Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2019

Việc bảo vệ rừng

Hai bài phỏng vấn cùng một chuyên gia và cùng một đề tài, bài trước đăng vào đầu tháng 7 năm 2013, còn bài sau đầu tháng này. Sự cách biệt sáu năm không cho thấy một mảy may tiến bộ nào trong công việc bảo vệ rừng. Vẫn những vấn đề nhức nhối: số liệu điều tra không đáng tin, nhóm lợi ích, sự xung đột giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, … Bảo vệ rừng là một góc nhìn cho thấy xét về tổng thể, việc giải quyết vấn đề không phụ thuộc vào phẩm chất cá nhân của người có trách nhiệm, mà là một bài toán thể chế. Chừng nào còn duy trì cách quản lý như thế này, thì chừng ấy rừng còn bị phá hoại, kéo theo những hệ lụy đau đớn có thể thấy trước nhưng không thể tránh khỏi.

Và đâu chỉ là chuyện bảo vệ rừng.

Văn Việt


Số liệu phá rừng làm thủy điện: ‘Tin hay không thì... tùy’

(ĐVO) - Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung, con số thống kê công bố về diện tích rừng chuyển đổi sang làm thủy điện là những số thống kê được trong thiết kế, hồ sơ dự án, còn phần rừng mất đi sau đó thì không ai thống kê được.

Tiếp tục mạch bài viết vạch trần những “mờ ám” phía sau các dự án làm thủy điện, trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê…), chiều 30/6, chúng tôi có trao đổi với GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.

PV: - Thưa ông, theo ông đánh giá, có hay không việc sử dụng các dự án thủy điện, trồng cây công nghiệp để được khai thác gỗ hợp pháp?

GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung:-  Không ai tự nhận mình làm vậy, nếu có đi nữa thì cũng chối ngay, họ sẽ có đủ mọi lý do để phủ nhận điều đấy.

PV: - Có một số nhà nghiên cứu về môi trường có nói là có tình trạng trên, ông nghĩ sao về những đánh giá đó?

GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung: - Có thì có, nhưng nói phải có dẫn chứng, dẫn chứng rất nhiều nhưng mà mình đưa ra họ cũng đủ sức để biện minh, rồi lại cấp dưới đổ lỗi cho cấp trên chỉ đạo, phê duyệt…

Còn nói không thì cũng chẳng khác gì các cơ quan nói.

PV: - Ông nghĩ gì về con số 20.000 ha rừng chuyển đổi sang làm thủy điện trong 6 năm từ 2006 - 2012?

GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung:- Cái đấy thì có thể thống kê được, mỗi nhà máy thủy điện chiếm bao nhiêu rừng, nhưng đấy là cái mình thấy bằng mắt, trong kế hoạch, văn bản dự án có, còn những cái xảy ra sau đấy thì không ai thống kê.

Ví dụ như làng này đã phải chuyển đi chỗ kia, người ta chỉ nói rằng làng này chuyển tới đó tôi bố trí cho họ diện tích đất rừng bằng làng cũ, làng rộng 10 ha tôi chỉ khoanh vùng cho họ chặt 10 ha rừng ở nơi ở mới. Nhưng khi người dân sống vài ba năm thì mới thấy rằng, à họ muốn sống không chỉ là 10 ha mà phải lên 100 ha cơ, vì những năm đầu tiên là người ta phải sống bằng rừng, nhưng người ta không thống kê cái đấy.

Nên chỉ cần đi khảo sát, ngày xưa người ta quy hoạch là bao nhiêu, có hết trong bản đồ di dân, tái định cư, nếu đủ sức thì đo đạc, nếu không có thể dùng ảnh vệ tinh, ảnh máy bay thì rõ hơn.

PV: - Nhưng số liệu đưa ra đó có chính xác như trên thực tế không?

GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung: - Cái đấy thì phải đi hỏi người cung cấp số liệu, còn tôi không có số liệu đấy nên tôi có muốn nói cũng không được, không cãi được họ. Đấy là số liệu công bố, ai tin được bằng nào thì tin. Còn ai biết được có người tin người không.

Muốn biết độ che phủ của rừng ở từng khu vực có giống như báo cáo không chỉ cần đi trực thăng và nhìn từ trên cao xuống sẽ có đánh giá được mức độ, nhưng đánh giá có công bố hay không lại là chuyện khác.

PV: - Vậy ông có tin vào số liệu đó không?

GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung: - Cái đấy phải hỏi người công bố số liệu, mỗi một Bộ có một người được công bố. Còn tôi cũng từng là người làm ra những số liệu đấy, nên có nói tin hay không cũng không ai nghe. Số liệu đã có trong báo cáo, công báo rồi thì nó là thế, chỉ nhà báo không tin nên mới hỏi.

Còn số liệu, như 50% số doanh nghiệp giải thể, nhưng thất nghiệp ồ ạt lại không xảy ra, không biết họ làm thế nào mà vẫn có việc làm? Thử hỏi quốc tế xem có nước nào mà khi giải thể doanh nghiệp công nhân vẫn có việc làm không?

PV: - Với dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đang nghiên cứu, phải chăng đang có sự đùn đẩy trách nhiệm, khi nếu thấy rằng không nên làm thì có thể từ chối từ khi doanh nghiệp xin nghiên cứu, để tới giờ rồi lại đẩy sang cho Quốc hội, dù về nguyên tắc dự án sử dụng trên 50ha rừng đặc dụng phải được Quốc hội thông qua?

GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung: - Trách nhiệm hay không, dám quyết hay không phải hỏi những người đó.

Còn nếu không dám quyết thì nên đưa ra kết luận là nhưng người lãnh đạo hiện nay sợ trách nhiệm tới mức nào, tại sao lại sợ trách nhiệm. Và đáng lẽ tôi đưa anh vào vị trí đó, anh phải giải quyết việc này, nhưng vì sợ trách nhiệm lại không dám quyết. Lúc đấy phải đặt câu hỏi vị trí đó đã lựa chọn đúng người chưa, giao trách nhiệm mà không dám quyết. những người đấy thì luôn tốt, không bao giờ mắc khuyết điểm gì.

PV: - Xin cảm ơn ông!

Lê Việt (thực hiện)

Nguồn: https://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/so-lieu-pha-rung-lam-thuy-dientin-hay-khong-thituy-2349768/

Cần bảo tồn Vườn quốc gia Tam Đảo đi đôi với phát triển

Nguyễn Tố (thực hiện)

(Dân Việt) Theo GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, người đã gắn bó gần 60 năm với rừng cho rằng, Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi trường.

can bao ton vuon quoc gia tam dao di doi voi phat trien hinh anh 1

GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

Thưa ông, dư luận hiện đang quan tâm đến VQG Tam Đảo, vậy VQG Tam Đảo có ý nghĩa quan trọng như thế nào với môi trường sinh thái của khu vực?

- Chúng ta cần phải tư duy: Đã là rừng thì rừng nào cũng quan trọng, bất kể phải là VQG hay không? Với tỉnh Vĩnh Phúc, VQG Tam Đảo ngoài quan trọng, nó còn nhiều mang nhiều ý nghĩa lớn lao hơn thế. Đây chính là môi trường sinh sống của 1.436 loài thực vật thuộc 741 chi của 219 họ, thuộc 5 ngành.

Trong đó, có 42 loài đặc hữu và 83 loài quý hiếm đang bị đe doạ được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Với nhiều loại động vật quý hiếm, Vườn Quốc gia Tam Đảo không những nhiều về số lượng, đa dạng về thành phần loài mà còn có nhiều loại đặc hữu, quý hiếm cần được bảo tồn như: Vượn đen Đông Bắc, voọc má trắng, báo hoa mai, cá cóc...

 can bao ton vuon quoc gia tam dao di doi voi phat trien hinh anh 2

Chưa kể môi trường cộng sinh của thảm thực vật nơi đây, trên cây có cây, hơn nữa phủ lên thân cây, rễ, đất và đá là một lớp rêu phong dày đặc. Nhờ thế rừng Tam Đảo là nơi tích tụ và dự trữ nước vô cùng quan trọng cho vùng hạ lưu, đặc biệt là 17 xã thuộc 2 tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc đang sinh sống xung quang đưới chân núi.

Một điều không thể bàn cãi, đó là rừng Tam Đảo giúp cân bằng hệ sinh thái, cung cấp nguồn oxi cho vùng đồng bằng xung quanh nó, đặc biệt trong bối cảnh không khí đang ngày càng ô nhiễm từ khí thải của các khu công nghiệp, từ các phương tiện giao thông thì rừng Tam Đảo như là một cứu cánh quan trọng.

Chính sự phong phú của hệ động thực vật của nơi này mà VQG Tam Đảo trở thành mục tiêu chính của nạn săn bắt trộm, khai thác gỗ từ nhiều năm nay. Nếu không bảo vệ được vườn Quốc gia Tam Đảo chúng ta không chỉ mất đi một cánh rừng nguyên sinh vô giá, mà chúng ta còn phải đối mặt với thảm cảnh của biến đổi khí hậu, đối mặt với thiên tai, sạt lở và hạn hán.

Không chỉ Tam Đảo mà nhiều khu rừng khác cũng đứng trước nguy cơ bị xâm phạm, chẳng nhẽ chúng ta chỉ có thể “khoanh tay đứng nhìn” thôi sao, thưa ông?

- Tôi nhớ đã có lần UBND tỉnh Vĩnh Phúc có đề án xây dựng nghĩa trang và xin lấy đất từ rừng đặc dụng của VQG Tam Đảo, chúng tôi đã lên tiếng phản đối rất quyết liệt. Rất may là đề án đó không được thông qua nhưng không có nghĩa VQG Tam Đảo “an toàn” từ ngày đó hoặc trong thời gian tới.

 can bao ton vuon quoc gia tam dao di doi voi phat trien hinh anh 3

Làm thủy điện tất nhiên phải chọn nơi đất dốc, cao, những nơi đó chỉ có thể là rừng. Nhưng chúng ta cũng đã thấy bài học rất đau xót từ của nước bạn Lào khi phát triển nóng thủy điện mà không tính toán quy hoạch hợp lý tài nguyên rừng.

Dù chúng ta đã có Luật quy định rất nghiêm về việc lấy đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng… nhưng điều tôi lo ngại nhất là người ta đang lấy rừng, mỗi lần lấy 1 ít, dưới mức phải xin phép. Và dần dần chúng ta mất rừng ngay trước mắt mà không làm gì được, đấy chính là nỗi đau vô cùng lớn lao.

Vậy theo ông, chúng ta cần làm gì để hài hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường, rừng bền vững?

- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng khẳng định: Chúng ta không phát triển kinh tế bằng mọi giá, đặc biệt là không đánh đổi môi trường. Là chuyên gia trong lĩnh vực này, tôi cho rằng, nên cân nhắc giữa các lợi ích.

Về phía nhà đầu tư, cũng có thể họ có lý khi cho rằng, công trình sẽ mang lại lợi ích lớn lao, sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người, sẽ phát triển du lịch, sẽ mang về tỷ đô cho đất nước… nhưng khi mất rừng cũng có nghĩa sẽ ảnh hưởng đến môi trường sau này.

Rừng là cuộc sống, là tương lai, không thể vì bất cứ lợi ích nào để đánh đổi.

Xin cảm ơn ông!

Vườn Quốc gia Tam Đảo trải dài từ 21 độ 21 đến 21 độ 42 vĩ độ Bắc và 105 độ 23 đến 105 độ 44 kinh Đông, nằm trên địa phận 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Đây là một dãy núi lớn dài 80km, chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, từ huyện Sơn Dương(Tuyên Quang) đến huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc).

Ngày 12/11/2002 Thủ tướng chính phủ có Quyết định số:155/2002/TTg về việc điều chỉnh lại ranh giới Vườn quốc gia Tam Đảo và diện tích xuống còn: 34.995ha. Ranh giới Vườn quốc gia Tam Đảo được xác định từ độ cao 100m trở nên (so với mực nước biển).

Hiện nay, VQG Tam Đảo được giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý. Theo quy định, đối với những VQG nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh trở lên sẽ giao Bộ NN-PTNT quản lý.

Và được chia làm 3 phân khu chính

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

- Phân khu phục hồi sinh thái

- Phân khu hành chính và dịch vụ du lịch

Nguồn: http://danviet.vn/nha-nong/vuon-quoc-gia-tam-dao-co-tam-quan-trong-nhu-the-nao-ve-moi-truong-1019320.html