Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Thuật ngữ chính trị (18)

Phạm Nguyên Trường

Political Dictionary – The Bridge

36. Class – Giai cấp. Giai cấp xã hội là nói đến các thứ bậc khác nhau để phân biệt giữa các cá nhân hoặc các nhóm người trong các xã hội hoặc các nền văn hóa. Các sử gia và các nhà xã hội học coi giai cấp là hiện tượng phổ quát.

Hiện nay có hai cách tiếp cận chính đối vấn đề giai cấp. Một là quan điểm Marxist, trong khi quan điểm kia được coi là các tiếp cận của “khoa học xã hội” đối với vấn đề này. Theo quan điểm Marxist, giai cấp là nền tảng đối với chính trị, vì quá trình phát triển trong lịch sử được coi là một chuỗi các vụ xung đột giai cấp mà đỉnh điểm là cuộc xung giai cấp cuối cùng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Giai cấp vô sản là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, các giai cấp bóc lột không thể đối đầu với giai cấp vô sản sau khi giai cấp này giành chiến thắng chung cuộc và lúc đó sẽ là xã hội phi giai cấp hay chủ nghĩa cộng sản sẽ là hình thức cuối cùng của xã hội. Chủ nghĩa Marx cũng đưa ra định nghĩa về giai cấp đơn giản và ngắn gọn nhất. Các giai cấp được định nghĩa bằng quan hệ của họ với phương tiện sản xuất. Những người luôn luôn sở hữu và kiểm soát phương tiện sản xuất kinh tế (nhà máy, hầm mỏ, trang trại.. v.v.) là giai cấp cai trị trong xã hội, còn những người không sở hữu phương tiện buộc phải bán sức lao động cho những người sở hữu phương tiện sản xuất. Những người bán sức lao động là giai cấp vô sản và bị trị, bị các chủ sở hữu bóc lột. Rất khó áp dụng định nghĩa đơn giản nhất này và những người Marxist hiện đại nghĩ ra nhiều lý thuyết tinh tế và phức tạp hơn để giải quyết các vấn đề thực nghiệm và lý thuyết.
Cách tiếp cận khác đối với vấn đề giai cấp, là trong các tác phẩm của các nhà xã hội học và chính trị học phi-Marxist, nhấn mạnh quan sát thực nghiệm chứ không nặng về định nghĩa lý thuyết. Thường thì, nhà khoa học xã hội sẽ sử dụng một khái niệm giai cấp kết hợp các yếu tố địa vị xã hội (thường dựa giả định, không được chứng minh, về thái độ mà xã hội dành cho các nghề nghiệp khác nhau), tài sản và thu nhập, và địa vị kinh tế của từng cá nhân. Những định nghĩa về giai cấp được tạo ra vì lý do rát quan trọng là khác biệt giữa các nghề nghiệp dường như có liên hệ chặt chẽ với niềm tin và hành động mang tính chính trị và xã hội. Ví dụ, các công trình nghiên cứu hành vi bỏ phiếu tạo ra mô hình hai giai cấp khá đơn giản. Những người kiếm sống bằng lao động trí óc công việc (thường được coi là tầng lớp trung lưu) thường bầu cho cho các đảng cánh hữu chứ ít khi bầu cho cánh tả, trong khi những người lao động chân tay (giai cấp lao động) thường bầu cho các đảng cánh tả. Mặc dù mô hình bỏ phiếu-giai cấp môn chính trị học hiện nay đã phức tạp hơn, nhưng nền tảng vẫn là xếp theo nghề nghiệp. Những mô hình cơ cấu xã hội như thế có thể phức tạp hoặc không phức tạp và có thể phù hợp với hành vi chính trị và xã hội trên thực tế. Những mô hình này có những khó khăn không thể nào khắc phục được. Ví dụ, ở các nước với nền nông nghiệp to lớn, khó đưa các điền chủ và công nhân nông nghiệp vào mô hình giai cấp. Vấn đề khác là trong là xác định giai cấp của phụ nữ đã kết hôn, dù họ có làm việc hay không làm việc.
37. Cleavage (hay social cleavage) – Phân tách xã hội. Trong chính trị học và xã hội học, phân tách xã hội là ranh giới văn hóa hay xã hội được xác định về mặt lịch sử, phân chia công dân trong xã hội thành các nhóm với những lợi ích chính trị khác nhau, dẫn đến xung đột về chính trị giữa các nhóm này. Do đó, sự phân tách về xã hội hoặc văn hóa trở thành sự phân tách về chính trị khi những phân tách này bị chính trị hóa. Lý thuyết phân tách khẳng định rằng phân tách về chính trị có vai trò chính trong việc quyết định hệ thống đảng phái của đất nước cũng như hành vi bỏ phiếu của các công dân, chia họ thành các khối bỏ phiếu.
Phân tách xã hội, là một khái niệm có ý nghĩa quan trọng sống còn trong phân tích chính trị học, đặc biệt là khi nói tới hành vi bỏ phiếu hoặc sự hình thành và hoạt động của hệ thống đảng phái. Phân tách xã hội nói về sự phân chia giữa các nhóm người trong một xã hội, dựa trên một số đặc điểm tương đối: Người ta có thể có thể bị phân tách theo giai cấp, tôn giáo, ngôn ngữ, chủng tộc hoặc thậm chí, tình dục. Các mô hình phân tách xã hội, mối liên hệ giữa chúng với nhau, đặc điểm nổi bật, số lượng và bản chất, được sử dụng để xác định ranh giới về chính trị và ảnh hưởng tới sự ổn định và hoạt động của hệ thống chính trị nói chung. Phân tách xã hội vẫn có vai trò quan trọng, mặc dù xu hướng chung là xóa bỏ dần những sự chia rẽ như thế.
38. Coalition – Liên minh. Liên minh là tập hợp các lực lượng chính trị cạnh tranh với nhau khi phải đương đầu với kẻ thù chung; việc tập hợp thường xảy khi có kẻ thù chung hoặc cần thúc đấy một số mục tiêu mà họ cùng chia sẻ, gạt qua một bên sự khác biệt và xung đột tiềm tàng giữa các thành viên của liên minh. Liên minh thường hình thành trong các nghị viện hiện đại, đấy là khi không một đảng chính trị nào có thể giành được đa số phiếu. Hai hoặc nhiều đảng liên minh với nhau để trở thành nhóm đa số, sau đó có thể đồng ý về một chương trình chung, mà không đòi hỏi quá nhiều thỏa hiệp với các chính sách của mỗi đảng và có thể tiến tới thành lập chính phủ. Các liên minh khác nhau có mức độ ổn định, thời gian tồn tại khác nhau và khác nhau về cách phân chia quyền lực nội bộ (có thể mà cũng có thể không liên quan đến quy mô của các đảng tham gia liên minh).
Liên minh có thể diễn ra trong tình hình chính trị nào liên quan đến một vài lực lượng cạnh tranh với nhau nhưng đạt thỏa thuận về các yếu tố cốt lõi. Đôi khi liên minh chỉ tồn tại trong thời gian ngắn hoặc thậm chí liên quan đến một vấn đề duy nhất: Bỏ phiếu trong quốc hội đa đảng của Cộng hòa Đệ tứ ở Pháp luôn kém theo việc tạo ra liên minh đa số chỉ ủng hộ một dự luật cụ thể mà thôi; và mặc dù có hệ thống lưỡng đảng, tình hình tương tự cũng xảy ra ở quốc hội Hoa Kỳ. Mặc dù thường xuyên bị lên án là dẫn đến các chính phủ không ổn định, liên minh, trên thực tế, có nhiều khả năng là kết quả của bất ổn chính trị chứ không phải là nguyên nhân, và xảy ra những nước có một số lực lượng chính trị, đấy có thể là do luật bầu cử hay một số cơ chế chính trị khác.
Liên minh có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong chính sách quốc phòng. Chỉ có vài chiến lớn trong ba thế kỉ qua thực chất là chiến tranh giữa hai quốc gia , còn đa số là chiến giữa các liên minh. Đấy có thể là các liên minh đặc biệt giữa những đối thủ mà cuộc khủng hoảng buộc họ phải liên minh với nhau để chiến đấu với kẻ thù chung, liên minh trong Thế chiến II giữa Vương quốc Anh, Liên Xô và Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình, hoặc các thỏa thuận lâu dài trong thời bình giữa các quốc gia có mục tiêu chung là chống lại một nhóm những kẻ thù chung, vụ đối đầu giữa NATO và Hiệp ước Warsaw cũ là ví dụ điển hình. Điều thú vị là cả ở trong nước lẫn trên trường quốc tế, hạn chế chính cho việc hình thành liên minh là ý thức hệ.
39. Coalition Theory - Lý thuyết liên minh. Phần lớn lý thuyết liên minh được phát triển từ lý thuyết trò chơi - lựa chọn duy lý theo lối toán học trong chính trị học; tìm cách xây dựng các lý thuyết mang tính dự đoán để giải thích hoạt động chính trị. Hai lĩnh vực chính của hoạt động chính trị áp dụng lý thuyết liên minh: Liên minh các đảng thiểu số thành lập, và sự hình thành các liên minh quân sự và ngoại giao giữa các quốc gia. Tuy nhiên, những người ủng hộ lý thuyết liên minh cho rằng phải áp dụng cho mọi tình huống, nơi có hơn hai tác nhân đứng trước xung đột tiềm ẩn về quyền lợi, và do đó hợp tác giữa hai hoặc nhiều tác nhân hơn nước nhằm chống lại một hoặc nhiều đối thủ là hữu ích theo lối duy lý. Họ còn khẳng định thêm rằng một lý thuyết thành công sẽ áp dụng cho bất kỳ mẫu nào, dù đấy có là liên minh giữa các công ty nhỏ nhằm chống lại đối thủ độc quyền tiềm tàng, hay liên minh giữa các đảng để thành lập chính phủ hoặc liên minh giữa học sinh để chống kẻ bắt nạt thì cũng thế.
40. Cold War – Chiến tranh lạnh. Thuật ngữ Chiến tranh Lạnh là nói về tình trạng thù địch nóng bỏng giữa các siêu cường - Hoa Kỳ và Liên Xô - và cùng với nó là cuộc đua vũ trang, xung đột ngoại giao và những hành động quân sự công khai trong thời gian ngắn. Chiến tranh lạnh bắt đầu, muộn nhất là vào năm 1947, với việc phong tỏa thành phố Berlin và vẫn tiếp tục căng thẳng cho đến giữa thập niên 1960, với những sự kiện như cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba và xây dựng Bức tường BerlinWall. Từ cuối thập niên 1960, căng thẳng giảm dần, hoặc ít nhất, đã không được nhắc tới thường xuyên nữa, nhưng đe dọa trở lại tình trạng chiến tranh lạnh thì vẫn còn. Một số nhà bình luận nói “Chiến tranh lần thứ hai” bắt đầu với cuộc bầu cử Tổng thống Reagan năm 1980; chắc chắn là trong vài năm của thập niên 1980 các cuộc đua vũ trang diễn ra mạnh mẽ hơn, ngân sách quốc phòng gia tăng, và gia tăng xung đột ngoại giao giữa các siêu cường tại nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, từ năm 1985, sau khi Gorbachev nắm được quyền lực ở Liên Xô và Reagan phải hạn chế chi tiêu cho quốc phòng vì khủng hoảng ngân sách và khi cải cách ở Liên Xô và Đông Âu tăng tốc, khả năng kinh tế của Hiệp ước Warsaw trong việc cạnh tranh quân sự với NATO suy giảm hẳn. Cùng lúc, các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí, trong đó có vũ khí hạt nhân và lực lượng thông thường ở châu Âu được tiến hành khẩn trương, lợi ích kinh tế của tất cả các nước cũng ngày càng được thể hiện rõ ràng hơn. Tuy nhiên, có một ít người cho rằng đó là việc chuyển đổi của Gorbachev trong chính sách đối ngoại, được thể hiện bằng kiểm soát vũ khí và những vụ nhượng bộ, đã đưa chiến tranh lạnh đến chỗ cáo chung. Chính các cuộc cách mạng ở Đông Âu là tác nhân trực tiếp làm cho Chiến tranh Lạnh kết thúc, do đó cuộc xung đột chuyển tù xung đột giữa hai khối thành xung đột giữa NATO và Liên Xô. Nếu cần một bằng chứng duy nhất là chiến tranh lạnh cuối cùng đã kết thúc thì đấy chính là việc Liên Xô ủng hộ cuộc Chiến tranh vùng Vịnh do Mỹ đứng đấu nhằm chống lại Iraq. Ngoài ra, việc Liên Xô chấp nhận cho các lực lượng quân sự của họ rời khỏi Đông Đức, lúc đó đã là một phần của nhà nước Đức thống có thể được coi là kết thúc mang tính biểu tượng về mặt quân sự của Chiến tranh Lạnh. Quan niệm cho rằng Chiến tranh Lạnh kết một cách ngẫu nhiên là phù hợp – cũng như nó bắt đầu một cách ngẫu nhiên. Từ những năm 1970 các nhà sử học đã nhấn mạnh rằng chính sự hiểu lầm và sự thất vọng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ về những việc nên làm với châu Âu thời hậu chiến tranh đã phát triển thành đối đầu mà cả bên chưa bao giờ muốn.