Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

Bản án định sẵn ngay từ cách xưng hô

Ngô Anh Tuấn

Những người thuộc cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội ngồi viết bản kết luận điều tra số 210/PC01 (Đ3) đối với vụ án xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội ngày 09/01/2020, tuổi đời chỉ trên dưới 30, còn cụ Kình trên 80 tuổi. Hai bên cách nhau hai thế hệ nhưng các dùng từ trong văn bản này thể hiện thái độ không khác gì những kẻ chợ búa, thiếu văn hoá (tôi nói có phần hơi nặng lời) khi mà họ xưng hô ngang với cụ Kình là Kình, Lê Đình Kình; không có từ nào là ông Kình hay đối tượng tình nghi Lê Đình Kình hay một từ ngữ khác tương tự như vậy. Bản kết luận điều tra này cũng không khác gì “bản án” đã định sẵn cho người đã chết cũng như số phận pháp lý của 29 người còn lại đang bị giam giữ trong trại giam; nó đi ngược với nguyên tắc suy đoán vô tội của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015.

Ngay đối với những người ký đơn tố cáo việc khởi tố vụ án cụ Kình bị giết cũng bị xưng ngang với thái độ xem thường, dù rằng những người cũng đều trên 60 tuổi và đa số là những cán bộ nhà nước đã về hưu (trong đó có người từng là sếp của sếp họ hiện thời như Đại tá Nguyễn Đăng Quang). Thêm hai chữ “ông, bà” phía trước tên của họ không làm giảm tính uy nghiêm, trịch thượng của người làm văn bản, cũng không làm cho sự việc xoay theo chiều hướng khác đi nhưng nó thể hiện thái độ có văn hoá của người viết ra nó.

Đôi khi người ta tự phụ rằng, với những người mà vốn dĩ nhà nước này đã đá họ ra rìa xã hội rồi thì muốn làm gì với họ thì làm; đánh đập còn làm được thì việc xưng hô mày, tao với họ cũng không có gì đáng băn khoăn cả. Chỉ tiếc một điều là, những người viết và những những người ký không đọc (hoặc đọc nhưng không hiểu) đã quên mất rằng, hành động của họ được bàn dân thiên hạ hiểu rằng trình độ năng lực và thái độ ứng xử của họ đối với sự việc và con người trong sự kiện pháp lý này ác cảm, thiên vị, lệch lạc đến thế nào. Các tờ báo lớn, với những lãnh đạo bưng bô chuyên nghiệp vẫn giữ nguyên câu chữ mang tính định kiến, hằn học giống như kết luận điều tra. May mắn là vẫn còn một số tờ báo, nhà báo có lương tâm đã có thay đổi lại cách xưng hô đối cụ Kình cho phải phép sao cho đúng là một con người.

Cho tới thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa đưa ra quan điểm pháp lý về nội dung của bản kết luận điều tra mà chỉ thực hiện sau khi nghiên cứu kỹ hơn, đồng thời gặp gỡ, trao đổi với các bị can và người thân của họ.

Nguồn: FB Tuan Ngo