Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

Nhà hoạt động bị bắt để lại một bức thư, với lời nhắn: Hãy tiếp tục đấu tranh.

Richard C. Paddock, The New York Times ngày 14, tháng Mười, 2020

Hiếu Tân dịch

Phạm Đoan Trang bị công an Việt Nam sách nhiễu và đánh đập trong nhiều năm. Trong một bức thư, cô đoán trước sẽ bị bắt, và kêu gọi chấm dứt nền thống trị độc đảng.

 

Pham Doan Trang, a Vietnamese dissident, was arrested on charges of making and disseminating propaganda against the Vietnamese state.

Phạm Đoan Trang một nhà bất đồng chính kiến bị bắt vì cáo buộc làm ra và phát tán tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam. Ảnh: Thịnh Nguyễn

BANGKOK. Nhà báo nói thẳng và nhà hoạt động Việt Nam Phạm Đoan Trang biết rằng việc công an tìm đến cô chỉ là vấn đề thời gian.

Năm ngoái cô viết một bức thư và chuyển cho một người bạn Mỹ và dặn công bố nó khi cô bị bắt. Trong bức thư này, cô yêu cầu các bạn mình không chỉ vận động trả tự do cho cô, mà còn sử dụng việc cô bị bắt giam để tranh đấu cho bầu cử tự do và chấm dứt nền thống trị độc đảng ở Việt Nam.

“Tôi không muốn chỉ tự do cho bản thân tôi; điều đó quá dễ,” cô Phạm [Đoan Trang], 42 tuổi viết, cô đi lại khó khăn từ khi bị công an đánh năm 2015. “Tôi muốn một điều lớn hơn: Tự do cho Việt Nam”

Ngay trước nửa đêm 6 tháng Mười, công an bố ráp căn hộ của cô ở thành phố Hồ Chí Minh và bắt cô với cáo buộc làm ra và phát tán những nội dung tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam. Cô phải đối mặt với án tù 20 năm.

Cô Phạm Đoan Trang là một trong những nhà phản biện nổi bật nhất bị bắt giữ trong những năm gần đây bởi chế độ cộng sản ở Việt Nam, từ lâu đã tiến hành quấy nhiễu, đánh đập và giam cầm các nhà hoạt động nói thẳng.

Việc phổ biến sử dụng điện thoại thông minh và Internet ở Việt Nam dẫn đến việc các nhà báo và nhà hoạt động táo bạo như cô Phạm có thể độc lập công bố những câu chuyện trong đó họ bóc trần tham nhũng hoặc tố cáo những hoạt động bất chính. Nhưng điều này cũng biến họ thành những tấm bia lớn.

“Cô thuộc loại nhà văn và nhà tư tưởng viết khỏe mà chính phủ Việt Nam không muốn để tự do,” Phil Robertson, phó Giám đốc tổ chức Theo dõi Nhân quyền châu Á nói. “Sắp tới họ sẽ trừng phạt cô thật nặng, và cô sẽ không thỏa hiệp.”

Đảng Cộng sản từ lâu đã sợ tự do ngôn luận sẽ xói mòn sự nắm giữa quyền lực của nó, và nó đã dựng lên một bộ máy khổng lồ để bịt miệng giới bất đồng chính kiến. Các nhà hoạt động nói việc bắt cô Phạm có vẻ như được thúc đẩy bởi Đại hội Đảng sắp tới vào tháng Giêng, diễn ra năm năm một lần.

Vào thời điểm Việt Nam tái định vị như một đồng minh chiến lược của Mỹ và một trục xoay quan trọng của nền sản xuất toàn cầu, các nhà cầm quyền lại được khuyến khích đàn áp thẳng tay giới bất đồng mà không sợ bị bật lại. Họ cũng được tiếp lửa bởi một chính quyền Mỹ nói chung không quan tâm đến những vụ vi phạm nhân quyền.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ước tính Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 130 tù chính trị, nhiều hơn bất cứ nước nào khác ở Đông Nam Á.

Chỉ mới cách đây bốn năm, Tổng thống lúc đó là Barack Obama còn đặt tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ở vị trí ưu tiên. Trong cuộc viếng thăm năm 2016 ông đã mời cô Phạm và các nhà bất đồng chính kiến khác đến gặp ông công khai. Nhưng công an đã không cho cô tham dự, bằng cách câu lưu cô.

Then-President Barack Obama met with Vietnamese activists in Hanoi in 2016. Pham Doan Trang was invited, but the police detained her as she was on her way.

Tổng thống lúc đó là Barack Obama gặp các nhà hoạt động ở Hà Nội năm 2016. Phạm Đoan Trang được mời, nhưng công an đã bắt giữ cô trên đường đến gặp. Ảnh: Doug Mills/The New York Times

Chính quyền Trump không ưu tiên vấn đề nhân quyền ở Việt Nam theo cách đó. Công an bắt cô Phạm chỉ mấy giờ sau cuộc “Đối thoại Nhân quyền” hằng năm lần thứ 24 giữa hai chính phủ.

Theo tổ chức Ân xá Quốc tế, Ủy ban bảo vệ các nhà báo và các nhóm khác đã kêu gọi thả cô, Bộ Ngoại giao Hoa Kì hôm thứ Bảy đã thúc giục trả tự do cho cô Phạm.

“Hoa Kì lên án việc bắt giữ nhà văn, nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Phạm.” Robert A. Destro, trợ lý ngoại trưởng về vấn đề nhân quyền nói trong một tuyên bố. “Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu chính phủ Việt Nam lập tức thả cô và bãi bỏ mọi cáo buộc.”

Cô Phạm bắt đầu sự nghiệp của cô như một nhà báo, nhưng trong một nước mà phần lớn truyền thông do nhà nước kiểm soát, cô bực bội vì những hạn chế.

Năm 2019 trong cuốn sách “Chính trị của một nhà nước cảnh sát” cô viết về sự sách nhiễu liên tục mà cô với tư cách một nhà văn, một nhà hoạt động phải chịu trong suốt một thập niên.

Cô viết: công an đã có lần nhét keo vào ổ khóa cửa căn hộ của cô để cô không thể ra ngoài. Họ đặt cô trong tình trạng quản chế, công khai tung những tấm ảnh riêng tư lấy từ máy tính của cô và lấy trộm thẻ căn cước của cô.

Cô rời đất nước năm 2013, nhưng cô không vui khi ở nước ngoài.

“Từ bên ngoài thật khó quan sát những gì xảy ra ở Việt Nam,” Cô nói trong thời gian đó. “Nó khiến tôi cảm thấy bơ vơ.”

Cô trở về Việt Nam năm 2015 và từ 2017 đến nay sống trong lẩn trốn.

Ngoài Đại hội sắp đến, việc bắt giữ cô Phạm cũng có thể còn bị thúc đẩy bởi một báo cáo cô cùng viết tháng trước đòi hỏi sự giải thích chính thức về cuộc vây ráp chết người của cảnh sát ở làng Đồng Tâm, gần Hà nội.

Ở Việt Nam, tất cả đất đai thuộc sở hữu nhà nước, và các quan chức có quyền tịch thu đất giao cho cánh hẩu của họ hoặc các công ti nước ngoài, một việc làm tiếp sức cho tham nhũng. Cuộc tranh cãi trong làng này bắt đầu từ năm 2015 khi các quan chức chuyển 145 mẫu Anh cho Viettel Corp., công ty viễn thông lớn nhất nước, do chính phủ sở hữu, nhưng cư dân không chịu từ bỏ đất của họ.

Trong một cuộc đối đầu năm 2017, dân làng bắt giữ 19 cảnh sát và sĩ quan an ninh giam trong một tuần.

Tháng Giêng năm nay, khoảng 3.000 sĩ quan vây ráp làng. Người đứng đầu dân làng, cụ Lê Đình Kình 84 tuổi, một đảng viên cộng sản suốt đời, đã lãnh đạo cuộc chống cướp đất, bị cảnh sát bắn chết. Ba cảnh sát cũng bị chết. Nhà cầm quyền bắt 29 dân làng với những cáo buộc giết người và gây rối.

Trong báo cáo của mình, cô Phạm và đồng tác giả bác bỏ luận điệu chính thức nói rằng ông Lê Đình Kình đang nắm một quả lựu đạn khi cảnh sát bắn ông. Họ viết, thật ra ông đang cầm một chiếc gậy.

Các nhà hoạt động nói, từ khi bản báo cáo được công bố, ba người cộng tác khác đã bị bắt. Một tác giả khác, nhà hoạt động người Mỹ Will Nguyễn, trước đó đã bị trục xuất khỏi Việt Nam, sau khi bị buộc làm một video nhận tội chiếu trên truyền hình.

Chính ông Nguyễn đã công bố lá thư của cô Phạm tuần trước đoán cô sẽ bị bắt.

“Từ lâu Trang đã là cái gai trong mắt chính phủ, và nhà cầm quyền đã săn lùng cô từ năm 2017”, ông Nguyễn nói trong một thư điện tử.

“Từ đáy lòng, cô có một ý thức sâu sắc về lẽ công bằng và tình yêu sâu đậm đối với Việt Nam” ông nói. Cô mong cho nó tốt đẹp hơn, cho dù điều đó có nghĩa là phải hi sinh tự do của cô và bản thân cô.”

Cô Phạm cũng báo cáo về một thảm họa môi trường năm 2016 gây ra bởi công ti thép của Đài Loan xả thải độc ra biển dọc một dải bờ biển miền Trung Việt Nam.

Các nhà hoạt động khác viết về thảm họa này đã bị đưa vào tù, trong đó có Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger được biết nhiều hơn dưới tên Mẹ Nấm, người sau đó được thả và được phép sang Hoa Kì.

The blogger Nguyen Ngoc Nhu Quynh, also known as Mother Mushroom, in court in the Vietnamese province of Khanh Hoa in 2017.

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được biết dưới tên Mẹ Nấm, trong tòa án tỉnh Khánh Hòa Việt Nam năm 2017. Ảnh: Tien Minh/TTX Vietnam, qua Associated Press

Trong cuộc phỏng vấn với The New York Times, cô Phạm tiên đoán rằng cố gắng của chính quyền đe dọa các nhà hoạt động bằng cách bỏ trù Mẹ Nấm sẽ thất bại.

“Chị ấy có rất nhiều người ủng hộ,” Cô Phạm nói. “Nhiều người trong số họ sẽ thay chị hoặc đi theo trên con đường của chị ấy.”

Có lẽ cô đã nghĩ trước về việc chính cô có thể vào tù.

Trong bức thư của cô, nhan đề “Trong trường hợp tôi bị tù,” cô nói với các bạn đừng tin nếu cảnh sát tuyên bố cô đã nhận tội.

Cô yêu cầu một phong trào không phải đòi “tự do cho Trang” mà “tự do cho Trang và bảo đảm bầu cử tự do và công bằng ”

“Không ai muốn ngồi tù,” cô viết. “Nhưng nếu tù là không tránh khỏi đối với những chiến sĩ tự do, nếu tù đày có thể phục vụ cho các mục đích đã định, thì chúng ta nên vui vẻ chấp nhận nó.”

____________________

Richard C. Paddock từng là phóng viên nước ngoài trong 50 nước trên năm lục địa với những vị trí công tác tại Moscow, Jakarta, Singapore và Bangkok. Ông đã bỏ ra hàng chục năm báo cáo về Đông Nam Á, mà ông phụ trách từ 2016 như một cộng tác viên của The New York Times.  @RCPaddock