Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

Tranh Tấn

(Viết cho thằng bạn Nghệ sĩ mà anh em ai cũng quý và cũng thương)

Nguyễn Hữu Hồng Minh

Họa sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn đang chuẩn bị cho cuộc triển lãm cá nhân ở Sài Gòn vào đầu tháng 12.2019. Anh đã có đây đó vài cuộc bày tranh, art installation, performing tại Hà Nội, Huế… nhưng có lẽ sắp tới là lần ra mắt chính thức, giới thiệu đầy đủ nhất thế giới, cái nhìn nghệ thuật của anh với khán giả. Ngoài vẽ, anh còn là một nhà thơ đã tự xuất bản hai thi phẩm “Men da”, “Que than”…

BAY NGƠ NGÁC TRONG TRANH VÀ THƠ

Trước mỗi biến chuyển của thực tại hình như màu sắc sẽ chuyển động. Tươi sáng hơn hoặc đen tối hơn. Duy tranh của Tấn bao giờ cũng ngơ ngác một màu xám. Cảm giác cây cọ trên bàn tay tài hoa đang cố với tới một miền nào đó ngoài xa thẳm. Miền ấy không có thật hay đã âm từ cõi khác? Trong vòng bánh xe luân hồi ta đang lang thang ở một cửa của nhiều cõi. Hội họa đúng nghĩa là vẽ lại một cõi lạ của tâm hồn hơn là cõi đang thấy.

Tôi nhớ, hình như danh họa Pablo Picasso có nói, đại ý "Mọi hành động sáng tạo đầu tiên là một hành động hủy diệt!".

Họa sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn bên một bức tranh của anh chuẩn bị triển lãm tại Sài Gòn, tháng 12.2019

Bi kịch người nghệ sĩ đôi khi chính là các phiên bản nghịch lý với những tiếng nói. Khi không có vấn đề nào để giãi bày, không xung nộ được với chính mình; đã đành!

Nhưng khi có quá nhiều vấn đề cũng không dễ dàng hóa giải. Cuộc thét gào tranh chấp man rợ giữa những đối trị.

Có thể suy nghĩ phẳng đã gấp khúc thành nhiều nếp nhưng không dễ phát ra cùng lúc các diễn trình sóng âm trên tầng lưỡi.

Tranh Tấn suốt một thời gian dài luôn ở trong tình trạng căng thẳng, ngấp ngứ đến mức bị sốc màu, bị đe dọa của một nghệ sĩ nhạy cảm, đa lụy có thể bật ra, chạm tới của quá nhiều vấn đề.
Từ vị trí tiền vệ cây cọ đã trở thành phản vệ. Để người xem lạc vào một gam màu tối tuyền duy nhất của tiếng nói - câm - độc - lộ.
Khi bàn tay khỏa màu lên toan, bây bét, vụng dại, khươ điên đầy ắp những ký hiệu ám chỉ.

Tôi luôn thấy trên tranh Tấn những tiếng thét câm. Một đời sống đúng nghĩa như chưa thật sự hiện diện khi bị bao vây giữa nghịch lý nhễu sóng địa ngục cầm thú bặt tiếng người.

Lại phải viện dẫn một ý của Picasso trong nghĩa phá hủy lập thể : “Thế giới hôm nay không mang ý nghĩa gì, sao tôi lại phải vẽ những bức tranh mang ý nghĩa?”

Ký ức Hội An - Tranh họa sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn

Tranh Tấn cho thấy sự bưng thức ngột ngạt của nội tâm một hôm bùng nổ túa lúa trên màu sắc. Đó là một quá trình ấp ủ sinh nở vận hạn dài ngày. Đó cũng là nguyên lý vận hành của xoắn kép sáng tạo cô độc như thiên tài Vincent Van Gogh đã chỉ “Những bức tranh cũng có linh hồn. Linh hồn chúng được lấy từ linh hồn của người họa sĩ” .

Và chính thời điểm này tiếng nói u trầm ấy trong tranh Huỳnh Lê Nhật Tấn đang càng lúc càng sắc nét và sáng rõ.
Đi qua những miền tối của vô thức bỗng thấy rõ mình vô sở trú, vô am cầu.

Thế giới đã tràn đầy những lập sắc khoe khoang, những gam màu trưng trổ nô bộc hách dịch. Thì thôi, hãy để những bức tranh trở về nguyên ủy hồn nhiên, rêu phong như những bài thơ vậy!

Dại khờ - Tranh họa sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn

Khi ngôn ngữ tạo hình đa thể biến tấu, hụp lặn, ghì xiết, tan biến như ánh trăng, như giọt sương, như mùa trôi... trong ngôn ngữ thơ. Đó cũng là một cách chơi màu, vọc màu, lập màu riêng biệt, tinh khôi và dễ thương.

Tại sao không? Thơ trong họa. Họa trong thơ.
Tấn vẫn đang có và rửng đùa với cả hai mà!
Bay ngơ ngác trong Thơ và Tranh.

Để bất ngờ kêu lên, không là phát hiện, như “thiên tài toàn năng” Leonardo da Vinci: “Hội họa là thi ca được nhìn ngắm thay vì được cảm nhận. Và thi ca là hội họa được cảm nhận thay vì được nhìn ngắm!".

Thật thú vị lắm!...

(Sài Gòn, chớm mùa đông 19.11.2019).

Họa sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn trình diễn Thơ trong Festival Huế 2012


Hai họa sĩ Duy Ninh và Huỳnh Lê Nhật Tấn uống rượu, nói chuyện nghệ thuật (Ảnh: Đông Dương)

77124121_944436985943487_4836341485504823296_n

Giấc mơ - Tranh họa sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn

Huỳnh Lê Nhật Tấn trong một triển lãm sắp đặt, Sài gòn 2006

Một góc ánh sáng trong xưởng làm việc của họa sĩ

Một số tác phẩm khác của Huỳnh Lê Nhật Tấn: