Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

Hai bài thơ từ Hồng Kông

Phan Tấn Hải

Hong Kong đang thu hút sự chú ý của cả thế giới. Người ta muốn biết dân Hong Kong đang nghĩ gì/làm gì để tự vệ/bảo vệ mình trước những đe dọa mất tự do, khi đại lục muốn bao trùm sự toàn trị lên thành phố này.

Và nhà văn – những công dân ưu tú của Hong Kong – không hề chậm trễ. Mời bạn đọc hai bài thơ “xuống đường” của Tammy Ho Lai-Ming [Hà Lệ Minh 何麗明], nhà văn và là Chủ tịch PEN Hong Kong.

Các nhà văn Hong Kong quả xứng đáng với thành phố và với cộng đồng hết sức  kiên cường/đáng yêu của họ.

VĂN VIỆT

Những cuộc biểu tình diễn ra tại Hồng Kông từ cuối tháng 4/2019 tới bây giờ vẫn thực hiện trong những ngày cuối tuần. Mục tiêu các cuộc biểu tình là chống lại dự luật dẫn độ Hồng Kông 2019 – dự kiến, theo dự luật, nhằm để Hồng Kông dẫn độ các nghi can từ Hồng Kông về Hoa Lục để xét xử.

Có nghĩa là, hệ thống pháp lý Hồng Kông trở thành một trung tâm tạm giam để chuyển nghi can về cho một hệ thống pháp lý khắc nghiệt hơn trong đại lục, nơi báo chí bị siết chặt hơn ở Hồng Kông và là nơi các quan sát viên quốc tế sẽ bó tay, bị bịt mắt.

Nhiều cuộc biểu tình lớn đã thực hiện ở Hồng Kông, trong đó cuộc biểu tình ngày 9 tháng 6/2019 thu hút hơn 1 triệu người tham dự, cuộc biểu tình ngày 16/6/2019 với hơn 2 triệu người tham dự. Đó là những con số kỷ lục. Hình ảnh đường phố chen chúc người biểu tình, như dường không kẽ hở để đi lại. Toàn dân Hồng Kông đồng thuận rằng, phản đối dự luật dẫn độ nghi can từ Hồng Kông vào Hoa Lục, nghĩa là, dân Hồng Kông phải bị xét xử bởi tòa án Hồng Kông, không để cho hệ thống tòa án Bắc Kinh xét xử.

Ngày 15 tháng 6/2019, trước tình hình Hồng Kông tê liệt vì biểu tình, Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga thông báo hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ. Tuy nhiên, bà cũng nói rõ rằng dự luật chỉ bị trì hoãn, chứ không bị rút lại. Cuộc chiến vẫn tiếp diễn.

Các nhà thơ Hồng Kông ở đâu trong cuộc chiến này? Trong cuộc biểu tình? Hay đã và đang xuống đường cùng với thi ca?

Trang báo The Dissident Blog (Người Bất Đồng Chính Kiến) trong ấn bản số 30, lên mạng ngày 13 tháng 6/2019, có chủ đề đặc biệt về Hồng Kông. Trang The Dissident Blog thực hiện bởi Trung Tâm Văn Bút Thụy Điển (Swedish PEN), khi đăng các tác phẩm văn học thường là bằng bản ngữ, và kèm theo sẽ chọn một số tác phẩm văn học dịch ra tiếng Anh và tiếng Thụy Điển. Đó cũng là trang báo ghi phương châm là nơi ấn hành những gì các nhà cầm quyền muốn xóa đi.

Số đặc biệt về Hồng Kông có thể đọc ở đây: https://www.dissidentblog.org/en/articles/writing-despite-inarticulateness

Chủ đề ấn bản này là “Writing Despite Inarticulateness” (Viết Bất Kể Nghẹn Lời).

“Họ làm mọi thứ để làm chúng tôi ngủ đi,” đó là một dòng trong một bài thơ của Tammy Ho Lai-Ming, nhà văn và là Chủ tịch PEN Hong Kong. Thơ của bà là nỗi lo bà cảm thấy về tương lai Hồng Kông và trách nhiệm nằm trên vai thế hệ của bà. Trong ba bài thơ buồn mang một chút bi hài đen, bà mô tả về một Hồng Kông trở thành xa lạ với bà.

Hà Lệ Minh

Tammy Ho Lai-Ming là khách mời cho ấn bản The Dissident Blog này. Bà là nhà thơ, dịch giả và nhà biên tập. Bà cũng là một phó giáo sư tại đại học Hong Kong Baptist University nơi bà dạy sáng tác văn học, thi ca, và kịch nghệ hiện đại. Từ tháng 3/2019, bà nhận nhiệm vụ Chủ tịch PEN Hong Kong (Văn Bút Hồng Kông).

Tammy Ho Lai-Ming chào đời ở Hồng Kông, có nhiều tác phẩm dịch và sáng tác văn học. Bà được trao giải thưởng trong lĩnh vực văn học năm 2015 (the 2015 Young Artist Award in Literary Arts). Sau đây là hai bài thơ của Tammy Ho Lai-Ming, dịch theo bản Anh văn trên The Dissident Blog. Trong bài đầu, có nói về hai thập niên, thực ra Hồng Kông do Anh quốc bàn giao về nhà nước Bắc Kinh từ ngày 1 tháng7/1997, tức là gần tròn 22 năm.

.

NHỮNG VIÊN NGỌC TRÍ TUỆ

Làm sau bạn biết một trái dưa hấu
đã chín? Bạn tát vào nó và nghe
nó dội ra tiếng vang.
.
Bất kỳ ai tới thành phố này
giúp đưa nó vào tình thế bây giờ
có thể nhận nó và có tiếng nói.
.
Thật nhanh chóng khi người ta quên
ông ta, người xin lỗi, không
xứng đáng được bạn yêu quý.
.
Một tờ báo cũ viết về
những bản tin mới cứ mỗi
hai thập niên.
.
Các nhà độc tài sẽ không chết hết.
Nhưng một dân tộc, đôi khi
có thể thực sự chú ý.

.

VIẾT BẤT KỂ NGHẸN LỜI

Không phải vì kiểm duyệt. Tôi không
sợ tiếng gõ cửa trước khi trời sáng,
cũng không sợ những bày tỏ nỗi lo
từ các bạn hữu. Nhưng thay vi những
đêm mất ngủ để suy nghĩ về điều phải làm,
những gì thế hệ của tôi có thể làm
và thế hệ kế tiếp, và thế hệ tiếp nữa.
.
Những cây được trồng lên
sẽ không chết trừ bị bị bứng rễ.
Các ca khúc chim hót về tự do
tiếp tục xuất hiện, ở vài hình thức,
trong vũ trụ này. Nhưng thời gian lấy đi
từ những người bị giam sai trái
đã giết chết điều gì trong tất cả chúng ta.
.
Chúng ta, có thể chăng, ngừng lại và suy nghĩ
và không chỉ nghĩ về giày, về bữa ăn sushi
về thuốc là điện tử. Về thức uống,
về hàng thủ công hay về thứ khác. Hãy nghĩ:
thành phố này có ý nghĩa gì hôm nay,
và sẽ ra sao trong gần 30 năm tới
nó có thể không là nó nữa. Không là nó nữa.