Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

Thi sĩ Quang Dũng vẽ tranh

Lý Đợi

Wikipedia tiếng Việt viết: Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 1921 - 13 tháng 10 năm 1988) là một nhà thơ Việt Nam. Ông là tác giả của một số bài thơ nổi tiếng như "Tây Tiến", "Đôi mắt người Sơn Tây", "Đôi bờ"... Ngoài ra ông còn là một họa sĩ, nhạc sĩ".

Đây là khía cạnh họa sĩ của Quang Dũng.

Những tranh này trích từ tập "Mắt người Sơn Tây" (NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam, 2012), không thấy ghi kích thước tác phẩm.

Trong hình ảnh có thể có: thực vật và ngoài trời

Sau 1954, Quang Dũng thường vẽ những vườn hoa, những công viên vắng bóng người...

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời

"... Em là con hát ở bên sông
Ðừng nhớ thương em uổng tấc lòng
Em ở kiếp này là ở tạm
Tìm em kiếp khác Liễu Trai Nương" - trong bài "Đêm Việt Trì" của Quang Dũng.
Tất cả phụ chú hình trong bài này do tui tự thực hiện, không liên quan gì đến tập sách được trích dẫn.

Không có mô tả ảnh.

"... Tôi chợt nhớ chúng ta không nhà cửa
Em tản cư, tôi là lính tiền phương
Xa Hà Nội, cùng nhau, từ một thuở
Lòng rưng rưng thương nhau quá dọc đường" - trong bài "Quán bên đường" của Quang Dũng


Trong hình ảnh có thể có: cây, ngoài trời và nước

"Công viên Thống Nhất (bột màu), vẽ năm 1976 - năm mà theo Văn Cao là "Mùa Xuân đầu tiên"

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời và thiên nhiên

"... Ðường ấy đi về qua bóng núi
Miếu đêm soi lạnh xuống sông dài
Lay động màn sương trên khói sóng
Thuyền khơi ai gõ mạn xa khơi" - trong bài "Đường trăng" của Quang Dũng

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời

"... Ngõ trúc quanh quanh sầu bóng lá
Trăng vàng rơi rắc nẻo nào xưa
Ngõ cũ không mong người trở lại
Mà mùi hoa mộc vẫn thơm đưa" - trong bài "Cố quận" của Quang Dũng

Không có mô tả ảnh.

"Đường về quê hương về quê hương
Không thấy quê hương chỉ thấy đường
Em đã đi trên đường nhựa ấy
Hai mươi năm trước lúa thu vàng" - trong bài "Không đề 2" của Quang Dũng

Không có mô tả ảnh.

Không có mô tả ảnh.

"... Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa, chẳng về xuôi " - trong bài "Tây Tiến" của Quang Dũng

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời

"Như cảnh đã vào thu sớm
Da rợn từng cơn, núi đổ chiều
Lá mía, tàu cau rũ héo
Vàng, ôi vàng hắt hiu!" - trong bài "Thu quê ai" của Quang Dũng

Không có mô tả ảnh.


Nguồn: FB Lý Đợi