Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

Thuật ngữ chính trị (15)

Phạm Nguyên Trường

Political Dictionary – The Bridge

11. Catholic Parties – Các đảng Công giáo. Các đảng Công giáo là các đảng phái tìm cách thúc đẩy chương trình và chính sách của Giáo hội Công giáo La Mã. Vì người theo Giáo hội Công giáo thường là người nghèo và sung đạo, các chương trình của đảng Công giáo thường có tính bảo thủ trong những vấn đề xã hội mà Giáo hội rao giảng và ủng hộ việc tái phân phối của cải, và nói chung là hơi tả khuynh trong những vấn đề kinh tế.

 

12. Caucus - Cuộc họp kín của ban lãnh đạo tổ chức chính trị. Cuộc họp kín là cuộc họp của những người ủng hộ hoặc thành viên của một đảng chính trị hoặc phong trào cụ thể. Thuật ngữ này bắt nguồn từ Hoa Kỳ, nhưng đã lan sang Australia, Canada, New Zealand, Nam Phi và Nepal. Ở trong nền chính trị và chính phủ Hoa Kỳ, caucus có vài nghĩa liên quan với nhau: thành viên của các đảng chính trị hay các nhóm có thể gặp gỡ nhằm phối hợp hành động, lựa chọn chính sách hay chọn ứng cử viên cho chức vụ nào đó.
13. Caudillismo, là hệ thống thống trị và xã hội, dựa trên sự lãnh đạo của một người có bàn tay sắt, hình thành sau các cuộc chiến tranh giành độc lập từ Tây Ban Nha ở Mỹ Latinh thế kỷ XIX. Từ caudillo trong tiếng Tây Ban Nha nghĩa là “người lãnh đạo”, được sử dụng để nói về người đứng đầu các lực lượng không chính quy, nắm quyền cai trị một vùng lãnh thổ.
14. Central Bank – Ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương (có khi gọi là ngân hàng dự trữ, hoặc cơ quan phụ trách về tiền tệ) là cơ quan quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ, cung cấp tiền và quy định lãi suất của quốc gia hay của liên minh tiền tệ, giám sát hệ thống ngân hàng thương mại. Mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị của đồng tiền quốc gia, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ. Các ngân hàng trung ương ở hầu hết các quốc gia phát triển đều là những tổ chức độc lập, không bị chính trị can thiệp vào, tuy nhiên, vẫn bị các cơ quan hành pháp và lập pháp kiểm soát ở mức độ nào đó.
Ngân hàng trung ương có thể có những chức năng sau đây:
- thực thi chính sách tiền tệ.
- ban hành lãi suất chính thức – nhằm quản lý lạm phát và tỷ giá hối đoái quốc gia - và đảm bảo rằng lãi suất và tỷ giá có hiệu lực
- kiểm soát toàn bộ việc cung tiền của quốc gia
- là ngân hàng của chính phủ và ngân hàng của ngân hàng
- quản lý dự trữ ngoại hối và dự vàng của quốc và trái phiếu Chính phủ
- điều tiết và giám sát lĩnh vực ngân hàng
15. Central Committee – Ban chấp hành trung ương. Ban chấp hành Trung ương là tên gọi của cơ quan hành chính thường trực của các đảng cộng sản - cầm quyền hay không cầm quyền trong thế kỷ XX và của các quốc gia cộng sản còn sót lại trong thế kỷ XXI, tương tự như ban giám đốc. Ban chấp hành trung ương thường được bầu từ các đại biểu tham dự đại hội toàn quốc của đảng. Ở những quốc gia mà đảng cộng sản nắm được quyền lực nhà nước, Ban chấp hành Trung ương là cơ quan ban hành quyết định của đảng, trong giai đoạn giữa hai đại hội, và thường bầu ra Bộ Chính trị. Trong các đảng Cộng sản không cầm quyền, Ban chấp hành Trung ương thường được hiểu là cơ quan ban hành quyết định trong giai đoạn giữa hai kì đại hội sau khi quá trình tập trung dân chủ đã dẫn đến quan điểm thống nhất trong toàn đảng.
Ở Hoa Kỳ, hai đảng lớn cũng có Ban chấp hành toàn quốc của đảng Dân chủ (Democratic National Committee) và Ban chấp hành toàn quốc của đảng Cộng hòa; đây là những cơ quan lãnh đạo của các tổ chức này ở cấp quốc gia, cũng như các ban chấp hành địa phương.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (viết tắt là BCH hoặc BCHTƯ) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam giữa 2 kỳ Đại hội, các Ủy viên Trung ương Đảng được bầu bởi Đại hội Đại biểu toàn quốc 5 năm 1 lần. Đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam bầu và số lượng Ủy viên do Đại hội quyết định. Năm 1976 sau Đại hội IV thì số Ủy viên là 101 người. Đến Đại hội VIII thì số Ủy viên tăng lên 170. Ban Chấp hành Trung ương khóa X gồm 160 Ủy viên chính thức và 41 Ủy viên dự khuyết. Đến Đại hội XI (01/2011) gồm 175 Ủy viên chính thức và 25 Ủy viên dự khuyết. Tại Đại hội XII (01/2016) có 180 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết.
16. Central Intelligence Agency - Cơ quan Tình báo Trung ương Mĩ. Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) là cơ quan tình báo quan trọng của Chính quyền Liên bang Hoa Kỳ, có nhiệm vụ thu thập, xử lí và phân tích các thông tin tình báo có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Hoa Kỳ từ khắp nơi trên thế giới, chủ yếu là thông qua hoạt động tình báo do con người tiến hành. Là thành viên chính của Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ (IC), CIA có nhiệm vụ phải báo cáo thông tin cho Giám đốc Tình báo Quốc gia và cũng đồng thời cung cấp các thông tin tình báo quan trọng cho tổng thống và nội các của Hoa Kỳ.
Tổng hành dinh của CIA nằm ở Langley, Virginia, phía Tây Thủ đô Washington, D.C. Nhân viên của cơ quan hoạt động từ các Đại sứ quán của Hoa Kỳ và nhiều địa điểm trên khắp thế giới.
Khác với FBI với nhiệm vụ đảm bảo an ninh trong phạm vi lãnh thổ Hoa Kỳ, CIA không có lực lượng thực thị pháp luật trong nước mà chủ yếu tập trung vào hoạt động thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài và bị giới hạn việc thu thập thông tin tình báo ở trong nước.
Trước đạo luật cải tổ hệ thống tình báo vào chống khủng bố của Quốc hội Hoa Kỳ năm 2004, Giám đốc CIA là người đứng đầu Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ; ngày nay, CIA dưới quyền của Giám đốc Tình báo Quốc gia.
CIA có ba hoạt động chính thức:
- Thu thập thông tin về chính phủ của các nước ngoài, công ty và cá nhân nước ngoài.
- Phân tích dữ liệu đó cùng với các Cơ quan thu thập tình báo khác của Hoa Kỳ với mục đích nhằm cung cấp đánh giá về Tình báo An ninh Quốc gia đến các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ.
- Chịu sự chỉ đạo từ Tổng thống Hoa Kỳ, thực hiện giám sát các hoạt động mật và các hoạt động chiến thuật bởi nhân viên của chính Cơ quan, bởi binh sĩ của Quân đội Hoa Kỳ hoặc là các đối tác của Cơ quan.
Dựa vào ngân sách của Cơ quan trong Năm tài chính 2013, CIA có năm ưu tiên:
- Chống khủng bố, ưu tiên hàng đầu, được xác định qua Cuộc chiến Với Khủng bố đang diễn ra.
- Ngăn sự phổ biến của vũ khí hủy diệt hàng loạt với mục tiêu khó nhất là Triều Tiên.
- Cảnh báo các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ về các sự kiện quan trọng quốc tế.
- Phản gián, với Trung Quốc, Nga, Iran, Cuba và Israel được mô tả là các mục tiêu ưu tiên.
- Tình báo mạng.
17. Central-local relation – Quan hệ trung ương-địa phương. Trong các nước theo chủ nghĩa đa nguyên ở phương Tây, tất cả các chính quyền trung ương đều đứng trước vấn đề nan giải: (1) làm sao tổ chức được việc đưa và kiểm soát chính sách công trong “đất nước”, nằm ngoài các cơ quan trung ương đóng ở thủ đô ; và (2) cho phép công dân ở địa phương, hoặc giới tinh hoa địa phương quản lý việc cung cấp dịch vụ công trong khu vực của mình đến mức độ nào. Tóm lại, chính quyền trung ương phải giải quyết vấn đề về quản lý và chính trị theo khu vực. Đây là, hoặc nên là, chủ đề về quan hệ địa phương-trung ương. Đây là một vấn đề nan giải của cả hệ thống liên bang và không theo liên bang. Ở đây chỉ hệ thống không liên bang, thường được gọi là hệ thống nhất thể (unitary).
Về quản lý hành chính, chính quyền trung ương có một số lựa chọn. Việc cung cấp dịch vụ công tại có thể được giao cho các văn phòng của trung ương đóng tại địa phương, hoặc giao cho các cơ quan bao gồm người dân địa phương do chính quyền trung ương lựa chọn, hoặc do chính quyền địa phương bầu ra, hoặc kết hợp một số lựa chọn này. Lựa chọn khác là trung ương giám sát các cơ quan cung cấp chính sách vừa nói. Giám sát (hoặc kiểm soát) có thể được phân chia giữa các cơ quan trung ương có liên quan nằm ở thành phố thủ đô, hoặc các quan chức được trung ương chỉ định tới các khu vực khác nhau trong nước, hoặc cho các cơ quan trung ương cụ thể (và bộ trưởng) chịu trách nhiệm về các vùng cụ thể ở trong nước.
Quan hệ trung ương-địa phương thường bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiều yếu tố chính trị. Một số chính quyền trung ương có thể cố gắng giám sát một cách chi tiết việc làm của chính quyền địa phương, nhất là chính quyền địa phương do dân bầu. Phương tiện kiểm soát quan trọng nhất là tài chính: nguồn thu của chính quyền địa phương và sự phụ thuộc của họ vào các khoản trợ cấp từ trung ương. Chiến lược khác là chuyển dịch vụ công cộng địa phương sang khu vực tư nhân và cho phép các lực lượng thị trường hoạt động như cơ chế kiểm soát. Người ta làm như thế là do ý thức hệ hoặc đơn giản vì kiểm soát chi li việc làm của chính quyền địa phương là một nhiệm vụ phức tạp, tốn thời gian và khó.
18. Censorship – Kiểm duyệt. Kiểm duyệt là kiểm soát những điều có thể nói, viết hoặc xuất bản dưới bất kỳ hình thức nào - do chính phủ hoặc bởi các quyền lực không chính thức thực hiện, và có nghĩa là nỗ lực để áp nhằm áp đặt quan điểm và hành vi phù hợp. Kiểm duyệt từng là chuẩn mực trong hầu hết các xã hội và trong hầu hết các giai đoạn lịch sử thành văn, và còn tồn tại ở hầu như khắp mọi nơi cho đến tận ngày nay. Hai hình thức kiểm duyệt chính liên quan đến đạo đức và chính trị. Kiểm duyệt tôn giáo bao gồm cả đạo đức lẫn chính trị. Lộng ngôn bị coi là xúc phạm đến Thiên Chúa và do đó, là vô đạo đức, trong khi dị giáo là lời rao giảng hoặc nghe theo cách giải thích khác với giáo lý thịnh hành; kiểm duyệt, và bức hại, đã được được sử dụng rộng rãi để đàn áp cả vô đạo đức và dị giáo, đặc biệt là trong những nước theo Kitô thời Trung cổ và Cải cách, khi các chức năng của nhà thờ và nhà nước gắn bó mật thiết với nhau. Các phong trào tôn giáo vẫn có ảnh hưởng ở nhiều quốc gia trong việc duy trì luật pháp với mục đích là bảo vệ đạo đức công cộng.
Kiểm duyệt chính trị bằng cách che giấu thông tin có chủ ý chắc chắn đã có ngay cả trong những cộng đồng chính trị đầu tiên trong lịch sử. Sự phát triển của phương tiện thông tin đại chúng chắc chắn mở rộng khả năng cho kiểm duyệt. Một khu vực, đấy là an ninh quốc gia, mà tất cả các quốc gia đều nắm quyền kiểm duyệt. Kiểm duyệt mâu thuẫn với một số giá trị quan trọng nhất của chế độ dân chủ tự do, như tự do ngôn luận và tự do báo chí, nhưng, ngay cả hầu hết các quốc gia cũng tự do đòi hỏi áp dụng một số biện pháp kiểm soát đối với những tài liệu được công bố, ngay cả, để bảo đảm quyền riêng tư và không bị bôi nhọ, và ngăn chặn việc phổ biến những quan điểm cực đoan, như hận thù chủng tộc. Trong khối Liên Xô trước đây nhà nước tìm cách kiểm soát tất cả các ấn phẩm. Không chỉ có vấn đề an ninh quốc gia và người bất đồng chính kiến bị kiểm duyệt, mà ngay cả những tin tức cơ bản, ví dụ, thảm họa hàng không cũng thường bị cấm. Tương tự như sự lan tràn các ấn phẩm và xóa mù chữ làm cho xã hội phi dân chủ cần phải kiểm duyệt chính trị, công nghệ truyền thông hiện nay làm cho kiểm duyệt trở thành vô ích. Việc ngày càng có nhiều người sử dụng Internet làm cho tất cả các nỗ lực nhằm kiểm soát thông tin trở thàng hầu như bất khả thi.
19. Central Europe – Trung Âu. Trung Âu, đôi khi được gọi là Trung-Đông Âu, là một khái niệm chứ không chỉ là thuật ngữ địa lý. Thông thường, khu vực bao gồm chủ yếu là “ba nước lớn” thuộc khối Cộng sản trước đây ở châu Âu là Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc và hiện nay là Cộng hòa Séc và Slovakia. “Trung Âu”, trước đây được gọi là Đông Âu, khi nói về phần châu Âu của khối Xô Viết. Về mặt khái niệm, ý tưởng cho rằng những nước này và một nước nhỏ bé khác có một số đặc điểm chung chứ không chỉ là sự gần gũi về địa lý do cùng nằm trong khối Xô Viết, hiện nay đã không còn đúng nữa.
Biên giới của các nước Trung Âu được xây dựng sau Hiệp ước hòa bình Versailles năm 1919. Hiệp ước này nói tới ý tưởng trao trả độc lập cho các dân tộc ở những khu vực mà gần như luôn luôn bị những dân tộc khác, chủ yếu là Đế quốc Áo-Hung và Đế chế Nga. Các quốc gia này tồn tại trong khoảng 20 năm sau khi được trao trả độc lập, nhưng đã nhanh rời khỏi lý tưởng của các chế độ dân chủ tự do của Hòa ước Versailles. Sau Thế chiến II, các nước này liên kết với Liên Xô và cùng tách ra vào năm 1989.
Vấn đề quan trong đối với khu vực này là các nước ở đây có thể tiếp tục quá trình chuyển đổi dân chủ. Tư cách thành viên trong bất kì tổ chức quốc tế do phương Tây thành lập, đặc biệt là NATO (mà một số đã đạt được) và Liên minh châu Âu, là lý tưởng, và người ta đang tìm cách tạo ra một tiếng nói chung về nặt chính trị cho khu vực này.
20. Centralization – Trung ương tập quyền. Centralisation or centralization (see spelling differences) is the process by which the activities of an organisation, particularly those regarding planning and decision-making, framing strategy and policies become concentrated within a particular geographical location group. This moves the important decision-making and planning powers within the center of the organisation.
Trong lĩnh vực chính trị trung ương tập quyền là tập trung quyền lực của chính phủ và sức mạnh chính trị về thủ đô và ở cấp quốc gia, khác hẳn sự chia sẻ quyền và trách nhiệm giữa chính quyền quốc gia, chính quyền khu vực và địa phương. Có mối tương quan mạnh mẽ giữa trung ương tập quyền và quy mô lãnh thổ. Thời gian gần đây, ở những nơi có những tiếng nói phản đối việc tập trung quá nhiều về thủ đô đã dẫn đến việc củng cố các chính đảng trong các khu vực, và quyền lực về cho các cơ quan dân cử. Có giới hạn sao cho việc phân cấp thực sự, vượt quá giới hạn đó sẽ trở thành chế độ liên bang, vì, nói cho cùng chính phủ quốc gia chịu trách nhiệm về chính sách và có trách nhiệm giải trình trước cử tri về sai lầm của mình.