Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 79): Văn Cao & Phạm Duy: Suối Mơ

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2019)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Suối Mơ – Sáng tác: Văn Cao & Phạm Duy

Trình bày: Thái Thanh (Pre 75)

Nghe thêm:

Hoài Nam - 70 Năm Tình Ca (3)-Văn Cao 1

Hoài Nam - 70 Năm Tình Ca (3)-Văn Cao 2

Đọc thêm:

(Nguồn: Wikipedia)

Bài hát “Suối mơ” là một tác phẩm thuộc dòng nhạc tiền chiến, do hai nhạc sĩ Văn Cao và Phạm Duy đồng sáng tác

Điệp khúc viết bằng âm giai thứ, tới phiên khúc chuyển sang âm giai trưởng. Bài hát mở đầu bằng âm giai thứ tạo một cảm giác lâng lâng rồi chuyển sang âm giai trưởng với một niềm vui chợt thoáng trước khi trở lại với âm giai thứ để kết thúc trong một nỗi buồn man mác. Văn Cao đã tài tình chuyển đổi âm giai với lời hát như thơ đưa người nghe đi từ cảm xúc lâng lâng trong sáng tới niềm hạnh phúc thoáng chốc dạt dào trước khi trở về với nỗi buồn muôn thủa của mối tình êm đềm ngàn đời theo ta của con suối rừng thu cuối mùa trút lá.

Hoàn cảnh ra đời

Một người thân của nhạc sĩ Văn Cao kể lại: Bài Suối mơ được sáng tác với cảm hứng từ dòng suối bên đền Cấm, ở thị trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng, Lạng Sơn. Thị trấn Đồng Mỏ là một thị trấn sầm uất, là nơi nhiều văn sĩ thời tiền chiến lên chơi. Quả thật, từ năm 1968, khi người Trung Quốc vào làm đường quốc lộ 1A đã làm hỏng mất cảnh quan khu vực này và sau đó, dân ta làm hỏng nốt những gì còn lại của khu vực đền Cấm và sân vận động (được xây từ những năm 1930). Khu vực đền ngày xưa yên tĩnh, mát dịu với những gốc xoài và vải rừng cổ thụ hai người ôm. Ở khu vực đền thì chỉ 3 giờ chiều là không có ánh nắng do dãy núi đá Cai Kinh che ở phía tây. Dòng suối sau khi chảy qua bên cạnh bia “hạ mã” thì mở rộng ra cạnh sân vận động với gờ tường ngang ngực rồi lượn vòng quanh các vườn rau. Không khí luôn nhẹ nhàng, mát dịu và gió nhẹ. Giờ cũng chỉ còn một vài khu vườn giữ được nét yên tĩnh, thanh thản của ngày xưa.