Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Thư khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

(Về việc đóng cửa trường học để phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán)

Kính gửi ngài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán đang là nhiệm vụ cấp bách của cả nước hiện nay. Ngày 29/1/2020 chúng tôi đã gửi thư khẩn đến Bộ Giáo dục – Đào tạo đề nghị tạm thời đóng cửa trường học.

Ngày 31/1/2020, Bộ Giáo dục – Đào tạo có công văn cho phép giám đốc các sở giáo dục – đào tạo và hiệu trưởng các trường ĐH, CĐSP, THSP, tùy thực tế, có thể cho học sinh (HS), sinh viên (SV) tạm thời nghỉ học. Chiều qua, 1/2/2020, Bộ Giáo dục – Đào tạo lại có công văn đề nghị ngài Thủ tướng tạm thời cho HS, SV nghỉ học.

Trong thư này, chúng tôi muốn phân tích một số khía cạnh thuộc về chuyên môn để ngài Thủ tướng thấy rõ nguy cơ lây lan trong trường học là quá dễ xảy ra và việc đóng cửa trường học là biện pháp rất hữu hiệu, không những để bảo vệ HS, SV và thầy cô giáo mà còn góp phần to lớn vào việc chặn đứng dịch bệnh.

1. Năm học 2019 – 2020 cả nước có 23,5 triệu HS và SV. Các trường học là nơi tập trung đông người hơn tất cả mọi đơn vị hành chính – sự nghiệp và nhìn chung là đối với mọi công sở. Trường học cũng là nơi tiếp xúc giữa các thành viên với thời gian thuộc loại dài nhất (với trường bán trú là từ sáng sớm đến chiều tối). Chỉ riêng hai điều này đã cho thấy dịch bệnh dễ lây nhất từ đây và cũng khó kiểm soát nhất từ đây.

2. Trường học là nơi tiếp xúc giữa người với người mạnh nhất, vì:

a) HS ngồi tập trung trong lớp học, em nọ sát em kia.

b) Có nhiều hoạt động, nhất là ở tiểu học và THCS, HS quay mặt vào nhau kiểu “bàn tròn” (mà bàn lại rất hẹp) để thảo luận nhóm.

c) HS (cá nhân hoặc nhóm) nhiều khi phải lên bảng trình bày vấn đề hoặc tranh luận. Thầy cô nhiều khi phải đến tận chỗ ngồi của HS để hướng dẫn.

d) Giờ ra chơi, HS, đặc biệt là HS tiểu học và các lớp đầu cấp THCS, nô đùa rất mạnh và tiếp xúc rất gần (ví dụ chơi trò đuổi bắt).

e) Ở các trường bán trú (mô hình rất phổ biến hiện nay với cấp tiểu học), khi HS ăn trưa và ngủ trưa, sự tiếp xúc là quá gần.

Tất cả 5 điều kể trên là điều kiện lây truyền bệnh đặc biệt thuận lợi.

3. Khi có dấu hiệu nhiễm virus thì sự “khoanh vùng” là rất khó khăn, vì:

a) Thứ nhất, nó liên quan đến số lượng rất lớn các cá nhân mà người bệnh (hoặc nghi nhiễm bệnh) đã tiếp xúc. Trước hết là trong nội bộ lớp, bao gồm tất cả HS (35 – 60 em) và thầy cô đã có tiết dạy ở lớp đó, đều có nguy cơ lây nhiễm. Ngoài lớp của mình, khi HS ra chơi, chào cờ, hoạt động ngoài giờ, còn tiếp xúc với HS các lớp khác.

b) Thứ hai, khoanh vùng với trường học không thể chỉ theo địa phương nơi trường học đóng. Vì không kể SV, ngay cả HS nhỏ ở cấp THCS và tiểu học thì có khi cư trú địa phương này nhưng đến học ở địa phương kia là hiện tượng rất phổ biến hiện nay.

4. Việc dạy – học bù vào thời gian đóng cửa trường không có gì khó khăn. Bởi vì chương trình vẫn dành hai tuần để dự phòng. Ngoài ra, vì có 3 tháng nghỉ hè nên năm học hoàn toàn có thể kéo dài thêm vào thời gian này. Việc kéo dài năm học thực tế đã xảy ra ở miền Bắc vào năm học 1972 – 1973. Năm học đó do không quân Mỹ bắn phá dữ dội, các trường học ở miền Bắc phải đóng cửa 2 đợt, tổng cộng mất khoảng 2 tháng, do đó năm học kéo dài đến cuối tháng 7/1973 mà chất lượng vẫn đảm bảo như thường.

Thưa ngài Thủ tướng

Dịch viêm phổi Vũ Hán đang lan rộng ở Trung Quốc nhanh đến mức ngoài sức tưởng tượng. Nước ta không những có đường biên giới chung với Trung Quốc khá dài mà còn có nhiều quan hệ với Trung Quốc vào bậc nhất khu vực. Cho nên giải pháp phòng chống dịch phải mạnh và đồng bộ hơn bất cứ nước nào. Như phân tích khái quát ở trên, có thể nói, trong tất cả các giải pháp phòng chống dịch hiện nay thì việc đóng cửa trường học là dễ nhất, ít tốn kém nhất nhưng hiệu quả của nó lại thật lớn.

Lẽ ra việc đóng cửa trường học, theo chúng tôi, hoàn toàn trong quyền hạn của Bộ Giáo dục – Đào tạo, nhưng do cơ chế không rõ ràng hiện nay, cho nên Bộ Giáo dục – Đào tạo đã phải có công văn gửi Ngài. Mong Ngài quyết định kịp thời để trường học bắt đầu đóng cửa sớm nhất, tốt nhất là ngay ngày mai, 3/2/2020.

Trân trọng cảm ơn.

Đào Tiến Thi

Nhà giáo về hưu, P. 409, tòa CT7E, Đô thị mới Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

clip_image002

Một lớp học bán trú giờ ăn trưa (Ảnh minh họa)