Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Phát biểu của nhà văn Nguyên Ngọc về tác phẩm Thái hậu Từ Dụ của nhà văn Trần Thùy Mai – Giải Sách Hay, hạng mục văn học, năm 2020

"Từ Dụ Thái Hậu" - Thêm một "cánh cửa" soi vào hậu cung Triều Nguyễn

Thưa quý vị,

Tôi rất xin lỗi, vì điều kiện sức khỏe, không thể có mặt cùng quý vị trong lễ trao giải Sách Hay trang trọng hôm nay. Tôi xin nhờ Ban thư ký công bố kết quả chung khảo phần Sách Văn học, theo điều lệ chỉ chọn xét các tiểu thuyết được viết, in trong nước và dịch của nước ngoài.

Chúng tôi nghĩ ở hạng mục này năm nay chúng ta đã chọn được tác phẩm thật xứng đáng để giới thiệu cùng bạn đọc.

Về sách viết, đó là bộ tiểu thuyết hai tập Thái hậu Từ Dụ của nhà văn Trần Thùy Mai, ra mắt ở NXB Phụ Nữ năm 2019. Đây là môt bộ tiểu thuyết lịch sử dày dặn gần 600 trang, viết về một nhân vật ta khá quen tên, nhưng chắc không nhiều lắm những ai biết tường tận đó là một người phụ nữ đặc sắc bậc nhất trong lịch sử chế độ quân chủ ở nước ta.

Bằng một lối viết trân trọng và khoan thai, nhẹ nhàng mà sâu sắc, thận trọng tỉ mỉ mà không rối rắm, tác giả dựng lại chân dung suốt 30 năm của một người đàn bà, lạ vậy, vừa dân dã vừa quý tộc, quê đất Gò Công nay thuộc Long An, tên thật là Phạm Thị Hằng, xuất thân gia đình danh giá bậc nhất, từ cao tổ, tằng tổ, tổ phụ đều nho học và quý phái, thân phụ là thượng thư Bộ Lễ Phạm Đăng Hưng, gia phong vừa nghiêm khắc vừa giản dị,

14 tuổi đã được tuyển làm phủ thiếp cho cháu đích tôn Nguyễn Phúc Miên Tông của vua Gia Long, người sau này là vua Thiệu Trị, từ đó sống giữa một triều đình tiếp mấy đời vua, một nội cung đầy mưu mô hiểm nguy mà người phụ nữ Nam Bộ này dần từng bước làm chủ bằng chính tình thương người chân thật và cách sống cứ đơn sơ, thanh bạch giữa vàng son nhung lụa. Đấy là con người có thể coi là kỳ lạ, có thể kết hợp cái trang trọng phù hoa của một triều đại lớn vừa đang lên vừa đã rối rắm dấu hiệu lúng túng suy đồi trước áp lực xâm lăng hung hãn của phương Tây, với cái chân chất hiền hòa dân dã thậm chí có màu sắc đôi chút quê mùa tự nhiên của phương Nam, hóa giải thành hài hòa ổn định nhẹ nhõm, rất Việt, rất Huế, ngay giữa một thời hỗn loạn của đất nước. Thiệu Trị đã phong bà từ phu thiếp, lên đến cung tần, rồi nhất giai quý phi, chỉ còn tiếc chưa kịp chính thức tấn phong Hoàng hậu trước lúc ông qua đời. Ngay từ khi ông còn sống, mỗi lần thiết triều, bà đều được ngồi sau màn, cùng vua toan tính việc nước. Hồng Nhậm Tự Đức, con trai bà lên ngôi, mới tôn vinh bà là Thái hậu Từ Dụ… Đã có bao nhiêu giai thoại về Thái hậu, từ việc tự bà đã tìm đến khâm sứ Pháp ở Huế kiên trì xin miễn thuế giảm sưu cho dân khi người Pháp huy động quá đáng sức người sức của để xây cầu Tràng Tiền, đến chuyện bà sai Nguyễn Tri Phương đi tìm Tự Đức đến sắp ngày giỗ Tiên đế rồi mà còn mải mê đi săn, khi Tự Đức về chịu tội bà một mực quay mặt vào tường không thèm nghe, khiến nhà vua phải tự mình đi tìm một cây roi rồi nằm sấp chờ mẹ đánh phạt…

Dưới ngòi bút đã thật chín muồi của Trần Thùy Mai, chúng ta không chỉ có được chân dung đậm nét về một người đàn bà đặc sắc và hết sức độc đáo của lịch sử, mà còn cả một bức tranh triều chính và chừng nào đó cả xã hội thật sinh động.

Chúng ta chân thành chúc mừng thành công mới của chị Trần Thùy Mai, cám ơn chị, cám ơn NXB Phụ nữ.