Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

Bầu cử Đài Loan: một cái tát vào mặt Tập Cận Bình

Từ Thức

Những người yêu chuộng tự do, chống đế quốc đỏ thở dài nhẹ nhõm: bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) vừa tái đắc cử Tổng thống Đài Loan. Đây là cái tát thứ hai của “đám đông thầm lặng” dành cho Tập Cận Bình, vài tuần lễ sau khi cử tri Hong Kong dồn phiếu cho phe dân chủ, trong cuộc bầu cử quận. Từ Đài Loan tới Hong Kong, người dân đã gào cho cả thế giới nghe: Chúng tôi không muốn trở thành Tàu.

HAI TRIỆU PHIẾU

Chưa bao giờ lá phiếu trở thành một thông điệp rõ ràng, minh bạch, dứt khoát như vậy.

Cử tri Đài Loan bày tỏ cùng một ý nghĩ với nhiều người vô danh viết trên bảng gắn sau xe đạp, xe gắn máy, xe hơi: “Tôi bầu Thái Anh Văn vì không muốn thấy xác con tôi trên biển như ở Hong Kong”, Tôi bầu Thái Anh Văn vì không muốn làm nô lệ”.

Trên 14 triệu người trên 19 triệu cử tri (74%) đã tham dự cuộc bầu cử Tổng thống và dân biểu Quốc hội hôm thứ Bảy 11/10. Cũng như ở Hong Kong, 3 triệu cử tri trẻ lần đầu tới phòng phiếu để quyết định vận mạng, tương lai của chính mình.

Với trên 2 triệu phiếu cách biệt, bà Thái Anh Văn, 8,2 triệu phiếu (57%) bỏ xa ứng cử ứng cử viên thân Bắc Kinh Hàn Quốc Du, 5,2 triệu (39%). Ứng cử viên thứ 3, Tống Sở Du (James Soong), cũng thân Tàu, 600 ngàn phiếu.

Cùng một lúc, Đài Loan bỏ phiếu bầu dân biểu Quốc hội.

Đảng Dân Tiến (DPP, Democratic Progressive Party) của bà Thái Anh Văn chiếm 61 ghế (57%), cũng bỏ xa Quốc Dân Đảng (KMT, Koumingtang) của Hàn Quốc Du, 38 ghế. Bà Thái Anh Văn không những tái đắc cử vẻ vang, còn có dư đa số tại quốc hội để tiếp tục chính sách độc lập táo bạo, trước sự thán phục của thế giới.

Chiến thắng của bà Thái Anh Văn là một cái tát choáng váng dành cho Tập Cận Bình, đầu năm ngoái đã đọc một bài diễn văn nghiêm trọng cảnh cáo hoặc Đài Loan lựa chọn sát nhập Trung Cộng theo nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ”, hoặc Bắc Kinh dùng võ lực nếu cần để thống nhất đất nước.

Những tuần lễ trước ngày bầu cử, các quan chức và medias Bắc Kinh không ngớt đe doạ cử tri về những hậu quả không lường được nếu không biết bỏ phiếu, nếu chọn con đường phiêu lưu. Báo chí Đảng dựng đứng những fake news để bôi nhọ các ứng cử viên DPP. Từ khi bà Thái Anh Văn xác định lập trường “tự do hay là chết”, Bắc Kinh đã cắt đứt mọi liên hệ với Đài Loan.

Bắc Kinh cũng tổ chức những cuộc diễn binh, tập trận rầm rộ trước ngưỡng cửa Đài Loan để thị uy.

Mười tuần lễ trước ngày bầu cử, những cuộc thăm dò dư luận đều bị cấm để cử tri khỏi bị ảnh hưởng, nhưng mọi người đều đoán được kết quả, chỉ hồi hộp chờ mức chênh lệch giữa hai ứng cử viên.

Những ai đã có dịp ghé Đài Loan thường được nghe câu này, như đã nghe ở Hong Kong: Tôi không phải là người Tàu, tôi là người Đài Loan.

Cũng như đối với Hong Kong, những người Cộng sản Tàu là nạn nhân của luận điệu tuyên truyền của chính họ, tin rằng không có lý do gì dân Hong Kong hay Đài Loan tìm cách lánh xa “đất mẹ”, đang trở thành cường quốc nhất nhì thế giới.

Họ thực sự không hiểu rằng dân Hong Kong, với mức sống vào loại cao nhất thế giới, sống tự do trong một chế độ dân chủ, không ngu dại, điên khùng gì chui đầu vào cái rọ độc tài.

Chỉ có 5% dân Đài Loan trả lời muốn Đài Loan sáp nhập lãnh thổ Trung Cộng.

YẾU TỐ HONG KONG

Có thể nói Hong Kong đã giúp bà Thái Anh Văn thắng cử

Cách đây một năm, không ai đánh cá một xu chuyện bà tái đắc cử. Bà bị thua nặng trong cuộc bầu cử hội đồng địa phương, phải từ chức chủ tịch đảng DPP.

Tất cả các cuộc thăm dò dư luận đều cho Hàn Quốc Du sẽ thắng trong khi ngồi chơi xơi nước, khỏi cần tranh cử, Quốc Dân Đảng (KMT) sẽ trở lại nắm quyền, vì chính sách của bà Thái Anh Văn làm mất lòng một số cử tri bảo thủ, vì KMT có tiền và medias Trung Cộng hỗ trợ, nhất là vì rất khó tái đắc cử tại các quốc gia dân chủ trong một thời đại bất ổn.

Hàn Quốc Du thắng cử dễ dàng, trở thành thị trưởng thành phố quan trọng Cao Hùng (Kaohsiung), là ngôi sao mới nổi, được coi như Tổng thống tương lai.

Dù sao KMT cũng có hào quang của quá khứ, đã lãnh đạo Đài Loan 50 năm liên tiếp, từ ngày lập quốc, 1950, cho tới năm 2000, và sau một thời gian gián đoạn, đã trở lại chính quyền từ 2008 tới 2016, trước khi nhường chỗ bà Thái Anh Văn.

Phong trào đòi tự do dân chủ ở Hong Kong đã lật ngược thế cờ. Dân Hong Kong chứng kiến sự tàn bạo của công an, binh lính Hoa Lục mỗi ngày, càng ngày càng khiếp sợ cái bánh vẽ “một quốc gia, hai chế độ”.

Bà Thái Anh Văn, dứt khoát chống Tàu từ những ngày bắt đầu làm chính trị, lại trở thành “the right woman in the right place”.

Là một người rất khiêm nhượng, sống đơn giản như một thường dân, bà có thái độ dứt khoát, công khai chống sự bành trướng của Trung Cộng, tuyên bố những câu tố cáo Trung Cộng mà những lãnh tụ các cường quốc, sợ bóng sợ gió, không dám nói ra, mặc dù cùng một ý nghĩ.

Bà quyết định đón tiếp những dissidents Hong Kong bị lùng bắt, ra luật ngăn chặn ảnh hưởng của Tàu trên mọi phương diện tại Đài Loan.

BÀI HỌC ĐÀI LOAN

Đài Loan, từ 1990, đã thoát xác từ một chế độ độc tài, trở thành một quốc gia dân chủ kiểu mẫu, nếu không hơn, chắc chắn không thua gì các nước dân chủ Tây Phương.

Đài Loan là câu trả lời dứt khoát cho những người rêu rao rằng dân chủ là một mô hình của Tây Phương, không thích hợp với các “giá trị tinh thần” của Đông Phương, và xây dựng nhanh chóng một mô hình chính trị mà Tây Phương đã bỏ ra hàng thế kỷ để thực hiện chỉ đưa tới hỗn loạn.

Đài Loan không những là một chế độ dân chủ kiểu mẫu, còn thực hiện những cải cách xã hội mà nhiều nước Tây Phương tân tiến nhất chưa làm nổi, thí dụ công nhận hôn nhân đồng tính, tôn trọng nam nữ bình quyền, tới mức đưa một phụ nữ lên ngồi ghế Tổng Thống.

Đài Loan, một hòn đảo với 23 triệu dân, cũng phủ nhận lập luận cho rằng muốn thịnh vượng, một quốc gia nhỏ không có mô hình nào khác hơn là Singapore, dân chủ nửa vời, tự do về kinh tế nhưng độc tài chính trị, hy sinh tự do cá nhân cho phát triển kinh tế.

Tóm lại, Đài Loan của bà Thái Anh Văn cho thế giới nhiều bài học. Đặc biệt là bài học cho tập đoàn cầm quyền Việt Nam, không ngớt bào chữa cho thái độ và tư cách điếu đóm đối với Trung Cộng, với lý luận: một nước nhỏ, có một nước láng giềng mạnh, hung bạo như Tàu phải biết chịu nhục, luồn cúi, triều cống để sống còn.

Đài Loan, trước khi trở thành một trung tâm kinh tế thế giới, chỉ là một hòn đảo cho dân chài lưới tránh bão.

Năm 1949, Tưởng Giới Thạch cầm đầu Quốc Dân Đảng chống Mao Trạch Đông thất trận. Tưởng mang tàn quân chạy qua Đài Loan. Từ 70 năm nay, Đài Loan tồn tại như một quốc gia với quốc kỳ riêng, quân đội riêng, tiền bạc riêng và trở thành một quốc gia hùng mạnh khiến Trung Cộng không xâm chiếm nổi, mặc dù chỉ cách Tàu 180 cây số.

Hai quốc gia đối nghịch, nhưng cả hai đều là những chế độ độc tài, một bên là độc tài khát máu Cộng sản, một bên là độc tài chống Cộng.

Chỉ từ 1990, trong khi Trung Cộng càng ngày càng độc tài, Đài Loan thoát xác, lựa con đường dân chủ. Và phép lạ: chỉ trong trên 2 thập niên, một hòn đảo 23 triệu người đã trở thành một quốc gia dân chủ kiểu mẫu, kiêu hãnh sống bên cạnh một nước độc tài 1 tỷ rưỡi nhân mạng

Nhiều quốc gia, đứng đầu là Hoa Kỳ, đã chính thức chào và mừng bà Thái Anh Văn và chúc bà thành công trong nghĩa vụ đã đặt ra, mặc dù không có liên hệ ngoại giao với Đài Loan. Hiện nay, chỉ có 16 quốc gia nhìn nhận Đài Loan, ở Âu Châu chỉ có Vatican, vì Trung Cộng chỉ tái lập ngoại giao với những nước chấp nhận một Trung Quốc duy nhất.

Những lời chúc mừng ngoài khuôn khổ ngoại giao là dấu hiệu của sự kính trọng đối với thái độ, lập trường can đảm, bất khuất của bà tân tổng thống. Người ta nghĩ tiếng nói của bà Thái Anh Văn sẽ gây thêm trở ngại cho Trung Cộng ở Biển Đông, mặc dù Đài Loan không phải là thành viên của ASEAN.

Một cách trớ trêu, buồn tủi: người Việt Nam yêu tự do cảm phục bà Tổng thống Đài Loan, bởi vì bà là hình ảnh đối nghịch với những nhân vật lãnh đạo đất nước, từ lối sống, tư cách lẫn chính sách đối với ngoại bang.

Paris 12/01/ 2020

T. T.