Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

Cái lu có phải là chuyện nhỏ?

Lê Học Lãnh Vân

Không! Với tôi, cái LU của nhà dân tộc học Hồng Xuân lớn lắm. Càng lớn hơn nữa khi nó tiếp theo cái LON của bà Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch!

1) “Đề xuất trang bị lu cho người dân để chống ngập” đã nhận rất nhiều tiếng cười chế nhạo từ xã hội. Chắc không cần thiết phân tích tính bất khả thi, ngây ngô tới mức khôi hài của đề xuất này!

2) Người đề xuất là bà “Phan Thị Hồng Xuân, chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Dân tộc học - nhân học TP.HCM”. Vị trí đó, cất lên câu nói đó giữa nghị trường Tp HCM, không thể là chuyện nhỏ.

3) Sau khi nghe phản hồi của dân chúng, bà Hồng Xuân giải thích tại sao bà dùng từ LU. Bà nói “Tôi dùng từ 'cái lu' vì muốn nhấn mạnh ở khía cạnh tri thức bản địa, theo phương diện dân gian”, đó là “cách nói dân dã đã làm một số người hiểu sai và chế giễu”. Rồi bà dẫn chứng rằng ý bà muốn nói tới biện pháp mà Nhật Bản dùng để chống ngập!

Ai đã từng đọc về, nghiên cứu về phương pháp chống ngập của Nhật Bản đều biết đó là một hệ thống các bể chứa không lồ liên hoàn nhau nhằm chứa và đưa lượng nước ngập ra sông. Không có cái LU nào theo nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gần, nghĩa xa của người Việt nằm trong hệ thống chống ngập này!

4) Bà Hồng Xuân, người có bằng cấp và vị trí cao trong ngành khoa học xã hội cũng như trong giao thiệp quốc tế của Việt Nam, đã nói về cái LU một cách khiên cưỡng như vậy. Trước khi bà lên tiếng, cái LU có nghĩa là vật dụng bằng gốm dùng để chứa nước. Kích thước khoảng 80 lít tới 200 lít. Sau khi bà “Đề xuất trang bị lu cho người dân để chống ngập”, rồi được phản biện rầm rộ, thì bà biện bạch với dẫn chứng biện pháp Nhật Bản như nói trên. Từ đó, nếu theo bà, cái LU có nghĩa khác với cách hiểu thông thường của dân chúng. Tôi không hề thấy “khía cạnh tri thức bản địa” nào nơi đây! Tôi chỉ thấy một tầm kiến thức đáng tội nghiệp trong việc liên kết giữa đề xuất chống ngập này với “khía cạnh tri thức bản địa”!

Nhưng điều khiến cái LU của bà Hồng Xuân quan trọng là bà đã tự tiện đổi nghĩa một từ mà cách hiểu đã được xác định và đồng thuận bởi người Việt từ xa xưa tới bây giờ.

Không biết bà Hồng Xuân có đồng ý rằng ngôn ngữ để liên kết các thành viên trong xã hội với nhau. Cách dùng và cách hiểu nghĩa của một từ phải thống nhất thì xã hội mới còn là xã hội có liên kết, có tổ chức, có trao đổi, có hợp tác. Nếu trong xã hội có người hiểu cái LU thành cái CHÉN, hiểu CƠM thành PHỞ, hiểu CHIM thành BƯỚM... thì sao còn nói chuyện với nhau được nữa?

Ấy là ngôn ngữ hạ tầng, đề cập các đối tượng cụ thể. Còn ngôn ngữ thượng tầng, đề cập các vấn đề trừu tượng, như HỐI LỘ hiểu thành BỒI DƯỠNG, THAM NHŨNG hiểu thành TIÊU CỰC, THÔNG TIN hiểu thành TUYÊN TRUYỀN... thì cái họa suy thoái đạo đức xã hội là đương nhiên và trước mắt!

Cho nên tôi không coi chuyện cái LU là chuyện nhỏ. Tôi sợ cái LU lớn tới nỗi nó giam xã hội này dưới đáy để chỉ còn nhìn trời qua con mắt các vị đại biểu như bà Hồng Xuân, nhìn trời qua miệng LU!

Ngày 16 tháng 7 năm 2019