Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Thuật ngữ chính trị (8

Phạm Nguyên Trường
Political Dictionary – The Bridge
42. Appropriation – Phân bổ ngân sách. Phân bổ ngân sách là các quan chức phân bổ tiền bạc cho những mục đích nhất định. Cơ quan lập pháp kiểm soát việc thu và chi ngân quỹ được coi là đòi hỏi cốt lõi của chế độ dân chủ. Vế lý thuyết nghị sĩ không có chân trong chính phủ trong Viện Thứ Dân ở Anh có thể cắt hoặc bác bỏ đề nghị phân bổ ngân sách, nhưng họ không có quyền đề xuất ngân sách khi chưa được nhánh hành pháp đồng ý. Ở Hoa Kỳ không có những hạn chế như thế, cơ quan lập pháp hoàn toàn kiểm soát việc phân bổ ngân sách (trừ khi bị Tổng thống phủ quyết) là tường thành bảo vệ cho quyền lực của nhánh lập pháp.


43. Approval voting - Bỏ phiếu tán thành. Bỏ phiếu tán thành là hệ thống bầu cử với một người chiến thắng, trong đó mỗi cử tri có thể chọn bao nhiêu ứng cử viên cũng được. Người được nhiều người chọn nhất là người chiến thắng.
44. Arab-Israeli conflict - Xung đột Ả Rập-Israel là những hành vi thù địch và căng thẳng chính trị đã kéo dài khoảng một thế kỷ. Nó liên quan tới việc thành lập Nhà nước Israel hiện đại, cũng như việc thành lập và độc lập của nhiều quốc gia Ả Rập trong cùng thời kỳ, và mối quan hệ giữa các nước Ả Rập và Israel.
Một số người sử dụng thuật ngữ “Xung đột Trung Đông” để chỉ vấn đề này; tuy nhiên, đây là vùng đã xảy ra nhiều cuộc xung đột không có sự tham gia của Israel. Từ năm 1979, nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran (không phải quốc gia Ả Rập, không nổi bật trên bản đồ thế giới) cũng dính líu vào cuộc xung đột này.
Dù chỉ xảy ra trên một diện tích địa lý và với số lượng thương vong khá nhỏ, cuộc xung đột đã trở thành tâm điểm của truyền thông quốc tế cũng như sự chú ý của giới ngoại giao trong nhiều thập kỷ, có lẽ bởi trữ lượng dầu mỏ to lớn trong vùng, dù Israel không có bất kỳ mỏ dầu nào, Liban cũng như Chính quyền Palestine cũng không có. Hơn nữa, nhiều quốc gia, cá nhân và các tổ chức phi chính phủ từ khắp nơi trên thế giới đều cảm thấy mình có liên quan tới cuộc xung đột này vì những lý do như quan hệ văn hóa và tôn giáo với Đạo Hồi, văn hóa Ả Rập, Kitô giáo, Do Thái giáo hay Văn hóa Do Thái, hay vì ý thức hệ, nhân quyền, chiến lược hay các lý do tài chính khác.
Vì Israel là một chế độ dân chủ với hệ thống báo chí tự do, truyền thông được phép tiếp cận cuộc xung đột và nhờ thế cuộc xung đột cũng được tường thuật nhiều hơn. Một số người coi cuộc xung đột Ả Rập-Israel là một phần của cuộc xung đột giữa các nền văn minh lớn hơn giữa Thế giới phương Tây và Ả Rập hay Thế giới Hồi giáo. Những người khác cho rằng sự liên quan tôn giáo là một vấn đề khá mới trong cuộc xung đột này. Cuộc xung đột này đã gây ra tình trạng thù địch và nhiều cuộc tấn công lẫn nhau từ phía những người ủng hộ (hay được cho là ủng hộ) từ các bên đối nghịch tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
45. Arab League - Liên đoàn Ả Rập. Liên đoàn Ả Rập, tên chính thức là Liên đoàn Các quốc gia Ả Rập, là tổ chức khu vực của các quốc gia Ả Rập nằm tại và xung quanh Bắc Phi, Sừng châu Phi và bán đảo Ả Rập. Tổ chức được thành lập tại Cairo vào ngày 22 tháng 3 năm 1945 với sáu thành viên: Ai Cập, Ả Rập Xê Út, Iraq, Jordan, Liban và Syria. Yemen gia nhập vào ngày 5 tháng 5 năm 1945. Hiện nay, Liên đoàn có 22 thành viên, song quyền tham gia của Syria bị đình chỉ kể từ tháng 11 năm 2011 do đàn áp của chính phủ nước này trong Nội chiến Syria.
Mục tiêu chính của Liên đoàn là “thắt chặt quan hệ giữa các quốc gia thành viên và phối hợp, hợp tác, nhằm đảm bảo độc lập và chủ quyền, và nhằm xem xét một cách tổng quát các công việc và lợi ích của các quốc gia Ả Rập”.
Thông qua các tổ chức như Tổ chức Giáo dục, Văn hoá và Khoa học của Liên đoàn Ả Rập (ALECSO) hay Hội đồng Thống nhất Kinh tế Ả Rập (CAEU), Liên đoàn Ả Rập tạo thuận tiện cho các chương trình chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và xã hội nhằm thúc đẩy các lợi ích của thế giới Ả Rập. Nó còn là một diễn đàn cho các quốc gia thành viên hợp tác trong lĩnh vực chính sách, thảo luận các vấn đề cùng quan tâm, nhằm giải quyết một số tranh chấp trong nội bộ các nước Ả Rập và hạn chế các xung đột. Liên đoàn có vai trò là nền tảng cho việc soạn thảo và ký kết nhiều văn kiện có tính bước ngoặt nhằm xúc tiến hội nhập kinh tế; điển hình là Hiến chương cùng hành động kinh tế Ả Rập, phác thảo nguyên tắc về các hoạt động kinh tế trong khu vực.
Mỗi quốc gia thành viên có một phiếu trong Hội đồng Liên đoàn, và các quyết định chỉ có tính rằng buộc đối với các quốc gia bỏ phiếu ủng hộ. Các mục tiêu của liên đoàn vào năm 1945 là nhằm củng cố và hợp tác về các chương trình chính trị, văn hoá, kinh tế và xã hội của các thành viên và hòa giải các tranh chấp giữa họ với nhau hoặc giữa họ với bên thứ ba. Hơn nữa, việc ký kết thoả thuận về Hợp tác Quốc phòng và Kinh tế chung vào ngày 13 tháng 4 năm 1950 cam kết rằng các bên ký kết sẽ hợp tác về các biện pháp phòng thủ quân sự. Đến tháng 3 năm 2015, Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập tuyên bố thành lập Lực lượng Ả Rập chung nhằm mục tiêu chống lại chủ nghĩa cực đoan và các mối đe doạ khác đối với các quốc gia Ả Rập. Quyết định đạt được trong khi một chiến dịch quân sự quyết liệt diễn ra tại Yemen. Việc tham gia kế hoạch là tự nguyện, và can thiệp vũ trang chỉ diễn ra theo yêu cầu của một trong số các quốc gia thành viên. Nguyên nhân đằng sau việc thành lập lực lượng này là tình trạng quân sự hoá gia tăng trong khu vực, gia tăng các cuộc nội chiến, cũng như các phong trào khủng bố, được quốc gia Vùng Vịnh giàu có tài trợ.
Đến đầu thập niên 1970, Hội đồng Kinh tế của Liên đoàn Ả Rập đề xuất về việc thành lập Phòng Thương mại Ả Rập chung tại các quốc gia châu Âu. Sau đó, các chính phủ Ả Rập quyết định thành lập Phòng Thương mại Ả Rập tại Anh với nhiệm vụ “xúc tiến, khuyến khích và tạo thuận lợi cho mậu dịch song phương” giữa thế giới Ả Rập và đối tác mậu dịch chủ yếu của họ là Anh Quốc.



46. Aristocracy - Chế độ quý tộc. Aristocracy là từ gốc Hy Lạp (aristokratía) có xuất xứ tù hai từ “aristos – tuyệt hảo” và “kratos – cai trị”, nghĩa là chính quyền của những người tốt nhất, là hình thức chính phủ mà quyền lực nằm trong tay giai cấp cai trị không lớn, có nhiều đặc quyền đâc lợi.
Trong thực tế, chế độ quý tộc thường dẫn đến chính phủ cha truyền con nối, sau đó quốc vương cha truyền con nối bổ nhiệm các quan chứa mà họ cho là phù hợp. Tuy nhiên, những người Hy Lạp cổ đại như Aristotle và Plato, sử dụng thuật ngữ này nhằm mô tả hệ thống mà chỉ những công dân tốt nhất, được lựa chọn thông qua một quá trình lựa chọn cẩn thận, sẽ trở thành người cai trị, và nguyên tắc cha truyền con nối đã bị cấm, trừ khi con cái của những người cai trị hoàn thành nhiệm xuất sắc nhất và có những phẩm chất làm cho người đó trở thành người cai trị thì phù hợp hơn các công dân khác. Nguyên tắc cha truyền con nối có liên quan nhiều hơn đến Chính thể đầu sỏ (Oligarchy), một hình thức quý tộc bị tha hóa - một ít người cai trị, nhưng đấy không phải là những người tốt nhất. Plato, Socrates, Aristotle, Xenophon và người Sparta coi chế độ quý tộc (hình thức cai trị lý tưởng do số ít nắm quyền) tốt hơn là hình thức cai trị lý tưởng do nhiều người nắm quyền (Dân chủ), nhưng họ cho rằng chế độ quý tộc tha hóa (Oligarchy) tồi tệ hơn chế độ Dân chủ bị tha hóa. Niềm tin này bắt nguồn từ giả định cho rằng quần chúng chỉ có thể tạo ra chính sách trung bình, trong khi những người giỏi nhất có thể tạo ra chính sách tốt nhất, nếu họ thực sự là người giỏi nhất.
Khi thuật ngữ này mới xuất hiện, người Hy Lạp cổ đại cho rằng đấy là sự cai trị của những công dân có trình độ tốt nhất và thường dùng nó làm đối trọng với chế độ quân chủ - do một người cá nhân. Sau này, chế độ quý tộc thường được coi là sự cai trị của một nhóm đặc quyền đặc lợi - tầng lớp quý tộc - và đối lập với chế độ dân chủ.