Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Một lần nữa vạch mặt tội ác Đồng Tâm

Dù Bộ Công an Việt Nam bưng bít thông tin và truyền thông nhà nước Việt Nam thông tin một chiều nhằm vu khống người dân Đồng Tâm là khủng bố, nhưng qua những dấu tích còn để lại nơi cuộc thảm sát Đồng Tâm diễn ra, qua những sự thật mà những người trong cuộc thảm sát sống sót phải chứng kiến, đến nay đông đảo người dân Việt Nam và lương tri con người trên thế giới đều thấy rõ cuộc thảm sát diễn ra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội rạng sáng 9.1.2020 là tội ác man rợ giết người dân vô tội, tội ác chống lại nhân dân, chống lại đạo đức con người, chống lại luật pháp nhà nước, chống lại cả văn minh loài người.

Không cần nhắc lại diễn biến sự kiện ba ngàn cảnh sát vũ trang hiện đại với sự yểm trợ của xe bọc thép và vũ khí điện tử, trong đêm bao vây một làng quê nhỏ bé, hiền hòa, tấn công vào nhà dân đang trong giấc ngủ. Nhưng cần khẳng định ba điều:

Một. Tất cả người dân Đồng Tâm đều đang sống hợp pháp, lương thiện, không có một người dân nào bị truy tố hình sự, không có một bằng chứng, một văn bản pháp luật nào của cơ quan có thẩm quyền buộc tội người dân Đồng Tâm là khủng bố.

Hai. Phá cửa, xông vào nhà, bắn chết dân, đánh dân đến thương tích nặng nề, bắt hai mươi bảy người dân đã bị đánh thừa sống thiếu chết đưa đi mất tích, vơ vét giấy tờ, của cải và tiền bạc trong nhà dân mang đi. Không cần lệnh khám nhà, bắt người, thu giữ tài sản, không cần có bản án tử hình của tòa án, không cần có pháp trường thi hành án, lực lượng mang sắc phục cảnh sát vũ trang nhà nước Việt Nam đã chủ tâm và quyết liệt chà đạp lên luật pháp. Vu cáo người dân Đồng Tâm là khủng bố nhưng chính họ đã sử dụng bạo lực nhà nước phi pháp, thực sự khủng bố, đàn áp man rợ người dân lương thiện Đồng Tâm.

Ba. Đang đêm phá cửa xông vào tận giường ngủ giết một người đang là đảng viên cộng sản, cụ Lê Đình Kình 84 tuổi đời, 58 tuổi đảng, một lão thành cách mạng của đảng cầm quyền, một nhân cách đẹp, một khí phách lớn, kiên cường, bền bỉ, vững tin vào luật pháp nhà nước, vững tin vào lẽ phải, vào nhân dân trong cuộc đấu tranh với quyền lực tham nhũng, một già làng được hầu hết người dân Đồng Tâm kính trọng, tin yêu. Con người như vậy đã bị giết hại và phanh xác quá rùng rợn: Khảo tra, đánh đập bầm dập khắp thân già. Kề súng tận tim, tận não xả đạn. Mang xác đi mổ bụng, phanh thây.

Khẳng định ba điều trên để thấy rõ rằng trận đánh lớn với ba ngàn cảnh sát vũ trang được trang bị vũ khí hiện đại đánh vào người dân lương thiện Đồng Tâm từ đêm 8.1.2020 được Bộ Công an Nhà nước Việt Nam tổ chức chỉ huy chặt chẽ là một hoạt động phạm pháp hiển nhiên, nghiêm trọng với pháp luật, là một tội ác rùng rợn với con người, là gây chiến tranh thù địch với nhân dân. Đó là vụ án hình sự lớn đặc biệt nghiêm trọng.

Có đầy đủ nhân chứng, vật chứng của những kẻ gây tội ác man rợ với người dân lương thiện Đồng Tâm. Hơn một tháng đã qua, những tên tội phạm vẫn chưa bị khởi tố. Nhưng 22 người dân lương thiện Đồng Tâm, những nạn nhân may mắn còn sống sót của tội ác man rợ rạng sáng 9.1.2020 lại bị công an nhà nước Việt Nam mau lẹ khởi tố với những bằng chứng mơ hồ, áp đặt và ngụy tạo.

Đặc biệt nguy hiểm với xã hội và thách thức với lương tri con người là: Những tên tội phạm được nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật đang tiếp tục ngang ngược và trắng trợn dồn dập khủng bố đe dọa tinh thần và tính mạng người dân lương thiện Đồng Tâm.

Giữa tháng Giêng 2020, những người mặc sắc phục công an Việt Nam nổ súng gây ra vụ thảm sát man rợ Đồng Tâm. Không hề chùn bước, cũng không mảy may tự vấn lương tâm, giữa tháng Hai, những người mang sắc phục công an Việt Nam lại kéo cả đoàn, hung hăng, bặm trợn liên tiếp nhiều lần trở lại nhà người dân đã bị họ giết, tiếp tục làm những việc phi pháp một cách trơ tráo. Ngày 12.2 họ đến đòi lấy cánh cửa mang vết đạn họ bắn đi phi tang. Ngày 13.2 họ mang giấy triệu tập để bắt cụ bà Dư Thị Thành là vợ cụ ông Lê Đình Kình đã bị họ giết man rợ. Ngày 20.2, họ kéo lực lượng đông, áp đảo mấy người đàn bà, đọc lệnh khám nhà cụ Dư Thị Thành.

Người dân Đồng Tâm thấy rõ những tên tội phạm trở lại nơi chúng giết người dù với cớ gì cũng chỉ nhằm xóa bỏ, lấp liếm dấu vết tội ác. Người dân Đồng Tâm đã mạnh mẽ, dứt khoát bác bỏ mọi đòi hỏi phi lí của những kẻ gây tội ác. Sự trở lại của những bộ mặt côn đồ trong sắc phục tội ác giết người đã làm cho người già cao huyết áp Dư Thị Thành ngất lên, ngất xuống, có nguy cơ tử vong rất cao. Sự trở lại Đồng Tâm của cái ác mặc sắc phục công an đang thực sự tiếp tục khủng bố đe dọa cuộc sống và tính mạng người dân Đồng Tâm.

Với lương tâm con người và trách nhiệm công dân Việt Nam, chúng tôi tuyên bố:

Một. Cực lực lên án việc huy động lực lượng lớn bạo lực nhà nước tổ chức cả chiến dịch lớn phi pháp và tàn bạo tấn công, tàn sát, khủng bố người dân lương thiện xã Đồng Tâm.

Hai. Cực lực lên án lực lượng cảnh sát vũ trang thuộc Bộ Công an Việt Nam hành xử côn đồ chà đạp lên pháp luật: Man rợ bắn giết dân. Côn đồ hành hung và bắt dân. Phá hủy và chiếm đoạt nhiều tài sản, tiền bạc hợp pháp của dân.

Ba. Mọi hành vi xâm hại, chà đạp thô bạo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia, gây tội ác rùng rợn với người dân vô tội, phải bị trừng trị đích đáng.

Chúng tôi yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao khởi tố và điều tra vụ án giết người, hành hung, bắt người, cướp đoạt tài sản của người dân. Những kẻ chủ mưu, tổ chức, chỉ huy chiến dịch tội ác phi pháp này phải bị xét xử nghiêm minh trước pháp luật. Đặc biệt tên đồ tể nổ súng sát hại cụ Kình và những tên ác ôn bản chất lưu manh, côn đồ mang sắc phục cảnh sát vũ trang cùng lực lượng an ninh hung bạo đánh đập dân đến thương tích nặng nề, vô pháp bắt bớ dân, phải bị vạch mặt chỉ tên, trừng trị nghiêm khắc.

Chúng tôi cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc, Chính phủ các quốc gia tôn trọng, đề cao Nhân quyền và các tổ chức phi Chính phủ bảo vệ Nhân quyền lên tiếng, chủ động cử các phái đoàn chính thức đến Việt Nam điều tra tội ác chống con người của một nhà nước, trớ trêu thay, vừa được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an và từng giữ chức Chủ tịch lâm thời tháng 1 năm 2020 này.

Tuyên bố từ Việt Nam ngày 23 tháng 2 năm 2020

TÊN TỔ CHỨC VÀ TÊN NGƯỜI KÍ TUYÊN BỐ

I. Tổ chức:

1. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm

2. Diễn đàn Xã hội dân sự. Đại diện: Ông Nguyễn Quang A

3. Phong Trào Dân Quyền – Anh Quốc. Điều phối viên: Phạm Văn Chính

4. Khối Tự Do Dân Chủ – 8406 Úc Châu. Đại diện: Kỹ sư Phạm Anh Tuấn

5. Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Vũ Mạnh Hùng

6. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: LM Nguyễn Hữu Giải, 69 Phan Đình Phùng, Huế

7. Nối kết Tập Hợp Quốc Dân Việt. Đại diện: LM Nguyễn Văn Lý, 69 Phan Đình Phùng, Huế

8. Tập Hợp Quốc Dân Việt. Đại diện ở Quốc nội: Hoàng Lê Hy Lai, Sài Gòn

9. Phong trào Thăng Tiến Việt Nam. Đại diện ở Quốc nội: Nguyễn Trung Kiên, Sài Gòn

II. Cá nhân:

1. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn

2. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris, Pháp

3. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

4. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP HCM

5. Hoàng Dũng, PGS. TS, TP HCM

6. Nguyễn Quang A, Hà Nội

7. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

8. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn

9. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế phát triển, Sài Gòn

10. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội

11. Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội

12. Trần Minh Thảo, Viết văn, thành viên CLB Phan Tây Hồ, Bảo Lộc, Lâm Đồng

13. Nguyễn Đắc Diên, BS Y khoa, Sài Gòn

14. Nguyễn Đình Cống, GS ĐHXD, Hà Nội

15. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên, hưu trí, TP HCM

16. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu

17. Lê Phú Khải, Nhà báo, Sài Gòn

18. Vũ Hồng Ánh, Nghệ sĩ cello, Sài Gòn

19. Bùi Oanh, Hưu trí, Sài Gòn

20. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Sài Gòn

21. Hà Sĩ Phu, Đà Lạt

22. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang

23. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, Sài Gòn

24. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Sài Gòn

25. Uyên Vũ, Nhà báo, California, Hoa Kỳ

26. Đào Thu Huệ, Giảng viên đại học, Hà Nội

27. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn, Hà Nội

28. Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Paris, Pháp

29. Davis Trần, GS, Chicago, Mỹ

30. Nguyễn Trọng Nghĩa, Thợ điện, Rennes, Pháp

31. Vũ Vân Sơn, Phiên dịch, Berlin, Đức

32. Nguyễn Sơn, R&D Engineer, Arizona, Mỹ

33. Tiến Trọng Nghĩa, Họa sĩ, Sài Gòn

34. Lê Dũng Vova, Nhà báo, Hà Nội

35. Thái Khắc Phú, Sài Gòn

36. Nguyễn Hồng Nga, Nghề tự do, Sài Gòn

37. Trần Quốc Thanh, Houston, Texas

38. Nguyễn Thị Ly Dung, Giáo viên, Sài Gòn

39. Hồ Đắc Tâm, Linh mục, Sài Gòn

40. Lâm Ái, Nội trợ, Sài Gòn

41. Đỗ Văn Hào, Bác sĩ, Sài Gòn

42. Hồ Văn Huy, Luanda, Angola

43. Trần Ngọc Toàn, Nghề tự do, Sài Gòn

44. Bùi Nguyên Viễn, Giảng viên Toán hưu trí, Hai Bà Trưng, Hà Nội

45. Nguyễn Huy Tuyến, Kiến trúc sư, Hà Nội

46. Nguyễn Mạnh, Kinh doanh, Cộng hòa Sec

47. Nguyễn Văn Khánh, Nhà báo, Warszawa, Ba lan

48. Hoàng Xuân Sơn, Luật sư, Sài Gòn

49. Đỗ Thái Bình, Kỹ sư, Sài Gòn

50. Phạm Văn Hiền, Hưu trí, Hải Phòng

51. Bùi Thanh Hiếu, Nhà báo, Berlin, Đức

52. Nguyễn Đức Tường, Tiến sĩ Vật lý, Ottawa

53. Võ Thị Hảo, Nhà văn, Berlin

54. Bắc Phong, Hưu trí, Canada

55. Đoàn Phú Hòa, Phiên dịch, tư vấn, Cộng hòa Sec

56. Vũ Chí Dũng, Kỹ sư, Hà Nội

57. Nguyễn Tuấn Anh, Cựu sỹ quan Vị Xuyên E247, Việt Trì – Phú Thọ

58. Nguyễn Thanh Hằng, Giáo viên hưu trí, TP HCM

59. Phuong Nguyen, Ky su Vi tinh, Massachusetts, Hoa Kỳ

60. Đặng Doan, Kinh doanh, Gia Nghĩa, Đak Nông

61. MẠNH KIM, Nhà báo tự do

62. Phuong Nguyen-Smith, Dược sĩ – Pharmacist, New York, USA

63. Phùng Chí Kiên, Designer, Hai Bà Trưng, Hà Nội

64. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự Đại Học Liege Bỉ, sống tại Sài Gòn

65. Trịnh Bá Phương, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

66. Cấn Thị Thêu, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

67. Trịnh Bá Tư, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

68. Trịnh Bá Khiêm, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

69. Lê Anh Dũng, Lao động tự do, Hải Phòng

70. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Hoa kỳ

71. Minh Cận, Công dân Việt Nam, Đà Nẵng

72. Bùi Hiền, Hưu trí, Canada

73. Bùi Xuân Hiền, Kế toán, Hà Nội

74. Đặng Xuân Diệu, Kỹ sư, Paris, Pháp

75. Mai Su, 69 tuổi, Hành nghề dọn vệ sinh, Texas, USA

76. Vũ Tony, Thợ tiện, Houston, Texas, USA

77. Huỳnh Thị Kim Liên, Nội trợ, Phú Nhuận, Saigon

78. Bộ Nguyễn, Kỹ sư đường bộ, Canada

79. Nguyễn Công Trình, Lao động tự do, Hà Tĩnh

80. Harry Ngo, Kinh doanh, Atlanta, Georgia, USA

81. Nguyễn Cường, Tư vấn bất động sản, Praha, CH Séc

82. Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh, CSsR, Nhà thờ Sáu Bọng, Ấp Lân Quới 2, xã Thạnh Quới, Huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ

83. Nguyễn Nghĩa, Nghệ An

84. Thuỳ Linh, Nhà văn, Hà Nội

85. Mai Văn Tuất (Văn Ngọc Trà), California, Hoa Kỳ

86. Trần Kim Thập, Giáo chức, TP Perth, Australia

87. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Hà Nội

88. Adam Tran, Thợ mộc, Anh Quốc

89. Vũ Linh Huy, Bác sĩ Y khoa, Sarasota, Florida, Hoa Kỳ

90. Vũ Phương Chiến, Lao động, Germany

91. Nguyen Thi Thanh Hau, Kinh doanh tự do, Quê quán Hải Phòng, sống tại New Calédonie

92. Tu sĩ Phật giáo Thích Ngộ Chánh, thế danh Nguyễn Đức Lão, Bảo Lộc, Lâm Đồng

93. Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ Luật, tạm trú tại Hoa Kỳ

94. Nguyễn Thị Dương Hà, Luật sư, tạm trú tại Hoa Kỳ

95. Nguyễn Quốc Việt, 60 tuổi, Kinh doanh tự do, Hà Nội

96. Hà Văn Thuỳ, Nhà văn, Sài Gòn

97. Nguyễn Thị Loan, Kinh doanh, TP HCM

98. Lê Đức Minh, Ls/Bs, Vpls Independence Lawyers, Sydney, Australia

99. Bảo Giang, Văn Bút Úc Châu

100. Duong Hong Lanh, Saigon

101. Nguyễn Đình Thanh, Làm vườn, Bảo Lộc, Lâm Đồng

102. Lưu Thắng, Công nhân, Hoa Kỳ

103. Hà Quang Vinh, Hưu trí, TP HCM

104. Trần Cao Phong, Kỹ sư xây dựng, Hà Nội

105. Nguyễn Mê Linh, TS, TP HCM

106. Phạm Mạnh Tiến, Kỹ sư, Nghệ An

107. Trịnh Kim Thuấn, Nông dân, Chợ Mới, An Giang

108. Nguyễn Thuý Hạnh, 57 tuổi, Hưu trí, Hà Nội

109. Đỗ Đăng Giu, Nguyên Giám đốc Nghiên Cứu Đai học Paris 11

110. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn

111. Trần Ngọc Anh, Tiến sỹ CNTT, Tân Bình, TP HCM

112. Lưu Mạnh Hiệp, Kỹ sư, TP HCM

113. Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn

114. Nguyễn Thị Hương, Nghiên cứu Xã hội học, Hưu trí, TP HCM

115. Phan Ngọc Bửu Châu, Nấu ăn, Bạc Liêu

116. Hoàng Đức Doanh, 75 tuổi, Nghỉ hưu, Phủ Lý, Hà Nam

117. Dương Đình Long, Kỹ sư, Sài Gòn

118. Trần Đức Thạch, Nhà thơ, cựu Tù nhân lương tâm, Nghệ An

119. Phạm Thị Ngọc Hoa, Nội trợ, Sài Gòn

120. Nguyễn Thanh Quang, Kinh doanh, Hà Nội

121. Nguyễn Thị Ái Vân, Nghệ sĩ, Hoa Kỳ

122. Nguyễn Thi Thanh Vân, Lâm Đồng

123. Nguyễn Hằng Nga, Hưu trí, Nha Trang

124. Nguyễn Doãn Đôn, Cử nhân Kinh tế và Tâm lý, Berlin, Đức

125. Phan Văn Thành vào đảng 1982 bỏ đảng 1990

126. Nguyễn Thanh Nguyện, Hưu trí, Vũng Tàu

127. Trần Thị Thảo, Giáo viên hưu trí, Vũng Tàu

128. Nguyễn Văn Pháp, Công nhân, Thanh Hoá

129. Ngô Duy Quyền, Kỹ sư cơ khí, Hiệp Hoà, Bắc Giang

130. Phạm Thành, Nhà báo, nhà văn, Hà Nội

131. Lê Thành Tài, Kỹ sư xây dựng, Bà Rịa Vũng Tàu

132. Nguyễn Tiến Dân, Nhà giáo, Hà Nội

133. Trần Quốc Triệu, Sinh viên, Thái Bình

134. Hoa Vo Rørvik, Điều dưỡng, Valderøya, Nauy

135. Nguyễn Hữu Nhiên, Bình Tân, TP HCM

136. Giaquoc Nguyen, Giáo viên hưu trí, Brooklyn Park, Minnesota, USA

137. Trần Thị Thanh Nhàn, Dạy học, Hà Nội

138. Phạm Trọng Nghĩa, Công chức, Tuyên Quang

139. Nguyễn Đình Ấm, Nhà báo, Hà Nội

140. Lê Phương, Hưu trí, Cầu Giấy, Hà Nội

141. Phạm Mạnh Bính, Nghỉ hưu, Bình Dương

142. Lê Hồng Cẩn, Kỹ sư, Frankfurt, Đức

143. Tôn Gia Khai, Warszawa, Ba Lan

144. Nguyễn Thanh Hằng, Giáo viên, Sài Gòn

145. Nguyễn Minh Phát, Ontario, Canada

146. Chu Anh Mai, Nghề tự do, Hà Nội

147. Bùi Tuấn Dương, Đắk Giong, Đắk Nông

148. Nguyễn Thị Văn, ThS Nghiên cứu Xã hội học, Hưu trí, Hà Nội

149. Triệu Quyết Thắng, Tham gia quân đội VN 1968, Chuyển ngành 02.1977, Tỵ nạn chính trị ở Công hoà LB Đức từ 20.7.1990, Hưu trí tại Germany

150. Đỗ Cẩm Sơn, Hưu trí, USA

151. John Tornado, College Student, Miami, Florida, USA

152. Huỳnh Ngọc Chênh, Sinh năm 1952, Trú quán tại Hà Nội

153. Huỳnh Văn Thắng, TP HCM

154. Nguyễn Trọng Cương, Kỹ sư công nghệ thông tin, Frankfurt, Đức

155. Đinh Hồng Sơn, 70 tuổi, Cán bộ hưu trí, Hoàng Mai, Hà Nội

156. Binh Tran, PharmD., USA

157. Võ Hồng Long, Kỹ sư, Osaka, Nhật Bản

158. Vũ Minh Trí, Kỹ sư đã nghỉ hưu, Cầu Giấy, Hà Nội

159. Bùi Ngọc Anh, Nhà giáo đã nghỉ hưu, TP HCM

160. Vũ Thanh, Nhà báo nghỉ hưu, TP HCM

161. Nguyễn Thị Huần, Dân oan, Vĩnh Phúc

162. Phạm văn Phan, Master in Physical Chemistry, Ret. Houston, USA

163. Phạm Văn Kha, Hưu trí, Sài Gòn

164. Mai Thanh Sơn, PhD., Viện Khoa học Xã hội vùng Trung bộ

165. Trần Thị Mai Hương, Peckham, London, UK

166. Trần Văn Tuyển, Peckham, London, UK

167. Lê Văn Thảo, Hưu trí, Hà Nội

168. Vũ Trung Uý, Kinh doanh, CH Séc

169. Trần Đức Hiện, Hưu trí, Thống Nhất, Đồng Nai

170. Nguyễn Văn Nghi, TS Sinh học, Hà Nội

171. Ngô Sĩ Tư, Lái xe (đã nghỉ hưu), Hai Bà Trưng, Hà Nội

172. Lê Văn Oanh, Kỹ sư Xây dựng, Hà Nội

173. Tô Oanh, Giáo viên THPT đã nghỉ hưu, Bắc Giang

174. Trần Thái Hùng, Hoàng Mai, Hà Nội

175. Nguyễn Hữu Tuyến, Kỹ sư hưu trí, Q10, Sài Gòn

176. Trương Thị Minh Sâm, Nội trợ, Đồng Nai

177. Nguyễn Huy Tám, Cử nhân, Cán bộ hưu trí tại TP HCM

178. Đinh Hữu Thuyên, Tài xế, Sài Gòn

179. Nguyễn Ái Chi, Hưu trí, Sài Gòn

180. Đinh Đức Long, Tiến sĩ, Bác sĩ, sống tại Sài Gòn

181. Nguyet Dao, USA

182. Trần Trung Sơn, Nghỉ hưu, Nha Trang, Khánh Hoà

183. Đinh Văn Dũng, Công nhân, Ninh Bình

184. Trần Minh Chân, Cựu chiến binh, Cựu Đảng viên Đảng CS VN bỏ Đảng 32 năm, Saarland, CHLB Đức

185. Hồ Thị Hồng Nhung, TS. BS., TP HCM