Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

ĐƠN YÊU CẦU KHẨN CẤP

Kính gửi:

- Ông Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Bà Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Ông Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Hôm nay 07/09/2020, Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu tổ chức phiên toà xử công khai vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra ngày 09/01/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Không người thân nào của 29 bị cáo được tham dự, an ninh được siết chặt trong vòng 2 km quanh toà án. Trong phòng xử án chỉ thấy toàn công an và an ninh; các luật sư phải qua 4 vòng kiểm tra an ninh; các luật sư đã không được phép gặp các thân chủ của mình tại chính phòng xử án. Đó là những hiện tượng rất không bình thường và phạm pháp! 13 luật sư bào chữa cho các bị can đã có Đơn Kiến nghị ghi ngày 3-9-2020 nêu rõ vài kiến nghị sơ bộ của họ đối với toà án. Qua bản kiến nghị này có thể thấy:

1) Ông Bùi Viết Hiểu đã chứng kiến một cảnh sát đã bắn chết cụ Lê Đình Kình từ phía trước, phù hợp với dấu vết hai viên đạn xuyên từ ngực sang lưng (hoàn toàn ngược với kết luận điều tra là bắn từ phía sau lưng) ngay trước mặt ông Hiểu. Bản thân ông Hiểu người thứ hai trong tổ Đồng thuận sau cụ Lê Đình Kình, cũng đã bị bắn trong thời điểm và tại địa điểm ấy, như ghi nhận sau đây về lời khai của ông: Sau khi bắn chết ông Kình, người ta soi đèn sáng và bắn vào 2 phát vào ông. Việc ông thoát chết là nằm ngoài dự tính của người bắn vì họ nhắm bắn vào tim nhưng đạn sượt xuống sườn và chạm nổ khiến ông bị thủng 3 lỗ hành tá tràng, 2 lỗ đại tràng. Tới gần 11g trưa ngày 09/01/2020, sau thời gian chờ chết nhưng ông không chết mà rơi vào trạng thái hôn mê, thì mới được đem đi cấp cứu.

2) Các cơ quan điều tra, tố tụng đã cản trở các luật sư tiếp cận hồ sơ, cản trở việc tiếp xúc với các bị can. Kiến nghị của các luật sư còn nêu nhiều vi phạm nghiêm trọng khác của quá trình điều tra. Kiến nghị cũng nêu rõ công an Hà Nội đã lên kế hoạch “tấn công” Đồng Tâm, được UBND Thành phố Hà Nội đồng ý chủ trương và được Bộ Công an phê duyệt. Như thế kế hoạch đã được chuẩn bị chu đáo và đã được thực hiện vào ban đêm ngày 8 rạng sáng ngày 09/01/2020, trái ngược hoàn toàn với những cáo buộc của công an về chống người thi hành công vụ, về mục đích bảo vệ công trình xây tường của quân đội cách làng Hoành vài km.

3) Ngày 21/01/2020 một số nhân sĩ trí thức đã có đơn tố cáo, đòi điều tra vụ án giết cụ Lê Đình Kình và ngày 03/03/2020 bà Dư Thị Thành vợ cụ Lê Đình Kình cũng có đơn kiến nghị khởi tố vụ án giết chồng bà.

Có thể thấy vụ án này rất phức tạp và rất nghiêm trọng. Chúng tôi các tổ chức và những người ký tên dưới đây khẩn thiết yêu cầu quý vị:

(a) Coi ông Bùi Viết Hiểu là nhân chứng đặc biệt, phải bảo vệ nhân chứng Bùi Viết Hiểu một cách đặc biệt; tốt nhất nên chuyển ông đến nơi giam giữ khác không do công an quản lý.

(b) Tạm ngưng xử vụ án và yêu cầu Quốc hội cử người của Quốc hội giám sát toàn bộ quá trình điều tra, truy tố và xét xử.

(c) Không để cho công an điều tra vụ này vì chính Bộ Công an là cơ quan đã phê duyệt “chiến dịch” Đồng Tâm cho nên không thể khách quan.

(d) Phải làm rõ cái chết của cụ Lê Đình Kình, theo các đơn tố giác nêu ở điểm 3) bên trên hoặc phải mở một vụ án độc lập về việc giết cụ Lê Đình Kình và mưu sát không thành ông Bùi Viết Hiểu.

(e) Thực hiện tất cả những yêu cầu của bản kiến nghị ngày 03/09/2020 của các luật sư.

Việt Nam ngày 7-9-2020

Xin vào e-mail sau để tiếp tục ký tên: vuandongtam@gmail.com

Các tổ chức và những người ký tên:

Tổ chức:

1. Diễn đàn Xã hội Dân sự, TS Nguyễn Quang A đại diện

2. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, ông Lê Thân đại diện

3. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, ông JB Nguyễn Hữu Vinh đại diện

4. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, nhà văn Nguyên Ngọc đại diện

5. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, GS Phạm Xuân Yêm đại diện

6. Nhóm Vì Môi Trường, Nguyễn Thị Bích Ngà đại diện 

Cá nhân:

1. Nguyễn Quang A, Hà Nội

2. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An

3. Phạm Tư Thanh Thiện, Paris

4. Nguyễn Ngọc Giao, Paris

5. Trần Minh Thảo, viết văn, CLB Phan Tây Hồ, Bảo Lộc, Lâm Đồng

6. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội

7. Vũ Ngọc Tiến, nhà văn, Hà Nội

8. Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, Sài Gòn

9. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM

10. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt

11. Phạm Xuân Yêm, GS Vật Lý, Paris

12. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

13. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ Văn, Hà Nội

14. Phan Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn

15. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế Phát triển, Sài Gòn

16. Đặng Thị Hảo, TS Văn Học, Hà Nội

17. Trần Đức Quế, chuyên viên hưu trí, Hà Nội

18. JB Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo độc lập, Việt Nam

19. Lê Mai Đậu, kỹ sư, Hà Nội

20. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt

21. Hà Dương Tường, nhà giáo nghỉ hưu, Pháp

22. Tô Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

23. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

24. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

25. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, Sài Gòn

26. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn Truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội

27. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt

28. Đặng Bích Phượng, hưu trí, Hà Nội

29. Hoàng Thị Hà, hưu trí, Hà Nội

30. Phan Trọng Khang, thương binh, Hà Nội

31. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội

32. Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý học, Hà Nội

33. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, TPHCM

34. André Menras (Hồ Cương Quyết), CH Pháp

35. Vũ Linh Huy, BS Y khoa, Hoa Kỳ

36. Lê Quốc Thăng, linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn

37. Nguyễn Đăng Hưng, giáo sư Danh dự Đại học Liège, sống tại Sài Gòn

38. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

39. Lê Công Giàu, Sài Gòn

40. Lê Thân, Sài Gòn

41. Chu Hảo, Đà Nẵng

42. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Sài Gòn

43. Trần Bang, kỹ sư, Sài Gòn

44. Nguyễn Thị Bích Ngà, nhà báo, Sài Gòn

45. Trần Minh Quốc, nhà giáo, Sài Gòn

46. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư, Sài Gòn

47. Dương Kim Khải, mục sư, Sài Gòn

48. Nguyễn Viễn, Hà Nội

49. Nguyễn Khuê, hưu trí, TPHCM

50. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt

51. Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ hưu trí, Đà Lạt