Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Con đường trong giọt sương

Huy Đức
Vẫy tay từ biệt trăng sao/ Ta đem hồn vía giấu vào xa xôi/ Hãy dừng lại tháng năm ơi/ Hãy ngừng lại giấc mơ đời vu vơ…”[46]
Khoảng 8 giờ tối 10-4-2018, khi không thấy Sơn xuống ăn cơm, người nhà chạy lên tầng thượng thì… đầu Sơn gục trên bàn phím. Kết quả khám nghiệm pháp y ngay trong đêm cho thấy, Sơn mất trước đó vài giờ bởi nhồi máu cơ tim. Trong những ngày tang lễ, bạn bè phát hiện, Sơn có post vài bài thơ lên Facebook. Sau khi lo lắng cho con chu toàn, nhà thơ Nguyễn Duy lần mở máy tính của con trai và ông lặng người đi…

Ta nhìn tới những ngôi sao/ Ước chi có một lời chào với ta/ Kia kìa trăng… gió và… xa/ Ta như một bóng hồn hoa mé vườn.”[13]
Năm 2016, ông ra sân bay đón con trai, Nguyễn Duy Sơn, sinh 1976. Trở về sau 10 năm sống ở Mỹ nhưng gia tài của Sơn chỉ có một ba lô. Chào bố xong, Sơn bẻ vụn cái thẻ xanh ném vô thùng rác. “Bỗng dưng nhớ lại nẻo về/ Con đường hoang giữa chiều lê thê chiều/ Ngập ngừng từng bước liêu xiêu/ Hoàng hôn nhấp nhánh rất nhiều đốm hoa…”[15].
Nhà thơ Nguyễn Duy kể trong nước mắt, hồi lâu lắm, có vài lần Sơn có đọc cho tôi nghe vài bài thơ con viết. Tôi thấy hơi ảnh hưởng Bùi Giáng nên tìm lời nói với con. Sơn chỉ cười và từ đó không nhắc gì chuyện thơ phú nữa. Bao nhiêu năm Sơn miệt mài bên bố, từ những dự án lớn như in thơ Lý - Trần trên giấy dó cho đến làm lịch giúp bố kiếm tiền trả nợ xây nhà. Bộ lịch cuối cùng mà Sơn trình bày là bộ lịch về Trịnh Công Sơn mà năm ngoái Nhịp Cầu Hoàng Sa đã in bán gây quỹ được gần 1 tỷ.
Sơn thường đi cùng bố. Xung quanh bố toàn là bậc “cha, chú” kể cả những người ít tuổi hơn Sơn, kể cả những người nghiệp viết lách chỉ được dăm ba chữ. Sơn thường lui lại ở vị trí “con cháu”. Lẳng lặng mỉm cười. Trong vị trí ấy, cũng có lúc, Sơn tự hỏi, “Đâu là chỗ của riêng ta/ Chỗ thờ phật… chỗ cúng ma... chỗ nào?”. Nhưng rồi Sơn lại cười, “Ta vô hình giữa bao la/ Trời cao đất rộng thật thà với nhau/ Ngoài kia dòng nước nông sâu/ Ta đây vui giữa vui sầu liên thiên…”
Sơn còn mê chụp ảnh. Tôi nhờ Dương Minh Long giải thích về những tấm hình Sơn chụp. Dương Minh Long bảo tôi chờ để anh tự viết ra: “Những tấm hình đen trắng của Sơn đưa người xem vào những ảo mộng không hình. Cú bấm vô thức níu vệt sáng thực hư xước qua những câu thơ như ảo ảnh, như đời hư… Những khung hình cầu siêu cho chính hồn thơ của Chàng…”
Chiều qua, 11-4-2020, một ngày sau kỷ niệm 2 năm ngày mất của Sơn (lịch Dương), chỉ hai anh em ngồi uống với nhau bên ly rượu suông, tôi hỏi anh Duy: “Nếu biết Sơn làm thơ như thế này anh sẽ làm gì?” Mắt lưng tròng, nhà thơ Nguyễn Duy nói, “Đấy là số phận, không ai can thiệp được. Vả lại, nó có định làm thơ đâu, nó chỉ viết ra tâm trạng của nó và giữ riêng trong ổ cứng…”.
Nhà thơ Nguyễn Duy đã mất nhiều tháng để chọn ra 50 thi khúc; có tên, “Con Đường Trong Giọt Sương”. Nhưng, những thi khúc được lồng trong những bức ảnh hư thực của Sơn cứ như một tiếng kêu thất thanh của ông, “Con ơi”. Tập thơ được mở đầu bằng 3 khổ thơ Nguyễn Duy Sơn viết về mẹ, có lẽ Sơn làm khi linh cảm sẽ đi trước mẹ:
Mai già cành uốn cong queo
Cong queo như giấc mộng nghèo làm sang
Con xin tặng mẹ mai vàng
Còn con đành để mộng tan giữa đời
Ngỡ mình cưỡi sóng ra khơi,
Ngờ đâu giông bão thổi rơi về vườn
Mẹ chờ con tận cuối đường
Trong veo giọt lệ như sương đầu cành
Vàng ròng từng cánh mong manh
Con còn mỗi chút lòng thành này thôi
Mai vàng nhan sắc thắm tươi
Mẹ ơi xin mẹ nhận rồi hãy đi.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, kính râm và cận cảnh
Không có mô tả ảnh.
Trong hình ảnh có thể có: thực vật và thiên nhiên
Trong hình ảnh có thể có: thực vật, ngoài trời và thiên nhiên
Trong hình ảnh có thể có: đêm
Nguồn: FB Huy Đức