu mà mua thịt, rau, tôm, cá; cam quýt thì mọi người chẳng chỉ cho mình gì cả!

0h50 ngày 17/7/2021

Nhớ Sài Gòn những đêm không ngủ - những năm tháng tuổi trẻ nghèo khó của bọn mình, được Sài Gòn cưu mang...

--------

Nhiều học trò của tôi là người ngoài tỉnh, được Sài Gòn cưu mang và họ đã sống để trả lại trọn tình nghĩa cho Sài Gòn. Rưng rưng nước mắt rồi tôi lại ấm lòng khi đọc những tâm tình của một học trò khác cũng đi làm công tác chấm thi tốt nghiệp.

-------

KHI SÀI GÒN TỔN THƯƠNG - NGƯỜI NÔNG DÂN ĐI CHẤM THI, NHẬN ĐƯỢC THƯ - NÊN CŨNG ĐUA ĐÒI TÌM MỰC, VIẾT VỀ BIÊN THƯ GỬI SÀI GÒN

(Bài từ Facebook Đặng Ngọc Ngận)

Bao nhiêu mùa chấm thi, năm nay với mình sẽ là một mùa chấm vô cùng đáng nhớ.

Sở Giáo dục đã chuẩn bị cho team chấm thi đủ mọi đồ dùng từ chiếc găng tay, kính chống giọt bắn đến những viên vitamin C. Sự ngọt ngào và tinh tế ấy đã xuất hiện từ những ngày bắt đầu và vẫn nồng hậu đến lúc kết thúc mùa chấm lần này, đó là khi, mọi người cầm trên tay những lá thư cảm ơn của Sở Giáo dục Thành phố, thầy cô, bạn bè mình đều có chung một cảm giác vô cùng xúc động, bao nhiêu mệt mỏi của những ngày qua phút chốc đều tan biến, mọi người cảm thấy được an ủi và động viên và thấy Thành phố mình, nhất là ngành Giáo dục đáng yêu biết chừng nào. Mình tin rằng thầy cô chấm thi năm nay, cực hơn mọi năm nhiều, mệt hơn mọi năm cũng nhiều, nhưng niềm hạnh phúc khi được là giáo viên của Sài Gòn sẽ mãi không bao giờ vơi cạn... chiều nay, bạn bè ở các tỉnh khác đã nhắn tin mình rằng "lãnh đạo ngành Giáo dục Thành phố cưng giáo viên quá, còn viết thư cảm ơn mọi người, như vầy, biểu sao người nông dân không hạnh phúc" - mình hiểu đó là lời động viên rất thân tình, và, mình chợt thấy rằng - ngành Giáo dục Thành phố của tụi mình, từ bao năm tháng đã qua cho đến hôm nay, cũng như các tỉnh thành khác, khi làm mọi việc, ngoài kỹ lưỡng và khoa học thì còn rất nhân văn, tinh tế và cũng thật ngọt ngào...

P/S: thương chúc các bạn nhỏ đợi điểm thi bình an và may mắn, nha nha.

P/S: Nói gì thì nói, nhưng điều ám ảnh nhất của năm nay - là việc test Covid - nguyên mùa gác, chấm test tới 5 lần - đó là một điều vô cùng khủng khiếp.

------------

Tôi nghĩ rằng cho dù còn có rất nhiều ý kiến nọ kia về chuyện có nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 trong tình hình dịch bệnh bùng phát thế này, nhưng ít nhất ở Sài Gòn – thành phố của tôi – mọi việc ngành Giáo dục thực hiện đều rất khiến các thầy cô giáo và các em học sinh cảm thấy được quan tâm, trân quý rất nhiều.

Đó là chuyện của một vài học trò tôi trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 ở Sài Gòn, nhưng còn một chuyện mà tôi muốn kể, chuyện của một học trò tôi đã làm sau khi hoàn thành công tác chấm thi tốt nghiệp. Em ấy tình nguyện tham gia vào công việc lái xe cấp cứu cho Trung tâm Cấp cứu 115. Em không có thời gian để mà viết nhiều, một phần vì quá bận rộn, phần khác là được khuyến cáo không nên sử dụng điện thoại để hạn chế lây nhiễm, nên em chỉ viết ngắn gọn vài câu trên Facebook, mà lại làm tôi ứa nước mắt suốt. Có lẽ ở thời đại dịch bệnh này, con người ta rất mâu thuẫn, một mặt thì mạnh mẽ, cứng rắn hơn nhiều, một mặt lại đa cảm, mềm yếu hơn bao giờ hết.

KHI THẦY GIÁO ĐI LÁI XE CẤP CỨU

(Tựa đề tôi đặt cho vài status trên Facebook Nguyễn Hoài Linh)

20.7.2021

Sáng xong chấm thi thì chiều nhận nhiệm vụ. Chuyến đầu tiên, 1 bệnh nhi 5 tuổi...

Do mình lái xe nhà quen đúng tốc độ rồi, giờ lái bạn này vẫn cứ đúng tốc độ, thế là bạn y tá nhắc: “Anh ơi, anh lái nhanh chút, đây là xe cấp cứu”.

Chợt, mình nhìn kính hậu trong xe, thấy bé ngồi 1 mình rất ngoan, mình tự phải biết chạy nhanh nhưng phải thật êm.

Mong ế, chứ chẳng ai ham lái xe này đâu.

Sài Gòn cố lên!!! clip_image01321.07.2021

Mặc đồ bảo hộ mới thấu hiểu nóng dã man như thế nào.

Trong hoàn cảnh này, sự lạc quan chính là động lực để tiếp tục làm công việc này. Tối nay lái đêm nha.

Sài Gòn sẽ ổn thôi!

23.07.2021

Đã 24 tiếng không ngủ…

Lái suốt đêm, bất chợt thèm ổ bánh mì Sài Gòn, chợt nhớ đến tiếng rao bán bánh mì quen thuộc ở Sài Gòn.

Ở đâu đó, bánh mì Sài Gòn 0 đồng 1 ổ, bánh mì Sài Gòn, đặc biệt yêu thương!

Sài Gòn sẽ ổn thôi! Sài Gòn cố lên!!! clip_image013[1]24.07.2021

Lần thứ 20 hiến máu, con số thật tròn trĩnh.

Hiện tại các bệnh viện đang rất khan hiếm về nguồn dự trữ máu nên các bệnh viện mời các bạn tham gia hiến máu để có đủ lượng máu cung cấp cho các bệnh nhân đang điều trị. Xem tại:

https://tuoitre.vn/tp-hcm-thieu-mau-nghiem-trong-chi-dat...

Các bạn có thể hiến máu tại bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Truyền máu Huyết học hoặc Trung tâm hiến máu nhân đạo Tp.HCM. Khi đi hiến máu, các bạn nhớ thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K nha. clip_image015[2]clip_image013[2]

--------

Rồi khi nói chuyện với học trò tôi, tôi bảo tôi muốn viết về các em, em nào cũng từ chối và nói giống hệt nhau: “Chuyện nhỏ thôi cô ơi, cô không cần viết, không cần khen gì cả. Em cũng làm như bao nhiêu giáo viên khác thôi, không có gì đặc biệt đâu”.

Nhưng mà các em à, dù là những chuyện nhỏ, nhưng nhiều chuyện nhỏ sẽ góp thành chuyện lớn phải không? Vì vậy cô vẫn xin phép các em để viết những dòng chữ này, để ghi lại những câu chuyện nhỏ của các em. Sau này khi đại dịch đã đi qua, Sài Gòn – thành phố của chúng ta – đã bình yên, đất nước của chúng ta cũng đã bình yên và thế giới rộng lớn ở ngoài kia cũng đã trở lại với cuộc sống đời thường, chúng ta sẽ thỉnh thoảng ngồi với nhau và nhắc lại rằng chúng ta đã cùng nhau trải qua những tháng ngày như thế.

Ảnh: Hành trang đi chấm thi của học trò tôi và lá thư cảm ơn của Sở Giáo dục Thành phố.clip_image013[3]

clip_image017

clip_image019

clip_image021

ĐỪNG CHẶN MIẾNG ĂN CỦA DÂN KHI HỌ THIẾU ĐÓI

FB Hoàng Nguyên Vũ

Sài Gòn, ngày giãn cách thứ 56. Ngày giới nghiêm thứ nhất.

Tân, một lái xe bán tải tình nguyện chở rau và thực phẩm cho bà con (xe bán tải thì không cấp QR), bị chặn ở chốt và phạt vì lý do... QR. Cuối cùng, rau củ thực phẩm không đến với bà con được, phải chở về.

Còn Thắng, một thành viên đội tình nguyện thì bị phạt ngay chốt Song hành (Tân Xuân, Hóc Môn) vì đi giao rau, thực phẩm xong rồi, về xe không nên...không chứng minh được mình đi giao thực phẩm.

Rất nhiều tình nguyện viên hôm nay muốn bỏ cuộc. Họ quá mệt mỏi khi muốn làm việc tốt cho bà con thiếu thốn nơi vùng dịch, nhưng những chốt chặn quá máy móc và cứng nhắc, đã cản trở miếng ăn của bà con.

Nhiều anh em than: "Thôi chắc bà con tự lo đi, hoặc chính quyền lo được cứ đi mà lo"

Dĩ nhiên, bà con lúc này mà lo được thì nói làm gì? Shipper cũng đã nản. Đội tình nguyện cũng đã chán nản. Vậy, trông chờ vào ai?

Một xe rau khác của các em tình nguyện hôm nay cũng đến một khu phố thuộc phường Tân Thuận Đông, Quận 7. Qua các chỗ giăng dây, không cho phát cho dân, bắt đưa về Mặt trận phường.

Tới nơi, nhiều xe đỗ ở đó. Rau xanh bốc xuống, các ông bà mặt trận đè tiếp củ quả gạo lên trên. Rau nát đằng rau, củ quả lăn lóc đằng củ quả. Rồi không biết mấy cái ông bà này sẽ phát cho dân kiểu gì với cái mớ dập nát ấy.

Vậy, có trông chờ vào mấy ông bà này không? Dĩ nhiên là không.

Chưa bao giờ việc đồng bào giúp nhau lại trở nên khó khăn như bây giờ, lại chọn đúng lúc dịch giã. Shipper thì chia theo quận, tình nguyện thì bị gây khó dễ.

Đành rằng có những người tìm cớ ra đường thì phạt là bình thường, nhưng tình nguyện thì họ việc gì phải "tìm cớ" xông pha giữa dịch như thế nếu không vì bà con, mà không hiểu cho việc họ làm?

Quy định gì thì quy định, đừng chặn cái miếng ăn của người dân lúc thiếu thốn, lúc cần thiết như thế này, thưa các ông bà.

Có thể quy định không sai nhưng cách áp dụng máy móc đến mức khiến người ta thành ác với đồng loại, là một cách làm ng.u x.uẩn và t.ệ hại nhất với đồng bào mình.

Nếu ông nào trực chốt không đủ hiểu biết lại có máu hồng vệ binh, tốt nhất nên để các ông ấy ở nhà đi, đỡ tòi ra những nhân vật kiểu "bánh mì" hay "xe tiền", phản cảm lắm!

--------------------

Hôm qua, xe đi cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu cho bà con từ Củ Chi xuống các tỉnh miền Tây, bị làm khó bằng việc thay đổi quy định giấy âm tính từ 72 giờ xuống còn 24 giờ, và không áp dụng test tại chỗ, tại trạm Long Xuyên (An Giang).

Rất nhiều xe dù có mã QR phải đi ngược về hoặc tán loạn đi xét nghiệm để lấy giấy loanh quanh đó nhưng vô ích.

Trong đó, có cả những xe đi thu sữa cho bà con cũng không đến được vì cái nguyên tắc cứng nhắc này. Nhiều bà con đã phải đổ sữa đi như các báo có đăng.

Nhiều xe chở hàng thiết yếu cho bà con cũng bị cảnh phải quay đầu một cách buồn cười còn dân thì trông chờ trong thiếu thốn.

Trong khi, Chính phủ đã chỉ đạo bằng công văn ra số 1015 di Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký, về việc vận chuyển hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống người dân vùng có dịch, có nội dung như thế này:

"Không thực hiện kiểm tra đối với các phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu, lương thực thực phẩm phục vụ đời sống người dân (đã được dán giấy nhận diện có mã QR code của ngành giao thông vận tải) trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị trên phạm vi cả nước"

Vậy việc chặn đó của trạm Long Xuyên không chỉ có lỗi với người dân mà còn dám chống lại chỉ đạo của Chính phủ trong vấn đề vận chuyển hàng thiết yếu cho người dân vùng dịch.

Không hiểu sao lúc dầu sôi lửa bỏng như thế này mà các ông chốt vẫn như thiên lôi, thích làm cha mẹ thiên hạ và bất chấp mọi thứ, nhất là hắt đổ miếng ăn của người dân như vậy nhỉ?

Họ là đồng bào của các ông bà cơ mà???

Lúc này, năng lượng xã hội nên dành cho yêu thương và quan tâm, thay vì giận dữ, thưa các ông bà!

 

 

SỰ BẤT LỰC CỦA DÂN NGHÈO *

FB Phạm Minh Vũ

Hôm qua tôi xem một clip, người đàn ông có lẽ là chủ trọ vào quát nạt đem đồ của người thuê trọ vứt ra ngoài và đuổi đi vì người ta mấy tháng nay không có tiền đóng trọ, người phụ nữ đứng tuổi nhìn khắc khổ đáng thương van xin nhưng... không lay động nổi trái tim của chủ trọ ấy.

Cũng mấy nay, Saigon chứng kiến một cuộc tháo cháy vĩ đại bằng xe máy, khi dòng người đổ xô dọc quốc lộ 1A trực chỉ hướng Bắc, Quốc lộ 13, 14 cũng từng đoàn người về quê, bất đắc dĩ đổ về Cao Nguyên Trung Phần.

Giữa cơn bão dịch, người ta thấy sự bất lực của mọi lớp Nhân dân, nhất là Dân nghèo, sự yếu kém của chính phủ đã đẩy Nhân dân tới bờ vực thẳm.

Hình ảnh anh Grab bình thường thu nhập cũng rất tốt, nhưng đại dịch xảy đến, họ phải ngồi xuống để xin ăn, mới biết sự khốn cùng của người nghèo họ cùng cực ra sao.

Họ bế tắc và túng quẫn, không một lối thoát. Cuộc tháo chạy tán loạn mấy hôm nay, họ đi về Trung ăn và ngủ giữa đường thật tội nghiệp. Ở Saigon này họ không còn đường sống nên phải chạy về quê, sự rủi ro gặp phải ở đây rất đáng lo là dịch có nguy cơ phát tán. Biết làm sao bây giờ?

Cho tới bây giờ, người nghèo tất cả đều nhận hỗ trợ của chính phủ trên tivi, chính phủ bỏ rơi, các tổ chức đoàn thanh niên, MTTQ, hội phụ nữ, Nông dân... đều tỏ ra là các tổ chức ăn hại không hề có sự hỗ trợ nào tới Nhân dân.

Tôi đang suy nghĩ, nếu không có các tổ chức thiện nguyện tự phát, tổ chức Tôn giáo, mạnh thường quân lo cho Dân nghèo những ngày qua thì sẽ ra sao?

Vậy mà trên mạng đầy rẫy sự bất công trong mấy khu dân cư bị cách ly, tiền hỗ trợ chính phủ đều được chia cho gia đình Tổ trưởng Dân phố, lương thực thực phẩm của mạnh thường quân chia cho người nghèo, thế mà tổ trưởng lại chia nhà giàu, mặc kệ người nghèo lay lắt trong bão dịch, sự sống tính từng ngày.

Vậy mà, hôm nay Quốc hội người ta vẫn không bàn tới cách giúp đỡ hỗ trợ người nghèo, hay đưa ra một định chế kiểm soát ngân sách hỗ trợ đúng đối tượng, mà các đại biểu bàn nhau đánh thuế vào các trường đại học, họ tính chuyện làm sao bóc lột trên các mặt trận, mặc kệ người Dân đang khốn cùng.

Đại biểu họ không đếm xỉa tới sự kêu gào CP ngưng thu tiền điện nước của Nhân Dân trong dịch, mà chỉ chờ cờ hội là lao vào họp bàn để xâu xé xương máu của Dân. Chẳng trách, đại biểu QH được dân gọi cho cái tên thân thương là “bọn ve chó”.

Trong khi Nhân dân đang phải lao ra đường ăn xin, Chính phủ bỏ rơi, Quốc hội cũng không đoái hoài, không thèm nhìn tới Dân, mà họ lại chi một ngày hàng tỷ đồng để làm gì thế? Họ bàn thu thuế giáo dục, y tế... sao cho có lợi cho nhóm lợi ích.

Sự tréo ngoe như thế nó vẫn hàng ngày treo trên đầu nhân dân. Đau!

*Tiêu đề do Văn Việt đặt

clip_image023

SIÊU THỊ CỦA LÒNG BIẾT ƠN

FB Gánh Nhau Trong Đời

Thưa mọi người, sáng nay, 26.07, khi Sài Gòn bước vào giai đoạn giãn cách xã hội chặt chẽ hơn, chúng con lại có vinh dự tham gia là những người khách đầu tiên của “Siêu thị 0 đồng” với sự chung tay của Giáo Hội Công Giáo tại phường 19, quận Tân Phú.

“Siêu thị 0 đồng" này được xây dựng từ tấm lòng của tất cả các nhà hảo tâm của các xứ đã theo lời kêu gọi của Đức Tổng giám mục mà đóng góp. Theo đó, 1.000 gia đình khó khăn, bao gồm cả những người dân ở xóm trọ, người lang thang cơ nhỡ ở khu vực Tân Phú sẽ được phát “phiếu mua hàng” trị giá 400.000 đồng. Họ sẽ cùng đến trường THCS Phan Bội Châu. Số 35 Độc Lập, P.Tân Thành, Tân Phú để tự chọn và mua sắm các vật phẩm thiết yếu cho gia đình mình từ rất rất nhiều vật phẩm mà ban tổ chức đã trưng bày sạch đẹp, ngăn nắp và đặc biệt là đảm bảo an toàn mùa dịch.

“Siêu thị của lòng biết ơn” sẽ mở cửa trong suốt tuần này, từ 7g sáng đến 5g chiều. Và đây là điểm đầu tiên trong hành trình chúng ta sẽ mở thêm 10 siêu thị nữa để mang tấm lòng của người dân bốn phương tặng cho bà con vất vả vì Covid ở Sài Gòn.

Ảnh chụp vội sáng nay khi cha Vũ, chánh văn phòng Hội đồng Giám mục ghé đến siêu thị 0 đồng ạ.

clip_image025

clip_image027

clip_image029

clip_image031

TÌNH YÊU THƯƠNG VẪN LAN TỎA

Tóc Ngắn – TGP Sài Gòn 25/7/2021

clip_image033

TGPSG-- “Chính các con hãy cho họ ăn” (Mt14,16)

Lời Chúa trong Tin Mừng Chúa nhật hôm nay chính là động lực giúp linh mục (Lm) Phêrô Nguyễn Thanh Tùng duy trì công việc cứu trợ mùa dịch của giáo xứ Thị Nghè. Gần hai tháng qua, việc bác ái này đã và đang phát triển mạnh mẽ, nên mọi người hay nói vui theo kiểu kinh tế: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn ngàn thành viên của Thị Nghè “làm ăn” phát đạt trong mùa Covid 19.

clip_image035

clip_image037

Ngoài chiếc xe tải 1,5 tấn mượn của Dòng Phaolô từ đầu mùa phong tỏa theo chỉ thị 16, giáo xứ phải “tậu” thêm một chiếc xe 3,5 tấn để kịp cho việc vận chuyển hàng từ xa, giúp cho chương trình cứu trợ được tiếp tục dài hạn. Lm Phêrô đã sử dụng tối đa khả năng và các mối liên hệ Đông Tây Nam Bắc để chương trình ngày càng hiệu quả, hầu cứu trợ được nhiều người hơn nữa khi tình hình dịch bệnh ngày càng hoành hành dữ dội.

clip_image039

clip_image041

Vòng Tròn Yêu Thương không ngừng lan tỏa từ Huế, Đà Lạt, Dốc Mơ về Cù Lao Giêng An Giang rồi trở lên Sài Gòn. Hiện xe gạo 5 tấn mới về, còn xe 3,5 tấn đang đi Trị An ‘lấy hàng’. Sau đó, xe này lại đi Long Thành và Lâm Đồng để nhận rau củ quả do Đức Viện Phụ Xitô cung cấp.

clip_image043

clip_image045

Thật cảm động khi nhìn hình ảnh các nông dân chất phác hiền lành ở Cù Lao Giêng - An Giang đang hái chanh, thu hoạch rau quả, đợi xe tải của giáo xứ Thị Nghè xuống chở về. Già trẻ, lớn bé cùng chung tay làm việc bác ái rất đông vui và dễ thương.

clip_image047

clip_image049

Hiện nay, công tác cứu trợ không chỉ dừng lại ở địa bàn giáo xứ, mà còn mở rộng ra 3 phường 17,19, 21 cùng các phường khác thuộc Quận Bình Thạnh, đi tới Quận 3, Quận 4, Hóc Môn… Mỗi phần quà cứu trợ gồm gạo, trứng, rau củ quả, nước mắm, đường, muối và dầu ăn.

clip_image051

Những gia đình thuộc khu phong tỏa cần sự cứu trợ khẩn cấp, xin liên lạc với Lm Phêrô Nguyễn Thanh Tùng qua số điện thoại di động 0909142162. Xin vui lòng báo số lượng gia đình và tên cùng số điện thoại người đại diện để quà tặng được chuyển đến đầu khu phong tỏa và người đại diện ra nhận để chuyển tiếp.

clip_image053

Nguyện xin Chúa tiếp tục điều hành công việc bác ái của giáo xứ Thị Nghè để tình yêu thương được lan tỏa và nhân rộng trong những ngày sắp tới khi tình hình dịch bệnh vẫn còn rất nghiêm trọng.

tocngan

NGHÈO KHÔNG PHẢI LÀ CÁI TỘI

FB Jak Cares

Mỗi ngày là một niềm vui. Mỗi tối một mình Cha ngồi trên chiếc xe Honda cũ với những hộp cơm và đi những nơi người nghèo ngồi chờ đợi…

Chỉ có những lúc khốn khó như thế này mình mới gặp được họ. Ngày thường họ phải đi làm có thấy được họ đâu. Người có tiền họ ở nhà đóng cửa có ai ra ngồi ngoài đường để xin miếng ăn, chỉ có người nghèo thật sự. Cha nói khi thấy nụ cười của họ Cha nhìn thấy được Chúa đang cười vui với Cha. Mặc dù cực nhưng trong đó có niềm vui và hạnh phúc.

Lm Nguyễn Hiếu dòng Camillo - Cha sống ở Sài Gòn và là một Bác sỹ chuyên về tim mạch. Cha có phòng mạch Chữa bệnh và thuốc miễn phí cho người nghèo.

Dt.090 3781848

clip_image055

clip_image057

clip_image059

clip_image061

clip_image063

VỪA NHẬN QUÀ HỖ TRỢ MÙA DỊCH, CHỊ GÁI KHUYẾT TẬT TẶNG LẠI CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN HƠN

FB Nhật Ký Chống Dịch

Trong thời điểm dịch bệnh khó khăn, tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam lại càng thể hiện rõ thông qua sự san sẻ và đùm bọc lẫn nhau.

Mới đây, một đoạn clip ngắn được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người xúc động. Nội dung bài viết như sau: 'Đang phát quà thì quay được 1 cảnh thật là ấm áp. Một chị khuyết tật được nhận quà nhưng vẫn chia sẻ lại thùng mì tôm cho một người khó khăn khác. Vì chú kia ko có phiếu nhận quà!

Dù nghèo khó vẫn chia sẻ những gì mình có thì đúng thực sự là người giàu có nhất'.

Theo: Afamily

[Văn Việt: Xem clip dưới đây]

 https://www.facebook.com/watch/?v=142701107991035

clip_image069

“NẾU AI CŨNG SỢ THÌ: AI SẼ ĐI CHỐNG DỊCH”

FB Ở Đâu Cũng Chụp

Cảm động, cảm phục và biết ơn là những cảm xúc khi tình cờ thấy được khoảnh khắc này của bạn chiến sĩ tình nguyện viên đang ngày đêm chống dịch ở tuyến đầu.

Cảm động vì những nghĩa cử cao đẹp của sức trẻ đang cháy ngày đêm ở khắp Sài Gòn. Cảm phục vì những hành động dũng cảm, can trường của những trái tim ấm nóng luôn sẵn sàng khi Sài Gòn cần. Biết ơn vì nhờ có các bạn, Sài Gòn mới vững thêm niềm tin để vượt qua cơn đại dịch, người dân Sài Gòn thêm yên tâm vượt qua khó khăn.

Những giọt mồ hôi chẳng ai than, những giọt nước mắt chẳng ai kể. Sau lớp áo xanh phải mặc cả ngày trời, sau những buổi chiến đấu ngày đêm dẫu nắng dẫu mưa luôn là những câu chuyện tích cực kể nhau nghe, những bức hình chụp vội vì đã hoàn thành nhiệm vụ hôm nay, và lại hồi hộp mong chờ góp sức hết mình cho nhiệm vụ ngày mai tiếp đến.

Tình cờ tham gia vào group Go Volunteer! trên Facebook mới thấy được hết những khát khao cống hiến, những tinh thần sức trẻ máu lửa đầy nhiệt huyết của những người con đang sống, làm việc và nương nhờ ở xứ này. Một lời kêu gọi hỗ trợ trực cách ly ngay vùng dịch, mười phút sau đã kín chỗ. Một lời kêu gọi hỗ trợ vận chuyển hàng đến bệnh viện dã chiến, năm phút sau bài viết đã update ngay "Đã tuyển đủ! Cảm ơn mọi người". Một lời kêu gọi tình nguyện hỗ trợ buổi tiêm vaccine, số lượng cần tuyển 50 vậy chớ vào link điền thông tin đã thấy đếm tới số 367. Có nhiều bạn còn nói đùa "bây giờ muốn kiếm được slot làm tình nguyện viên còn khó hơn cả săn sale", vậy mới thấy sức trẻ Sài Gòn máu lửa và nhiệt huyết cỡ nào.

Nhấp vào danh sách đăng kí xem mình có "đậu" hay không, để ý toàn thấy những gương mặt rất trẻ, ô nhập ngày tháng năm sinh là những con số 2K, là những thế hệ Gen Z tràn đầy tự tin và muốn cống hiến hết mình khi Sài Gòn cần, khi đồng bào gọi. Thiệt tự hào biết bao!

Mỗi chúng ta đều là một tế bào nhỏ bé của Sài Gòn rộng lớn. Dù ở nhà an toàn hay đang gồng mình chiến đấu nguy hiểm ngoài kia, mong tất cả luôn giữ được thiệt nhiều sức khoẻ và luôn suy nghĩ hướng đến nhiều điều tích cực, lạc quan và thấu hiểu cho nhau.

Rồi Sài Gòn sẽ khoẻ lại thôi, vì Sài Gòn biết đang có rất nhiều trái tim cùng đồng lòng lúc này, chở che và cùng Sài Gòn vượt qua giông bão,

/

Bức vẽ được tụi mình hoạ lại của một bức hình ghi lại khoảnh khắc thiệt đẹp của những chiến sĩ tình nguyện viên đang ngày đêm chống dịch ở tuyến đầu trong group Go Volunteer!

Bức vẽ nằm trong một project nhỏ mang tên “Sài Gòn chơn thành” vẽ lại những khoảnh khắc thiệt đẹp, biên lại những tỉ tê tử tế giữa Sài Gòn này, mong lan toả được thiệt nhiều năng lượng tích cực đến khắp mọi người.

Project nhỏ bắt đầu thực hiện của @odaucungchup và @p.n.a.r.t

#Saigonchonthanh #odaucungchup #pnart

clip_image071

clip_image073

Xin cảm ơn chơn thành vì một bức hình thiệt nhiều cảm xúc, thiệt nhiều nhiệt huyết của sức trẻ Sài Gòn clip_image075

Hình ảnh từ post bạn Hoàng Ngọc Minh | group Go Volunteer!

TRANH Thăng Fly Comics

Bắc Nam một nhà… chung dưới mái hiên clip_image077

clip_image079