Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

Trò chuyện nhỏ sau bộ phim về một chế độ độc tài

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Sau khi ra khỏi phòng chiếu bộ phim The Silence of Others (Sự im lặng của đồng loại), gần như là người cuối cùng vì cố nán cho hết chữ phim, tôi thấy vài phóng viên báo chí đang phỏng vấn mấy khán giả. Có hai cậu phóng viên mang máy quay ập đến tôi. “Chú, cho chúng cháu được hỏi về bộ phim được không ạ?”. Chợt một cậu sáng mắt lên khi nhận ra tôi. “Ôi, thầy! Thầy vẫn đi xem đều đợt Liên hoan phim Châu Âu này chứ ạ?”

Hóa ra là một sinh viên cũ của tôi, hiện đang làm thuê cho một công ty truyền thông, mà công ty truyền thông này lại nhận “gia công” cho một Đài Truyền hình.

Sau những mẩu trò chuyện, biết về một số thông tin thầy trò mấy năm qua, thấy cậu phóng viên cứ nằn nì tôi đứng trước ống kính, tôi bảo: “Em tìm người khác mà phỏng vấn tiếp đi, bởi thầy mà nói về phim này, chắc chắn hình ảnh quay của em sẽ bị cắt đi nhiều đấy, thậm chí không được phát sóng đâu…”. Cậu ta phụng phịu: “Thôi, em phỏng vấn đủ rồi, nếu thầy không nói với khán giả truyền hình, thì nói với riêng em vậy ạ…”

Tôi nói luôn: “Thế thì, thầy có một phỏng vấn nhỏ với phóng viên trẻ đây: Trong phim có nhiều nhân vật, nhiều sự kiện quanh các nạn nhân của chế độ độc tài Franco suốt 40 năm… Hơn một triệu người đã bị sát hại hoặc bị đày ải biệt xứ dưới chế độ ấy, trong đó nhiều nghệ sĩ, trí thức và nhà chính trị tiến bộ người Tây Ban Nha đòi tự do báo chí, tự do hội họp, cùng các thành quả của chế độ dân chủ mới hình thành luôn bị đe dọa bóp nghẹt, giết chết… Thế nhưng có một nhân vật không xuất hiện trên màn ảnh…”

Cậu học trò cũ thông minh của tôi đáp ngay: “Đó là các nhà làm phim thầy ạ… Lúc nhân vật bà già trên 80 tuổi khóc trước cái sọ của cha mình nằm trong hố chôn tập thể hàng chục năm vừa được đào lên, em cảm thấy có cả nước mắt của người quay phim…”

“Giỏi đấy! Thầy không rõ mấy năm qua em đã tích lũy được những gì, phát triển nghề nghiệp đến đâu, song chỉ thế thôi, thầy cũng hiểu là em đã trưởng thành, và có thể đi xa được…”

Thời gian không có nhiều, thầy trò tôi chỉ trao đổi được đôi điều ngắn ngủi như vậy. Giờ, sau cả một đêm bị ám ảnh về bộ phim trên, tôi muốn nói thêm – trước hết là cho bản thân tôi, sau đó là cho cậu học trò cũ: “Người nghệ sĩ, nếu sợ hãi trước tội ác, quay mặt bưng tai trước nỗi khốn khổ nhục nhã của đồng bào mình, thì cũng vô tình phạm tội ác, trở thành trợ thủ cho các chế độ độc tài sinh sôi nảy nở và tồn tại như một nỗi kinh hoàng trong cuộc sống cùng giấc mộng của loài người…”

28/11/2020

IMG20201127213825