Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Thêm một cuốn sách quý về Phùng Quán

Xuân Đài

Nhà văn Xuân Đài vừa mới cho ra mắt bạn đọc cuốn hồi ký Phùng Quán & Tôi  (nxb Phụ Nữ Việt Nam, 2020). Tiếc là chỉ in 500 cuốn.

Sách chỉ non 200 trang, nhưng ăm ắp kỷ niệm. Chua chát, như lời của Phùng Quán trong thư gửi Xuân Đài ngày 4/3/1988: “Mình chẳng định làm anh hùng, nhưng cũng không phải tên hèn mạt. Mình trở nên dửng dưng với mọi chuyện, và chỉ trong năm nay, mình sẽ về Huế, vô cái chùa mô đó, sống nốt những ngày còn lại với cây cỏ thiên nhiên. Muốn làm được việc đó thì việc được công nhận là Hội viên Hội Nhà văn là một việc đỡ mọi sự khó dễ cho mình. Còn bây giờ thì Quán đã chán hết mọi sự”. Ấp ám, như chi tiết Phùng Quán mất, có vòng hoa viếng mang tên “Những người câu cá trộm”: “Họ đi hàng dọc từ ngoài ngõ, chầm chậm bước vào, tập hợp quanh linh cữu thành vòng tròn. Một người lớn tuổi nhất bước lên một bước, dõng dạc hô: “Nghiêm, phút mặc niệm người đồng đội vô cùng thân yêu của chúng ta, nhà văn tài năng, nhà câu cá bậc thầy, bắt đầu!””.

Dưới đây là Lời tác giả của nhà văn Xuân Đài in ở đầu sách.

Văn Việt

           image

 


Kỹ sư Nguyễn Đình Thơ đem đến cho Quán ba tập giấy trắng có kẻ dòng, vì Thơ biết Quán thích viết trên giấy có kẻ dòng. Ba tập giấy dày chín trăm trang đóng bìa đẹp. Thơ bảo Quán, Đài bảo tôi đưa giấy cho ông viết cái hồi ký.

Quán gật đầu nhưng lại bảo, Đài rắc rối quá.
Ít tháng sau, tôi từ Sài Gòn ra gặp Quán, hỏi hồi ký viết đến đâu rồi. Quán cười, quẳng cho tôi tập giấy có trang bìa để tập 1. Tôi giở ra đọc, chỉ thấy có ba dòng, nổi cáu, sao Quán không viết? Quán bảo, tự viết về mình, tao thấy dơ lắm. Tôi bảo, xưa nay các cụ vẫn làm vậy có ai thấy dơ đâu. Quán nên viết, để những gì Quán đã trải qua có ý nghĩa. Quán vẫn một mực, chúng ta quen nhau từ tuổi thiếu niên, giờ tóc đã bạc, tao quá hiểu về mày và mày quá hiểu về tao, nếu mày thích viết về tao thì mày viết.
Những ngày Phùng Quán còn sống, tôi không viết một dòng nào về anh, chỉ có anh Văn Xương viết một bài đăng trên một tờ báo ở Hà Nội. Bài báo gây xôn xao dư luận, tôi phô tô phát cho nhiều người.
Sau ngày Phùng Quán qua đời, suy đi nghĩ lại lời của anh nói dạo nọ, tôi quyết định viết cuốn sách này. Nhớ đến đâu tôi viết đến đó. Tuổi già phiền muộn, nhiều chuyện đáng nhớ tôi lại quên.
Bị dính án “Nhân văn giai phẩm” nhưng trái tim anh luôn mãnh liệt tình yêu đất nước. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã anh vẫn không ngừng viết. Anh có lòng tin sẽ đến ngày được Đảng hiểu. “Tôi không nói lời vĩnh biệt/ Vì tôi tin tôi sẽ hồi sinh”. Đóng góp của anh đã được ghi nhận. Năm 2007, anh được truy tặng Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Cuốn sách nhỏ ghi chút kỷ niệm về anh, người bạn nối khố của tôi. Xin chia sẻ cùng các bạn.