Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Thuật ngữ chính trị (7)

Phạm Nguyên Trường
Political Dictionary – The Bridge
36. Apartheid – Chính sách phân biệt chủng tộc ở Nam Phi trước đây. Chính sách phân biệt chủng tộc trước đây ở Nam Phi và Tây Nam Phi (Namibia): Phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen. Đảng Quốc gia Nam Phi (National Party) đã tiến hành chính sách Apartheid trong chiến dịch tranh cử của họ cho cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Quốc gia Nam Phi thắng cử, Apartheid đã trở thành chính sách chính trị tại Nam Phi từ năm 1948 tới năm 1990. Nói rộng ra, thuật ngữ này hiện đang được sử dụng cho các hình thức phân biệt chủng tộc có hệ thống, được thành lập bởi các cơ quan nhà nước trong một quốc gia, chống lại các quyền và xã hội dân sự của một nhóm nào đó của công dân, do định kiến về dân tộc. Theo chính sách này, người da trắng có địa vị xã hội cao nhất, rồi đến người châu Á, người da màu, cuối cùng là người da đen.
Chính sách phân biệt chủng tộc gây ra làm sóng phản kháng mạnh mẽ ở trong nước và trên trường quốc tế, kết quả là đã tạo ra phong trào xã hội toàn cầu có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất torng thế kỉ XX. Từ những năm 1950, nhà cầm quyền đã phản ứng trước một loạt các cuộc nổi dậy và phản đối bằng cách cấm cố và bỏ tù các nhà lãnh đạo phong trào chống phân biệt chủng tộc. Khi tình trạng bất ổn lan rộng và trở nên căng thẳng hơn, hoạt động quân sự tiếp tục leo thang, các tổ chức nhà nước đàn áp tàn bạo hơn. Cùng với các biện pháp trừng phạt được cộng đồng quốc tế áp dụng đối với Nam Phi, làm cho chính phủ ngày càng khó khăn, không thể tiếp tục duy trì chế độ này. Cải cách chế độ phân biệt chủng tộc trong những năm 1980 không dập tắt nổi phong trào chống đối, tổng thống Frederik Willem de Klerk bắt đầu quá trình xóa bỏ phân biệt chủng tộc với việc trả lại tự do cho các cố vấn của Mandela và một số tù nhân chính trị khác trong tháng 10 năm 1989; năm 1990 ông bắt đầu đàm phán để chấm dứt tệ phân biệt chủng tộc mà đỉnh cao là cuộc bầu cử dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994, với chiến thắng của Đại hội Dân tộc Phi (ANC) do Nelson Mandela lãnh đạo. Mặc dù chế độ phân biệt chủng tộc đã chính thức bị bãi bỏ, nhưng hậu quả kinh tế và xã hội của chính sách này còn kéo dài cho đến tận ngày nay.

37. Apparat – Bộ máy. Apparat là từ gốc Nga, có nghĩa là bộ máy quản lí hành chính nhà nước. Trong tiếng Anh người ta dùng để chỉ bộ máy quan liêu đặc quyền đặc lợi, vô danh nhưng có quyền sinh quyền sát của đảng cộng sản, các thành viên của bộ máy này được gọi là apparatchiki. Trong diễn ngôn thời Liên Xô cũ, từ này không phải lúc nào cũng có nghĩa tiêu cực. Đấy có thể là các ủy ban của Hội đồng Bộ trưởng hay các ủy ban của nhà nước như Tổng cục kế hoạch (Gosplan), Tổng cục vật tư – Kĩ thuật (Gossnap) – các cơ quan ban hành các quy định và hướng dẫn cho những cơ quan khác (cá bộ) – là những cơ quan có trách nhiệm thực hiện kế hoạch. Nhâm viên của các bộ này được gọi là khozyaystvenniki.

38. Apparentement – Liên minh giữa các đảng. Ở Pháp, pháp luật công nhận liên minh giữa các đáng phái (L'apparentement). Trước cuộc bầu cử cơ quan lập pháp năm 1951, các đảng trung tâm đang cầm quyền áp dụng những thay đổi trong hệ thống bầu cử nhằm giảm thiểu áp lực từ hai cánh chính trị cực đoan là Gaullist và cộng sản, cả hai đều chống đối chế độ và đều kì vọng là sẽ được lợi nhờ hệ thống bầu cử theo tỉ lệ - đảng mạnh nhất giành được nhiều ghế nhất. Bằng cách thay đổi luật cho phép thành lập liên minh hay L'apparentement các đảng trung tâm có thể gom phiếu bầu và giành được tối đa số ghế và có đa số đại biểu trong cơ quan lập pháp.

39. Appeasement - Chính sách nhượng bộ. Nhượng bộ về vật chất và chính trị cho những thế lực độc tài nhằm tránh cuộc xung đột có thể xảy ra. Thuật ngữ này chủ yếu được dùng trong chính sách ngoại giao của các đời Thủ tướng Anh Ramsay MacDonald, Stanley Baldwin và nổi tiếng nhất là Neville Chamberlain với Đức Quốc xã và phát xít Italy từ 1935 đến năm 1939
Đầu những năm 1930, những nhượng bộ như vậy được coi là tích cực vì người ta chưa quên những tàn phá và thiệt hại cả về nhân mạng lẫn tài sản do Thế chiến I gây ra, đồng thời có một số người nghĩ rằng đã không công bằng khi Hiệp ước Versailles cư xử với Đức một cách đầy thù hận và cho rằng chủ nghĩa phát xít là lực lượng chống cộng có ích, cần phải tận dụng. Tuy nhiên, khi Hiệp ước Munich được kí kết, Đảng Lao động và một ít người bất đồng chính kiến theo phái bảo thủ như Thủ tướng tương lai Winston Churchill, Bộ trưởng Ngoại giao War Duff Cooper, và Thủ tướng tương lai Anthony Eden đã đứng lên phản đối. Chính sách nhượng bộ được giới thượng lưu Anh, trong đó có hoàng gia, các doanh nghiệp lớn, Viện nguyên lão và các phương tiện truyền thông như BBC và tờ The Times ủng hộ.
Khi ngày càng có nhiều những lời cảnh báo về sự ngóc đầu dậy của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, Chamberlain sử dụng bộ máy kiểm duyệt để kiểm soát dư luận. Sau khi Hiệp ước München - giữa Đức, Anh, Pháp và Italy được kí vào ngày 30 tháng 9 năm 1938, Chamberlain tuyên bố rằng ông đã bảo vệ “hòa bình cho thời đại chúng ta”.
Chính sách tránh chiến tranh với Đức đã trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi của các học giả, chính trị gia và ngoại giao trong suốt 70 năm qua. Các nhà sử học có nhiều ý kiến trái chiều, từ phê phán việc để cho nước Đức của Adolf Hitler phát triển quá mạnh, cho đến đánh giá rằng Chamberlain không có sự lựa chọn nào khác và đã hành động dựa theo những lợi ích tốt nhất của nước Anh. Năm 2019 nhà sử học Andrew Roberts khẳng định: “Hiện nay, ở Anh, quan điểm được nhiều người chấp nhận là họ đã đúng vì chí ít là đã cố gắng... Nước Anh không tham chiến suốt nhiều tháng trời, thừa nhận rằng chưa sẵn sàng đối đầu trực diện với Đức trong chiến trận. Nước này ngồi yên và theo dõi cuộc xâm đổ bộ vào nước Pháp, sau đó 4 năm mới hành động”.

40. Appellate jurisdiction - Thẩm quyền của tòa án cấp cao được xem xét lại phán quyết của một tòa cấp dưới.

41. Apportionment – Phân bổ ghế trong cơ quan lập pháp. Phân bổ ghế cho các khu vực hoặc các đảng phái trong hệ thống bầu cử theo tỉ lệ.

Phân bổ theo lãnh thổ là quá trình điều chỉnh lại số ghế cho các đơn vị nhằm phản ánh sự thay đổi dân cư. Theo hiến pháp Mỹ, ghế tại hạ viện cho từng bang cứ 10 năm lại được điều chỉnh một lần (sau điều tra dân số). Ủy ban Biên giới ở Anh cứ 12 đến 15 năm lại điều chỉnh một lần.