Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Anh em cùng một mẹ

Truyện Cung Tích Biền
Nhớ người Thương binh
Bá Quyền xắc mang vai, trang phục loại vải thô không ủi, áo bỏ ngoài quần, đầu nón cối, chân dép râu, dáng đi vội vã, sau cùng đã tìm được ngôi nhà đang muốn tìm. Quyền bảo người vợ đi cùng:
“Đúng mục tiêu của ta rồi. Em với hai con ngồi đợi chỗ quán nước này một lúc. Xem tình hình thế nào, anh gọi hãy vào. Tin đi, đảm bảo Ta nhất định thắng”.
Người phụ nữ và hai đứa con nhỏ lần đầu tiên vừa từ Bắc vào Sài Gòn rất bỡ ngỡ. Thấy gì cũng ham. Cái gì cũng đẹp chưa từng thấy ngoài xứ Bắc.
Trong quán nước. Hai thằng nhóc từ lâu thiếu thốn mọi thứ, nhìn chai Coca Cola, chúng rất thèm. Người mẹ bảo hai đứa con:
- Uống nước đá nạnh đi. Trong Lam lày người ta tốt bụng. Không tính tiền trà đá đâu.
Hai đứa nhóc nhìn quanh quán nước, thấy những bao bì, loại dùng xong người ta vất đi, thứ gì cũng màu sắc xinh đẹp.
Nhà bọn nhóc thời chống Mỹ, toàn gia bốn nhơn mạng chui rúc trong một chu vi chỉ hai mươi lăm mét vuông. Bọn trẻ thấy bố mẹ chưng hoa ni lông trong bình trên nóc tủ hằng năm vẫn nguyên màu, tuy bụi bám đầy. Lại chưng bày những hộp rỗng màu sắc trong cái tủ bé xíu, ngay chỗ phòng khách. Không có bọn rỗng ruột này, chẳng có gì trong nhà khách nhìn cho đẹp con mắt.
Bây giờ trong quán nước, là dịp hiếm có để hai thằng nhóc tha hồ gom lượm những bao thuốc lá ba số 5, những vỏ bao bì thuốc tây, hộp bánh bích quy, những ly tách nhựa vất đi, gom lại một chỗ. Chúng cẩn thận bỏ vào một bao ni lông bự. Thấy lạ, khách trong quán có người hỏi, “Các cháu nhặt các thứ đáng vất vào thùng rác đó mần chi?”, chúng cười trả lời, “Của hiếm đấy, mang về mẹ chưng trong tủ chỗ phòng khách”.
Bọn nhỏ uống hết nước. Thò bàn tay bẩn vào ly móc nước đá còn lại, bỏ vào mồm, nhai rùm rụm. Ngon thiệt.
***
Bá Quyền đi chậm, nhìn quanh khu phố. Nắng Sài Gòn tháng sáu. Vàng óng. Hai mươi mốt năm trở lại, cảnh cũ người xưa đối với Quyền nay đã là bãi biển nương dâu.
Khi Quyền ra đi khu phố còn là một ngoại ô, những vườn tược cây trái um tùm, trước mặt nhà là một con đường đất, dọc hai bên những bụi tre gai, nay là một khu phố khang trang, mặt đường nhựa rộng rãi, nhiều cửa hàng, tiệm ăn.
Quyền nhận ra mái nhà xưa của cha mẹ mình nhờ nó không thay đổi mấy. Một khu vườn rộng lớn, một ngôi nhà cổ, trở nên rất đặc biệt với khu phố nhà căn, nhiều lầu cao quanh đây.
Cánh cổng vườn đơn sơ để trống, không cài khóa. Khoảng sân rộng phía trước hãy còn một cây bàng, bóng tỏa bao trùm. Những bệ cỏ, những chậu hoa quanh vườn, chừng nhiều ngày thiếu chăm sóc.
Nhà trống vắng. Cửa chính một cánh khép hờ, một cánh đóng chặt. Bên trong tối om. Toàn khu phố đã bị cúp điện. Từ khi có chính quyền mới, hệ thống điện nước trong thành phố đã không còn hoạt động suông sẻ như trước kia, vì thiếu nhiên liệu. Dân chúng không còn ai dùng xe gắn máy, đa phần đi bộ, một ít dùng xe đạp. Đường sá vắng hiu. Bá Quyền nhìn đồng hồ. Hai giờ chiều. Vài tháng nay, sau khi Sài Gòn thất thủ, mọi sinh hoạt của dân chúng đã bị khốc liệt đảo lộn.
Tự coi ngôi nhà xưa của cha mẹ là của mình, Quyền dừng một vài giây chỗ hàng hiên; thay vì gõ cửa, anh ta tự đẩy cánh cửa khép hờ, đầy hiển hách bước vào nhà.
Đường phố hắt hiu, nhà nhà tiêu sơ, kẻ bỏ nước ra đi, người ở lại thu mình, hoảng sợ và chờ đợi số phận sẽ được chế độ mới hành xử theo cái cách của cùm-gông-mới. Cái thế gian tàn rụi ấy, cái xã hội rã tan đầy thương tích ấy không là một buồn bã đối với Quyền. Ngược lại Quyền nhận ra một sảng khoái vô bờ, một mênh mông hạnh phúc. Từ nay, cõi đời này, ngày ngày mỗi bước Bá Quyền đi, vẫn là một “Mùa Xuân đẹp nhất trên đời”.
Quyền đứng trên nền nhà đầy bóng tối. Nhìn quanh. Qua ánh sáng lờ mờ từ ngoài đường rọi vào, một bà già nằm trên một chiếc võng được treo dọc theo hành lang từ phòng khách vào phía trong. Bà già tóc trắng, xương hai gò má gồ ra trên một khuôn mặt gầy gò, da nhợt nhạt màu bệnh. Bà nằm yên như đang giấc ngủ say.
Bá Quyền nhìn, và nhận ra người đàn bà già yếu đang trước mặt chính là mẹ của mình.
Trong dĩ vãng tối tăm, mờ cũ, Quyền thoáng nhớ, hai mươi mốt năm về trước, mẹ tiễn anh lên đường ra miền Bắc tập kết, buổi sớm mai đầy nắng. Ngoài rất nhiều những vật dụng tùy thân, những quà tặng, bà cũng rất nhiều nước mắt lúc nắm bàn tay đứa con thân yêu, trong phút giây chia biệt.
Nhưng suốt mấy chục năm qua, do lý lịch không được sáng sủa, con đường thăng quan tiến chức của Quyền có gian nan trắc trở, Quyền quy lỗi cho các đấng sinh thành. “Cũng vì những cha những mẹ này đây”.
Những Cha, những Mẹ!
Những con người nay héo úa vì cùng trôi theo một vận nước đầy tai ương và nước mắt. Bá Quyền hối tiếc, vì cha mẹ mình đã trót sinh ra trong một dòng họ gia thế, quan lại, có học thức.
Tự đánh mất cái vinh hạnh là con cháu một dòng họ có cha ông là quan lại, một thời Quyền tiếc rẻ là tại sao mình không được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cha mẹ không biết chữ, mấy đời qua toàn là một thành phần bần cố nông khốn cùng.
Trong hệ thống chính trị mà Quyền phục tòng và dâng hiến tận cùng xương máu và lòng tin, từ bao thập kỷ nay, kinh nghiệm cho thấy những con nhà không có tất đất cắm dùi, những ai có cha mẹ ông bà từng đói cơm thiếu áo, từng làm thuê cuốc mướn, chăn bò, ở đợ…, lại là những thành phần được đánh giá là tinh túy, trung kiên, là lực lượng nòng cốt, hàng ngũ tiên phong, được hệ thống rất mực tin dùng.
Quyền đặt cái nón cối cùng cái xắc-cốt lên mặt bàn, ngồi lặng yên nhìn mẹ một lúc. Bà ngủ yên. Hơi thở khó khăn như người bị bệnh suyễn.
Nắng buổi xế chiều nóng bức xuyên qua khung cửa. Một phần ánh sáng trải trên thân người mẹ đang giấc ngủ. Không một cơn gió thoảng. Quyền chưa hề nghĩ, rằng mình nên kéo bức màn kín khung cửa, cho mẹ bớt phần nắng nóng.
***
Từ cổng ngoài, một bé gái rất xinh đẹp chừng mười ba tuổi, cùng một người đàn ông chống nạng đi vào. Cô gái tay cầm một cái bơm xe đạp to tướng, tay kia xách cái thùng sắt, loại thùng đạn đại liên thời Cộng Hòa, về sau các thợ sửa xe thường dùng để đựng đồ phụ tùng, rất tiện lợi. Người đàn ông đi cùng cô gái, trông gầy gò, cụt một chân trái tới gối. Anh khó khăn chống nạng bước đi, tay lại kẹp theo một cái giỏ đựng thức ăn, một ít rau cải.
Hai cha con vào nhà, rất ngạc nhiên sự có mặt của Quyền. Thấy người lạ, theo lễ phép, cô gái vòng tay chào bác. Người chống nạng không chào khách. Thấy mẹ bị nắng nóng chiếu thẳng vào người, anh lê nạng bước tới, kéo kín chiếc màn cửa sổ.
Bá Quyền nhìn người chống nạng, hỏi:
- Bao nhiêu năm xa cách, lúc gặp nhau chú không chào tôi à?
Người chống nạng trả lời:
- Anh phải là người mở lời trước.
- Sao vậy?
- Vì sao các anh đã hiểu.
Cô gái rót hai tách nước lã, lễ phép vòng hai tay trước ngực mời khách:
- Dạ, mời bác uống nước.
Bá Quyền nhìn cô gái xinh đẹp nói:
- Có gì phải vòng hai tay?
Người cụt chân nói:
- Đây là Miền Nam. Giáo dục của chúng tôi là vậy. Lễ phép với mọi người. Hòa nhã, giúp đỡ phụ nữ, trẻ em, người già cả. Ra đường gặp đám tang, nhường đường, đứng yên, ngả mũ chào. Xã hội này lạ lẫm với các anh nhiều lắm.
Quyền nhận ra người chống nạng, một người em ruột của mình, đang tỏ rõ thái độ. Người em không hề là kẻ đầu hàng, cần sự quỵ lụy người thân thế để nương nhờ, nên Quyền bẻ ngang câu chuyện. Anh ta hỏi về người em ruột khác, tức là anh ruột người cụt chân – kẻ đang chống nạng không chịu ngồi thân mật trò chuyện – với một giọng hách dịch:
- Vậy chú Tần đang ở đâu? Chạy sang Mỹ chắc?
- Chạy đi đâu? Chiến đấu tới phút cuối cùng ở phòng tuyến Xuân Lộc. Bây giờ đang trong trại tù của các anh.
Bá Quyền rao giảng:
-Trung tá ngụy thì phải trình diện học tập chớ. Mà tội lỗi các chú nhiều lắm. Các em trai của tôi hồi nhỏ đứa nào trong cùng một nhà với tôi đều hiền từ, sau này các chú lại đi theo giặc, trở nên tội lỗi với nhân dân. À, mà chú cũng đại úy ngụy hà? Nghe chú làm quận trưởng?
Người cụt chân không trả lời. Ông chống nạng bước ra hàng hiên, rít một hơi thuốc. Gót chân nạng không được bọc cao su. Tiếng gỗ lịch kịch trên sàn nhà. Một dội vang đều đều, âm vang của kỳ ngộ giữa hoạn nạn với máu xương một đời người. Ông nghe chỗ vết thương cũ, trận chiến đã trôi qua nhiều năm, nay tuy lành lặn nhưng vẫn nhói đau. Đau xa xăm. Một nỗi đau có-nắng-có-đau, còn-mưa-còn-nhớ.
***
Nghe loáng thoáng, mơ hồ có một cuộc đối đáp giữa anh em, bà mẹ thức giấc. Nhưng mẹ từ lâu mẹ đau yếu, bị thấp khớp, yếu tim, huyết áp cao, luôn mệt mỏi, không gượng dậy được. Thằng con Cả nay trở về, chẳng ra lòng giúp đỡ anh em lúc hoạn nạn, ỷ thế giậu đổ bìm leo đã vặn vẹo thằng con Út của mẹ. Lại nhẫn tâm tra vấn đứa em kia đang trong lao tù với lời nhiếc mắng, mẹ định vào chuyện. Nhưng ngay lúc, mẹ bị cơn sốc, đau thắt chỗ trái tim. Tích tắc mẹ xây xẩm, ngất đi. Một cơn đột quỵ.
Nhờ nằm võng, không ai thấy mẹ té gục. Đầu mẹ ngoẻo sang một bên, nhờ có thành võng che chắn, hai thằng con giàu lý tưởng không đứa nào nhận ra mẹ mình trong cơn hấp hối, có thể đang cõi Tây phương, ngủ cơn mơ dài.
Mẹ, một cái chết xa vắng, lạnh căm, trên một thời sự đang cháy lửa hận thù.
Bóng cây bàng đã phủ bóng mát kín một hiên nhà. Có gió chiều. Lá khô rụng đầy.
Tháng ngày trong bèo giạt hoa trôi.
***
Bá Quyền vẫn tiếp tục, gay gắt và dai dẳng, thể hiện cái thế lực kẻ thắng trận, cái chân lý cưỡng chiếm. Là:
“Chú và các con cái phải tức tốc rời khỏi ngôi nhà này. Bọn sĩ quan, bọn quan chức tay sai, bọn tư sản mại bản, tất cả phải rời khỏi thành phố. Có những khu kinh tế mới đang chờ những thành phần này. Ở nơi không điện nước, núi rừng hoang dã, nơi ấy chính là một trường đời, sẽ dạy cho những kẻ từ lâu ăn trên ngồi trước, bóc lột nhân dân, tất cả sẽ biết lao động, biết đổ mồ hôi nước mắt, phải tự biết nuôi lấy thân mình”.
Chừng như Bá Quyền có ngưng nói, nuốt nước bọt để lấy sức, tiếp tục áp đảo:
“Chú khỏi phải lo giấy tờ chuyển nhượng cái nhà chú đang sở hữu này cho tôi. Pháp luật, công lý ở trọn nơi chúng tôi. Nội bộ chúng tôi sẽ tự làm tất. Lịch sử này, số phận các chú chúng tôi còn đầy đủ quyền tẩy sạch huống chi việc giấy tờ để sở hữu một ngôi nhà”.
Người em cụt một chân cắt ngang cuộc trò chuyện, vì không muốn kéo dài những giây phút ung vữa tình người. Giờ đây là thù hận những ai? Trách cứ lịch sử ư? Súng đạn một thời đã không giết được kẻ thù. Kẻ thù nay đang trước mặt. Lại biến hóa ra nhiều dạng thù địch. Xưa kia địch thù trước mũi súng. Nay là từ trong mỗi đáy lòng.
Người cụt chân chống nạng đứng trước hiên nhà. Khu vườn đã nhiều bóng xám. Toàn khu phố đang bị cúp điện.
Con đường phố thị vắng ngắt ngoài kia, những bàn chân trần hiu hắt.
Một thành phố bị chiếm đóng. Thần đêm đã trở lại.
Westminster 11-2016