Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

Đọc thơ Nguyễn Viện

Vũ Thành Sơn

GII THIU TP THƠ Trong hàng rào km gai tôi thca NGUYN VIN

Tôi thường nghĩ làm thơ, trước hết, là một hành động mang ý nghĩa khước từ. Nhà thơ khước từ một trật tự thế giới có sẵn bị áp đặt và một cái nhìn bị mặc định để đem đến một trật tự khác, một cái nhìn khác và một cái đẹp khác. Nhà thơ không phải là nghệ sĩ uốn dẻo, càng không phải là người làm công việc bẻ gẫy tất cả các khớp xương của ngôn ngữ để cho thơ mình lê la than khóc trên đường, mà mỗi một bài thơ sẽ là một cánh cửa bị sút mất một cái bản lề để trong gió lộng nó va đập mãi vào thế giới và vào chính mình. Cánh cửa thực tại ấy luôn luôn mở ra hai phía.

Nguyễn Viện là một trong số không nhiều những nhà thơ Việt Nam đương đại như vậy. Ở Nguyễn Viện chúng ta bắt gặp một thái độ bất tuân, bất kính và phạm thánh trước một trật tự chính trị chuyên chế, một truyền thống văn chương đầy mụn nhọt. Tôi không coi Nguyễn Viện như một tiếng nói nổi loạn hay phản kháng, bởi vì phản kháng bao giờ cũng là bản chất của văn chương đích thực. Mỹ học của Nguyễn Viện là một thứ mỹ học của cái bất định, tan rã và phân ly, một thứ mỹ học mới mẻ, khác thường, sản sinh từ sự bất lực của ngôn ngữ bị lạc khỏi giấc mơ và bị truy sát trong thời đại của những kẻ giết người, nó đòi hỏi nơi người đọc ít nhiều can đảm vứt bỏ lại cái xác chết ở trên lưng và lên đường.

Trong lịch sử triết học của nhân loại nếu đã có người triết lý với cây búa thì trong thi ca Việt Nam, Nguyễn Viện làm thơ với cây búa và đinh.

Tôi cũng chmun tdo vi cây búa

Đập vchiếc quan tài mà chúng ta đang lim mình trong đó”

Với cây búa, Nguyễn Viện làm nên một thực tại hoàn toàn khác, thực tại bất quy tắc.

“Đặt mt ngn núi trong phòng ngvi mây tri và

nhng con sui

Tôi cũng nhét cơn gió vào trong túi qun

Và để sóng bin vào trong ly

Tôi vn tin nhng gì con người có thtưởng tượng được

Đều hin thc (theo mt cách nào đó)

bởi vì ông có một niềm tin vào khả năng sáng tạo bất tận của con người

Bi vì chúng ta là stht

không ai có thtước đot nim tin ca chúng ta vsthay đổi

Khi nói con người là sự thật thì đó là thái độ phạm thánh thách thức chính quyền năng sáng tạo của Chủ tể vũ trụ vì sự thật chỉ duy nhất có ở Thượng Đế và đồng thời, đó cũng là một tuyên bố bất tuân các hình thức chuyên chế nhằm áp đặt một thứ trật tự vĩnh hằng cho xã hội. Ở khía cạnh này, Nguyễn Viện là một gương mặt điển hình, tiêu biểu cho tiếng nói của văn chương phi chính thống, văn chương ngoài luồng. Ông một mình bước đi theo bước chân của những kẻ tuẫn đạo trên con đường hẹp, nhỏ, đầy gai nhọn.

Trong thế giới thơ của Nguyễn Viện chúng ta sẽ choáng ngợp hoặc ngất xỉu bởi vô số những hình ảnh, ngôn ngữ, ý tưởng ngồn ngộn sức sống mà chủ nghĩa duy mỹ sẽ lập tức đỏ mặt, hoảng hốt bịt mắt quay đi và lên án tục tĩu hay ô trọc. Nguyễn Viện đã đặt mọi thứ truyền thống, điển phạm, quy ước vào một hố chôn tập thể, trả lại quyền được sống, được hít thở tự do cho ngôn ngữ và chỉ bằng cách đó, ông mới xé toang miếng vải thưa che đậy sự thật.

Tôi sẽ đưa em đến mt nơi không tht

để thy mt stht khác

nhng cái răng nhn

Nhưng không chỉ có thái độ khước từ, Nguyễn Viện còn giới thiệu cho chúng ta một cách thực hành thơ khác, một thi pháp khác, hoàn toàn mới. Bài thơ dài Huyn tượng xtù mù” là một ví dụ, mà phạm vi của lời giới thiệu này không thể đi sâu phân tích.

Đọc thơ của Nguyễn Viện đôi lúc người ta có cảm tưởng ông làm thơ rất dễ dàng nhưng điều đó không hề có nghĩa là ông làm thơ dễ dãi. Ông có rất nhiều câu thơ đẹp, rất nhiều bài thơ đẹp. Cái đẹp trong thơ của ông không phải là kết quả của công việc đục đẽo nặng nhọc ở sân đình, hay của việc tô lục chuốt hồng một cái xác chết đã thối rữa, mà nó đến từ một sức sống vạm vỡ, hồn nhiên của một tâm hồn trẻ trung đầy hy vọng, khát khao và mộng tưởng phiêu lưu.

Tôi thích những bài thơ tình của Nguyễn Viện. Tình yêu trong thơ ông không chỉ thơ mộng, nhớ nhung mà đầy ắp đam mê, dục vọng và niềm vui xác thịt; nó đẩy đến tận mép bờ vực của đau khổ, tuyệt vọng, hoan lạc, cứu chuộc, thánh thiện.

“Đôi chân cô ấy dài hơn chiu dài ca chiếc giường

dài hơn chiu dài ca căn phòng dài hơn chiu dài ca con đường

Đôi chân y qun ly linh hn tôi trong lúc tôi đã đi ra

ngoài trái đất

Và nhôn ca cô ấy phlp mi đêm ngày

Ckhi tôi đã lìa xa

Tình yêu trong thơ ông là khuôn mặt đau thương khác của Thượng Đế như tựa một bài thơ Khi làm tình tôi nhìn thy khuôn mt ca Thượng Đế”

Không phải ngẫu nhiên khi tập thơ có tên “Trong hàng rào km gai tôi thở” . Trong cái thực tại nhọc nhằn, nhầy nhụa mà chúng ta đang hít thở từng ngày, Nguyễn Viện đem đến cho chúng ta một bầu khí quyển khác, trong sạch và tự do.


Viết ngắn về thơ Xàm Cú của Nguyễn Viện

Nhà thơ Nguyễn Viện vừa giới thiệu 34 bài thơ ngắn đặt dưới một tên gọi chung: thơ Xàm Cú. Một lần nữa với những bài thơ Xàm Cú này, Nguyễn Viện cho chúng ta thấy một năng lực sáng tạo mạnh mẽ và cách tân độc đáo của ông.

Nhưng trước hết, tại sao lại là Xàm Cú?

Xàm Cú làm cho chúng ta liên tưởng đến thể thơ haiku truyền thống của Nhật Bản. Cũng cùng một bố cục ba dòng, tuy nhiên Nguyễn Viện không hề tuân thủ theo quy tắc bó buộc của haiku về âm tiết, hình ảnh, chủ đề… , mà trái lại, ông tung tẩy, phóng túng với ngôn ngữ để chuyển tải một thứ nội dung mà ông (hay chính chúng ta?) coi là Xàm.

Hãy đọc thử một vài bài trích từ Xàm Cú.

20

Một ngàn lần tôi đạp

đất ngàn năm văn hiến

bốn ngàn lần em ứa

15

Một cơn mưa vừa chết

giữa khe, tôi mắc nghẹn

bến bờ của hư vô

4

Một lần tôi đứng đái

Cả ngàn thu vỡ bọng

Hồn vía mờ hơi sương

25

Em khép lại đôi chân

mộ phần tôi che giấu

mờ mịt phía chân trời

12

Một tôi đã đi tu

Một tôi bị bỏ tù

Một tôi bày trong tủ

(rất ư là ưu tú

âm mưu làm lãnh tụ)

3

Từ bữa em nguyệt tận

Kách mệnh băng vệ sinh

Dòng kinh thơm độ lượng

9

Tôi nhặt một viên đá

Ở nơi Phật sinh ra

Biết Phật chưa giải thoát

Những hình ảnh như: khe, kinh, băng vệ sinh, chim, cái lờ, hòn dái, tinh trùng, tinh dịch, nứng, cửa mình, lông, vú…; những hình ảnh mà nhiều người coi là thô tục, dơ dáy và cấm kỵ đối với thi ca, lại xuất hiện với một mật độ dày đặc đến kinh ngạc. Tuy nhiên, điều đáng nói và cũng là cái làm nên sự độc-đáo-gây-tranh-cãi của Nguyễn Viện, đó là ông đã đưa chúng vào thơ một cách hồn nhiên, đầy thơ mộng, ví dụ như trong những bài số 3, 4, 15, 25…trích dẫn ở trên cũng như ở nhiều bài khác trong Xàm Cú. Sẽ có rất nhiều cái tai vốn đã quen với những giai điệu du dương, óng mượt sẽ dị ứng với những nghịch âm chỏi ngược này. Điều đó dễ hiểu, bởi vì cách thực hành thi ca của Nguyễn Viện đã hoàn toàn đi ngược lại một trăm tám mươi độ với quan niệm mỹ học truyền thống, mà với thời gian, đã trở thành điển phạm, thành định kiến không thể lay chuyển nổi về thơ, về cái đẹp trong thơ hay cái đẹp nói chung. Làm thế nào để Châu Mỹ của Christopher Colombus không còn là giấc mơ mà là một hiện thực gần gũi đối với một chiếc xuồng ba lá không còn là chuyện của từng cá nhân đơn lẻ nữa, mà đã là vấn đề của số đông ở Việt Nam.

Trái lại, ở một phương diện khác, những từ ngữ được coi là cao quý như: lãnh tụ, cách mạng, văn hiến, Phật, tòa sen,…chỉ có thể xuất hiện trang trọng ở những khẩu hiệu, diễn văn, nghị quyết hay trong kinh kệ. Chúng phải được tôn vinh, tôn thờ, chứ không thể hoặc không được đem ra bôi nhọ, diễu cợt. Sẽ có những cuộc đấu tố, những tòa dị giáo mọc lên khắp nơi để buộc tội những hành vi xúc phạm này.

Chính thái độ diễu cợt, chế nhạo những định chế, trật tự, lý tưởng, đạo đức, giá trị…này đã thực sự làm nên “cái chất” đặc thù của văn chương Nguyễn Viện, một thứ văn chương bất tuân, bất kính và phạm thánh. Ngược lại, chúng ta sẽ bắt gặp một Nguyễn Viện khác, nhạt nhẽo và bất lực, khi Nguyễn Viện buông thả mình vào những bài thơ triết lý vụn vặt, suy tư, cho dù “suy tư thành khẩn”.

Đối với Nguyễn Viện những thứ giá trị được coi là cao quý đó, thực tế của xã hội Việt Nam hiện thời đang cho thấy chúng chỉ là cái bánh vẽ, là rác rưởi không hơn không kém. Cái cao quý thật sự, theo Nguyễn Viện, chính là con người bằng xương bằng thịt, với khát vọng, đam mê, nhục dục tràn trề không che đậy của nó. Chẳng phải con người trước hết phải là con-người-thân-xác, hiện hữu bằng chính thân xác của mình, trước khi làm một con người hiểu biết, con người chính trị, con người xã hội…đó sao?

Khi một thời đại, một xã hội mà bạo hành, phi nhân tính lên ngôi, mọi cái đẹp đều bị hủy diệt, mọi lời rao giảng khuôn vàng thước ngọc đều vô ích.

Hãy quét cho sạch những thứ rác rưởi đó trên quê hương chúng ta, đó mới đích thực là lời kêu gọi từ văn chương của Nguyễn Viện.

Nguyễn Viện từng nói về văn chương của mình:

“Văn chương tôi không phải hoa hồng cho cuộc sống quá cay đắng này. Vì thế, tôi tặng bạn cây búa.”

Không chỉ cây búa, Nguyễn Viện còn tặng cho chúng ta sự thật, sự thật về những phận người sống kiếp lưu vong trong một quê hương bị đánh mất.