Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

“Là tốt hơn để đúng một cách mơ hồ hơn là sai một cách chính xác” (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi, số 89)

Tương Lai
Những ngày tự cách ly trong nhà dán mắt vào máy tính mà cố nhẫn nại và điềm tĩnh để dõi theo chương trình thời sự của VTV1, quá mệt trí! Đành nằm vắt tay lên trán suy ngẫm mông lung: đâu là sự thật đây? Mệt óc! Lại phải mở sách ra đọc cho bớt căng thẳng. Chọn mấy cuốn trên giá sách, lật vội những trang sách vốn từng đọng lại từ lâu trong cảm thức. Hết “Nhà thờ Đức Bà” của V. Hugo đến “The Godfather” của Mario Puzo, rồi “Bàng hoàng”, “Gào thét” của Lỗ Tấn đến “Tam Quốc c” của La Quán Trung, “Sử ký” của Tư Mã Thiên...

Chuyện xưa chuyện nay, nói như nhân vật Nguỵ Liên Thù trong tác phẩm của Lỗ Tấn “Đêm không sao ngủ được. Việc gì cũng phải suy nghĩ mới vỡ nhẽ”. Thế rồi những chuyện xưa ấy với chuyện hiện đại nay quấn quýt đan chen nhau trong liên tưởng”suy nghĩ mới vỡ nhẽ” ra?
Thì đó, cái ông tiến sĩ Giám đốc WHO mà tờ báo Pháp Le Figaro chỉ đích danh là “đồng lõa với Bắc Kinh, che giấu, thậm chí đưa tin thất thiệt về quy mô dịch viêm phổi chủng mới ở Vũ Hán. WHO đã không chia sẻ thông tin về coronavirus với Đài Loan?! Các tờ báo lớn ở Mỹ và Châu Âu đều đưa nhiều bình luận về siêu vi corona gây hại cả thế giới xuất phát từ Trung Quốc. Do vậy, phải chỉ “đích danh thủ phạm gieo mầm covi” kể cả việc thành lập một toà án quốc tế. Nhật Bản thì thông báo ngân sách 1.000 tỷ đôla để vực dậy kinh tế và tài trợ cho các công ty Nhật quyết định bỏ Trung Quốc. Còn tờ Les Echos cho rằng trong ngắn hạn, đại dịch Covid-19 sẽ làm những nước thuộc diện đang phát triển dở sống dở chết. Và theo ghi nhận của thông tín viên đài RFI tại Washington, phần đông nạn nhân của Covid-19 là cộng đồng người Mỹ gốc châu Phi cũng đồng nghĩa với những người nghèo. Chính Donald Trump cũng nói rõ: Hiện chưa có các số liệu trên cấp độ toàn quốc, nhưng người da đen chiếm tỷ lệ cao trong số các nạn nhân của đại dịch..
Thế rồi ai đó đặt ra một câu hỏi hóc búa (tuy vẫn đang còn nhiều tranh cãi): “Một điều gì đó thật khó hiểu (Something is fishy) và khuyến cáo hãy chuyển cho mọi người: Take a look at this & shares with the world, please. Xin được dẫn ra đây một điều “thật khó hiểu” ấy:
Các ngôi sao Hollywood, Bộ trưởng Nội vụ Úc, Thủ tướng Anh, và Bộ trưởng Y tế, vợ của Thủ tướng Tây Ban Nha, vợ của Thủ tướng Canada, và Hoàng tử Charles của Anh, trong số những người khác, đã ký hợp đồng với coronavirus, nhưng không có một nhà lãnh đạo chính trị hay Tư lệnh quân sự nào tại Trung Quốc đã thử nghiệm dương tính với coronavirus?.
Vậy thì “Điều này khiến người ta suy đoán rằng coronavirus là vũ khí sinh hóa của Trung Quốc, mà Trung Quốc đã sử dụng để thực hiện sự hủy diệt trên thế giới nhằm đạt được uy quyền kinh tế”. Phải chăng “Trung Quốc hiện đã kiểm soát được loại virus này, có thể họ cũng có thuốc giải độc / vắc-xin mà họ không chia sẻ với thế giới bao giờ hoặc sẽ làm gì khi đó là lợi ích tốt nhất của họ để làm điều đó?.
Để góp chút xíu vào một câu hỏi lớn chưa có lời giải đó xin dẫn ra đây lời của Trì Hạo Điền, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương Trung Quốc trong một bài nói năm 2005 về toan tính dùng vũ khí sinh học để tiêu diệt nước Mỹ”:
Mục đích của Bộ Chính trị Trung ương Đảng trong việc thực hiện cuộc thăm dò ý kiến này là để tìm hiểu những suy nghĩ của dân chúng. Chúng ta muốn biết: Nếu công cuộc phát triển toàn cầu của Trung Quốc sẽ cần thiết tạo ra những cái chết hàng loạt trong những nước thù địch thì dân chúng ta có yểm trợ tình huống này hay không? Dân chúng sẽ ủng hộ hay chống đối lại việc này?...
Vì, “Chỉ bằng cách sử dụng những vũ khí không hủy diệt mà có thể giết càng nhiều người càng tốt, chúng ta mới có thể lưu giữ lại được đất nước Hoa Kỳ cho chúng ta sử dụng. Ðã có những phát triển mau lẹ về kỹ thuật vũ khí sinh học hiện đại, và những vũ khí sinh học loại mới được tiếp tục phát minh, ...trong những năm qua, chúng ta đã nắm bắt những cơ hội để quán triệt những loại vũ khí sinh hóa này. Chúng ta có khả năng đạt được mục đích của chúng ta trong việc quét sạch cả Hoa Kỳ bất thình lình... Quả thật là tàn nhẫn khi giết một hai trăm triệu người Mỹ. Nhưng đó là con đường duy nhất mà sẽ bảo đảm chúng ta làm ra được thế kỷ của người Trung Quốc. Chỉ bằng cách dùng những phương tiện đặc biệt để quét sạch Hoa Kỳ, điều này mới làm chúng ta có thể dẫn dắt người Trung Quốc tới đó sống được. Ðây là chọn lựa duy nhất còn lại cho chúng ta. Ðây không phải là vấn đề xem chúng ta có sẵn lòng làm hay không. Loại phương tiện đặc biệt nào có sẵn trong tay để chúng ta quét sạch Hoa Kỳ? Các loại vũ khí quy ước như máy bay, ca-nông, hỏa tiễn và chiến hạm sẽ không làm được; những vũ khí có sức hủy diệt cao như vũ khí nguyên tử cũng sẽ không làm được... Quả thật là tàn nhẫn khi giết một hai trăm triệu người Mỹ. Nhưng đó là con đường duy nhất mà sẽ bảo đảm chúng ta làm ra được thế kỷ của người Trung Quốc, một thế kỷ trong đó đảng Cộng sản Trung quốc lãnh đạo thế giới. Chúng ta, những người theo chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, nên chúng ta không muốn chết chóc. Nhưng nếu lịch sử buộc chúng ta phải chọn lựa giữa cái chết của người Trung Quốc và người Mỹ, chúng ta sẽ chọn lựa cái chết cho người Mỹ, vì đối với chúng ta, bảo vệ mạng sống của người Tàu và của đảng ta thì quan trọng hơn
Nên nhớ rằng, trong lịch sử nước Tàu, trong khi thay đổi các vương triều, kẻ tàn ác luôn luôn chiến thắng và những kẻ nhân từ luôn luôn thất bại. Ví dụ điển hình nhất là việc Hạng Võ, vua nước Sở sau khi đánh bại Lưu Bang đã không tiếp tục truy đuổi Lưu Bang và tiêu diệt lực lượng của Lưu Bang. Tính khoan dung này của Hạng Võ làm ông ta chết và khiến Lưu Bang chiến thắng... qua cuộc thăm dò này, chúng ta muốn biết xem dân chúng sẽ đứng lên chống chúng ta không nếu một ngày nào đó chúng ta bí mật thi hành phương pháp tàn độc để quét sạch người Mỹ. Sẽ có thêm người ủng hộ chúng ta hay chống chúng ta. Ðây là sự phán đoán cơ bản của chúng ta: Nếu dân chúng ta đồng ý bắn vào những tù nhân chiến tranh, vào đàn bà, con nít, rồi thì họ cũng sẽ đồng ý việc quét sạch người Mỹ của chúng ta!” (Vũ Cao Đàm dịch).
Vậy đó. Giờ đây tôi hiểu thêm vì sao cách nay đã hơn 100 năm Lỗ Tấn đã bàng hoàng mà gào thét lên để thức tỉnh người dân Trung Quốc của ông. Vì sao, qua nhân vật Nguỵ Liên Thù trong “Nhật ký Người điên”, ông nói một sự thật khủng khiếp: “Mình thấy rõ trong lời nói của họ có thuốc độc, trong giọng cười của họ có dao găm... Toàn là bọn ăn thị người !”.... “Cổ lai, việc ăn thịt người thường lắm, mình cũng còn nhớ, nhưng không được thật rõ. Liền giở lịch sử ra tra cứu thử. Lịch sử không đề niên đại, có điều trang nào cũng có mấy chữ nhân, nghĩa, đạo đức viết lung tung tí mẹt. Trằn trọc không sao ngủ được, đành cầm đọc thật kỹ, mãi đến khuya mới thấy từ đầu chí cuối, ở giữa các hàng có ba chữ: Ăn thịt người’”.
Mà “ăn thịt người” đúng là “thường lắm” đối với người Tàu thật chứ đâu là chuyện của nhật ký người điên! Việc Giới Tử Thôi cắt thịt đùi của mình nấu cháo cho Trùng Nhĩ (về sau là Tấn Văn Công) được ca ngợi là một hành vi của người trung nghĩa. Mà chẳng phải chỉ “Đông Chu Liệt Quốc” của Phùng Mộng Long miêu tả chuyện ăn thịt người đó thành một điển hình được lưu truyền trong sử sách Trung Quốc và trong tâm thức của nhiều thế hệ người Trung Quốc khiến Lỗ Tấn phải đau đớn mà “Gào thét” lên trong tác phẩm của mình về cái gọi là “quốc dân tính”, “không thua ai điều gì, kể cả rệp, ăn mày, gái điếm” đó sao! Trong “Tam Quốc c”, La Quán Trung cũng khắc hoạ hành vi ăn thịt người được xem là một nghĩa cử đáng thưởng trăm lạng vàng: Đó là chuyện Lưu An, con người thợ săn, vì mến trọng Lưu Huyền Đức trên đường đi trốn tìm chỗ trú chân tại nhà mình đã giết vợ để lấy thịt của cánh tay vợ mình làm bữa cơm thết đãi khách quý!
Vậy thì, có gì đáng ngạc nhiên việc Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cho thăm dò dân ý để củng cố thêm lập luận giết người như Trì Hạo Điền công khai nói ra: “Nếu dân chúng ta đồng ý bắn vào những tù nhân chiến tranh, vào đàn bà, con nít, rồi thì họ cũng sẽ đồng ý việc quét sạch người Mỹ”! Chẳng phải đó chính là phát huy truyền thống vốn có bề dày trong lịch sử của một nước tự xưng là đứng giữa trung tâm của thiên hạ đó sao. Để gì? Để “Giữ chặt khoảng không gian sinh sống của đất nước, giữ chặt sự kiểm soát của đảng trên toàn đất nước, và giữ chặt đường lối tổng quát nhắm vào việc Trung Quốc trở thành người chúa tể của trái đất’” mà tên tướng Tàu thế kỷ XXI Trì Hạo Điền kia đã láo xược tuyên bố trước thế giới!
Quả thật, “Một mầm bệnh là vũ khí hoàn hảo cực kỳ tiết kiệm, biến nạn nhân trở thành hệ thống lây truyền”. Nhìn lại tiến trình lịch sử của con người sống trên quả đất này thì thấy rõ không gì giết chết nhiều người bằng virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Mầm bệnh giết người hàng loạt khủng khiếp vì chúng có khả năng tự phân đôi. Con virus corona mới này khi nhiễm vào vật chủ thì vật chủ trở thành nhà máy sản xuất tế bào để sản xuất thêm nhiều virus.
Với tất cả những tiến bộ có được trong việc chống lại bệnh truyền nhiễm, thì cuộc sống hiện đại khiến con người của thế kỷ XXI này – oái oăm thay – lại trở nên dễ bị tổn thương hơn trước những vi sinh vật đã tiến hóa với tốc độ nhanh hơn con người gấp 40 triệu lần (Bryan Walsh, BBC ngày 7.4.2020). Điều đó thật khủng khiếp.
Nhưng cùng với nó còn có cái cũng khủng khiếp không kém. Đó là điều mà tác giả của bài “The Ideas That Won’t Survive the Coronavirus” (Những nghĩ suy cần chết theo virut corona) trên The New York Times chỉ ra: “Con vi khuẩn sinh học gây nên bệnh tật còn là một siêu vi khuẩn xã hội”. Những gì Trì Hạo Điền trình bày trong bài nói vừa dẫn đã phơi bày dã tâm dùng vũ khí sinh học để thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình cho thấy điều đó. Đúng là “chúng ta chưa đi được nửa đường trong vở bi kịch hiện tại mà chỉ mới gần hết màn một” như tác giả của bài viết trên The New York Times cảnh báo. Những gì tệ hại hơn vẫn đang còn ở phía trước.
Phải chăng vì thế mà cái thủ đoạn trí trá của nhân vật Tào Tháo trong “Tam Quốc” đang được người ta vận dụng với hệ thống truyền thông hiện đại phủ sóng khắp nơi đang được khuếch đại tối đa nhằm lên giây cót tinh thần cho xã hội, khi mà mọi người đang phải sống trong một xã hội chao đảo, mất thăng bằng:
Trong cuộc hành quân đánh nhau với Trương Tú, quân sĩ đã quá mỏi mệt vì khát, vì đói không lê chân nổi, Tào Tháo thúc ngựa đi giữa hàng quân và nói to lên “Phía trước kia có một rừng mơ rộng lớn rất sai quả, hãy mau lên đường, đi hết trái núi này sẽ đến rừng mơ đó!”. Quân lính nghe vậy, nước miếng tứa ra đầy miệng, như là đã ăn được quả mơ thực, tỉnh thần phấn chấn hơn, bước chân cũng nhanh hơn rất nhiều, người nọ dìu người kia đi mau về phía trước!
Cùng với ảo ảnh rừng mơ, đỉnh cao của “trí trá” là chuyện “cắt tóc thay cắt đầu chịu tội”. Chuyện rằng: Thống lĩnh đại quân tiêu diệt Trương Tú, để yên lòng dân, Tháo sai người hiểu dụ khắp hết phụ lão thôn quê cùng các quan sở tại: “...Nay đang mùa lúa chín bất đắc dĩ phải hành quân. Quân tướng lớn nhỏ đi qua những ruộng, ai dẫm lên lúa đều bị chém... Trăm họ nghe lời hiểu dụ, chỗ nào cũng vui mừng ca tụng, kéo cả ra đường bái vọng...”
Tháo cưỡi ngựa đang đi, bỗng có con chim gáy trong bụi lúa bay vụt ra. Ngựa Tháo giật mình lồng lên, nhảy vào trong ruộng lúa, xéo nát cả một khoảnh lúa mạch. Tháo lập tức gọi hành quân chủ bạ truyền phải luận tội Thừa tướng xéo lúa... “Ta đặt ra phép, ta lại tự phạm, thì sao chúng phục?. Liền rút gươm ra toan tự vẫn... Quách Gia can: “Cứ như nghĩa sách Xuân Thu ngày xưa thì pháp luật không áp dụng với người tôn quý”. Tháo dùng dằng một hồi rồi nói: “Sách Xuân Thu có nghĩa thế thì ta hãy tạm tha tội cho ta khỏi chết”. Rồi lấy gươm cắt tóc mình vứt xuống đất mà rằng: “Cắt tóc để thay đầu”. Rồi sai người cầm nắm tóc ra truyền dạy trước ba quân: “Thừa tướng xéo phải lúa, đáng lẽ chém đầu làm hiệu lệnh. Nay hãy cắt tóc để thay”! Quân tướng nghe thấy đều rợn tóc gáy, không ai dám sai phép quân!
Chao ôi! Thời buổi đại dịch Covi này không biết có ai đó đang vẽ ra một “rừng mơ” phía trước không đây? Và rồi liệu có màn kịch Tào Tháo hiện đại “cắt tóc thay cắt đầu” để rồi “đời sau lại có thơ rằng”:
Mười vạn quân hùng lắm bụng sao?
Một người ra lệnh cấm thế nào?
Thay đầu cắt tóc nghiêm quân pháp
Trí trá Tào Man ấy mới cao!
như loại thơ “xin xem hồi sau sẽ rõ” mà tác giả của “Tam Quốc c” thường dùng cho hồi kết của một chương tiểu thuyết này sang một chương khác. Chỉ khác tí chút là: ngôn từ của buổi chống đại dịch thế kỷ XXI này – cách thời đại “cắt tóc thay cắt đầu” của họ Tào 2000 năm – được đổi là “chiến dịch mở màn” đến “chiến dịch kết thúc”!
Phải “vòng vo tam quốc” bởi nhẽ, nếu có điều gì tốt đẹp nảy sinh từ thời điểm u ám này, có thể đó là “sự thức tỉnh của căn bệnh tiềm ẩn trong cơ chế chính trị chúng ta bao lâu nay. Chúng ta không khoẻ mạnh như mình tưởng với dáng vẻ hồng hào của một người sắp bị nhồi máu cơ tim” như tác giả của bài báo trên New York Times viết! Nhưng, xin hãy an tâm! Chứng nhồi máu cơ tim, nếu không quá hoảng hốt khiến lúng túng và lóng ngóng chạy chữa theo những chiêu quen thuộc, thậm chí dấu nhẹm thông tin “để người nhà khỏi hoang mang” mà nhanh chóng có biện pháp cấp cứu kịp thờiđúng cách thì khả năng chữa khỏi là rất cao. Muốn vậy, giải pháp cấp cứu hữu hiệu thì cùng với “giãn cách xã hội” và những biện pháp phòng chống và chạy chữa đang quyết liệt thực hiện theo chỉ đạo, thì giải pháp căn cơ có tính bền vững chính là “sự thức tỉnh để thấy ra căn bệnh tiềm ẩn trong cơ chế chính trị chúng ta bao lâu nay.
Để kết thúc bài viết “vòng vo tam quốc” này xin dẫn ra một câu rất hay trong cuốn sách “10% Less Democracy” của Garett John mà anh Nguyễn Quang A vừa gửi cho và cũng vừa đọc ngấu nghiến để lấy ra làm đề từ cho bài “Mênh mông thế sự” viết vội này:
Các nhà cải cách chính trị khôn ngoan sẽ theo lời khuyên của nhà triết học Carveth Read: tốt hơn để đúng một cách mơ hồ hơn là sai một cách chính xác’.
Ngày 14.4.2020
T. L.