Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Chủ tịch làng Tào

Truyện Thái Sinh
Lão Tư Lâm đi học bổ túc văn hóa trên huyện được hơn một tháng thì chủ tịch Hoàng Nhất Nam đến thăm lớp học. Ông căn dặn mọi người: Cuộc chống Mỹ cứu nước còn dài, Bác Hồ đã từng nói: Dù phải đốt cả dãy Trường Sơn để giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền Nam-Bắc cũng phải đốt. Các đồng chí đi học cũng là nhiệm vụ chống Mỹ. Xin nhắc lại đây là lớp cán bộ nguồn, rất mong các đồng chí cố gắng học tập cho tốt…

Sau buổi gặp, lão Tư Lâm đến gặp Hoàng Nhất Nam, ông ta tặng lão cái xắc cốt bằng da còn mới tinh:
- Anh mong chú cố gắng học tập, mọi người trong thường vụ đánh giá cao những sáng kiến của chú. Học xong chú trở lại làng Tào huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, đưa làng Tào thành điển hình kiểu mẫu của nông thôn thời kỳ đánh Mỹ…
- Nhưng mà anh ơi, em học chữ chả vào đầu, anh cho em về làm ruộng, chứ ngồi học ù hết cả tai.
- Anh đã nói rồi, chú phải tích cực học. Thường vụ hy vọng rất nhiều ở chú, chính vì lớp học có chú nên anh mới đến thăm. Bác từng dạy: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền thôi…
Lão Tư Lâm gãi tai.
- Em ngồi học nhưng lo những nồi nấu rượu của làng đến nỗi không đêm nào ngủ được…
Chủ tịch Nam cười lớn:
- À, ra thế. Được rồi, anh về nói với bên thương nghiệp bán cho chú cái xe đạp giá phân phối, để hàng tuần chú có thể về giúp mọi người nấu những mẻ rượu ngon…
Sau hơn một tuần thì bên thương nghiệp báo cho lão Tư Lâm đến nộp tiền nhận xe. Chiếc xe đạp Thống Nhất giá phân phối có mấy chục nghìn lại cho nợ một nửa nên lão Tư Lâm bán hai con lợn là mua được.
Chủ nhật về làng, lão đeo xắc cốt, cưỡi xe đạp bấm chuông kính koong suốt dọc đường khiến nhiều người tròn mắt không nhận ra lão Tư Lâm thợ kéo mật mía nữa. Họ trầm trồ:
- Sau khi đi học về, lão Tư Lâm sẽ thành cán bộ. Nghe nói lão học những ba năm kia đấy, học gì mà học lắm thế?
- Ai biết học những gì. Trông lão gớm ghiếc như vậy mà thành cán bộ cũng lạ nhỉ?
- Mừng cho vợ con lão ta. Làng Tào có một người như lão đi báo cáo thành tích khắp tỉnh thì cũng tự hào lắm chứ.
Từ ngày có xe đạp, đôi ba ngày lão Tư Lâm lại đạp xe về làng. Lò nấu mật mía làng Tào hết vụ kéo mật thì cũng hết rỉ mật để nấu rượu, nên lão sang nhà máy đường bên Hiệp đăng ký mua mấy chục tấn rỉ để nấu rượu. Lão không tự tay nấu mà hướng dẫn cho các hộ cách ủ men và kỹ thuật nấu, rồi mua lại rượu của các hộ, đóng chai bán cho thương nghiệp. Người dân làng Tào mới đầu chỉ dăm ba hộ đăng ký nấu rượu với lão Tư Lâm, sau vài tháng thì có tới mấy chục hộ, bởi nấu rượu rỉ mật vừa có tiền tiêu, các ông chồng lại tha hồ uống không phải mua rượu “cuốc lủi” nữa.
Chả biết lão nhờ ai giúp lão khử được chất an-đê-hít, khiến rượu làng Tào uống vừa êm lại không đau đầu, nên bán rất chạy. Thương nghiệp quốc doanh huyện đăng ký mua hết, lão phải ký cam kết bắt các hộ không được mang rượu bán ra ngoài, nếu bắt gặp ai bán ra ngoài dù nửa lít thì lập tức cắt hợp đồng ngay.
Nói là vậy nhưng chẳng ai cấm được họ bán ra ngoài, lão Tư Lâm biết vậy nên chỉ nhắc chứ không làm căng. Bởi lão muốn khuếch trương rượu làng Tào, người ta càng đến mua đông thì dân làng Tào càng bán được nhiều rượu.
Chẳng mấy chốc làng Tào trở nên nổi tiếng bởi rượu. Báo chí bắt đầu nói đến rượu làng Tào, rồi phỏng vấn lão, đài phát oang oang khiến dân làng Tào rất đỗi tự hào. Từ một làng quê thuần nông nhà mái rạ lụp xụp, chỉ mấy năm nấu rượu mà làng đã nổi lên nhiều nhà mái ngói. Điều kỳ lạ, mặc dù làng nấu rượu nhưng tuyệt nhiên không có người say rượu đánh cãi chửi nhau. Bởi vì ai cũng lao vào làm ăn, không mấy người thích rượu chè. Vì thế, làng Tào được tiếng là làng văn hóa.
Lão Tư Lâm thuê thợ gốm Bát Tràng làm mấy chục nghìn bình rượu lớn nhỏ ghi tên làng Tào để cuối năm lão mang biếu lãnh đạo huyện và các ngành. Chính vì thế, tiếng tăm rượu làng Tào càng vang lừng. Năm nào huyện cũng mua cả trăm bình để làm quà Tết. Cuối năm ấy, lão Tư Lâm cùng với mụ Tuyền Bếp mang quà Tết lên huyện. Chủ tịch Hoàng Nhất Nam thoáng giật mình nhìn mụ Tuyền Bếp xinh đẹp như tiên nữ bước từ trong tranh ra. Ông ta giả vờ cầm bình rượu lên ngắm nghía rồi gật đầu:
- Như vậy, làng Tào đã tự xây dựng thương hiệu cho rượu làng mình. Chỉ ngắm bình rượu này đủ thấy rượu làng Tào chưa uống đã say…
Lão Tư Lâm gật gù:
- Không ngờ chủ tịch lại quá khen rượu làng Tào như vậy. Nhưng thưa anh, gái làng Tào như cô Tuyền đây có đáng để mời rượu anh không?
Hoàng Nhất Nam nhìn mụ Tuyền Bếp, hóm hỉnh:
- Mong một ngày nào đó được cô em tiếp rượu. Nhưng mình sợ lại say gấp đôi thì tính sao đây?
- Thì chủ tịch cứ say – Mụ Tuyền Bếp cười ý nhị – Chỉ sợ chủ tịch uống rượu làng Tào không say thì người nấu rượu chúng em thấy xấu hổ vô cùng…
Mặt mụ Tuyền Bếp đỏ lựng càng khiến gương mặt mụ đẹp lạ lùng, làm Hoàng Nhất Nam trở nên bối rối.
- Cảm ơn chú Tư và cô Tuyền. Tết nhất đến nơi rồi, chú về lo tết cho xã viên đi nhé, hôm nào anh sẽ lại về thăm làng Tào…
Sau ba năm học, lão Tư Lâm cũng tốt nghiệp văn hóa bổ túc cấp III. Thực ra nhà trường cho lão tốt nghiệp đặc cách, bởi lão học hành ấm ớ, nhiều môn học phải nâng điểm, chiếu cố, do lão bận công việc của làng.
Không rõ lão dò hỏi ai nên biết nhà Hoàng Nhất Nam một năm có mấy ngày giỗ, vì thế lão mang gạo, gà, rượu gọi là “Có chút quà quê để anh làm giỗ các cụ, mong các cụ phù hộ cho thằng em dồi dào sức khỏe” khiến Hoàng Nhất Nam rất cảm động.
Một lần không biết lão bận việc gì nên nhờ mụ Tuyền Bếp mang mấy cân gạo nếp, hai bình rượu cùng cặp gà lên huyện biếu chủ tịch giỗ cụ nội. Chủ tịch Nam bận dự hội nghị đến tối mịt mới về, lại uống rượu nên say chếnh choáng:
- Người đẹp làng Tào đấy à, cô đợi tôi bao lâu rồi? Khổ thân, trời rét như thế này mà để cô đứng đợi mấy tiếng đồng hồ thì tội nghiệp quá. Cô thông cảm cho, công việc cuối năm bận rộn, hội nghị liên miên không thể bỏ được…
- Dạ, không sao chủ tịch ạ. Người nông dân chúng em quen với nắng mưa rồi, đợi chủ tịch một lát có sao đâu. Anh Tư nhờ em mang chút quà để mai chủ tịch về thắp hương cụ, rất mong chủ tịch thông cảm cho anh Tư nhà em…
Hoàng Nhất Nam trừng mắt rút chìa khóa mở cửa lách cách:
- Cô về nói với chú Tư, bận sau không làm như thế nữa, người ta nhìn vào không hay chút nào. Cô mau vào đây, trời rét thế này, đứng đây mấy tiếng đồng hồ có mà cảm lạnh đến nơi…
Mụ Tuyền Bếp theo bước chân chủ tịch Nam vào phòng. Trong ánh điện lung linh, nhìn gương mặt mụ rạng rỡ khiến Hoàng Nhất Nam không kìm nén được, giơ cánh tay quàng lấy thân hình mỡ màng của mụ kéo vào lòng, giọng lạc đi:
- Em rét lắm phải không, để anh ủ ấm bàn tay chút nào…
Mụ ngả người vào lòng chủ tịch Nam, đôi mắt long lanh của mụ trở nên đờ dại, giọng hổn hển:
- Chủ tịch thương em thật à?
- Sao lại không thương…
Năm sau lão Tư Lâm được bầu làm chủ nhiệm hợp tác xã. Mụ Tuyền Bếp cũng được bầu vào ban chấp hành Hội Phụ nữ. Người dân làng Tào không quá ngạc nhiên, bởi lão Tư Lâm đã mang về cho người dân làng Tào công ăn việc làm và sự thịnh vượng nhờ nấu rượu bằng rỉ mật mía.
Ông Hoàng trong đội nhạc hiếu của chú Dưỡng nói oang oang giữa làng:
- Lão Tư Lâm phải làm chủ tịch xã mới xứng với công lao lão đã mang lại cho làng Tào... 
Câu nói đó khiến chủ tịch xã Đại Vị chạnh lòng, bèn gọi chú Dưỡng lên trụ sở, sạc cho một hồi. Chú Dưỡng chỉ cười:
- Ông Hoàng là công dân, ông ấy nói là quyền của ông ấy. Tôi nghĩ ông ấy nói là dựa vào những công lao mà lão Tư Lâm đóng góp cho làng Tào. Trên cũng có nhận xét như thế, anh không nên bực với ông Hoàng làm gì, sau khóa này anh chuẩn bị nhường chỗ cho lão Tư Lâm là vừa…
Điều phải đến đã đến. Mấy năm sau lão Tư Lâm được bầu làm chủ tịch xã, mụ Tuyền Bếp trúng chức Hội trưởng Hội Phụ nữ. Mặc dù vậy, người làng tôi vẫn gọi là lão Tư Lâm, mụ Tuyền Bếp, thói quen của làng không dễ gì sửa.
Sau buổi ra mắt trước hội đồng nhân dân, mụ Tuyền Bếp bước vào phòng lão Tư Lâm cười khích khích:
- Chủ tịch cho em xin cái triện. Em nghĩ triện mới của anh chắc nhiều mực, tha hồ triện,  đúng không?
Lão Tư Lâm lừ mắt:
- Triện của chủ tịch xã đâu nhiều mực bằng triện của chủ tịch huyện…
Nói rồi lão véo một cái rõ đau vào mông mụ, khiến mụ giãy nảy lên:
- Nỡm vừa thôi, lão nhá...
Ngày 11/8/2019