Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Thuật ngữ chính trị (64)

Phạm Nguyên Trường

202. Fatwa – Sắc dụ Hồi giáo. Sắc dụ Hồi giáo là ý kiến pháp lý về những vấn đế liên quan tới nghi lễ hoặc hành vi hoặc những vấn đề luật pháp. Luật sư ban hành fatwas được gọi là mufti, còn hành động phát hành fatwas được gọi là iftā. Fatwas có vai trò quan trọng trong toàn bộ lịch sử Hồi giáo, và trong giai đoạn hiện nay đã có những hình thức mới.

203. Federal Bureau of Investigation (FBI) - Cục Điều tra Liên bang. Cục Điều tra Liên bang là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kì, được thành lập năm 1934, dưới quyền lãnh đạo của J. Edgar Hoover, có nhiệm vụ điều tra tội phạm ở cấp liên bang và tình báo nội địa. FBI có quyền điều tra về các vi phạm trong hơn 200 danh mục về tội ác liên bang. Khẩu hiệu của Cục là “Trung thành, Quả cảm, Liêm chính’’.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo độc đoán cùa J. Edgar Hoover, cơ quan này đã dính líu một cách có hệ thống vào những hoạt động phi pháp, đặc biệt là với mục đích triệt hạ cánh tả và những nhà hoạt động nhân quyền. Từ những năm 1970, quốc hội Hoa Kì đã buộc FBI phải có trách nhiệm giải trình, nhất là sau vụ Watergate. Cơ quan này cũng bị chỉ trích vì không ngăn chặn được vụ khủng bố ngày 1 tháng 9 năm 2001, mặc dù đã nhận được thông tin có thể giúp tìm ra những kẻ khủng bố. Cả FBI lẫn CIA đều buộc phải tái tổ chức các hoạt động chống khủng bố của mình.

Trụ sở của Cục là Tòa nhà J. Edgar Hoover tọa lạc tại thủ đô Washington, D.C. Ngoài ra còn 56 văn phòng đại diện nằm rải rác và hơn 400 cơ quan địa phương ở các thành phố nhỏ và thị trấn trên khắp các thành phố lớn của Hoa Kì. Cục còn có hơn 50 văn phòng được gọi là ‘’tùy viên pháp lý’’ bên trong các lãnh sự Hoa Kì trên khắp thế giới.

204. Federal assembly – Quốc hội Liên bang Nga (tiếng Nga: Федера́льное Собра́ние).  Quốc hội Liên bang Nga là cơ quan đại diện và lập pháp tối cao của Liên bang Nga. Quốc hội Liên bang Nga gồm hai viện, Duma Quốc gia (Государственная дума) – hạ viện và  Hội đồng Liên bang (Совет Федерации) – thượng viện.

Duma quốc gia có 450 nghị sĩ, nghị sĩ của Duma được bầu phải là công dân Nga, trên 21 tuổi, và có quyền bầu cử. Nghị sĩ của Duma không thể cùng lúc là nghị sĩ của Hội đồng Liên bang. Nhiệm kỳ của Duma trước đây là 4 năm, sau năm 2011 nhiệm kỳ là 5 năm. Duma có tất cả sáu cuộc bầu cử vào các năm 1993, 1995, 1999, 2003, 2007 và 2011.

Hiến pháp Liên bang Nga (Điều 103) quy định quyền hạn Duma Quốc gia như sau: Chấp thuận việc bổ nhiệm Thủ tướng Nga; Nghe báo cáo hàng năm của Chính phủ Liên bang về kết quả điều hành, bao gồm cả các vấn đề của Duma Quốc gia; Quyết định các vấn đề bất tín nhiệm với Chính phủ Liên bang; Bổ nhiệm, miễn nhiệm Thống đốc Ngân hàng Trung ương; Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Văn phòng và một nửa kiểm toán viên của Văn phòng Kiểm toán; Bổ nhiệm, miễn nhiệm Ủy viên nhân quyền Nga, có trách nhiệm hành động theo luật hiến pháp liên bang; Công bố lệnh ân xá; Trình buộc chống lại và luận tội Tổng thống Liên bang Nga (yêu cầu 2/3 đồng ý). Duma Quốc gia thành lập các Ủy ban và Hội đồng. Ủy ban là cơ quan hoạt động chính của Duma. Chủ tịch Ủy ban và đại biểu của Ủy ban được bầu theo đa số phiếu trong Duma.

Hội đồng Liên bang, theo Hiến pháp năm 1993, là thượng viện của Quốc hội Liên bang. Bao gồm 85 chủ thể Liên bang - 22 nước Cộng hòa, 46 tỉnh, 9 vùng, 1 tỉnh tự trị, 4 khu tự trị, 3 thành phố Liên bang- đề cử 2 nghị sĩ cho Hội đồng Liên bang, tổng số nghị sĩ là 170. Điều 95 Hiến pháp quy định mỗi chủ thể cử 2 đại diện: 1 bên hành pháp và 1 bên lập pháp cho cơ quan quyền lực nhà nước.

Hội đồng Liên bang là cơ quan đại diện lợi ích chung của các chủ thể Liêna bang. Là tổ chức hợp nhất tất cả các chủ thể. Hội đồng Liên bang thể hiện sự bình đẳng lợi ích của Liên bang và chủ thể nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển đất nước.

Hội đồng Liên bang là phi đảng phái. Các nghị sĩ không thuộc phe phái hay đảng phái nào.

Hội đồng Liên bang là cơ quan thường trực, không thể bị Tổng thống giải tán như Duma Quốc gia. Hội đồng có thể nhóm họp khi thấy cần thiết, tối thiểu 2 phiên họp 1 tháng.Vị trí tổ chức phiên họp của 2 viện khác nhau nhưng có thể tập trung lại nghe thông điệp Liên bang của Tổng thống hoặc thông báo của Tòa án Hiến pháp và lãnh đạo nước ngoài.

Chủ tịch Hội đồng Liên bang là người quyền lực thứ 3 sau Tổng thống và Thủ tướng. Là người kế vị chức vụ Tổng thống thứ 2 sau Thủ tướng.

Điều 102 Hiến pháp Liên bang Nga quy định, Hội đồng Liên bang có những quyền sau: a) Chấp thuận thay đổi biên giới giữa các chủ thể của Liên bang Nga; b) Phê duyệt Nghị định của Tổng thống Liên bang Nga về tình trạng khẩn cấp hoặc tình trạng thiết quân luật; c) Quyết định khả năng sử dụng các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga bên ngoài lãnh thổ của Liên bang Nga; g) Bổ nhiệm Tổng thống Liên bang Nga thông qua các cuộc bầu cử; d) Miễn nhiệm Tổng thống Liên bang Nga, luận tội sau khi đề cử ứng viên kế vị Tổng thống của Duma Quốc gia (quyết định phải được 2/3 đồng ý); e) Bổ nhiệm các thẩm phán Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao, Tòa án tối cao Trọng tài của Liên bang Nga (được Tổng thống Liên bang đề cử); g) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Công tố viên của Liên bang Nga (cũng do tổng thống đề cử); h) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Chánh Văn phòng Kiểm toán và một nửa kiểm toán viên.

Trong lĩnh vực Luật pháp, Hội đồng Liên bang tham gia xây dựng pháp luật với vai trò phụ thuộc vào Duma Quốc gia. Bất kỳ dự thảo luật nào cũng được Duma thông qua rồi mới đệ trình lên Hội đồng Liên bang.

Hội đồng Liên bang không có quyền sửa đổi hay thay đổi dự thảo luật của Duma, chỉ có quyền thông qua hoặc bác bỏ. Dự thảo Luật Liên bang được thông qua khi hơn 1/2 số phiếu Hội đồng Liên bang tán thành hoặc trong vòng 14 ngày Hội đồng không được xem xét dự luật. Nếu dự thảo không được thông qua, hai viện sẽ tổ chức Ủy ban hòa giải với nhiệm vụ thỏa hiệp haia viện. Với dự thảo Hiến pháp, 2/3 thành viên Hội đồng tán thành thì dự thảo mới được thông qua.