Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

HỘI ĐỒNG GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ 5 (2020)

BAN XÉT GIẢI THƠ

1. LÊ HOÀI NGUYÊN

Tên thật Thái Kế Toại

Sinh năm 1950 tại Tiền Hải, Thái Bình.

Tốt nghiệp ngành Văn khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Đã làm bộ đội cao xạ, An ninh văn hóa và Điện ảnh công an Bộ Công an.

Hiện là Biên tập viên mục Văn học Miền Nam của mạng vanviet.info

Tác phẩm:

- Thế giới đang tồn tại (tập thơ) NXB Văn học, 1993

- Vụ Nhân Văn – Giai Phẩm một trào lưu dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành (chuyên luận), 2010

- Bảy con đường của số phận (thơ in chung)

- Một thuở thanh xuân (thơ in chung)

clip_image002

2. TRẦN HOÀNG PHỐ

Tên khai sinh: Nguyễn Phước Bửu Nam

PGS-TS Ngữ văn, nguyên giảng viên Văn ĐHSP Huế, nguyên thành viên Ban Biên tập Tạp Chí Sông Hương, Trưởng Ban chấm giải thưởng Văn Học Cố Đô năm 2010

Tác phẩm đã xuất bản:

- Về nghiên cứu phê bình (với tên thật): Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XX (NXB Thế Giới,1991, nhiều tác giả); Văn học so sánh, nghiên cứu và triển vọng (NXB Đại học Sư phạm hà Nội, 2005, nhiều tác giả); Văn học Âu Mỹ thế kỷ XX (NXB Đại Học Sư phạm Hà Nội, 2011, nhiều tác giả); Thơ Ngô Kha (NXB Hội Nhà Văn, Tuyển và giới thiệu, 2014); Các trường phái Lý luận Phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam (chuyên luận) ( NXB Đại Học Huế, 2016.)...

- Sách chủ biên (với tên thật) cùng Phạm Thị Anh Nga: Bửu Chỉ - Đường bay nghệ thuật & ký ức trần gian (NXB Hội Nhà Văn, 2012); Ngô Kha, Hành trình dấn thân & ngôi nhà vĩnh cửu (NXB HNV, 2013); Đinh Cường - Ra đi mới biết lòng vô hạn (NXB HNV, 2016)...

- Các tập thơ đã xuất bản (với bút danh Trần Hoàng Phố): Cõi nhân gian lạ lẫm (NXB Thuận Hóa, 2002); Quê quán tôi xưa (NXB Thuận Hóa, 2002); Bóng con nhân sư (NXB Thuận Hóa, 2010).

clip_image004

3. TRỊNH Y THƯ

Trịnh Y Thư sinh 1952 tại Hà Nội. Viết văn, làm thơ, dịch. Nguyên chủ bút tạp chí Văn Học (California). Đương chăm sóc cơ sở xuất bản Văn Học Press.

Tác phẩm dịch đã xuất bản:

Đời nhẹ khôn kham (The Unbearable Lightness of Being), tiểu thuyết của nhà văn Pháp gốc Tiệp Milan Kundera; ấn bản thứ nhất, tạp chí Văn Học (Cali-fornia) xuất bản, 2002; ấn bản thứ hai, Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn xuất bản.

Căn phòng riêng (A Room of One’s Own), tiểu luận văn học của nữ sĩ Virginia Woolf, Tri Thức xuất bản, ấn bản thứ nhất 2009; ấn bản thứ hai 2016.

Jane Eyre, tiểu thuyết của nữ sĩ Charlotte Brontë, Nhã Nam & NXB Văn Học (Hà Nội) xuất bản, 2016.

Sáng tác đã xuất bản:

Người đàn bà khác, tập truyện, Song Thúy Bookstore & NXB Thế Giới (Hà Nội) xuất bản, 2010.

Chỉ là đồ chơi, tạp bút; ấn bản thứ nhất, tạp chí Hợp Lưu xuất bản, 2012; ấn bản thứ hai, Văn Học Press xuất bản, 2019.

Phế tích của ảo ảnh, thơ, Văn Học Press xuất bản, 2017.

Hiện định cư tại California, Hoa Kỳ.

clip_image006

4. VŨ THÀNH SƠN

Viết văn, làm thơ và tiểu luận.

Các tác phẩm đã xuất bản:

40km/h (Thơ), NXB Giấy Vụn, 2007

Hà Mã, Chó, Chim, Cá và những thứ khác (Tập truyện), NXB Hội Nhà văn, 2011

Ba cái lẻ tẻ (Thơ), NXB Giấy Vụn, 2016

Em có hay trời buồn trời chuyển mưa đó không (Tập truyện), NXB Văn hóa Văn nghệ 2017

Nhiều sáng tác đăng tải trên các diễn đàn văn chương trong nước và hải ngoại: Văn Việt, Tiền Vệ, Da Màu; trên các báo và tạp chí trong nước.

clip_image008

5. Ý NHI

Tên khai sinh: Hoàng Thị Ý Nhi.

Cựu Biên tập viên Thơ của Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới (nay là NXB Hội Nhà Văn). Hiện là BTV Thơ của mạng vanviet.info

Tác phẩm đã xuất bản: Nỗi nhớ con đường (thơ, in chung với Lâm Thị Mỹ Dạ); Đến với dòng sông (thơ); Cây trong phố - Chờ trăng (thơ, in chung với Xuân Quỳnh); Người đàn bà ngồi đan (thơ); Ngày thường (thơ); Mưa tuyết (thơ); Gương mặt (thơ); Vườn (thơ); Thơ tuyển (thơ); Những gương mặt-những câu thơ (chân dung); Ý Nhi tuyển tập; Có gió chuông sẽ reo (Truyện ngắn); Kỷ niệm không có mưa /NXB Đà Nẵng & Domino Books/ 2018

Thơ dịch ra các ngôn ngữ khác: Pháp (tạp chí Europe), Mỹ (tạp chí Poetry Internationnal; sách “6 Vietnamese Poets”; sách “Black Dog, Black Night - Contemporary Vietnamese poetry”; sách “Vietnamese Feminist Poems”), Nga (tạp chí Lotus, tuyển tập các nhà thơ Á-Phi), Nhật (Tuyển tập 175 bài thơ về độc lập và tự do của Việt Nam), Thụy Điển (sách “Till:Igar. Tolv Vietnamesiska poeter (Cho ngày hôm qua - 12 nhà thơ Việt Nam)

Giải thưởng: Hội Nhà văn VN 1985; Cikada Thụy Điển 2016

clip_image009


BAN XÉT GIẢI VĂN

1. ĐẶNG VĂN SINH

Biên tập viên Văn của mạng vanviet.info

Tác phẩm đã xuất bản:

Truyện ngắn: Khúc Trương Chi, Ảo ảnh, Nước Mắt của biển, Rừng Ken Chải, Đêm trăng Tả Giàng, Kẻ chiếm dụng thời gian của thượng đế, Chuyện Hoạ sĩ Lùn

Tiểu thuyết: Người đàn bà trong lửa, Ga tàu, Hoa mận dại, Thanh kiếm Phù Tang, Bến Lở, Ký ức làng Cùa.

clip_image010

2. NGÔ THỊ KIM CÚC

Từng in truyện trên tạp chí Bách Khoa xuất bản ở Sài Gòn trước 1975 với bút danh Vô Ưu; và trên tạp chí Văn, báo Tin Văn với bút danh Ngô Thị Kim Cúc.

Từng là Biên tập viên Văn nghệ báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ.

Hiện là Biên tập viên Văn của mạng vanviet.info

Tác phẩm đã xuất bản: Vị ngọt hòa bình (tập truyện); Sắc biển (tập truyện); Tam Giang thứ ba (truyện ký); Vết cháy (tập truyện); Dòng sông buổi chiều (tập truyện); Những người uống trà (tập truyện); Những biền dâu sống lại (bút ký); Thảm cỏ trên trời(tập truyện); Ngọt như cà phê (bài báo văn học); Truyện ngắn Chọn lọc Ngô Thị Kim Cúc (tập truyện).

clip_image012

3. NGUYÊN NGỌC

Bút danh khác: Nguyễn Trung Thành. Tên khai sinh: Nguyễn Văn Báu

Từng làm Tổng biên tập báo Văn Nghệ, Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyên Chủ tịch Hội đồng Viện Phan Châu Trinh, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Chủ tịch Hội đồng Giải Văn hóa Phan Châu Trinh.

Hiện là Viện trưởng Viện Phan Châu Trinh, Trưởng ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam & Chủ nhiệm mạng vanviet.info, Chủ tịch Hội đồng Giải Văn Việt.

Tác phẩm đã xuất bản: Đất nước đứng lên; Rẻo cao; Mạch nước ngầm; Đường chúng ta đi; Đất Quảng; Rừng xà nu; Có một đường mòn trên biển Đông; Cát cháy; Tản mạn nhớ và quên; Nghĩ dọc đường; Lắng nghe cuộc sống; Bằng đôi chân trần; Các bạn tôi ở trên ấy…

Sách dịch: Độ không của lối viết (Rolland Barthes); Nghệ Thuật tiểu thuyết, Những di chúc bị phản bội, Một cuộc gặp gỡ (Milan Kundera); Văn học là gì? (Jean Paul Sartre); Chó trắng (Romain Gary); Nhẫn thạch (Atiq Rahimi); Miền đất huyền ảo, Rừng, Đàn bà, Điên loạn, Potao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jorai Đông Dương (Jacques Dournes); Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (Svetlana Alexievitch) …

clip_image014

4. PHẠM XUÂN NGUYÊN

Quê quán Hà Tĩnh.

Từng làm:

- Trưởng ban Nghiên Cứu Văn Học So Sánh (Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam)

- Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học và Nghệ thuật Hà Nội

- Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội

Nay nghỉ hưu ở Hà Nội

Sách in:

Viết (dưới tên Phạm Xuân Nguyên)

Nhà văn như Thị Nở (2014), Khát vọng thành thực (2017)

Dịch (dưới tên Ngân Xuyên)

Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của thỏ Lốc (truyện cổ châu Phi, 1987, tái bản 2017), Sự bất tử (tiểu thuyết, Milankundera, 1999, tái bản 2019), Chậm rãi (tiểu thuyết, Milankundera, 1999, tái bản 2019), Bản nguyên (tiểu thuyết, Milankundera, 1999, tái bản 2019), Ý nghĩ giá bảy triệu (tiểu thuyết, Edi Edigay, 2001), Truyện cổ Myanmar (2001), Ngọn núi thứ năm (tiểu thuyết, Paulo Coelho, 2004), Người tình Sputnik (tiểu thuyết, Haruki Murakami, 2007), Hoàn cảnh hậu hiện đại (triết học, Francois Lyotard, 2007), Phạm Quỳnh. Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 – 1932 (dịch chung, 2007), Cô dâu hay con hổ (tập truyện, 2012), Văn học và cái ác (Georges Bataille, 2013).

clip_image016

5. VÕ THỊ HẢO

Quê quán Nghệ An, tốt nghiệp khoa Văn, trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội.

Làm nhiều công việc: viết văn, viết báo, biên tập sách báo, giảng dạy, viết kịch bản phim, vẽ tranh… .

Từng là Trưởng Văn phòng Báo Phụ Nữ Tp. Hồ Chí Minh tại Hà Nội.

Từ năm 2015 đến nay, cư trú  ở Berlin.

Tác phẩm:

- Tiểu thuyết: Giàn thiêu, Dạ tiệc quỷ

- Tập truyện: Biển cứu rỗi, Chuông vọng cuối chiều, Ngậm cười, Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị Hảo, Trận gió màu xanh rêu, Nàng tiên xanh xao, Góa phụ đen, Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Người sót lại của Rừng cười, Hồn trinh nữ, Ngồi hong váy ướt...

- Kịch bản phim truyện: Lời hẹn kiếp sau, Biển cứu rỗi, Con dại của đá

- Tranh sơn dầu trong Triển lãm Đường chân trời I ở Hà Nội (2008), Đường chân trời II ở Berlin (2015)

Hiện là cây bút bình luận thời sự chính trị, văn hóa xã hội cho một số báo ở nước ngoài.

clip_image018


BAN XÉT GIẢI NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH

1. HOÀNG DŨNG

PGS. TS Ngôn ngữ, Giảng viên Đại học Sư phạm TPHCM. Giáo sư thỉnh giảng Đại học Hamburg (2010, 2018) và Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc (Hankuk University of Foreign Studies, Seoul, 2013). Biên tập viên Nghiên cứu phê bình và Tổng hợp, Điều hành mạng vanviet.info

Tác phẩm: Trên 50 công trình về ngôn ngữ học ở trong và ngoài nước.

Giải thưởng về phê bình của tạp chí Sông Hương (hai lần) và Cửa Việt (một lần).

clip_image019

2. HOÀNG HƯNG

Tên khai sinh là Hoàng Thụy Hưng.

Từng làm: Phụ trách tạp chí Seaprodex, Trưởng ban Văn hóa-Văn nghệ báo Lao Động thời kỳ Đổi mới, Biên tập viên tạp chí Người Đô Thị, các báo mạng talawas.org, bauxitevietnam.net

Hiện là người Sáng lập và Điều hành Tủ sách Tâm lý học Giáo dục Cánh Buồm (NXB Tri Thức). Biên tập viên Tổng hợp của mạng vanviet.info. Thường trực Hội đồng Giải Văn Việt;

Tác phẩm Nghiên cứu phê bình:

- Gần 40 bài viết và tiểu luận văn học trên các sách báo Việt Nam và nước ngoài (Pháp, Đức, Mỹ)

- Sách (tự xuất bản): Các bài viết về thơ; Viết về Mỹ thuật (HHEBOOK 2012)

Nhiều tác phẩm Thơ và Dịch thuật xuất bản ở Việt Nam và nước ngoài.

clip_image021

3. INRASARA

Tên khai sinh: Phú Trạm. Sinh 1957 tại làng Cham Chakleng - Ninh Thuận. Học Đại học Sư phạm TPHCM nửa chừng bỏ học. Làm việc ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm - Ninh Thuận và Trung tâm Nghiên cứu VN-ĐNÁ, Đại học Tổng hợp TPHCM. Từ 1998, sống và viết tự do tại Sài Gòn.

Đã in:

Về sáng tác: Tháp nắng - thơ và trường ca, 1996; Sinh nhật cây xương rồng - thơ song ngữ Việt -­ Chăm, 1997; Hành hương em - thơ, 1999; Lễ Tẩy trần tháng Tư - thơ và trường ca, 2002; The Purification Festival in April, thơ song ngữ Anh - Việt, 2005; Chân dung Cát - tiểu thuyết, 2006; Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức, thơ, 2006; Ở nơi ấy [thơ thời cuộc], thơ, 2010; Hàng mã kí ức, tiểu thuyết, 2011.

Về nghiên cứu và phê bình văn học: Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo, tiểu luận - phê bình, 2006; Song thoại với cái mới, tiểu luận, 2008; Thơ Việt, hành trình chuyển hướng say, tiểu luận - phê bình, NXB Thanh niên, 2014; Nhập cuộc về hướng mở, tiểu luận - phê bình, 2014; Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’, 2015; Văn chương tan rã, 2019; Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại, 2019.

Về nghiên cứu văn hóa Chăm: Văn học Chăm I - Khái luận, 1994; Văn học dân gian Chăm - Ca dao, Tục ngữ, câu đố, 1995; Văn học Chăm II - Trường ca, 1995; Từ điển Chăm - Việt (viết chung), 1995; Từ điển Việt - Chăm (viết chung), 1996; Văn hóa - xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại, tiểu luận, 1999; Tự học tiếng Chăm, 2003; Từ điển Việt - Chăm dùng trong nhà trường (viết chung), 2004; Ariya Chăm, 2006; Sử thi Akayet Chăm, 2009 ; Thả diều ở xứ nắng, NXB Kim Đồng, 2012; 4.650 Từ Việt - Chăm thông dụng, 2014; Minh triết Cham, 2016.

Chủ biên: Tagalau, tuyển tập sáng tác - ­sưu tầm - nghiên cứu Chăm (13 tập, 2000-2012).

Giải thưởng: CHCPI, Sorbonne (Pháp, Văn học Cham 1995); Hội Nhà văn Việt Nam, Tháp nắng (1997), Lễ Tẩy trần tháng Tư (2003); Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam, Sinh nhật cây xương rồng (1998), Văn hóa - xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại (2003), Ca dao - tục ngữ - câu đố Chăm (2006); Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, Lễ Tẩy trần tháng Tư (2005); Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Trường ca Chăm (2006); Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh (lĩnh vực nghiên cứu, 2009); Giải thưởng Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương, (phê bình, 2014); Giải thưởng Văn Việt, (phê bình, 2015).

Tặng thưởng Work of the Month, Tienve.org (Úc) tháng 9-2006; Tặng thưởng tạp chí Sông Hương năm 2010; Tặng thưởng tạp chí Sông Lam năm 2015

Danh hiệu: Nhân vật Văn hóa năm 2005, của VTV3; Nghệ sĩ tiêu biểu năm 2005, VTV1.

clip_image023

4. LÃ NGUYÊN – LA KHẮC HÒA

Tên khai sinh: LA KHẮC HÒA

Bút danh: LÃ NGUYÊN

Chức danh, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngữ văn học

Nơi làm việc: Khoa Ngữ Văn, Đại học sư phạm Hà Nội, nay đã nghỉ hưu

NHỮNG CÔNG TRÌNH CHÍNH MỚI XUẤT BẢN GẦN ĐÂY

Sách chuyên luận, tuyển tiểu luận

- Lí luận văn học – Những vấn đề hiện đại – Nxb Đại học Sư phạm, 2012, tái bản 2017

- Tiếp nhận tư tưởng văn nghệ nước ngoài – Kinh nghiệm Việt Nam thời hiện đại (Chủ biên) – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015

- Lí luận văn học Nga hậu xô viết – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017

- Tự sự học – Lí thuyết và ứng dụng (Viết chung) - Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2017)

- Số phận lịch sử của các lí thuyết văn học – Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2018

- Phê bình kí hiệu học – Đọc văn như là hành trình tái thiết ngôn ngữ - Nxb Phụ nữ, 2018, tái bản 2019

Sách dịch

- Đường sống (Tác phẩm văn thư chính luận của L. Tolstoi, dịch chung, Nxb Tri thức, 2010)

- Kí hiệu học văn hóa (Tuyển dịch và giới thiệu các công trình kí hiệu học văn hóa của J. Lotman, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015

Là tác giả của gần 200 tiểu luận in trên nhiều báo, tạp chí.

Tham gia biên soạn nhiều bộ giáo trình “Lí luận văn học” cho các trường đại học và cao đẳng

image

5. VĂN GIÁ

Tên thật: Ngô Văn Giá. Bút danh: Văn Giá

Học hàm /học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ

Nguyên Chủ nhiệm Khoa, hiện làm việc tại Khoa Viết văn - Báo chí, Đại học Văn hoá Hà Nội

Một số công trình chính đã xuất bản:

Một khoảng trời văn học (tiểu luận- phê bình), 2000, NXB Giáo dục

Vũ Bằng - Bên trời thương nhớ (chuyên luận), 2000, NXB Văn hoá- Thông tin

Đời sống và đời viết (tiểu luận, phê bình - chân dung), 2005, NXB Hội Nhà văn

Vũ Bằng - Mười chín chân dung nhà văn cùng thời (Sưu tầm, giới thiệu), 2004, NXB Đại học Quốc gia

Viết cùng bạn viết (tiểu luận, phê bình - chân dung), 2010, NXB Hội Nhà văn

Người khác và tôi (Chân dung - tiểu luận, phê bình), 2013, NXB Hội Nhà văn

Một ngày nát vụn (tập truyện), 2010, NXB Hội Nhà văn

Một ngày lưng lửng (tập truyện ngắn), 2015, NXB Hội Nhà văn

Trần gian muôn nỗi (Viết ngắn), 2019, Công ty sách Sống và NXB Văn học

clip_image027