Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 134): Cung Trầm Tưởng & Phạm Duy: Mùa Thu Paris

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2020)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Mùa Thu Paris – Sáng tác: Cung Trầm Tưởng (thơ) & Phạm Duy (nhạc)

Trình bày: Sĩ Phú (Pre 75)

Đọc thêm:

Trích: PHẠM DUY, CA NHÂN CHẮP CÁNH CHO NHỮNG CUỘC TÌNH

(Trích)

Nguyễn Hoàng Linh

. . . “Phạm Duy – con người mà về cá nhân ông có thể có những ý kiến đánh giá khác biệt, nhưng sự nghiệp âm nhạc đồ sộ của ông – trong đó có mảng tình ca bất tử – sẽ mãi mãi là một phần của di sản văn hóa Việt Nam…”.

Mùa thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Hẹn em quán nhỏ
Rượu rưng rưng ly đỏ tràn trề

Mùa thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công viên lá đổ
Công viên lá đổ
Chờ mong em gắng khổ từng giờ

Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục Xâm
Ngồi quen ghế đá
Ngồi quen ghế đá
Không em ôi buốt giá từ tâm

Mùa thu nơi đâu
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Tóc vàng sợi nhỏ
Chờ mong em chín đỏ trái sầu…

Kinh thành Paris, với những nét tráng lệ và ám ảnh trong thơ của Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, nhạc của Phạm Trọng Cầu, Ngô Thụy Miên, một lần nữa được Phạm Duy khắc họa rất bay bổng và trữ tình trong ca khúc “Mùa thu Paris”, sáng tác năm 1959 dựa trên một thi khúc của Cung Trầm Tưởng.
Trong hai phần trước của loạt bài viết, khi điểm qua sự nghiệp sáng tác tình ca của Phạm Duy, chúng tôi đã nhắc tới “Cô hái mơ”, ca khúc đầu tiên của người nhạc sĩ, phổ thơ Nguyễn Bính, và “Kiếp nào có yêu nhau”, một bản nhạc tình nổi tiếng phổ thơ Minh Đức Hoài Trinh. Thật ra, trong kho tàng ca khúc của Phạm Duy và nhạc tình nói riêng của ông, có không ít những tác phẩm mà phần lời là thơ của các tác giả khác, đã nổi danh hoặc chưa được biết đến khi Phạm Duy phổ nhạc.

Như lời chia sẻ của Phạm Duy, “khởi sự là một người soạn ca khúc, (…) tôi cứ mãi mãi là người soạn ca khúc (…) và tôi chỉ nghĩ rằng nếu tiếp tục soạn ca khúc thì phải thăng hoa nó lên, nghĩa là phải làm sao cho cả hai phần nhạc và lời càng ngày càng tiến bộ”. Ca từ của Phạm Duy rất giàu chất thơ, và có lẽ cũng là một may mắn của ông khi trong mỗi giai đoạn sáng tác, mỗi loại ca khúc, ông đều có những người bạn tri âm – những thi sĩ mà thơ của họ đã được ông chắp cánh trong những nhạc phẩm.

Lý giải về việc đã phổ (và phổ rất thành công) rất nhiều thi phẩm, Phạm Duy cho hay: “Ca khúc của tôi, như mọi người đã biết, về phần lời ca, đa số là do tôi soạn, còn một số là những bài thơ (…) khi được tôi phổ nhạc. Lý do tôi thích phổ thơ cũng rất là giản dị. Trước hết, tôi yêu thơ từ ngày còn bé. Lớn lên, tôi có nhiều bạn là thi sĩ làm thơ hay và làm cho tôi càng yêu thơ hơn lên. Cuối cùng, tôi có một người tình rất yêu thơ tiền chiến và làm 300 bài thơ tình tặng tôi

Nguồn: http://nhipcauthegioi.hu/Van-hoa/PHAM-DUY-CA-NHAN-CHAP-CANH-CHO-NHUNG-CUOC-TINH-3-4711.html