Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Thuật ngữ chính trị (4)

Phạm Nguyên Trường
Political Dictionary – The Bridge
20. Treaty of Amsterdam - Hiệp ước Amsterdam. Tên chính thức là Treaty of Amsterdam amending the Treaty on European Union, the Treaties establishing the European Communities and certain related acts (Hiệp ước Amsterdam sửa đổi Hiệp ước về Liên minh châu Âu, các Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu và một số hành vi liên quan nhất định), được ký ngày 2 tháng 10 năm 1997 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 1999; nó đã tạo ra những thay đổi đáng kể cho Hiệp ước Maastricht, ký năm 1992.



Theo Hiệp ước Amsterdam, các quốc gia thành viên đã đồng ý chuyển một số quyền lực từ chính phủ quốc gia sang Nghị viện châu Âu trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm lập pháp về nhập cư, áp dụng luật dân sự và hình sự, và ban hành chính sách đối ngoại và an ninh (foreign and security policy - CFSP), cũng như thực hiện những thay đổi về thiết chế để mở rộng khi các quốc gia thành viên mới gia nhập EU.
Hiệp ước này là kết quả của những cuộc dàm phán kéo dài, được khởi động ở Messina, Italy, ngày 2 tháng 6 năm 1995, gần 40 năm sau khi Treaty of Rome (Hiệp ước Rome) được kí kết, và kết thúc ở Amsterdam ngày 18 tháng 6 năm 1997. Sau khi chứng thức kí Hiệp định, ngày 2 tháng 10 năm 1997, các nước thành viên tiến hành phê chuẩn và Nghị viện châu Âu tán thành ngày 19 tháng 11 năm 1997.
21. Amendment – Sửa đổi/Tu chính. Là sửa đổi mang tính chính thức luật, hợp đồng, hiến pháp hoặc các văn bản pháp lý khác. Từ này có xuất xứ từ từ amend, nghĩa là thay đổi để tốt lên. Có thể đưa thêm, rút bớt hoặc cập nhật những thỏa thuận này. Người ta thường sửa đổi khi thấy làm như thế thì tốt hơn là soạn thảo văn bản mới.
Các hợp đồng thường được sửa đổi khi thị trường thay đổi. Ví dụ, hợp đồng ghi là chuyển hàng mỗi tháng một lần có thể sửa thành chuyển mỗi tuần một lần.
Có thể kể một số tu chính án hiến pháp nổi tiếng như Tu chính án Hiến pháp Đầu tiêm của Hoa Kỳ bổ sung quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do báo chí; Tu chính án Hiến pháp Thứ ba của Ireland tạo điều kiện cho nước này tham gia Liên minh châu Âu, Tu chính án Hiến pháp của Đức như là một phần trong quá trình tái thống nhất nước Đức.
22. Anarchy/Anarchism - Vô chính phủ. Vô chính phủ là một hệ tư tưởng triết học chính trị bao trùm các học thuyết và thái độ ủng hộ việc loại bỏ tất cả các chính quyền cưỡng ép, nghĩa là nhà nước. Trong các ngôn ngữ châu Âu, thuật ngữ vô chính phủ xuất phát từ tiếng Hy Lạp: “anarcho”, nghĩa là “không có người cai trị” do “an - không có” và từ “arche-cai trị). Đây là quan điểm rằng xã hội có thể và nên được tổ chức mà không cần nhà nước cưỡng ép”. Những người vô chính phủ cụ thể có thể có những quan điểm khác nhau về việc chủ nghĩa vô chính phủ phải bao gồm những tiêu chí nào và họ thường không thống nhất được với nhau về những tiêu chí này. Không có một quan niệm mang tính định nghĩa duy nhất nào mà tất cả những người vô chính phủ đều đồng ý, ngoài việc tất cả đều bác bỏ chính phủ cưỡng ép.
Vô chính phủ là triết lý chính trị ủng hộ các xã hội tự quản dựa trên các thiết chế tự nguyện. Những xã hội này thường được mô tả là xã hội không có nhà nước, mặc dù một số tác giả đưa ra định nghĩa cụ thể hơn: Các thiết chế dựa trên các hiệp hội tự do không phân cấp. Chủ nghĩa vô chính phủ cho rằng nhà nước là không đáng mong muốn, không cần thiết hoặc có hại. Trong khi bài nhà nước là tư tưởng trung tâm, chủ nghĩa vô chính phủ kéo theo thái độ chống đối thẩm quyền hoặc tổ chức phân cấp trong tất cả các mối quan hệ giữa người với người, chứ không chỉ giới hạn trong hệ thống nhà nước.
Các trường phái tư tưởng vô chính phủ có thể khác nhau về cơ bản, từ chủ nghĩa cá nhân cực đoan đến chủ nghĩa tập thể toàn diện. Chủ nghĩa vô chính phủ thường được coi là hệ tư tưởng cánh tả cực đoan; phần lớn kinh tế học vô chính phủ và triết lý luật pháp vô chính phủ phản ánh diễn giải theo lối chống nhà nước của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tập thể, Chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ. Một số người vô chính phủ theo chủ nghĩa cá nhân đồng thời là những người xã hội chủ nghĩa hoặc cộng sản trong khi một số người cộng sản vô chính phủ lại đồng thời là người theo chủ nghĩa cá nhân hoặc những người ích kỷ. Một số người vô chính phủ về cơ bản là phản đối mọi dạng cưỡng ép, trong khi những người khác ủng hộ việc sử dụng một số biện pháp cưỡng ép, trong đó có cách mạng bạo lực, trong quá trình tiến tới tình trạng vô chính phủ.
Từ những năm 1890, thuật ngữ chủ nghĩa tự do cá nhân (libertarianism) được người ta sử dụng như từ đồng nghĩa với chủ nghĩa vô chính phủ (anarchism) và cho đến năm 1950, ở Hoa Kỳ, hầu như chỉ được sử dụng theo nghĩa này. Năm đó, những người theo chủ nghĩa tự do “cổ điển” ở Hoa Kỳ bắt đầu gọi mình là những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân và từ đó, cần phải phân biệt triết lý cá nhân chủ nghĩa và ủng hộ tư bản của họ với chủ nghĩa vô chính phủ xã hội chủ nghĩa. Do đó, triết lý cá nhân chủ nghĩa và ủng hộ tư bản thường được gọi là chủ nghĩa tự do hữu khuynh còn chủ nghĩa vô chính phủ xã hội chủ nghĩa thì được gọi là chủ nghĩa xã hội tự do cá nhân, chủ nghĩa tự do cá nhân xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa tự do cá nhân tả khuynh và chủ nghĩa vô chính phủ tả khuynh. Những người theo chủ nghĩa tự do hữu khuynh lại được chia thành những người ủng hộ nhà nước tối thiểu và những người theo chủ nghĩa tư bản vô chính phủ. Bên ngoài những nước nói tiếng Anh, chủ nghĩa tự do cá nhân (libertarianism) thường bị người ta coi là chủ nghĩa vô chính phủ tả huynh.
23. Anarcho‐syndicalism - Chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ. Đây là một nhánh của chủ nghĩa vô chính phủ, có ảnh hưởng tương đối mạnh ở Pháp hồi đầu thế kỉ XX và ở Tây Ban Nha trong thời nội chiến.
Chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ là triết lý chính trị và trường phái tư tưởng vô chính phủ coi chủ nghĩa công đoàn cách mạng hay chủ nghĩa công đoàn là phương pháp để người lao động trong xã hội tư bản giành quyền kiểm soát kinh tế và do đó kiểm soát ảnh hưởng trong xã hội rộng lớn hơn. Những người theo phái công đoàn coi lý thuyết kinh tế của họ là chiến lược nhằm tạo điều kiện cho người lao động tự hoạt động và như một hệ thống kinh tế hợp tác thay thế với các giá trị dân chủ và sản xuất hướng tới đáp ứng nhu cầu của con người.
Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ là đoàn kết, hành động trực tiếp (hành động mà không có sự can thiệp của các bên thứ ba như chính trị gia, quan chức và trọng tài) và dân chủ trực tiếp, hoặc tự quản của công nhân. Mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa công đoàn là xóa bỏ hệ thống tiền lương, coi đó là chế độ nô lệ ăn lương. Do đó, lý thuyết công đoàn vô chính phủ thường tập trung vào phong trào lao động.
Những người theo phái công đoàn vô chính phủ coi mục đích chính của nhà nước là bảo vệ tài sản tư nhân, và do đó, bảo vệ đặc quyền kinh tế, xã hội và chính trị, không cho phần lớn công dân của mình được hưởng độc lập vật chất và quyền tự chủ xã hội do độc lập về kinh tế mà ra.