Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

Thơ Trần Lê Sơn Ý

Vũ Thành Sơn

Đọc thơ của Trần Lê Sơn Ý tôi mới nhận ra một điều: thơ chỉ dành cho những người mất trí nhớ. Điều đó không hẳn có nghĩa là thơ sẽ nói về sự quên lãng; không, ngay cả sự quên lãng cũng bị lãng quên.

Giống như khi bạn đang bước đi dọc theo một triền cỏ và nhìn ra trước mặt một màu trắng xóa mênh mông nước, thơ sẽ chẳng bao giờ mách bảo cho bạn biết đâu là dòng sông, đâu là cánh đồng và con tép bạc. Và lúc đó chúng ta, những con người lẩm cẩm mà thời gian đang lần lượt bỏ lại phía sau, chỉ có thể bước đi theo nhịp đập của trái tim mình.

Đôi khi chúng ta vẫn tự hỏi làm thế nào để có thể sống sót trong một thời đại mà mọi chuẩn mực, mọi giá trị đang bị lung lay đến tận gốc:

Người già lm bm điu chi không rõ

Chnghe thy con chó dưới sân nhà rên r

Gã hàng xóm say chi nhng li gì tôi nghe hoài không hiu.

(Lại Free-flow vào đêm không ngủ)

Hỡi người khách lạ, bạn sẽ làm gì trong giây phút khốn cùng ấy, hay chỉ Ngi. Nhìn. Nghe, chờ Godot và cảm thán Con mèo lnào chbiết ngoi ng?

Ta bn bu biến mt

Cuc sng vn mù tăm

(Sẻ và Hoàng Yến)

Tôi ít nhiều dè dặt với thái độ đó bởi vì tôi nghĩ có thể nó chẳng mang đến bao nhiêu hy vọng cho mình. Trần Lê Sơn Ý có một lựa chọn khác:

Tôi chnhìn vào stht

Để được gii phóng

(Đêm đó trước gương)

Và cô:

Thc. Viết. Nh

Để quên

(Lại Free-flow vào đêm không ngủ)

Bạn sẽ hỏi sự thật gì?

Đêm đó trước gương không phi mơ – tôi thy vú mình hóa thành hai chiếc sng hươu

Sng trang trí cho hươu hay để cân bng vi cp giò nhanh như gió

Vú đim tô cho đàn bà hay để cân bng vi ht ging gian xo, bi bc, nhdạ được gieo ta tăng tkiếp

Đêm đó trước gương

Tôi thy cp sng vướng vào cây mà chết

Đợi thsăn mà chết

(Đêm đó trước gương)

Không hẳn tôi hoàn toàn chia sẻ nhưng có lẽ tôi thích thái độ này của Trần Lê Sơn Ý hơn. Tôi thích cái cách mà cô chế giễu thân phận đàn bà của mình. Cô không đợi Godot, may mắn thay, cô đợi một người thợ săn. Người thợ săn sẽ đến, sẽ mổ bụng con chó sói gian xảo ấy ra và cứu lấy chiếc khăn quàng đỏ. Giấc mơ của cô sẽ được cứu thoát.

Có tht là tôi đã quá mong đợi

hay tôi cũng như mi người chthương khóc khi mt điu sp mt

(Free-Flow 1)

Trong số các nhà thơ nữ Việt Nam đương đại, Trần Lê Sơn Ý có một giọng thơ rất riêng: đằm thắm, nhưng không hề ướt át, than khóc, nhớ nhung, sầu cảm. Thơ cô luôn luôn tra hỏi, vặn vẹo. Tôi thích cái cách cô nghi hoặc về mọi thứ:

Bao nhiêu là đủ cho mt khu rng?

Mt tia chp ngang. Mt đốm thuc tàn. Mt mi la nh.

(Bao nhiêu là đủ?)

về chính thân phận làm người của mình, về chính cái cô đang làm ra mỗi ngày:

Thơ cui cùng là gì?

Mt món quà nho nhcm tay

mt cành khô

mt bông hoa

cái ht

mt tai bèo

Cgì tôi cloay hoay ghìm ginó?

(Free-Flow 1)

hoặc

Có tht tình yêu là thduy nht gii phóng chúng ta thoát khi sc nng và ni đau trong cuc đời

Hay tình yêu là thduy nht trói chúng ta trong chiếc áo choàng trng bn thu ca nó

(Free-Flow2)

Cứ như vậy cô một mình vật lộn với những câu hỏi, cho đến lúc cô bất thình lình nhận ra mình bị kẹt trong một mê lộ không lối thoát:

Người điên để suy nghĩ dt mình đi

Người tnh tưởng anh ta đang dn dt suy nghĩ

Người điên không bao ginhn mình điên

Người tnh luôn chc mình đang tnh (tôi thì tôi không chc)

(Free-Flow 2)

Trong thơ Trần Lê Sơn Ý đầy dẫy những mèo, chuột, hoa lá, con sông, đất đai, thóc lúa, chim chóc như nhiều bài thơ của các giọng thơ nữ khác nhưng bên cạnh cũng nhiều không kém những ợ hơi, xì hơi, đầu xù tóc rối, điên, say, những chi tiết thật nhỏ nhưng cũng hết sức phiền toái trong đời. Không có những đại tự sự, những gẫy đổ hay khát khao kỳ vĩ, mà chỉ có nhìn thy lưỡi mình ngn dn và mc ngược vào trong, nhưng Trần Lê Sơn Ý biết cách làm cho rối bời bời lên tất cả mọi thứ nhỏ nhặt ấy với những dằn vặt, những giấc mơ dài để rồi sau đó cô khép lại một cách đầy hoang mang, ngờ vực.

Tôi cũng biết còn nhiu câu chuyn dài mà thi gian thì ngn

(Free-Flow2)

Bạn hụt hẫng khi người kể chuyện bất ngờ bỏ đi, phải không? Để cho bạn một mình tự hỏi Ai biết được ta đang giao tiếp vi ai - kẻ điên hay người tnh.

Đó là gì?

Đó chính là nghệ thuật.