Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 70): Trần Thiện Thanh: Đôi Ngả Đôi Ta

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2019)

Doi nga doi ta 01

Doi nga doi ta 04

Doi nga doi ta 05

Đôi Ngả Đôi Ta – Sáng tác: Trần Thiện Thanh

Trình bày: Như Thủy (Pre 75)


Nghe thêm:

Hoài Nam - 70 Năm Tình Ca (42) – Nhật Trường

Đọc thêm:

Tiểu sử nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

(Nguồn: http://www.congdonghoalan.com)

Trần Thiện Thanh (12 tháng 6 năm 1942 – 13 tháng 5 năm 2005) là một nhạc sĩ Việt Nam chuyên viết về nhạc trữ tình. Bút hiệu ông thường dùng là Trần Thiện Thanh nhưng thỉnh thoảng ông cũng ký tên Anh Chương (tên con trai ông), Trần Thiện Thanh Toàn (em trai ông, đã tử trận). Ông còn là ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Nhật Trường. Ông là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất giai đoạn trước 1975. Ông được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng (“tứ trụ nhạc vàng”), ba người còn lại là: Hùng Cường, Duy Khánh, Chế Linh [1] [2].

Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 tại Phan Thiết. Ông đến Sài Gòn năm 1958 và chẳng bao lâu giọng hát trau chuốt của ông được giới yêu nhạc Sài Gòn yêu mến.

Trần Thiện Thanh nguyên là giáo viên trung học, tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan năm 1965, phục vụ tại Cục Tâm lý chiến Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ năm 1965 cho đến cuối tháng tư năm 1975. Ông làm việc tại Ðài Phát thanh và sau đó Truyền hình Quân Ðội, từng là Trưởng ban văn nghệ của Đài và sau năm 1968 ông còn phụ trách thêm chương trình phóng sự chiến trường.

Ngoài ra, ông còn điều hành trung tâm phát hành nhạc và thu băng tên là “Tiếng Hát Đôi Mươi”. Đầu thập niên 1960, Nhật Trường lập ban Tứ Ca Nhật Trường gồm ba nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi (“nữ hoàng” của phong trào du ca chuyên hát nhạc Nguyễn Đức Quang, Ngô Mạnh Thu, Miên Đức Thắng, Bùi Công Thuấn) hát phụ họa cùng với ông.

Trong những năm cuối thập niên 1960, Hùng Cường, Chế Linh và Nhật Trường thường mặc quân phục lên sân khấu để hát nhạc lính. Ông hoạt động rất nhiều với các đài phát thanh và truyền hình Việt Nam thời đó. Trong các phim kịch với đề tài người lính, Nhật Trường hay ca diễn với Thanh Lan.

Đầu thập niên 1970, ông thực hiện một số nhạc cảnh về Đại úy Nguyễn Văn Đương trong đó ông đóng vai người lính còn Thanh Lan đóng vai người vợ hậu phương Nguyễn Thị Lệ. Lúc đó, Nhật Trường và Thanh Lan thường hát chung với nhau. Đây là một tiết mục thu hút nhiều khán giả xem TV thời kì đó và loạt nhạc cảnh này cũng được thu thành phim với tên Trên Đỉnh Mùa Đông.

Hai chủ đề lớn trong sáng tác của ông là tình yêu và tình lính. Ông sáng tác nhiều nhạc về lính, nhưng nhạc lính của ông thường không có thù hận, gay gắt hoặc kích động, thúc quân hoặc u uất, bi thảm mà nhạc của ông thường trong sáng vui tươi làm thi vị hóa và lãng mạn hóa đời lính gian khổ.

Sau 1975, ông nằm trong danh sách những nghệ sĩ bị Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm hoạt động. Tới năm 1984, Trần Thiện Thanh được phép hoạt động lại. Trần Thiện Thanh từ chối làm việc dưới chế độ mới mặc dù trong những năm ít xuất hiện trên sân khấu, ông vẫn soạn nhạc.

Năm 1993, ông di cư sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình, ODP. Sau một thời gian sống tại Mỹ thì ông kết duyên với nữ ca sĩ Mỹ Lan.

Trần Thiện Thanh qua đời vào ngày 13 tháng 5 năm 2005 tại nhà riêng ở thành phố Westminster, Quận Cam do bệnh ung thư phổi.

Trần Thiện Thanh sáng tác khoảng 200 ca khúc:

Những tác phẩm tiêu biểu:

Ai nói yêu em đêm nay

Anh Không Chết Đâu Em

Anh Về Với Em

Bay Lên Cao Đi Anh

Bà Mẹ Trị Thiên

Bóng Nắng

Bảy Ngày Đợi Mong

Bảy Thế Kỷ Tình Yêu

Bắc Đẩu

Biển Mù Sương

Biển Mặn

Chân Trời Tím

Chờ Đông

Chiếc Áo Bà Ba

Chiều Trên Phá Tam Giang

Cho Anh Xin Số Nhà

Chuyện Hẹn Hò

Chuyện Một Người Đi

Chuyện Tình Người Đan Áo

Chuyện Tình TTKH

Chuyện tình mộng thường

Con Đường Buồn Chung Thân

Dấu Đạn Thù Trên Tường Vôi Trắng

Đám Cưới Đầu Xuân

Đôi Ngã Đôi Ta

Đầu Năm Đi Lễ

Đồn Vắng Đầu Xuân

Độc Hành

Gặp Nhau Làm Ngơ

Goá Phụ Ngây Thơ

Hai Sắc Hoa Tigôn

Hàn Mặc Tử

Hãy Hứa Yêu Em

Hoa Biển

Hoa Trinh Nữ

Không Bao Giờ Ngăn Cách

Khi Người Yêu Tôi Khóc

Lâu Đài Tình Ái

Lời Cho Người Yêu Nhỏ

Lời Tình Viết Vội

Mùa đông Của Anh

Mùa Xuân Lá Khô

Một Lần Cuối

Một Lần Dang Dỡ

Một Đời Yêu Anh

Mười Sáu Trăng Tròn

Nỗi Lòng Thanh Trúc

Người Chết Trở Về

Người Ở Lại Charlie

Người Xa Người

Người Yêu Của Lính

Phút Giao Mùa

Rừng Lá Thấp

Sư đoàn 1 Bộ binh hành khúc

Tạ Từ Trong Đêm

Tâm Sự Người Lính Trẻ

Tìm Một Vì Sao Nhỏ

Tình Có Như Không

Tình Thiên Thu

Tình Thư Của Lính

Tình Yêu Thứ Nhất

Tình Đầu Tình Cuối

Từ Nửa Vòng Trái Đất

Từ Đó Em Buồn

Thạch Sanh

Trên đỉnh Mùa đông

Trời Chưa Muốn Sáng

Trong Lần Tái Ngộ

Tuyết Trắng

Tưởng Người Chết Đi

Vợ Thằng Đậu

Yêu

Yêu Người Như Thế Đó

Thông tin khác

Có lần Trần Thiện Thanh được hỏi vì sao ông chọn tên Nhật Trường. Ông trả lời: “Hồi nhỏ tôi thích ca hát lắm nhưng bố mẹ tôi không cho. Thế là tôi phải chờ đến ban đêm đợi bố mẹ đi ngủ rồi mới dám hát. Nhiều khi ban ngày thèm hát quá mà phải đợi đến tối, thấy ngày sao dài ghê nên tôi chọn tên Nhật Trường, có nghĩa là… ngày dài.” [4].

Sau khi định cư ở Hoa Kỳ, Trần Thiện Thanh gom bài Người bên lề cõi sống cùng với các bản khác như Đôi tiếng tự do, Từ nửa vòng trái đất, Ở giữa muộn phiền, Trại cấm,… để làm thành CD Đôi tiếng tự do.

Năm 2006, Trung tâm Asia có thực hiện chương trình đặc biệt Nhật Trường Trần Thiện Thanh – Anh không chết đâu anh (Asia DVD 50) và năm 2009 thực hiện chương trình “Nhật Trường – Trần Thiện Thanh 2” (Asia DVD 61), để vinh danh ông.

Một người con trai ông là Trần Thiện Anh Chương, khi đi hát có lấy tên là Anh Chương hoặc Nhật Chương, đôi khi lấy tên là Trần Thiện Thanh Toàn (để nhớ chú) nhưng sau này khi làm việc trong vai trò ký giả thì chỉ lấy tên là Thanh Toàn, hiện cộng tác với đài truyền hình SBTN và Trung tâm Asia.

Hiện nay, tại Việt Nam, chỉ có một số ít ca khúc của ông được phép lưu hành chính thức như Chiếc áo bà ba, Tình đầu tình cuối, Gặp nhau làm ngơ, Bảy ngày đợi mong…