Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

“Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại”

Trần Ngọc Cư

Xin thú nhận, lắm lúc tôi cũng thấy mình thích Thơ, thậm chí thi thoảng có viết hoặc dịch dăm ba câu văn vần. Nhưng tính người hà tiện, hay so đo, tôi lại không muốn mất thì giờ cho những mảng “đêm giữa ban ngày” trong một bài thơ nào đó.

Thế nhưng, tôi đã đọc đi đọc lại bài thơ “Đôi dép” cả chục lần mà không giải mã được câu, “Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại.” Theo mạch ngữ nghĩa, tôi tưởng tác giả đang dùng phép tương tự (analogy) để ví quan hệ vợ chồng của mình với sự gắn bó của đôi dép. Vì vậy, lẽ ra nhà thơ phải nói đại khái, “Tôi cũng yêu em bởi những điều tương tự,” cho phù hợp một câu ở trên, “Cũng như mình trong những lúc vắng nhau/ Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía.”

Định ngâm bài thơ nịnh vợ trong Kỷ niệm 50 năm lấy nhau, thì như người nông dân cày nhằm viên đá tảng, tôi đang bị “trịt” ngay câu “Tôi yêu em ở những điều ngược lại”, đành phải ơi ới gọi quí anh chị đến cứu hộ đây.

“Biết thì như thuyền nan chở lá/ Không biết thì như thuyền đá chở chì,” câu này phản ánh chính xác tâm trạng của tôi.

Vì thế chúng tôi rất cảm kích nhận được các phản hồi quí báu của quí anh chị sau đây.

Anh Hoàng Hưng:

“Xin diễn nôm như sau: tôi yêu em chính là bởi những cái em trái ngược với tôi (chúng ta trái nhau nên bổ sung nhau thành một cặp, như đôi dép)”.

Anh Phạm Gia Minh:

“Tại hạ trộm nghĩ rằng trong quan hệ giữa Nam và Nữ - ví như hai yếu tố Âm và Dương, tuy trái ngược nhau nhưng bổ sung, bù trừ nên mới “hút” nhau như hai cực nam châm.

Câu “tôi yêu em vì những điều ngược lại “phải chăng đã thể hiện cái triết lý Âm-Dương này?

Mỗi một đôi dép đều có chiếc cho bàn chân phải và chiếc kia cho bàn chân trái hợp thành một cặp theo lối Âm-Dương. Bởi vậy cách so sánh của tác giả bài thơ đã rõ.”

Cô Thảo Dân:

“Những câu thơ mở ra một suy đoán mới, khác với định nghĩa về Đôi dép, theo nghĩa thông thường. ‘Ngược lại’, nghĩa là không cần cùng đôi, cùng cỡ, không cần cùng màu sắc, không cần trái hay phải, không cần sự hấp dẫn giới tính hay luật âm dương trai gái... ‘Đôi dép’ của anh và em vượt khỏi khuôn thước, lề luật, lễ giáo, quan niệm mặc định. Ta không là một đôi theo lẽ thông thường.

Ta chỉ là ‘hai mảnh đời thầm lặng bước song song’, chưa một phút được làm một đôi, một cặp nhưng ta bên nhau vì có chung tần số cảm xúc, có chung suy nghĩ, có khối tình câm sâu nặng... Tình lớn đến chừng nào để những chiếc dép cọc cạch, lệch đôi vẫn có thể đồng hành? ‘Điều ngược lại’ là sự lệch duyên, là sự lỡ làng, là không hoàn hảo. Nhưng cuộc sống nếu luôn tròn trịa thì rất chán. Đôi khi, ‘yêu em bởi những điều ngược lại’ mới là vẻ đẹp của đời và vẻ đẹp của thơ.”

Anh Trần Doãn Nho:

“Xin góp ý với anh cách tôi hiểu câu thơ:

1. Tính phiếm chỉ: Trong thơ, đôi khi người làm thơ cố tính nói lên một điều có vẻ nghịch lý để tạo hiệu ứng về cảm xúc và ngôn ngữ. Nó lửng lơ (con cá vàng), không ám chỉ trực tiếp vào một một cái gì rõ ràng. Nó phi-luận lý. Có mục đích làm cho người đọc phân vân. Ngược lại? Ngược lại cái gì? Không biết. Chẳng hạn câu thơ nổi tiếng của Xuân Diệu: ‘Yêu là chết trong lòng một ít/ Vì mấy khi yêu...’ Có cái gì nghịch lý, lửng lơ ở đây. Nhưng chính cái lửng lơ, bất định đó khiến người ta thích. Nó lạ, cả về âm điệu lẫn ý nghĩa. ‘Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại’. Chính cái bị ‘tịt’ của anh khiến cho câu thơ trở nên độc đáo. Nếu đổi thành ‘Tôi cũng yêu em bởi những điều tương tự,’ câu thở sẽ trở nên bình thường, không gây ấn tượng. Cũng nên nghĩ đến chữ ‘lại’ ở đây; nó vần với chữ ‘trái’ ở câu trên. Điều này cũng gây hiệu ứng cảm xúc khi đọc thơ.

2. Nếu phân tích luận lý thì có thể là: Đôi dép thì có hai chiếc, chiếc phải và chiếc trái, không khớp nhau. ‘Nhị nguyên!’ Ngược lại của nó là ‘không phải mà cũng không trái’ = bất nhị. Tuy là HAI nhưng thực ra chỉ là MỘT mà thôi. Vì câu sau: Chỉ là một là không còn gì hết. Mất một chiếc dép, lẽ ra phải còn một chiếc chứ. Ấy thế mà mất MỘT thôi là mất cả HAI. Tôi và em là hai người, do đó, TÔI yêu EM. Thực ra, TÔI và EM chỉ là một, ngược lại với hai. Không TÔI mà cũng không EM. Nói yêu nhưng thực ra là không cần phải yêu nữa. Vì Tôi là Em và Em là Tôi. ‘Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng /Em là tôi và tôi cũng là em.’ (Trịnh Công Sơn)”

Rút tỉa từ các gợi ý của các anh chị, tôi đã cày xong thửa ruộng, xin khoe bản dịch toàn bài “Đôi dép” như sau:

Đôi Dép — A Pair of Shoes

Author: Nguyễn Trung Kiên

Translator: Trần Ngọc Cư

Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em

Là bài thơ anh kể về đôi dép

Khi nỗi nhớ trong lòng da diết

Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

The first poem I wrote for you

Is one in which I tell you about a pair of shoes.

When lovesickness gets intense in your heart,

Ordinary objects can turn into poetry.

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ

Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước

Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược

Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

How long have the two shoes known each other?

They are incapable of love, but stay only half a step apart,

Moving heavy loads up and down the road,

Walking on velvet carpets, wading through dirt together…

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao

Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp

Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác

Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia

Together, they walk and wear, one the same height as the other,

Sharing the same human weight as they are both trampled upon.

Whether in glory or in disgrace, they won’t change the partner,

And the fortune of this one depends on that of the other.

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi

Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng

Giống nhau lắm nhưng đời sẽ biết

Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

If someday somehow one shoe is lost

Any replacement will be unmatched —

For all their likeness, people can still find out

Those two shoes don’t make a pair in the least.

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau

Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía

Dẫu bên cạnh đã có người thay thế

Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Likewise, during the time of each other’s absence,

Our steps feel like tumbling over to one side.

And even if beside us walked a new partner,

We would feel deeply lovesick in our heart.

Đôi dép vô tri khăng khít song hành

Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối

Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội

Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

The pair of insentient shoes move in close tandem

With no oath, and yet nor treachery,

With no pledge, and yet nor betrayal,

Simply being together on every path.

Không thể thiếu nhau trên bước đường đời

Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái

Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại

Gắn bó nhau vì một lối đi chung

Indispensable for each other in every step on the road,

The shoes remain left and right, nevertheless.

And I love you for what you hold in contrast to mine,

As we are bonded into one by a shared journey.

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song

Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc

Chỉ còn một là không còn gì hết

Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.

The two halves of one life moving quietly in parallel

Will stop only when one shoe is left.

If one is left, that means none is left

If the other shoe is not recovered.