Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Sài Gòn – Những ngày phong thành (19)

TRẦN MẠNH TUẤN BIỂU DIỄN TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN ĐIỀU TRỊ COVID-19

Youtube, 25/7/2021

Một buổi diễn thật sự xúc động với Trần Mạnh Tuấn khi giai điệu của Quê Hương, Về Quê, Diễm Xưa & Còn Tuổi Nào Cho Em và đón nhận được những tiếng vỗ tay nhiệt liệt của các khán giả vô cùng đặc biệt tại khu bệnh viện dã chiến!

Trần Mạnh Tuấn đã từng biểu diễn không biết bao nhiêu sân khấu lớn nhỏ khác nhau trong cuộc đời hoạt động âm nhạc nhưng có lẽ tối qua là một “sân khấu” quá đặc biệt nhất… với khán giả là hàng trăm y bác sĩ, nhân viên y tế và hơn 10.000 bệnh nhân F0 tại khu bệnh viện dã chiến số 3 và số 6. Những giây phút không thể nào quên với Trần Mạnh Tuấn & các nghệ sỹ! ♥️♥️♥️ Chúng ta cùng nhau cố gắng lên nhé! P/s: Cảm ơn BTC, MC Quynh Hoa và các nghệ sỹ. Cảm ơn NAG Quỉ Cốc Tử (Ngo Tran Hai An) đã lưu lại giúp anh những khoảnh khắc đáng nhớ này nhé!

CẢI THIỆN OXY PHỔI BẰNG CÁCH NẰM Ở TƯ THẾ NẰM SẤP

FB Bác sĩ Trương Hữu Khanh

clip_image002

NANOCOVAX SẮP CÁN ĐÍCH - SỰ THẬT HAY ẢO TƯỞNG | VẮC XIN COVID 19 CỦA VIỆT NAM | THỬ NGHIỆM GIAI ĐOẠN 3 

Kiến Thức Y Khoa - BS Huấn

Gần đây vắc xin phòng covid 19 của việt nam tên là nanocovax được báo chí chính thống đưa tin theo chiều hướng phóng đại và giật tít là Nanocovax Sắp Cán Đích. Nhưng sự thật không có màu hồng như vậy. chúng ta đang hiểu nhầm về vắc xin nanocovax này và mình sẽ nói rõ hơn về thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 khó khăn và khác giai đoạn 2 như thế nào , để các bạn thấy rõ hơn về cơ hội của nanocovax.

Trong video này mình sẽ đề cập đến các vấn đề sau:

Đừng đánh tráo khái niệm tính sinh miễn dịch và tính hiệu quả của vắc xin

Chi Tiết Về Thử Nghiệm Lâm Sàng Giai Đoạn 3

Minh hoạ nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 của vaccine covid 19 của astrazeneca và pfizer.

 

NGHE PODCASTS:

CUỘC SỐNG CÔNG NHÂN BÊN TRONG NHÀ MÁY 'VỪA CÁCH LY, VỪA SẢN XUẤT'

Vnexpress – 25/7/2021

Sau 5 lần đăng ký rồi huỷ bỏ, Hồng Giang đã "khăn gói" vào nhà máy vừa cách ly, vừa sản xuất. Cô được phát lều, đồ dùng, thức ăn... để sinh hoạt khép kín và đợi kết quả xét nghiệm lần 3 trước khi làm việc. Xin theo đường link dưới đây để nghe:

https://vnexpress.net/cuoc-song-cong-nhan-ben-trong-nha-may-vua-cach-ly-vua-san-xuat-4330068.html 

CHÍNH QUYỀN CẦN CAN THIỆP GẤP

FB Phan Xuân Trung

Chính quyền TPHCM nên khẩn cấp thành lập các trạm cứu tế cho dân chúng lao động nghèo đang rơi vào tình cảnh thiếu đói do thất nghiệp và bị buộc phải ở nhà do giãn cách.

Nếu chính quyền không làm được thì để cho dân chúng tự mở ATM gạo, mở quán cơm từ thiện, lập tổ phát chẩn tự nguyện và cho dân chúng ra đường để nhận đồ cứu tế.

Hiện nay tình trạng thiếu đói đã bắt đầu vào tình trạng trầm trọng rồi. Vào group Giúp Nhau Mùa Dịch sẽ thấy có quá nhiều hoàn cảnh bị rơi vào đói khổ. Trẻ con không có sữa uống, người thuê nhà ở trọ không còn tiền trả bị xua đuổi, nhiều cặp vợ chồng lao động trẻ thất nghiệp dài hạn, đói ăn, các bà mẹ trẻ đơn thân không nuôi được con nhỏ, người bệnh chạy thận không có tiền trả viện phí...

Nhiều nhà hảo tâm đang ra sức cứu giúp các hoàn cảnh khốn khó nhưng dự báo sẽ mất khả năng trợ giúp trong thời gian ngắn nữa.

Không thể để tình trạng đói kém này xảy ra kéo dài chỉ vì sự sợ sệt lây nhiễm. Cần sớm tái lập lại sinh hoạt bình thường để dân không rơi vào bế tắc. Dự báo trong vài ngày tới, khi sự đói kém lan rộng thì xã hội sẽ xảy ra bất ổn khó kiểm soát.

KHẨN THIẾT ĐỀ NGHỊ CHÍNH QUYỀN QUAN TÂM ĐẾN TÌNH CẢNH CỦA DÂN CHÚNG LAO ĐỘNG TRONG LÚC NÀY.

 

 

VỠ TRẬN!

FB Canh TranThanh

Không thể nói khác về y tế Tp. Hồ Chí Minh khi đọc tin này trên trang facebook của Thầy thuốc nhân dân, Bác sĩ Trần Sĩ Tuấn, nguyên Tổng biên tập báo Sức khỏe và Đời sống.

Một bác sĩ bị bệnh mà gọi điện không có đồng nghiệp nào trợ giúp. Vị bác sĩ đã qua đời một mình. Kinh khủng! Bởi có lẽ các bác sĩ, nhân viên y tế cũng quá mệt mỏi. Quá tải rồi...

Nếu Bộ Y Tế không có giải pháp nào khả dĩ, nguy cơ sụp đổ cả hệ thống là nhãn tiền. Thực sự bây giờ là thời khắc khó khăn. Rất khó để khắc phục trong ngày một ngày hai, bởi đây là hậu quả của chiến lược chống dịch sai lầm: quá chú trọng vào phong tỏa, truy vết, cách ly, xét nghiệm... mà không chú trọng đúng mức đến hệ điều trị. Không đầu tư đủ nhân tài vật lực cho hệ điều trị. Giờ đây hệ điều trị của TP.HCM đang quá tải. Thầy thuốc có ba đầu sáu tay mà họ không có máy móc, có giường, có xe cấp cứu... họ cũng đành giơ tay bất lực mà thôi.

Trường hợp tử vong của vị bác sĩ trong TP.HCM gợi nhớ đến mấy ca trên Bắc Giang vừa qua: cô công nhân 38 tuổi, tối còn gọi điện về nhà, sáng hôm sau đã tử vong vì không được cấp cứu kịp thời vì lúc đó Bắc Giang hoàn toàn không có ICU, ECMO! Nhưng chỉ thời gian sau, khi trên đó đã có đủ trang thiết bị, hai nam công nhân cũng 38, 39 tuổi bị covid nặng. Phải dùng ECMO, nhưng cũng chỉ một tuần sau họ đã ra viện, khỏe mạnh...

Nhắc lại chuyện đó để thấy tầm quan trọng của trang thiết bị và con người thầy thuốc vận hành, điều trị trong việc chữa covid. Nhưng cả trang thiết bị và con người đều phải có thời gian chuẩn bị. Không phải ngày một ngày hai mà xong. Cần phải có thời gian. Mà dịch bệnh thì nó bất ngờ đổ đến sầm sập chả cần đợi ai cho phép. Ai đó tỉnh táo thì phải chuẩn bị trước, cho mọi tình huống có thể xảy ra...

Còn bây giờ, chỉ biết cầu trời cho dịch bệnh tại TP.HCM sẽ sớm đi xuống. Cầu trời cho ít bệnh nhân nặng, thì sẽ có đủ giường nằm, máy móc, con người phục vụ. Cầu trời những điều đó sẽ thành sự thật.!

Còn các bạn của tôi trong thành phố, hãy tự bảo vệ mình. Tôi đã có một bài về hướng dẫn cách TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN NẾU MÌNH LÀ F0, F1, đăng trên trang này và web: http://nguoikechuyenkinhbac.com/ mục THUỐC VÀ SỨC KHỎE.

Trong trường hợp bạn bị sao đó, nếu cần đến sự tư vấn của tôi, xin hãy gọi điện, vào bất cứ thời điểm nào, tôi luôn sẵn sàng!

Số ĐT: 0983331628.

clip_image004

TỪ VIỆC "TỦ LẠNH KHÔNG THIẾT YẾU": PHẠT ĐÚNG LỖI HAY CỐ TÌNH BẮT LỖI ĐỂ PHẠT?

FB Hoàng Nguyên Vũ

Đi mua cái tủ lạnh, shipper đi giao mà bị phạt, phải nói thẳng là trên cả mức vô lý.

Chữ "thiết yếu" được đặt ra và nên dùng cái đầu có logic mà phân tích: tủ lạnh là công cụ dự trữ thức ăn (vô cùng quan trọng trong mùa giãn cách). Nó hỏng thì mới đi mua. Chứ không dưng đang dịch giã tự dưng người ta đi mua tủ lạnh làm cái gì nếu không thực sự cần?

Vậy, tủ lạnh có thiết yếu không? Rất thiết yếu. Thế thôi mà cũng đè người ta ra phạt làm cái gì cho phản cảm?

Dĩ nhiên, mấy ông chạy rông, mấy ông khoái ra khỏi nhà bằng các lý do vớ vẩn, không ở nhà đi cho yên, thì phạt là đúng, là đáng. Không những phạt mà nếu chứng minh được việc làm lây lan dịch bệnh, còn khởi tố nữa cơ mà.

Nhưng, không phải cái gì cũng đè ra mà phạt.

Thực ra những ngày ở nhà tôi chỉ ngồi lo một số nỗi: ôi, đường ống nước đừng vỡ, nồi cơm điện đừng cháy, điện đừng có sự cố, bình ga đừng hết, bếp từ đừng hư. Tôi biết cả vạn người cùng lo điều này giống tôi.

Biết là các ông có tính đến phương án này nhưng nói thẳng ra, những ngày này mà bị các sự cố này thì ta nói, còn đen hơn cái tiền đồ của chị Dậu. Nhất là những nhà có F. Không biết các ông có nghĩ đến điều này không?

------------------

Câu hỏi đặt ra: Nếu để cùng thắng dịch thì khâu nào quan trọng nhất?

Dĩ nhiên không phải khâu hô khẩu hiệu, khâu tô hồng hay khâu dân tuý. Bên cạnh tuyến đầu với hệ thống y tế không bị gãy, thì khâu quan trọng không kém, đó là HẬU CẦN cho dân.

Tính đến thời điểm này, đã gần 60 ngày với 4 dạng chỉ thị (15, 10, 16 và 16 cộng), bài toán lương thực thực phẩm cho dân trong giãn cách, kể cả giới nghiêm từ ngày mai, vẫn đang là nhiều điều đáng lo ngại.

Nếu "chống dịch như chống giặc", mà hậu cần cái kiểu này thì chưa kịp gặp giặc đã gặp phải muôn vàn bị động, khốn đốn, thì không biết "chống giặc" kiểu gì đây.

Chống loại "giặc" này, thì bài toán an sinh hậu cần mới là bài toán quan trọng nhất. Đa phần người dân đều chung quan điểm: khó mấy thì khó, cần tiết kiệm chi tiêu chút, ở nhà cho ngoan ngoãn cùng nhà nước chiến thắng đại dịch. Bằng chứng là họ đã ý kiến rằng sao không áp chỉ thị 16 ngay từ đầu cơ mà?

Nhưng câu hỏi đặt ra: khi hết lương thực thực phẩm, kêu ai đây?

Không kêu ai được, đó là sự thật lúc này ở Sài Gòn, ở góc độ chính quyền. Ngoài bạn bè ở vòng ngoài (nếu chưa giãn cách nghiêm ngặt), ngoài những tình nguyện viên quen và ngoài shipper. Nếu một trong ba cái trên, nhất là shipper bị gãy, xong, hiểu dân sống thế nào rồi đó.

-----------------

Có quá phí lực lượng khi mà dịch bệnh ngày càng khôn lường?

Khu tôi có thêm F0, nhà giăng dây, phía trước là một cái dù che, một cái bàn, mấy cái ghế, công an khu vực và thanh niên tình nguyện, dân phòng ngồi gác. Nhìn anh em ngủ gật giữa mưa, muỗi chích, khẩu trang rơi xuống, tôi tá hoả ôm máy gọi anh chủ tịch phường:

"Anh ơi, chỗ này nhà tôi có camera. Nếu cần, tôi cho các anh truy cập. Biết là nhiệm vụ anh em phải làm nhưng đẩy anh em ra những chỗ nguy hiểm như thế, anh em bị gì, thì các anh tính sao? Rồi gia đình họ nữa, có phải tạo điều kiện cho dịch bùng không?"

Tôi biết, khu vực dân có ý thức thì anh em không cần trông, họ cũng không ra ngoài. Nhưng những khu vực dân vô ý thức, thì phải trông. Cũng tội anh em lắm, họ có vấn đề gì, nhiều khi chưa dập được dịch chỗ này lại bùng lên chỗ kia.

Nhưng cái đà F0 ở nhà nhiều thế này, đưa anh em ra giữa đường giữa hẻm mà ngồi ngày ngồi đêm thế này, chả khác gì để anh em nhiễm bệnh khi mà chủng này là chủng siêu lây nhiễm?

Quay lại mấy anh em giao thông tăng cường ra đường tìm mấy ông bà ngoài đường phạt, có thật sự khoa học không? Thưa là không. Nói thì đừng nghĩ bi quan chứ Sài Gòn giờ sờ đâu cũng thấy người nhiễm. Anh em giao thông tiếp xúc gần, hỏi han, ký văn bản, phạt này nọ như thế, cũng lại là một câu chuyện nhiễm bệnh nguy hiểm không kém.

Hãy làm gì để dân không ra đường và để anh em tiết kiệm lực lượng, khi mà dịch bệnh còn chưa biết trước thế nào.

Chứ giờ đổ xô đi tìm người mà phạt để thể hiện sự "cứng rắn" thì đây là cái "cứng dễ gãy" chứ không phải cứng hiệu quả.

Khi mà khái niệm từ thiết yếu còn chưa rõ ràng thế này, thì làm sao mà giải được bài toán an dân chống dịch đây chứ?

 

 

BỮA CƠM TỪ RAU, CỦ HỎNG 'MÓT' Ở CHỢ CỦA CHỊ CÔNG NHÂN THẤT NGHIỆP

Bài ảnh Nguyễn Sơn – Vietnamnet 21/07/2021

Thất nghiệp, không còn tiền trang trải, hễ nghe ở đâu tặng gạo, cho rau củ… chị lại đến xin. Mới đây, để có cơm cho gia đình 4 miệng ăn, chị phải cầu cứu người thân ở quê gửi tiền, thực phẩm vào hỗ trợ.

clip_image006

Chị Hồng và chồng thất nghiệp đã nhiều ngày nay.

Bữa cơm từ thực phẩm xin, cho

Một chiều giữa tháng Bảy, chúng tôi theo chân đoàn từ thiện đến căn phòng trọ bé xíu nằm cuối con hẻm chật và tối. Biết chúng tôi đến gửi quà hỗ trợ, chị Hà Thị Hồng (tạm trú tại khu trọ số 79/9 đường Liên khu 8-9, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM) vui mừng nói: “Cầu được ước thấy”.

Chị nói: “Trưa nay, tôi còn đang nói chuyện với mấy người chung dãy trọ là ở những chỗ khác, người ta được nhận quà, thức ăn, gạo. Không biết khi nào mình mới được giúp đỡ như thế. Thế mà, mới nói xong, tôi đã được mọi người đến cho quà. Vui quá chừng”.

Nhận phần gạo cùng một số rau củ, chị không giấu nổi sự xúc động. Chị đưa phần gạo cho đứa con gái út khoảng 4 tuổi. Bé cứ ôm túi gạo như ôm món đồ chơi quý giá, yêu thích nhất của mình. Thấy chúng tôi muốn hỏi chuyện, chị và chồng vội xếp gọn bữa cơm chiều đang dang dở vào giữa căn phòng chật chội.

clip_image008

Đây được xem là bữa cơm ngon của gia đình chị khi cả hai vợ chồng chị Hồng đều thất nghiệp kéo dài vì dịch bệnh.

Dưới nền nhà, trên chiếc mâm nhôm cũ, bữa ăn của gia đình chị chỉ vẻn vẹn nồi canh rau muống, đôi ba khứa cá kho lại nhiều lần, cháy đen, dính chặt vào đáy chảo và chút khổ qua xào trứng. Chị nói, đây là bữa cơm ngon trong những ngày qua.

Bữa cơm ấy là tập hợp của những loại thực phẩm xin, cho. “Mấy thứ tôi nấu ở đây đều do tôi đi xin về hoặc được người ta cho. Như mấy khúc cá ở đây, tôi được một chị đi bán vé số cho. Chị ấy hay đi, người ta thương nên cho cá về ăn. Thấy nhà tôi có con nhỏ lại thiếu thịt cá, chị ấy chia lại cho một ít. Tôi và chồng thất nghiệp mấy tháng nay nên cuộc sống chật vật lắm”, chị Hồng nói.

Trước dịch, chị Hồng gia công nón vải ở nhà, chồng làm công nhân trong xưởng sản xuất bao bì. Dịch bệnh ập đến, công ty nón tạm thời đóng cửa. Chị thất nghiệp. Sau chỉ thị 16, công việc lúc có lúc không với mức lương ít ỏi của chồng chị cũng ngưng trệ. Gia đình vốn đã túng thiếu nay càng thêm thắt ngặt.

Chị Hồng chia sẻ: “Lúc còn đi làm được, thu nhập của vợ chồng tôi vừa đủ để trang trải tiền nhà, điện, nước, sữa cho bé út và đứa con lớn đi học. Nay cả hai thất nghiệp, chúng tôi không có tiền để xoay sở. Thấy tôi khổ, hàng xóm thương cho đồ ăn, gạo, mì”.

“Mấy chị em khác có thực phẩm ở quê gửi vào cũng chia cho tôi con cá, miếng thịt. Những lúc nhà không còn gì ăn, không ai còn gì để san sẻ, tôi ra cửa hàng bách hóa, chợ… nhặt rau, củ hỏng về nhà ăn tạm. Con bé út thèm sữa, tôi chạy ra tiệm tạp hóa quen xin mua thiếu”, chị kể thêm.

Cầu cứu gia đình ở quê

Chiều 19/7, chị Hồng và người bạn cùng dãy trọ gần như không nghe thấy tiếng sấm rền vang cùng cơn mưa dông ầm ào kéo đến.

Cả hai ngồi trước cửa phòng trọ, cắm cúi nhắn tin, trao đổi với những hội nhóm thiện nguyện ở quê. Chị cầu cứu, xin họ gửi vào những phần thực phẩm để cầm cự, chống chọi với cái đói.

clip_image010

Nhiều gia đình khác đang thuê trọ tại dãy phòng trọ này cũng rơi vào tình thế khó khăn vì thất nghiệp.

Mấy ngày qua, chị chỉ biết giam mình trong căn phòng trọ chật hẹp cùng nỗi lo thiếu gạo, thiếu rau. Mỗi khi hết thực phẩm, chị lại lân la lên mạng xã hội để tìm các địa chỉ có hoạt động phát, gửi tặng thực phẩm. Biết ở đâu có phát gạo, rau, củ chị lại đạp xe đến xin.

“Mấy hôm trước, khổ quá chịu không thấu, tôi gọi điện về quê xin cứu trợ. Người nhà gói gém thực phẩm, định gửi vào cho tôi. Nhưng việc gửi xe, ra nhận hàng khó khăn quá, đứa cháu gửi cho tôi 1 triệu đồng sống tạm”, chị chia sẻ.

Thế nhưng, số tiền ấy vào lúc này chẳng khác gì như muối bỏ bể. Chị đến cửa hàng thực phẩm mua chút ít đồ ăn, đôi ba hộp sữa cho con gái nhỏ. Dẫu đã dè xẻn hết mức, chỉ trong chớp mắt, số thực phẩm vừa mua hôm nào đã hết veo. Chị lại phải đi xin.

clip_image012

Một số em bé ở đây đang trong tình trạng thiếu sữa.

Chị kể, sáng 19/7, nghe một nhà thờ ở gần nhà có cho rau củ, chị cùng mấy người chung dãy trọ đến xin. Đợi nửa giờ đồng hồ, chị mới xin được 2 bọc rau về chia cho những người ở cùng dãy trọ nấu lấy bát canh.

Trên đường về phòng trọ, tình cờ gặp trưởng khu phố, chị Hồng trình bày việc dãy trọ đang thiếu rau củ trầm trọng. Cuối ngày, chị và những phòng trọ còn lại được vị này gửi tặng mỗi gia đình một bó rau muống tươi ngon.

Chị tâm sự: “Lúc này, những người thất nghiệp như chúng tôi thực sự rất khó khăn và chỉ biết trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, hội, nhóm thiện nguyện. Ngày 13/7, chủ nhà trọ có đến lấy danh sách người thuê phòng trong diện được hỗ để xem xét”.

clip_image014

Để cứu vãn tình thế thắt ngặt, chị Hồng đã cầu cứu người thân, các hội, nhóm thiện nguyện ở quê nhà.

“Đến ngày 20/7, chồng tôi mới được nhận tiền hỗ trợ. Suốt 7 ngày trước đó, khó khăn quá, tôi phải cầu cứu các hội, nhóm từ thiện ở quê. Thông qua mạng xã hội, tôi biết được họ đang lên kế hoạch gửi thực phẩm vào hỗ trợ người dân tại TP.HCM. Thế nên, tôi đã nhắn tin xin họ hỗ trợ vì thực sự đang rất thiếu thốn, chật vật”, chị nói thêm.

Bước đầu, chị Hồng đã nhận được sự phản hồi tích cực từ các hội nhóm thiện nguyện ở quê. Các tổ chức này đã xin địa chỉ của chị Hồng cùng những hộ khó khăn sống chung dãy trọ với chị.

“Hôm trước, cả nhà tôi ăn cháo trắng rồi đăng lên mạng. Người ở quê thấy thế cũng xin địa chỉ và nói sẽ gửi cá, sữa vào cho bé nhà tôi. Tôi đã liên hệ, xin họ hỗ trợ hết cho 8 phòng trọ trong dãy phòng này. Thôi thì được bao nhiêu hay bấy nhiêu, chúng tôi cứ san sẻ với nhau mà sống trong thời khắc khó khăn này. Mọi chuyện cũng sẽ qua thôi”, chị Hồng nói.

BÀI HÁT “SÀI GÒN ÔM TÔI”

Phạm Anh Khoa - Mr. Pak

Một khúc ca yêu thương dành cho Sài Gòn vào những ngày đặc biệt nhất.

Sáng tác: Hà Quang Minh

Trình bày: Phạm Anh Khoa

Sản xuất âm nhạc: Nguyễn Thanh Nhật Minh

Guitar: Nhật Minh - Khương An

Harmonica: Quốc Khánh

Thu âm và hậu kỳ: M'Acoustic Studio

Hình ảnh đồ hoạ : Trần Trung Lĩnh

Bản quyền hình ảnh : SiLart Studio

Dựng phim : Vinh Phạm

--------------

Lời:

Có những ngày loanh quanh, bước chân không muốn về.

Ngày thì dài lê thê, nỗi buồn cũng lê thê.

Có những ngày lang thang mang tủi hờn não nề.

Về đâu, về đâu?

Về đâu, về đâu?

Rồi gặp người thoáng qua, nụ cười thoáng qua.

An ủi vài câu, vỗ về vài câu.

Một lời mời dễ thương, cuộc nhậu dưới sương

Tâm tình cùng nhau, xua buồn rầu tan mau.

Và Sài gòn ôm tôi, trong tay từng người, ôm trong nụ cười, tay ôm gần gụi.

Và Sài gòn ôm tôi, xoá tan bao bùi ngùi, xoá tan hờn tủi, ngang qua đời tôi.

Sau những ngày chơ vơ, thấy yêu thêm phố phường.

Bạn bè, em, anh là Sài gòn vây quanh.

Sài gòn ở đâu xa? Ở trong tim mỗi người. Cho tình người bay lên. Cho tình mình bay lên.

Sài gòn ôm tôi. Ôm tôi Sài gòn, Sài gòn ôm tôi. Ôm tôi Sài gòn.

“HÃY ĐI VÀ LÀM NHƯ VẬY”

Nt. Mary Thesere Mai Thương – TGP Sài Gòn 25/7/2021

TGPSG- Hãy đi và hãy làm như vậy!”. Đó là lời mời gọi của Chúa Giêsu với mỗi người chúng ta qua dụ ngôn "Người Samari Nhân Hậu" (Lc 10,25-37).

Đáp lại lời mời gọi của Đức Tổng Giám mục Giuse - Tổng Giám mục Giáo phận Sài Gòn - ngày 22-7-2021, gần 200 linh mục, tu sĩ thiện nguyện từ nhiều Hội Dòng đã lên đường vào các bệnh viện dã chiến - nơi điều trị bệnh nhân bị nhiễm Covid - để chung tay góp sức với ngành Y tế nơi tuyến đầu chống dịch và chăm sóc các bệnh nhân.

clip_image016

Các linh mục, tu sĩ đã can đảm ra đi, chèo ra chỗ nước sâu, đầy nguy hiểm với lòng nhiệt thành, với tình yêu thương nồng cháy của con tim dâng hiến mà không cần "vốn liếng" nào khác ngoài Chúa Quan Phòng. Các linh mục, tu sĩ cũng giống như các môn đệ trong dụ ngôn Chúa Hóa Bánh ra nhiều, sẵn sàng dâng cho Chúa cái ít ỏi của mình là 5 chiếc bánh và 2 con cá nhưng qua bàn tay Chúa, Chúa đã làm phép lạ nuôi hơn 5000 người ăn no nê (Mt 14,13-21). Ra đi với con tim chạnh lòng thương và đôi bàn tay rộng mở là tất cả những gì họ có. Họ biết trước sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn khi các bệnh viện dã chiến - nơi chỉ mới thiết lập trong thời gian ngắn, trang thiết bị y tế, dụng cụ làm việc rất thiếu thốn...Nơi đây, bữa cơm có khi được đem đến không đúng giờ và có khi cơm đã tới nhưng không thể nuốt nổi vì quá mệt, chỗ ngủ không được yên tĩnh, không nệm ấm chăn êm như khi ở Nhà Dòng… và trên hết họ biết rõ: nếu không may họ có thể nhiễm bệnh, thì không những không thể chăm sóc bệnh nhân mà còn phải nhờ đến người khác chăm sóc họ. Nhưng vượt qua tất cả những lo lắng sợ hãi đó, các linh mục, tu sĩ đã và vẫn tiếp tục lên đường. Nơi đây họ thấy, họ thấu cảm với sự vất vả kiệt lực của các bác sĩ và nhân viên y tế - những con người ngày đêm chiến đấu với tử thần để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Các linh mục, tu sĩ làm gì tại các Bệnh viện dã chiến?

Các linh mục, tu sĩ của chúng ta không hề ngại khó, ngại khổ đã dấn thân và làm theo sự phân chia của ban lãnh đạo tại các bệnh viện - nơi họ được gửi tới.

Trong đợt ra quân đầu tiên có gần 200 linh mục, tu sĩ lên đường: trong đó có 108 vị đến bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 - nơi có 1.000 giường điều trị Covid, nơi tập trung nhiều bệnh nhân nặng và phải thở máy nhiều nhất. Bệnh viện điều trị Covid này có 9 lầu, với 3 khoa ICU: ICU bệnh viện Chợ Rẫy, ICU bệnh viện 115 và ICU bệnh viện Nhân Dân Gia Định.

clip_image018

Trong các bệnh viện, các Linh mục, Tu sĩ không có chuyên môn nên không thể trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, nhưng họ chính là những cánh tay nối dài để hỗ trợ các khâu hậu cần, vận chuyển đồ đạc, dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác thải, nhất là rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm, phụ thay tã, thay drap giường, lau chùi máy móc... Các Tu sĩ được phân chia giờ làm theo ca trực của nhân viên y tế. Công việc tưởng đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào vì tất cả đều phải mặc đồ bảo hộ và đeo khẩu trang kỹ lưỡng trong suốt thời gian làm việc nên rất mệt, nóng và rất cực khổ.

clip_image020

Dưới đây là chia sẻ của Nữ tu Bác sĩ Hương Thảo - Tu sĩ Dòng Đa Minh Rosa - hiện đang phục vụ tại Bệnh viện dã chiến số 12, nơi mới được trưng dụng từ cụm chung cư R5, Bình Khánh, Quận 2 từ ngày 19/7/2021.

“Có lẽ ai cũng thắc mắc công việc của các tình nguyện viên là Tu sĩ trong các bệnh viện dã chiến là gì?”

Vâng, đó là tất cả các công việc: từ vận chuyển vật dụng y tế, vật dụng gia dụng, sửa chữa điện nước, chuẩn bị phòng bệnh cho vài ngàn bệnh nhân… đến việc hỗ trợ tâm lý cho các bệnh nhân stress, chuẩn bị hay nhập hồ sơ bệnh án, làm bệnh án cho bệnh nhân ở khoa lâm sàng, giúp đỡ các y-bác sĩ vận chuyển bệnh nhân ở khoa cấp cứu...

Nhiều người muốn lưu lại hình ảnh đẹp và trực tiếp nhưng những hình ảnh ấy chẳng thể ghi lại bởi vì mọi việc xung quanh luôn tấp nập và mọi thứ đều phải đảm bảo chế độ ít nguy cơ lây nhiễm nhất. Mỗi người một nhiệm vụ, mỗi người mỗi nơi, mỗi việc nên chẳng thể săn được ảnh đẹp để kể cho mọi người... Nhưng chắc chắn một điều là ở nơi này, chỗ nào cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc ít nhất là mức trung bình... và mọi thứ ở bệnh viện dã chiến số 12 chỉ mới bắt đầu…

clip_image022

Tuần sau, số bệnh nhân sẽ nhiều hơn, khoảng 5000 người… Lúc đó không biết với lực lượng y-bác sĩ quá mỏng (Khoa lâm sàng hiện tại chỉ có 7 bác sĩ chính, cộng thêm 1 bác sĩ tình nguyện là mình) thì chiến lâu dài thế nào được?...

Sau giờ làm việc, ăn uống hay tiếp xúc với nhau cũng cần giữ khoảng cách an toàn. Mọi người cẩn thận cho mình cũng là giữ gìn sức khoẻ và sự bình an cho gia đình, cộng đoàn và những người xung quanh.

Hơn nữa, ngoài việc điều trị bệnh, các y-bác sĩ còn phải kiêm luôn việc giúp các bệnh nhân sống lạc quan, ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ, tập luyện sức khoẻ thể chất và tinh thần để cho bản thân bệnh nhân mau bình phục và về nhà với người thân, mà cũng là để Sài Gòn mau trở lại nhịp sống năng động vốn có, vì ai cũng thương lắm Sài Gòn ơi!...””.

clip_image024

Cảm ơn các linh mục, tu sĩ đã hăng hái lên đường phục vụ nơi tiền tuyến. Các anh chị em hãy an tâm vì ở hậu phương, Đức Tổng Giám mục Giuse, các Linh mục, tu sĩ cùng toàn thể mọi người trong Hội Dòng, trong Giáo phận luôn ủng hộ và đồng hành cùng anh chị em bằng lời cầu nguyện, bằng những hy sinh âm thầm và những đóng góp cách này hay cách khác để cùng chung tay chống dịch, góp phần đem lại an vui, hạnh phúc cho mọi người, cho Sài Gòn thân yêu.

clip_image026

Xin mọi người cùng tiếp tục cầu nguyện cho các tình nguyện viên để họ được bình an, mạnh khỏe và có thêm nghị lực phục vụ tới cùng.

Nt. Mary Thesere Mai Thương

Dòng Chúa Quan Phòng

 

 

NHẬT KÝ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN: NGÀY ĐẦU TIÊN

Maria Hồng Hà CMR – TGP Sài Gòn 23/7/2021

clip_image027

- Reng… reng... reng – Tiếng điện thoại đổ dồn

- Dạ, con nghe nè má.

- Má xem ti vi thấy ở Sài Gòn dịch bệnh lắm phải không con, cẩn thận giữ gìn sức khỏe nghen con.

- Dạ, à má ơi, con đăng ký tình nguyện vào khu cách ly để phục vụ và chăm sóc bệnh nhân ở đó.

- Ừ chăm sóc người bệnh là chăm sóc Chúa, con cứ đi, má sẽ cầu nguyện cho con

Câu nói của má như tiếp thêm động lực để tôi hăng say lên đường đến với những bệnh nhân đang cô đơn, đau đớn vì nhiễm Covid 19.

Khi hòa mình với gần 300 anh chị em tu sĩ và các bạn tình nguyện viên, tôi thấy mình thật mong manh, nhỏ bé. Tôi ước mình có thể trở thành hạt muối, trở thành ánh sáng để thêm vào một chút mặn tình người và lan tỏa ánh sáng hy vọng của lòng thương xót Chúa giữa cơn đại dịch Covid 19.

Với bài học của ngày đầu tiên "rửa tay đúng quy trình, đúng cách" đã giúp tôi bảo vệ chính mình một cách đơn giản, nhưng cũng rất quan trọng. Tôi và các anh chị em tình nguyện còn được các bác sĩ và nhân viên y tế tại bệnh viện hướng dẫn cách mang đồ bảo hộ và cách cởi ra để bảo vệ cho mình và cho người khác. “Các bạn phải bảo vệ sức khỏe cho các bạn tốt thì mới giúp người khác được”. Câu nói của 1 bác sĩ tại bệnh viện làm tôi  ý thức hơn mọi công việc mình làm. Và tôi cảm thấy hạnh phúc vì biết bao y bác sĩ vẫn đang ngày đêm cùng với các bệnh nhân chống chọi với dịch bệnh.

Lạy Chúa, xin Chúa luôn đồng hành với tất cả chúng con. Amen.

TP Thủ Đức 22-7-2021

Maria Hồng Hà CMR

NHẬT KÝ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN: NGÀY THỨ HAI

Maria Hồng Hà CMR – TGP Sài Gòn 25/7/2021

clip_image029

TGPSG-- Tại bệnh viện Hồi Sức chống Covid 19, nhóm Tình nguyện viên chúng tôi được phân chia vào các khoa bệnh khác nhau, mỗi khoa 20 người. Nhóm 20 người này được chia thành 4 tốp để thay phiên nhau trực 3 ca, mỗi ca 8 tiếng giống như các ca trực của nhân viên y tế tại đây. Nhóm của tôi trực tại khu ICU (Hồi sức tích cực) với 50 giường bệnh, đa số phải thở máy.

Tại khoa ICU, các bệnh nhân không có người thân bên cạnh để chăm sóc nên các bác sĩ và điều dưỡng rất vất vả. Ngoài việc theo dõi, chăm sóc từng nhịp thở, nhịp tim, các vị lương y này còn phải lo cho bệnh nhân ăn uống, thay đổi drap giường nữa.

Tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm covid 19 nên việc mặc đồ bảo hộ là rất cần thiết. Việc sát khuẩn và thay găng tay cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt: mỗi người phải đảm bảo đeo 3 đôi găng tay và sau khi chăm sóc bệnh nhân xong thì phải thay đôi khác.

clip_image031

Lần đầu bước vào phòng bệnh, hình ảnh những bệnh nhân đang oằn oại vì đau đớn đập vào mắt tôi. Họ chính là những anh chị em của tôi đó! Tôi thấy đau nhói trong trái tim mình! Quên hết nỗi hồi hộp, lo lắng ban đầu, tôi vội bước đến giúp họ một chút trong việc thay đồ, lau mặt. Nhìn khuôn mặt khô ráp giống như không còn cảm giác của các bệnh nhân (có người vẫn còn đọng giọt nước mắt đã khô nơi khóe mắt), tôi có cảm tưởng mình đang lau khuôn mặt đau đớn của Chúa Giêsu. Đứng trước một người phải thở từng hơi mệt mỏi và không thể ăn, chúng tôi đã phải đổ từng muỗng sữa qua ống ăn với hy vọng giữ cho hơi thở của họ tồn tại và nhờ dinh dưỡng, kết hợp với quá trình điều trị sẽ giúp họ hồi sinh sự sống...

Dù phải chăm sóc các bệnh nhân nhiễm covid trong bộ quần áo bảo hộ nóng nực, vướng vít nhưng trái tim và đôi tay của tôi không hề bị cản trở, gò bó hay khép kín lại. Từng khuôn mặt đau đớn của các bệnh nhân đã in dấu ấn không phai trong trái tim tôi. Từ tận đáy lòng của tôi đang vang vọng lời mời gọi YÊU THƯƠNG và PHỤC VỤ. Vâng, tôi sẽ cầu nguyện và phục vụ họ trong yêu thương và bác ái.

Lạy Chúa, khuôn mặt của những bệnh nhân đang đau đớn kia chính là khuôn mặt của Chúa mà con có dịp được yêu thương và phục vụ.

Maria Hồng Hà CMR

CÂU CHUYỆN SỚM!

Tiểu Ất – Group Go Volunteer !

2:21AM... ĐIỆN THOẠI VẪN REO.....!

Đội hình tình nguyện trực tổng đài cấp cứu 115 được 1 tuần tuổi.

"Ra đời sau" với tính cấp thiết của thế cuộc trong cuộc chiến chống dịch covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh.

Chỉ mới một tuần tuổi nhưng 34 chiến sĩ tình nguyện #GoVolunteer của đội hình TÌNH NGUYỆN TRỰC TỔNG ĐÀI CẤP CỨU 115 như một gia đình thật sự, luôn dìu dắt nhau, chỉ bảo, chia sẻ và gánh vác công việc cho nhau và đó là điều làm tôi cảm động và quý nhất và chúng tôi gọi đó là Tình đồng đội.

Nghe ca này thiếu, các thành viên chưa đến kịp thì người ca trước lại nhắn tin xung phong "để em trực thế cho bạn, em còn làm được", bạn thì ở nhà tức tốc chạy lên Trung tâm để hỗ trợ, vì chỉ sợ không đủ line nghe, người bệnh gọi đến mà cứ "tít...tít...tít......tít", tâm lý lại càng nặng nề và lo sợ.

8 tiếng một ca nhưng vô cùng áp lực khi tiếng điện thoại cứ reng liên tục và không bạn TNV nào muốn bỏ lỡ 1 cuộc gọi.

Hiện nay, tình hình dịch ngày càng phức tạp, một số bạn tình nguyện viên bị rơi vào các vùng phong tỏa hoặc trở thành các F và vì sự an toàn cho đồng đội, cho Trung tâm, các bạn cũng đã tự rút lui về để theo dõi sức khỏe và đảm bảo an toàn cho cả đội.

Câu nói sợ nhất trong tuần đó là: Anh ơi ! Em xin lỗi, em ......, em không thể đồng hành cùng anh và các bạn nữa.

GỬI ĐẾN CÁC BẠN TNV ĐỘI HÌNH TÌNH NGUYỆN TRỰC TỔNG ĐÀI CẤP CỨU 115.

Anh chỉ mong muốn các bạn hiểu tính chất nhiệm vụ của mình đang đảm nhận, bản thân các bạn phải giữ sức khỏe, phân chia thời gian trực khoa học, an toàn để đội hình Tình nguyện trực tổng đài cấp cứu 115 được vận hành xuyên suốt và góp phần nhỏ vào công tác chung tay phòng chống dịch COVID-19 của Tuổi trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh.

GỬI ĐẾN CÁC BẠN TNV CỦA #GOVOLUNTEER

Với tình cảm của người bạn, người đồng đội, thành viên tình nguyện của #GOVOLUNTEER, rất mong các bạn cố gắng giữ sức khỏe, giữ an toàn cho chính bản thân mình (giữ bản thân được an toàn cũng chính là giữ an toàn cho những người xung quanh). Cùng nhau lan tỏa vùng xanh, đánh "banh" COVID nha.

TRANH Thăng Fly Comics

Công nhân vệ sinh môi trường. clip_image033

clip_image035