Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Thơ Tô Thùy Yên, chênh vênh siêu hình/hiện thực

Trần Hữu Thục

clip_image002

Từ trái: Chân Phương, Tô Thùy Yên, Nguyễn Trọng Khôi, Trần Hữu Thục

(Hình: TDN, Boston, 4/2017)

Tô Thùy Yên (TTY)[1] làm thơ từ hồi còn rất nhỏ. Bài thơ đầu tiên đưa đăng báo được in ở tạp chí Ðời Mới do nhà văn Nguyễn Ðức Quỳnh chủ trương, vào lúc ông 16 tuổi. Theo ông, bài thơ đó, “chắc chắn không phải là một bài thơ hay và ngày nay tôi chẳng còn nhớ nó như thế nào nữa”[2]. Năm 1956, một bài thơ khác in ở trên Sáng Tạo – tạp chí mở ra một thời kỳ mới của văn học nghệ thuật Việt Nam: Cánh đồng, con ngựa, chuyến tàu. Ðó là một bài thơ mà những ai yêu mến văn học nghệ thuật không thể quên. Nó là dấu mốc của một  chuyển biến sâu xa trong nền văn học miền Nam mà cũng là trong nền văn học VN. Gần 40 năm sau, tập thơ đầu tay mới ra đời: Thơ Tuyển Tô Thùy Yên, xuất bản ở Hải Ngoại năm 1995, lúc nhà thơ đã …56 tuổi đầu. Thêm chín năm nữa, tháng 8/2004, tập thơ thứ hai ra đời: Thắp Tạ. Bìa trước của tập thơ mới này ghi:

                        thức cho xong bài thơ

                        mai sớm ra đi

                        cài hờ lên cửa tặng

            Ðây là bài thơ ngắn nhất của tác giả (trong lịch sử thi ca, chắc cũng không có mấy bài thơ ngắn hơn), Tặng phẩm. Lời thơ nghe như có ý nói rằng “Thắp tạ” là tập thơ cuối cùng trong đời ông? Mong rằng tôi hiểu sai.

Cảm giác đầu tiên của tôi khi đọc thơ TTY là ngạc nhiên vì  một số điểm có vẻ như  “tương phản” trong thơ ông.

- Bài thơ (được xem) như đầu tay, “Cánh đồng, con ngựa, chuyến tàu” làm lúc còn là một thiếu niên – không phải là một bài thơ tình học trò với những rạo rực yêu đương, mộng tưởng, nhớ nhung vớ vẩn – mà lại là một bài thơ đẫm triết lý;  không phải là một thứ triết lý vớ vẩn, mà là chứa chất một cái nhìn rất bao quát, được tiếp tục được triển khai qua nhiều bài thơ về sau này, dưới những cách diễn đạt khác nhau về hữu hạn/vô hạn. Suốt mười lăm câu, tuyệt không có một từ ngữ triết lý nào, cũng không ám chỉ một ý niệm triết lý nào. Toàn bài là một bức tranh sinh động, rất đẹp, rất hoành tráng và chấm dứt bằng một bi kịch đầy ấn tượng: tàu chạy mất và con ngựa thì gục ngã. Một gục ngã êm đềm, thẩm mỹ! Một ẩn dụ triết lý tuyệt vời!

- Thơ TTY rất nhiều khái niệm hoặc hình tượng triết lý – lời thơ đôi khi bí hiểm, khó hiểu – thì đồng thời lại không thiếu những hình ảnh hiện thực, có thể nói còn hiện thực hơn cả những nhà thơ hiện thực nhất.

- Thơ Tô Thùy Yên rất hiện đại, rất cách tân, trong lúc lại không thiếu gì những bài, những đoạn, những câu thơ rất cổ điển, rất tiền chiến, rất thơ mới. Bên cạnh “Tôi chạy  cắm đầu  trên sợi kinh hoàng/Giăng qua đôi bờ vực lạnh hư vô”, chẳng hạn, ta lại đọc thấy “Có gã hề cuồng ra giữa chợ/ Hát ngao những đoạn sấm truyền xưa/Bao giờ gió thổi cơn nồm lớn/ Minh chúa giong thuyền ra cố đô” (Mùa Hạn) phảng phất không khí cổ điển hoặc “Bao giờ cho đến bao giờ nữa/Em gánh vui về họp chợ đông/Lòng ngát như hoa còn kịp buổi/Áo chưa người giữõ để xin buông” nghe như thơ tiền chiến. Lại có đoạn rất Kiều: “Ðêm nằm, lệ chảy mòn tay/Nghe chừng đá nát vàng phai đến điều/Mịt mùng gió lửa liu hiu/Bóng nào khóc, bóng nào kêu, não nùng” (Hái rau)

            Về điểm này, Nguyễn Hưng Quốc nhận xét “Có thể dễ dàng tìm thấy trong thơ Tô Thùy Yên  vô số những dấu vết của truyền thống bên cạnh vô số những điểm cách tân độc đáo: cả hai hài hòa với nhau làm cho thơ ông, ở những bài thành công nhất, có cái hoàn hảo của những tác phẩm cổ điển.”[3]

Lúc đầu đời, loại thơ xuôi của ông đầy những cách tân, cả về cấu trúc lẫn cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh. Hãy đọc thử:

“Với thân thể lân tinh, em sáng lên trong bóng tối, hạt kim cương rạng ngời trong mỏ than đêm, anh trông thấy em không nhầm lẫn được. Với thịt da gỗ quý, giọt mật tinh khôi nằm giữa đài hoa thơm nức, em dâng hương anh, gã du mục lạc loài trong nhớp nhúa. Em là chiếc thuyền đời thượng cổ chở đến anh hoa trái tốt tươi ngọt ngào của miền đất anh đã biết qua thần thoại” (Lễ Tấn Phong Tình Yêu)

            Dù cách diễn tả rất mới, rất tới, nhưng bài thơ suông sẻ, tình tứ như thế có cái gì như làm dáng và sáo, thậm chí ngoa ngôn. Tôi đồng ý với một nhận định của Bùi Vĩnh Phúc khi cho rằng, qua “Lễ tấn phong tình yêu”, “Ngôn ngữ và hình ảnh trong thơ Tô Thùy Yên đã có những nét khác lạ so với hình ảnh và ngôn ngữ của những người thơ cùng thời. Nhưng cho dù có thế đi nữa, hình ảnh thơ của Tô Thùy Yên  trong giai đoạn này vẫn con tính chất nạm bạc, đặc biệt nếu ta đọc toàn bài. (…) Ðọc kỹ, chúng ta thấy TTY đã có nỗ lực làm mới hình ảnh, làm mới cách nhìn trong thơ mình. Trong nỗ lực đó, ông viết được những câu thơ có vóc dáng lạ. Nhưng dù sao, như đã nói, đó vẫn là một sự dát vàng cẩn bạc của TTY trong giai đoạn này. (…) Hình ảnh và ngôn ngữ thơ vẫn chưa hoàn toàn đạt được sự ung dung tự tại.” [4]

            Một vài bài khác, cũng  làm trong giai đoạn này, chứa một hơi thơ khác hẳn bài trên, ít nhiều nhiễm không khí triết lý:

Tôi châm điếu thuốc nữa/Ðốt tàn thêm tháng năm

            Chiếc bắc xa dần bến/Ðời xa dần tuổi xanh (Ðêm Qua Bắc Vàm Cống)

TTY cảm nhận đau thương, cảm nhận cô đơn, nhưng không phải cái đau thương, hay cô đơn xuất phát từ bất hạnh cá nhân – mà là thứ cô đơn, đau thương có tính nhân quần. Và có tính khái niệm. Mấy câu sau này lại càng có vẻ “khái niệm” hơn nữa:

Có đọc thuộc thánh thư/Linh hồn tôi vẫn vậy

            Tôi vẫn không thể lạy/Dù đứng trước hư vô

            Ðầu tôi cứng và trơn/Thượng Ðế làm sao ngự

            Tôi đành trốn chủ nợ/Ðịnh mệnh đòi linh hồn (Thân Phận Của Thi Sĩ)

Hai bài thơ có những trích đoạn trên cũng như một vài bài thơ khác như “Thi sĩ”, “Tội nghiệp”, ta thấy ông đưa vào các thuật ngữ triết lý. Từ ngữ và ý thơ mang tính cách khai phá, rõ ràng phần nào chịu ảnh hưởng của trào lưu hiện sinh đang từng bước chinh phục không khí văn học miền Nam thời đó. Nhưng giờ đọc lại, tôi thấy chúng – hay thì có hay, tất nhiên – nhưng vẫn có vẻ gượng gạo. Cái chất TTY đặc thù chưa thấy xuất hiện. Phải đến những bài như “Ðãng tử”, “Mòn gót chân sương nắng tháng năm” hay “Bất tận nỗi đời hung hãn đó”, vân vân, ta mới thấy định hình một Tô Thùy Yên thực sự, một TTY như ta biết hiện nay.

Thuận tay, ta ngắt một cành sậy/Làm cây sáo thổi cạn hồn sầu

Bay tản khắp vô cùng trống trải/Âm thừa tưởng lạc đến muôn sau (Ðãng tử)

            Hơi thơ mềm mại, ý thơ lãng đãng, mông lung y như chẳng nói lên điều gì rõ rệt, khác hẳn với mấy đoạn thơ trên. Ðọc thử một đoạn trong một bài thơ khác:

Tàu đi,  những chấn động hung hãn/Sắt thép kinh hoàng va đập nhau

Ta tưởng chừng như thời đại động/Xô đi ầm ĩ một cơn đau (Tàu đêm)

Nghe ghê! hung hãn, kinh hoàng, va đập, thời đại động, ầm ĩ. Ðoạn thơ này cũng cho ta cảm giác ngoa ngôn vì từ dùng rất kêu, nhưng ngôn ngữ chắc, khỏe, vừa để diễn tả chuyến tàu chở tù thời kỳ đó (tàu thì cũ, đường sắt thì  quá cổ lỗ sĩ, vừa mới phục hồi) vừa diễn tả tâm trạng hoang mang, dao động, tuyệt vọng của những người tù đang trên đường bị đi đày biệt xứ. Cả hai đoạn trích trên khác hẳn nhau về hơi thơ, ý thơ, thi ảnh, khác nhau cả về cấu trúc lẫn ngôn ngữ, nhưng lại có một điểm giống nhau: lạ. Ấy, Tô Thùy Yên! Tôi sẽ cố gắng trình bày cái “lạ” đó qua suốt bài này. Trong khả năng cho phép.

Chữ nghĩa TTY

TTY làm nhiều thể loại thơ: thơ năm chữ, thơ bảy chữ, thơ xuôi, thơ tự do, thơ lục bát, thơ phá thể. Ngắn có (bài “Tặng phẩm” chỉ có 14 chữ), dài và rất dài có (bài “Mùa hạn” thơ bảy chữ, gồm đến 188 câu, 1326 chữ). Như đã nhận xét từ đầu bài, chữ nghĩa TTY pha trộn giữa truyền thống và cách tân. Bên cạnh những từ và cụm từ hiện đại như  hư vô, ý thức, Thượng Ðế, sự can trường của hiện hữu, thám hiểm tương lai…ông tận dụng các từ ngữ với ý nghĩa rất cổ điển như : vạn cổ, bí lục, thiên thu, phù du, quan san,  kinh thiên, dương thế, gậy trúc,  tào khê, trăm họ, thánh đế, sấm truyền; các đặc ngữ dân gian: chớp bể mưa nguồn, hạc vàng thương nhớ, chờ anh như biển vẫn chờ sông, vàng đá nhắn quan san, ngựa đá đã qua sông, nước non ngàn dặm, núi lở sông bồi, đá nát vàng phai, chút phận long đong, bóng xế đường dài…

Ðồng thời, ông sáng tạo nhiều và nhiều cụm từ rất lạ: ngổn ngang câm, bất an già, khoảng cách đặc, án tử hình treo, lãng quên xanh, nỗi sầu vô dạng, u hoài mốc, gió hao đuối, rợp hải hà, rớt nắng, nắm níu, nhớ hư hoặc, một phía mê tưởng, lưu cữu gió, vũng vướng mắc, ráo gió, úng máu, thiu hồn, muối muộn, đuối kiệt, ngất tạnh khuya, réo đuối…Ở điểm này, ta có thể so sánh TTY với Trịnh Công Sơn. Cả hai đều là những người “đẻ” ra nhiều từ mới hoặc sử dụng từ cũ với một ý nghĩa mới. Ở TCS, ta có nào là tuổi đá buồn, vết lăn trầm, lời buồn thánh, nắng khuya, hạ trắng, bồn gió hoang... nào là dài tay em mấy, cồn đá…Nhưng ta ghi nhận một khác biệt: chữ nghĩa TCS dường như thoát thai từ trực giác, còn chữ nghĩa TTY thì là một dụng công đầy ý thức (như sẽ đề cập ở đoạn sau); một điểm khác, TCS do vướng trong việc phổ nhạc nên tương đối bị giới hạn trong lúc TTY tự do hơn nhiều, nhất là khi ông không còn xem trọng chuyện vần điệu trong thơ.

Có một nỗ lực rất lớn của TTY trong việc sử dụng từ ngữ để diễn đạt sự vật ngoại giới và tâm cảnh của mình. Ông tìm cách bóc tất cả những lớp vỏ bọc quanh hiện thực bằng cách huy động đủ loại từ ngữ, phối trí chúng trong một cấu trúc theo kiểu riêng của ông.[5] Dường như ông muốn  đi đến tận cùng bản thân chúng để tìm thấy cái gì còn ẩn dấu đàng sau hoặc nằm bên trong sự vật. Từ cũ dùng đúng nơi đúng chỗ. Từ mới gây ra ấn tượng mạnh. Ðồng thời tận dụng các đặc ngữ, quán ngữ vừa để làm “mềm” câu thơ hoặc làm dịu đi những cách diễn đạt quá mới vừa là một cách điều hòa tinh tế nhằm tạo hiệu quả cao nhất nơi người đọc. Thơ ông không quá tối tăm, khó hiểu, nhưng để hiểu được, đòi hỏi người đọc phải vận dụng tri thức, kiến thức và óc quan sát tinh nhạy. Ðọc thơ TTY không thể chỉ đọc bằng trực giác vì  chúng không gây nên xúc động lập tức nới người đọc. Chúng đã không cho những thi ảnh trơn tru, thuận tai, gợi hình, gợi tình; đã thế, lại đưa ta vào một không khí đầy trầm tư mặc tưởng, đôi lúc khá ngột ngạt.

Ông có lối diễn đạt sự vật, cảnh vật chung quanh rất sống động bằng cách sử dụng những tính từ, động từ một cách khá bất ngờ. Xin dẫn ra đây một số:

- Ðộng vật: chim “giục giã” hay “hớt hãi kêu van”,  con ngựa “cuồng bão táp”, chó “tru thăm thẳm”, di điểu “xẻ luống sầu”, con quạ “kêu ran”, con còng “ẩn nhẫn bò”. 

- Thực vật: cây “nứt nở vỏ”, “bật gốc” hoặc “sưng vết chặt lồi”; rong thì như những “tầng buồn”; hàng cây dương thì “bất an già”; rễ cây “bung” hay “gượng”; cỏ tranh “khom mỏi”; tàu chuối “reo ngất ngất”; cây xương rồng “gắng gượng”.

- Sự vật: con rạch “đen nồng”, chiếu chăn “bức bối”; con đường “duỗi sáng” hay “rọc điếng”; hàng rào chà cản nước  “nỗ lực lao đao”; nước ao “lền đặc”; gềnh đá “nhọn rách tơi”; bãi biển “trơ trẽn”; tàu chạy “khoan xoáy” hay “rú”; máu  “bung”.

- Những hiện tượng tự nhiên: gió “khốc liệt” hay gió “sửa soạn”; thủy triều “sôi”; mùa hè “cọ xát” hay “xô xát reo vang” hay “nhức rát”; biển  “nhẫn nại”, “tang chế”; nắng “nứt ran ran”, mặt trời “rã”; khuya “rụng rời”; đêm “tối lền”. 

- Những ý niệm, trạng thái hay cơ cấu: lịch sử khi thì “ngất lả”, khi thì “thịnh nộ”, khi thì “mài thê thiết”; tứ thơ thì “xiêu tán”; kỷ niệm “buông”, “rú”, “chìm” ; (cái) bất-khả-tư-nghì  “đá chởm”

Có những câu, mới đọc, ta tưởng nhà thơ đang nói đến một điều “bất khả tư nghì” [6] nào đó. Không. Ông tả chân, rất tả chân. Chẳng hạn:

- rền hoa: tim đèn dầu thắp lâu ngày, phía trên cháy thành than xòe ra như một bông hoa nở.

- Mái ngói nghiêng triền trái rụng lăn. Một cách đảo ngữ khá thú vị. Nó khiến cho  một chi tiết thực dường như biến thành hư. Ðó chỉ là tiếng trái cây rụng và âm thầm lăn trên mái nhà nghiêng. Ðể ý, nhà thơ dùng những động từ kế tiếp nhau để diễn tả chuyển động: rụng, lăn.

Thủ pháp này được ông dùng rất nhiều để gom ý, cô đọng ý và tạo cảm giác lạ:

            - Thả/trôi hồn một tấu khúc chừng quen

            Dềnh/ giạt về những quá khứ bỗng ngoi nổi

Thả, trôi, dềnh, giạt, ngoi, nổi đều là những động từ.

Một câu khác:

            - Kỷ niệm buông tay rú/ngất/chìm

Buông, rú, ngất, chìm là những động từ.

Cũng một thủ pháp như thế, nhưng là tính từ, là danh từ hay là một kết hợp giữa các loại từ:

            - Phòng biệt giam tối mốc thấp hẹp (tính từ)

            - Tốc độ cao gài cố định mặc (cố định, mặc kệ cho nó chạy)

            - Trời sao có hồi cũng đuối kiệt (đuối sức, kiệt lực)    

            - Và trong những khoảnh đèn khoét đọng lẻ quạnh (khoét ra, đọng lại, lẻ loi, quạnh quẽ)           

Từ Hán-Việt cũng được sử dụng trong một vài trường hợp bất ngờ:

            - Hàng tre cổ chĩu đầu lưu cữu gió (tre trĩu ngọn xuống để lưu cữu – cố giữ – gió lại)           

            - Ta ngồi bên đống lửa man rợ - Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế- Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi

            - Hừng đông hùng vĩthanh thản

Nói chung, chữ nghĩa ông rất chọn lọc, nghe lạ tai mà chính xác, khiến câu thơ mang ngay một vóc dáng khác thường, tăng cường thêm ý nghĩa cho chính nó:

- Mưa lâu trời mốc, buồn hôi xưa (Qua sông)

- Rêu mốc mờ thêm những đã mờ (Huế oán)

- Trăng thiếp, sao meâ, sông ráo gió

                 Buồn lan sóng nối, tản không tan (Nhớ có lần, trên bến bắc khuya, nghe một ông lão đàn hát)

            Kết cấu tinh xảo:

            - Thăm thẳm trưa, thời gian chết xanh (Vườn hạ)

                        - Quán chật xanh lên rừng lính ướt (Qua sông)

                        - Nghi ngút khuya thiên cổ dặm mù (Thao thức)

Ngoài ra, ta nhận thấy TTY khoái sử dụng từ trắc ở chữ thứ năm trong câu thơ bảy chữ khiến câu thơ có một nhịp điệu riêng biệt, hình thành một phong cách khá đặc thù của thơ TTY:

- Bốn trăm hải lý nhớ không tới

            - Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt

            - Sông hồ nẻ đáy giếng vô vọng

Loại câu trên nằm lai rai ở nhiều bài. Có bài, như “Ðêm quan ngoại”, kỹ thuật đó được sử dụng hầu như   toàn bài, đại loại như: Tạt vào, giũ phủi bóng đêm bám/Gối đầu lên một chỗ không lý/Giờ này đã khuya khoắt thiên cổ…Ta biết, những từ thứ năm trong những câu thơ cước vận trắc, nếu gieo vằn bằng, thì đọc lên nghe trơn tru, thuận mồm hơn. Dùng các từ trắc ở đây khiến câu thơ nghe như có cái gì chẹn, nghẹn lại, gây nên cảm giác bế tắc, lúng búng. Quả thật vậy, đọc chúng, ta thấy ngay tác giả muốn diễn tả những cảm giác day dứt, bất an.

Những bài thơ làm thời gian sau này (trong Thắp Tạ), TTY đều sử dụng nhiều từ và cụm từ trắc để diễn tả tâm tình đặc biệt của mình: những nỗi niềm khuất tất, trạng thái ngơ ngẩn cuối đời khi “quỹ thời gian” đang mỗi ngày mỗi cạn (như  Soi mệnh, Tỵ khách, Nỗi lần mình giở). Chẳng hạn:

Giấc mộc đè cứng nghẹn dẫy la/Gà nửa khuya gáy xộ trăng muộn

            Sòng phẳng án khổ hình vắt đá lấy máu viết/Viết, viết như chép phạt những điều thừa

                                    Về một kỳ tích tối cổ mãi hư bại. (Soi mệnh)

Ðoạn thơ trên mà so với những câu, cũng của ông,  như: “Thấy gì chăng, chẳng thấy gì/Nước rào, trăng rạt, ta thì mỏi mê/Chầy khuya, nước ủ trăng ê/Uổng công, bãi ấy đi về một ta…” (Ði Về) thì quả là khác nhau một trời một vực. Nói chung, chúng không khó hiểu lắm nhưng lại rất khó đọc. Chữ nghĩa ngổn ngang. Hơi thơ u uất. Vẫn là những ám ảnh siêu hình về thời gian, vô hạn, biến dịch. Ở đây, tôi ghi nhận một khác biệt. Thuở đầu đời, nhà thơ nghênh ngang đối đầu với/và có vẻ “thưởng thức” cái hữu hạn của con người, ném hữu hạn trước vô hạn như một thách đố, thậm chí không dấu nỗi hân hoan:

- Giá ta được lên cao, lên cao

Ðể ngắm nhìn một lần thấu suốt Ðịnh Mệnh ta

Trước ngày từ biệt nó

(…) Ta cố gắng làm người. Con người vô ích sáng choang như món hàng đeo lên Hư Vô

đen ngời bóng lộn (Bất tận nỗi đời hung hãn đó)

            Hay:

Hoàng hôn xô bóng ta trên cát

Ta lớn lao và ta cô đơn

Vào lúc sau này, tuổi xế bóng, cái nhìn có khác, nghe ra rất ngậm ngùi:

Quá một hạn tuổi nào,

            Sống nữa hầu như để giữ sống

            Qua ngày một trí nhớ lâm chung.

            Ðâu rồi gã trẻ người bạt mạng lao đầu

            Vào những bất khả tư nghì đá chởm (Soi mệnh)

Tính siêu hình

Nhà thơ TTY không đến với sự vật như những kẻ thân thiện để ngắm nghía, chia xẻ, thông cảm, tìm hứng hay tìm cái đẹp, mà là để nghi hoặc, liên miên tra vấn và như thể tìm cách đẩy chúng vào cuộc chơi. Dường như ông hóa thân vào sự vật, đánh thức chúng dậy. Trong thơ TTY, dấu vết cảm hứng khá mờ nhạt, đúng như nhận định của Nguyễn Hưng Quốc, theo đó, TTY “trước hết là một nhà thơ trí thức (…) có thể thấy một đặc điểm lớn trong phong cách TTY: ông bắt đầu sự nghiệp làm thơ một cách đầy tự giác. Ông không cậy vào cảm hứng, vào năng khiếu, như hầu hết những nhà làm thơ khác”[7]. Ông vận dụng cả ý thức, lẫn kiến thức và óc quan sát tinh tế để làm thơ. Nếu chú ý, ta sẽ thấy ông luôn luôn chủ động kiềm chế chữ nghĩa, không bị chi phối bởi thói quen và ngẫu hứng.[8] Rõ ràng là ông làm thơ không chỉ để diễn tả những xúc động cá nhân trước thiên nhiên, trước thân phận hay những cảnh đời ngang trái. Ông triển khai giòng thơ xa hơn, sâu hơn[9], tiến vào lãnh vực vô thể, tức là lãnh vực của thế giới ý niệm. Do vậy, tính chất siêu hình bàng bạc trong hầu hết những bài thơ của ông.[10] Trả lời cho câu hỏi “Triết học và thi ca là những phạm trù khác nhau. Nhưng có nhiều người làm thơ triết học. Theo anh, có biên giới nào giữa thi ca và triết học không” của Nguyễn Mạnh Trinh, TTY hỏi lại “Có thật có một loại thơ gọi là thơ triết học sao?” [11] Rõ ràng là nhà thơ không mấy mặn mà với khái niệm về một loại thơ riêng biệt gọi là thơ triết lý, tất nhiên trong đó có thơ ông. Thơ là thơ. Nhưng là một người đọc yêu mến thơ ông, tôi  thích gọi thơ TTY là thơ triết lý. Ta có thơ tình, thơ chiến đấu, thơ thiền, thì  nếu thêm từ thơ triết lý, đâu có sao. Cũng chỉ là một cách gọi. Tạm gọi. Cho có cái cớ đi trọn bài này. Rồi thôi.

Mà không phải thơ triết lý sao được. Này nhé:

Nên ta phó mặc cho trời đất/Trời đất vô ngôn lại bất nhân

            Nên ta lẳng lặng đi đi khuất/Trong lãng quên xanh hút thời gian

Cái gì vậy? Yêu? Nhớ? Mong chờ? Nuối tiếc? Thiền?  Không có cái nào là đúng hết. Chỉ còn một cách: đó là thơ …triết lý! Còn gì nữa đây:

Bìm bịp chiều chiều kêu nước lớn/Ði, đi đâu, chèo chống mỏi mê?

Ðến ngã ba, đành theo một lối/Tiếc ngẩn không cùng theo lối kia (Ðãng tử)

Dạ, một diễn tả “rất thơ” về song quan luận (dilemma), thuộc lãnh vực luận lý học.

Rõ là thơ triết thì khác với triết lý. Các triết gia dùng khái niệm để diễn đạt tư tưởng triết học, đi tìm chân lý, và khi tìm ra cái gọi là chân lý rồi, họ yên tâm núp trong pháo đài của mình. Tưởng thế là xong! Nhà thơ không hề đi tìm chân lý, nên suốt đời lang thang, là một “gã hề cuồng”, không nơi ẩn nấp: không có gì gọi là hoàn tất trong cuộc đời này. Mọi thứ đều dang dở, bất toàn.  Bởi thế, nếu đọc triết cho ta cảm giác an toàn vì mọi câu hỏi dường như đều đã có lời giải, thì đọc thơ bao giờ cũng cho ta cảm giác chênh vênh, bất định.  TTY gọi triết gia hay nhữõng nhà tư tưởng lớn là “Các vương tôn miền trí tuệ/Mưu đồ đo đạc cả Vô Biên”. Còn nhà thơ thì:

Ta ngắm gốc cây nứt nở vỏ/Gốc cây to đến mấy người ôm

Nghĩ tới bao điều thầm lặng lớn/Trí ta không đủ lực đo lường

Vì khác với các triết gia, tâm thức của một nhà thơ:

Câu hỏi vạn niên, lời đáp nhất thời

Chữ nghĩa rối bời gai góc loạn

Con đường suy tưởng thật lang thang

Ngày một xa thêm chân lý lớn (Chim bay biển Bắc)

            Ðoạn này “thơ hóa”  một trong những vấn nạn lớn của triết học cổ kim: có thể tìm thấy chân lý bằng chữ nghĩa và suy tưởng không? Nhà thơ dứt khoát: càng chữ nghĩa, càng suy tưởng, nghĩa là càng tìm cách đạt đến chân lý thì người ta càng xa chân lý. Vả lại, làm gì mà có chân lý cơ chứ! Nói TTY làm thơ triết lý có nghĩa là nhà thơ “thơ hóa” các suy tư thuần lý, thêm da thêm thịt cho chúng, ban cho chúng đời sống. Cũng là một cách phá vỡ các ảo tưởng duy lý. Hay mượn một hình ảnh “đắc giá” của TTY: Ngựa ngã lăn mình mướt như cỏ/Chấm giữa nền nhung một vết nâu trong bài thơ đầu đời “Cánh đồng, con ngựa, chuyến tàu”.  Có lẽ không có mô tả nỗ lực thất bại của con người nào nên thơ bằng hình ảnh tuyệt đẹp của con ngựa TTY. Thơ TTY, hiểu theo một cách nào đó, là sự khai thác hình ảnh này qua hàng hàng lớp lớp chữ nghĩa sau này, theo tôi.

            Những đề tài triết lý trong thơ TTY không có gì mới lạ. Vẫn là những ý niệm và hình ảnh quen thuộc ta thường tìm thấy trong triết lý Ðông Phương cũng như Tây Phương (thường gọi là các phạm trù) qua mấy ngàn năm nhân loại suy tưởng: tuyệt đối, hữu hạn, vô hạn, vũ trụ, biến dịch, vô thường, thời gian, không gian, lịch sử…Hầu hết những đề tài đó được nhà thơ  nhấn mạnh trong một số bài bằng cách viết chữ hoa như Chân Lý, Thiêng Liêng, Cõi Tạm, Hiu Quạnh, Vô Biên, Tương Lai, Ðịnh Mệnh, Hư  Vô, Nhân Thế, Vĩnh Cửu, Lịch Sử. Chẳng hạn như:

            - Có thể mai kia Thời Ðại Lớn/Sáng rền trên cõi sống tinh anh (Mòn gót chân sương nắng tháng năm)

            - Dưới nét phác nụ cười thầm mê man của Ðịnh Mệnh/Ðể ngày ngày ta đến điều trần lặng lẽ

               trước Vô Cùng/Về một Hữu Hạn tuyệt vời đang phóng dụng (Bất tận nỗi đời hung hãn đó)

Những ý niệm triết lý được nhà thơ trở đi trở lại nhiều lần bằng những cách diễn đạt khác nhau: khi thì là những suy tưởng trông rất thuần túy, khi thì là những ẩn dụ, biểu tượng, khi thì là những hình ảnh từ ngoại giới: người, sự vật, sinh vật.

Ðề tài thời gian có lẽ là đề tài lớn nhất và bao trùm nhất trong cõi thơ  của ông, được triển khai rộng rãi trong nhiều bài thơ khác nhau. Bài thơ đầu tiên “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” là một diễn tả sống động về tính bất trắc của thời gian và sự bất lực của con người. Tàu tượng trưng cho thời gian vô hạn, con ngựa tượng trưng cho kiếp người hữu hạn. Cũng có thể hiểu một cách khác: tàu tượng trưng cho tiến bộ khoa học kỹ thuật, con ngựa tượng trưng cho cái tự nhiên. Hãy xem sự rượt đuổi quyết liệt biểu lộ cho một quyết tâm  của ý chí:

Tàu chạy mau, tàu chạy rất mau/Ngựa rượt tàu, rượt tàu, rượt tàu

Càng rượt, thời gian/kỹ thuật càng chạy gia tốc:

Tàu chạy mau, vẫn mau, vẫn mau(…) Tàu chạy mau, càng mau, càng mau

Con ngựa vẫn mê mải rượt tàu, rượt tàu để cuối cùng:

Ngựa ngã lăn mình mướt như cỏ/Chấm giữa nền nhung một vết nâu.

Thật hào hùng và bi tráng! Một kết thúc buồn, đẹp và rất thơ. Y như một hoạt cảnh. Sau này, trong “Thắp tạ”, ông diễn tả sự rượt đuổi đó một cách khác, ngắn gọn hơn (nhưng lại buồn thảm hơn):

Cố gắng

            Cố gắng theo cho kịp

            Cái bóng mình như có đi nhanh hơn (Nhanh hơn)

Trong nhiều bài về sau, ông không cần dùng đến ẩn dụ mà gọi đích danh hoặc hình tượng hóa thời gian qua hình ảnh của một sự vật, một chủ thể. Ðó là một cái dốc dài: Trên dốc thời gian, hòn đá tuột/Lăn dài kinh động cả hư vô; là một chiếc xe: Thời gian gia tốc, thảm thê thay; là một nhân vật khuất lấp nào đó: Ta gọi thời gian sau cánh cửa/Nỗi mừng ràn rụa mắt ai sâu; là một ngăn kéo hay một kho chứa: Ta về như bóng ma hờn tủi/Lục lại thời gian kiếm chính mình; là sợi dây:Thời gian đứt quãng dài vô định/ Như sợi dây diều băng mất tăm; vô hình vô dáng: Biển Bắc mịt mù con nhạn lạc/Thời gian mất trí trắng vô âm . Hầu hết những gì liên hệ đến thời gian xuất phát từ những ý niệm về một cái gì trôi chảy mãi, vô cùng vô tận: Trăm năm rồi lại trăm năm khácDòng ngày tháng trắng chảy lơ mơU minh ngày tháng bóng lao đao.

            Ám ảnh về thời gian, trong bản chất, chính là ám ảnh về quá khứ. Quá khứ bao giờ cũng cho ta cảm giác đó là một cái gì thuộc về nguồn gốc, là bản chất của cuộc tồn sinh. Một ảo tưởng của con người: dường như càng xưa, càng cổ, càng đi về thời đại hồng hoang, nguyên thủy thì lại càng gần với “lý sơ nguyên”, gần với sự Sáng Tạo vũ trụ. Khổ thay, trước quá khứ, con người hoàn toàn bất lực. Quá khứ, cũng như người chết, là mênh mang, khó hiểu.  Ðó là “những người thuở trước”. Là người, như anh như tôi. Hỉ nộ ái ố ai bi lạc dục. “Giương cung bắn”, “đi tìm mộng”, “say vô hạn”, “tham chung đỉnh”, “diễm tuyệt dung nhan thảo mộc sầu”…Bây giờ họ đi đâu, về đâu?:

Những người thuở trước bây giờ lạc/Trong dã sử nào như bóng mây (Và rồi tất cả sẽ nguôi ngoai)

Trong “Mòn gót chân sương nắng tháng năm”, nhà thơ diễn tả cảm thức triết lý về nỗ lực của con người trên đường đi tìm chân lý vĩnh cửu bằng cách thực hiện một chuyến hành trình siêu hình về quá khứ, phá vỡ bức trường thành dằng dặc vô hình của thời gian:

Ta gắng về sâu lòng quá vãng/Truy tầm mê mỏi lý sơ nguyên

            Hỡi ôi, dọc dọc thấy câm cứng/Mặt trợn trừng chưa dứt ngạc nhiên (Mòn gót chân sương nắng tháng năm)

Tìm gì? Tìm cái “lý sơ nguyên”, tức là cái khởi đầu, cái chân lý. Tìm thấy gì? Tuyệt không có gì. Tất cả đều “câm cứng”. Câm. Cứng. Một khép chặt miên viễn. Ngạc nhiên, đau đớn, thất vọng:

Ta lại trồi lên dương thế rộn

            Ngày ngày ra bãi vắng vời trông

            Bóng chim, tăm cá, cành trôi dạt…

            Bất luận điều chi giữa mịt mùng (Mòn gót…)

Dương thế không thiếu chi người như  thuở trước, cũng “giương cung”, cũng “đi tìm mộng”, cũng “say vô hạn”, “tham chung đỉnh”, tóm lại, cũng chừng ấy chuyện. Với nhà thơ, đó là một “dương thế rộn” nghĩa là lắm chuyện, loay hoay, tưởng chừng như bận bịu cho một mục đích cao cả nào đó. Thực ra, chẳng có gì. Cho nên ông chỉ biết ra bãi vắng vời trông. Cũng chỉ là để vời trông! Bài thơ là một diễn đạt tuyệt vời về khát vọng tinh thần của con người từ xưa đến nay, luôn luôn muốn vượt thời gian, đi tìm bản thể của mình. Hình ảnh con người trần trụi ngày ngày ra bãi vắng mà vời trông vào cõi mịt mùng, quả là bức tranh sinh động tượng trưng cho nỗi đau siêu hình muôn thuở của những “con vật biết suy tư”

Một trong những hình tượng và cũng là khái niệm thời gian được TTY sử dụng nhiều – hàng chục lần trong nhiều bài khác nhau – là “thiên thu” hay “nghìn thu”  hay “thiên cổ”: Thiên thu lóe tắt vệt phù du/Phất phơ chéo áo đường thiên cổ/Nghi ngút khuya thiên cổ dặm mù/Tiếng kêu đá lở long thiên coå/Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế/Chốn rừng thiêng ỉm tiếng nghìn thu/Ngọn đèn như nỗi đợi thiên thu/Chung thân, thiên cổ bị cầm giữ/Giờ này đã khuya khoắt thiên cổ. Cả ba từ – khi thì dùng như danh từ, khi thì như tính từ hay trạng từ – đều chỉ một cái gì xa xưa, lâu lắc, không đo lường được. Tóm lại, vô hạn, vô cùng.

Ám ảnh thời gian tất yếu đưa đến ám ảnh về lịch sử. Khác với thời gian là một khái niệm mông lung, lịch sử  – đối với nhà thơ – trông có vẻ cụ thể hơn, có da có thịt hơn. Nó tác động trực tiếp đến bản thân, đến cuộc sống hiện đương. Có lẽ để nhấn mạnh điều này, tác giả nhiều lần viết hoa hai chữ “Lịch Sử” trong thơ. Lịch sử tựa hồ như một nhân vật, hay ít ra cũng tựa như một thẩm quyền: Tử tội mừng ơn lịch sử tha; Ðã trăm năm lịch sử làm thinh; Những âm thanh lịch sử thịnh nộ.

Là một thẩm quyền, lịch sử biểu lộ thái độ khác nhau tùy theo hoàn cảnh, khi thì “dường như rất vội vã”, khi thì “mài thê thiết”, khi thì “ngơi đi nhiều tiếng động”, “đổi phiên người gác ngục” và có lúc kiệt lực “ngất lả”, lại có lúc:

Như tên phù thủy già điên loạn

            Lịch sử lên cơn dữ bất thường (Mùa hạn)

Ở đây, lịch sử gắn liền với chế độ chính trị của mỗi thời, tác động cụ thể lên thân phận từng người, trong đó có bản thân tác giả. Ðây là một trong những cảnh lịch sử “lên cơn dữ”:

Ðám chủ mới, y trang xúng xính,

            Súng nghênh ngang, tiếng hét phàm phu

            Xua trăm họ sá chi thân mạng

            Lăn địa cầu ra khỏi lối xưa (Mùa hạn)

Lăn địa cầu ra khỏi lối xưa! Một mô tả cực kỳ hình tượng về  tham vọng của chế độ Cộng sản.

Thời gian và lịch sử bao hàm tính chất biến dịch. Thơ TTY, ở một nghĩa nào đó, là cảm thức sâu sắc về lẽ biến dịch, về sự tuần hoàn, về ý nghĩa “không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông”:

            - Ðời hoài công đứt nối miên man (Mòn gót)

- Dòng sông u hiển trôi vô lượng (Hề, ta)

                        - Các mùa chuyển động trong trời trống

Di điểu qua sông xẻ luống sầu.. (Tưởng tượng)

- Bởi tất cả vô thường/Nên tất cả miên viễn (Soi mệnh)

- Ðời qua lớp lớp tàn hư huyễn/Giọt lệ sương thầm khóc biến thiên (Ta về)

            Thời gian/biến dịch đưa đến cảm thức về vô hạn/hữu hạn:

Vũ trụ miên man chuyển động đều

            Mà trong vô hạn có chi đâu (Ðãng tử)

Vô hạn/hữu hạn là nghịch lý lớn nhất đối với ý thức con người:                            

Làm sao ta biết được

            Niềm vô lượng không gian cuốn hút

            Cõi trăm năm tiếp tiếp miệt mài,

            Cuộc phiêu lưu tinh thần bi liệt…

            Nùi lộ trình rối chẳng phăng ra.

            (…) Loài sinh vật loay hoay quên khuấy nỗi kinh hoàng bé mọn

            Trong vô tận quang niên và vô tận thời gian (Bất tận nỗi đời hung hãn đó)

Một diễn đạt tuyệt vời khác về nỗ lực vô vọng của con người qua thời gian và không gian! Vẫn biết là phiêu lưu vô ích, là lập lại cái cảm thức tồn tại từ khi con người biết tư duy, nhưng cái quái đản là con người vẫn không ngừng suy tư về nó. Vận dụng tới đa chữ nghĩa để phiêu lưu vào chính cái cõi phiêu lưu. Biết là “trí ta không đủ lực đo lường” mà vẫn “nghĩ tới bao điều thầm lặng lớn”, vẫn “mưu đồ đo đạc cả Vô Biên”. Quả là một cuộc “phiêu lưu tinh thần bi liệt”!

Thời gian vô hạn, không gian lại càng vô hạn. TTY gọi đó là cõi “vô cùng tận”, là cõi “ngoài muôn dặm”: Mỏi chìm đóm lửa ngoài muôn dặm. Không gian là những đám mây vô sử; vũ trụ thì cứ thế, miên man chuyển động đều; là Bóng chim tăm cá cành trôi giạt/Bất luận điều chi giữa mịt mùng, con người trong vũ trụ chỉ dạo men bờ sóng tuyệt mù. Một trong những hình ảnh về không gian vô tận là hình ảnh con đường. Nó không có cùng đích: Con đường đi mỏi mà không tận và không có khởi đầu:

            Ôi những con đường đến tự đâu/Một lần gặp gỡ ngã tư nào

Mà trong vô hạn chia lìa miết/Có cuốn theo mình bụi của nhau

Là cái gì cách ngăn, chia lìa:

            -Em nhỏ, làm chi chim biển Bắc/Ðể anh lầm mãi bãi Ðông mù

Không-thời là một kết hợp có tính biện chứng, khiến cho cái vô hạn càng thêm vô hạn:

            - Biển Bắc mịt mù con nhạn lạc (không)

Thời gian mất trí trắng vô âm ( thời)

- Trăm năm, rồi lại trăm năm khác

Tên đoá hoa này, ngươi nhớ chăng?

Con ngựa bất kham cuồng bão táp

Cõi hồng trần lôi nỗi kinh tâm

            Con người chỉ là một hạt lệ trong cuộc biến thiên vô hạn:

Ðời qua, lớp lớp tàn hư huyễn

            Hạt lệ sương thầm khóc biến thiên

Tính hiện thực

Siêu hình, như ta đã biết, thuộc về lãnh vực của ý niệm, của những hình tượng, biểu tượng. Chúng vô hình vô dáng. Hiện thực, ngược lại, là thế giới hữu hình chung quanh chúng ta, có thể tiếp nhận bằng giác quan. Khi nói thơ TTY là thơ triết lý thì không có nghĩa rằng thơ ông thuần là những suy tưởng cao xa, khó hiểu và “siêu” hình.  Trong thơ ông, hiện thực cũng xuất hiện đầy dẫy, dồi dào. Ông để lòng mình phơi mở, đưa tầm nhìn ra khắp ngoại giới, từ trăng sao, các hiện tượng tự nhiên cho đến những sự vật nhỏ nhoi, tầm thường như mầm cỏ, gốc cây, hàng cây đứng bóng, con sâu, vết chặt hay san hô, vân vân.

                        - Mầm cỏ ngoi ngoi lên rạo rực/Con chim chèo bẻo hót lanh chanh

                        - Ta ngắm gốc cây nứt nở vỏ/Gốc cây to đến mấy người ôm

                        - Ngày. Ngày nắng chói chang như giũa/Ánh sáng vang lừng điệu múa điên

                        - Trời cao mỏi mắt, chòm mây bạc/Thăm thẳm trưa, thời gian chết xanh

                        - Hàng cây đứng bóng ôm tròn gốc/Ðất ẩm vương hương, cỏ trở màu

                        - San hô mọc tủa thêm cành nhánh

                        -Cây cỗi càng sưng vết chặt lồi

                        - Cây rách sâu thân chắt giọt lòng

Hiện thực là những sự vật cụ thể xuất phát từ trong kinh nghiệm tiếp cận sâu xa với ngoại giới của chính tác giả. Không phải là thứ kinh nghiệm đầy sáo ngôn của mùa thu thì “lá vàng”, mùa xuân thì “hoa bướm” mà là những kinh nghiệm đầy ấn tượng. “Trường Sa hành”, chẳng hạn, là một thí dụ. Ðó là kinh nghiệm sâu xa về sự cô độc khi sống ở một hoang đảo. Hoang đảo thì hiu quạnh, hiu quạnh lớn đến nỗi vắng cả hồn ma quỷ. Ðó là nơi gió khốc liệt miên man thổi, ban ngày thì nắng chói chang như giũa khiến phỏng khắp châu thân, buổi chiều mặt trời chiếu xuống biển raõ ra theo sóng khiến biển rưng rưng trong lúc trên trời đầy những chim đen thảng thốt quần; quanh đảo,  đám cây gầy ven bãi sụp thì rễ bung, dưới nước thì những cụm  rong óng ả trông như những tầng buồn. Ðêm, ngồi bên đống lửa man rợ, hong tóc râu chờ chín miếng mồi.  Những cảnh ấy, vật ấy có một tác động ghê gớm lên tâm trạng những người lính thú xa nhà. Họ nhớ nhà, nhưng xa quá nhớ không tới, đành khóc cười như tự bạo hành, khòm lưng nhẫn nhục; họ buồn đến nỗi tóc bị nung từng sợi đỏkêu dòn như tiếng nứt hoa niên.  Tâm trạng của những kẻ bị đẩy ra làm lính thú ở hoang đảo vô cùng bức xúc, ngột ngạt:

Ðất liền, ta gọi, nghe ta không?/Ðập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng

Mở, mở dùm ta khoảng cách đặc/Con chim  động giấc gào cô đơn.

Khoảng cách đặc, một sáng tạo chữ nghĩa rất tô-thùy-yên! 

“Góa phụ” là một kinh nghiệm đầy ấn tượng khác. Ở đây, thực cảnh và tâm trạng người góa phụ đan quyện lẫn nhau. Nó diễn tả một khoảng trống không cùng giữa cái chết và cái sống, giữa thực tế phũ phàng và nỗi khát khao vô cùng tận của người phụ nữ vừa mất chồng trong lúc tuổi còn hoa niên. Nhà thơ ví cái chết như  cánh cửa đóng tự ngàn năm bặt âm, và nàng tìm kiếm vô vọng như tìm ở cõi gió vì cát loạn muôn trùng đã xóa cả dấu chôn trên mộ. Ðêm đầu tiên người góa phụ ở nhà một mình sau khi chôn chồng cho ta một hình ảnh bi thiết. Tâm và cảnh đan xen lẫn nhau tạo nên một nỗi đau mênh mông, sâu thẳm. Người góa phụ ngẩn ngơ đứng trước bàn thờ, thức cho đến lúc trăng lu, khuya mỏi nén nhang tàn với ngọn đèn hư ảo thắp trắng mái tóc. Ở xa, có tiếng chó tru thăm thẳm, tru đến trời đất phải sững sờ, ngây ngất. Tất cả lặng im, đến nghe cả tiếng trái cây rụng rồi âm thầm lăn trên mái ngói.

Em độc thoại lời kinh ánh xanh/Trăng lu, khuya mỏi, nén nhang tàn

Chó tru thăm thẳm ngây thiên địa/Mái ngói nghiêng triền trái rụng lăn

(…) Ngọn đèn hư ảo chong linh vị/Thắp trắng thời gian mái tóc em

Hiện thực đến thế thì thôi! Còn nàng thì: 

Tim đập duỗi ngoài thân nỗi lạnh/Hồn xa con đóm lạc sâu đêm

Hãy lưu ý cách dùng chữ nghĩa tinh xảo: cõi gió, lạc sâu đêm (không phải thâu đêm), duỗi ngoài thân, ngây thiên địa.

Trong bài thơ tình “Trưa nay, ta còn đi bên nhau”, TTY mô tả thành phố dưới cái nắng buổi trưa gay gắt, nơi hai người đi với nhau lần cuối trước khi chia tay mãi mãi:

- Thành phố lũng hoa mê/Duỗi phơi xa những triền mái lóa.

Gió luông tuồng./Anh nghe rõ nắng lao xao trên giàn hoa giấy rộ.

Trưa đứng sững giữa lòng đường/Cây cùng thu vén bóng.

            Chữ nghĩa dùng cực kỳ ấn tượng: lũng hoa mê, duỗi phơi xa, triền mái lóa, gió luông tuồng, trưa đứng sững. Một kết hợp ngôn ngữ tân kỳ và chính xác. Dưới tác động của cách dùng chữ cùng cấu trúc câu, cảnh vật hiện ra vừa thân quen lại vừa mới lạ. Ðồng thời nó cho ta cái cảm giác lạ lùng y như thể ông đang dùng ẩn dụ. Cũng buổi trưa, nhưng trong bài “Vườn hạ”, ông diễn tả một cách khác, cũng không kém ấn tượng:

Thăm thẳm trưa, thời gian chết xanh.

            Gì vậy? Nhà thơ chơi chữ? Không đâu! Ðây là một buổi trưa ở vùng thôn dã. Có sống ở miền quê những buổi trưa hè nắng gắt, trời đứng bóng, nhìn lên bầu trời xanh, trông xa thăm thẳm, mọi vật mệt mỏi nằm yên y như thời gian ngừng trôi, ta mới hiểu hết ý nghĩa của cái gọi là “thăm thẳm trưa” và thời gian “chết xanh”. Hãy  đọc một đoạn thơ khác, cũng với một cách diễn tả tân kỳ:

Biển tù hãm dẫy, vô phương thoát/Quẳng bờ những xác sóng mưu toan

Ðể đổi lấy một hạn kỳ tạm ngụ (Hành giả âu sầu)

            Có lẽ chưa ai nhìn biển và sóng bằng cái nhìn khác lạ như thế. Tiếng Hán -Việt (tù hãm, mưu toan, hạn kỳ tạm ngụ) chen với tiếng Việt ròng (dẫy, thoát, quẳng, xác sóng) nghe rất lạ tai. Nhưng nào có gì sai! Thú thật, tôi khoái. Rõ ràng là chữ nghĩa có thể làm thay đổi thực cảnh. Ðúng hơn, nó làm ta thay đổi cách nhìn về thực cảnh. Người ta thường nhìn biển như là một cái gì mênh mông, to rộng, sâu thẳm (biển cả, biển tình…), nhà thơ nhìn biển như một vũng ao tù nhỏ bé, hạn hẹp nhốt  những con sóng khiến phải quẳng chúng lên bờ như một “mưu toan”. Cách nhìn mới mẻ đó cho thấy lòng nhà thơ luôn luôn bức bối trước cái hữu hạn của hiện thực. Nó “lạ hóa” (defamiliarize)[12] hiện thực. Có thể xem “lạ hóa” là một trong những chức năng đặc thù cùa văn chương, nhất là trong thơ. Và đặc biệt, thơ Tô Thùy Yên. Nhà thơ “lạ hóa” cảnh vật chung quanh chúng ta, “lạ hóa” luôn cả những ý tưởng siêu hình vốn đã được bao nhiêu nhà tư tưởng và triết gia bào đi bào lại đến mòn nhẵn cả ý nghĩa. Cao hứng, tôi xin trích dẫn thêm một đoạn thơ nữa, để xem TTY “lạ hóa” hiện thực đến mức nào. Ðây là cảnh một bãi rừng hoang:

Dưới lũng, trên triền, nắng xếp nhỏ/Nước ròng sâu, sông lảng lảng xa

(…) Mông quạnh bãi phơi, vũng vướng mắc/Con cò lặng ngẩng lắng hơi thu

Xác cây gục hỗn mang cành rễ/Rừng đứng quanh đây, rừng tận đâu?

(…) Chiều bóc, bóc dần những rớt nắng/Loi ngoi nắm níu lũng triền xa

(Chim kêu bãi quạnh)

            Ấy: nắng xếp nhỏ, vũng vướng mắc, chiều bóc, bóc dần, loi ngoi nắm níu. Nghe thú vị có thua gì đọc một đoạn thơ tình! Còn nhiều, nhiều nữa. Cứ mỗi lần đọc lại thơ TTY, tôi lại khám phá ra một cái lạ khác. Tại sao? Có lẽ là vì chúng… lạ! Cũng có lẽ là vì nhà thơ quan sát kỹ, chế biến kỹ các chất liệu tiếp nhận và không dễ dãi với chính mình.

Trên đây là nói về tả vật, tả cảnh, tả người, những hiện thực bình thường. Sau đây, ta sẽ bàn về những tình thế (situations), về các biến cố (events). Cũng như mọi người thuộc lứa tuổi từ 50 trở lên, TTY sống qua 4 biến cố lớn: chiến tranh, chế độ Cộng Sản, những tháng ngày tù tội và đời sống lưu vong. Cuộc biển dâu đó (thơ TT nhắc nhiều lần về biển dâu, bằng nhiều cách diễn tả khác nhau) kéo hẳn nhà thơ ra khỏi không khí siêu hình thuần túy mà ông đắm chìm trong những tháng ngày tuổi trẻ khi đất nước đang tạm hưởng thái bình. Cũng là lẽ thường. Làm sao có thể đắm đuối trong cõi siêu hình  khi thực cảnh chung quanh ta đảo lộn, ảnh hưởng đến từng bữa ăn, giấc ngủ, đến chuyện sinh tử của cả đời người. Từ chỗ đang rong chơi trên mây, con người bỗng rớt hẳn xuống đất, đụng chạm với muôn ngàn thực tế phũ phàng. Hàng ngày, hàng giờ. Dù có để tâm hồn mình bay bổng đến đâu, con người cũng bị buộc phải đối diện với hiện thực, đối phó với nó và giải quyết những vấn đề do nó gây ra. Nỗi đau, nỗi cô đơn siêu hình biến thành nỗi đau hiện thực. Hiện thực bây giờ không còn là thứ hiện thực dửng dưng  mà có tính cách cưỡng bức. Cưỡng bức cuộc sống và cưỡng bức ý thức. Sau này, ta không hề thấy ông làm những bài thơ thuần suy tưởng như  “Ðãng tử” hay “Mòn gót chân sương nắng tháng năm”. Tất nhiên, không khí siêu hình vẫn lãng vãng đâu đó, nhưng hiện thực chế ngự hẳn thơ TTY.

            * Nói về cuộc chiến đã qua trên đất nước, TTY tóm tắt:

Nhớ xưa thiên địa làm ly tán/Anh em nhà không ngó mặt nhau

                        Người chạy về thành, kẻ nhảy núi/Dốc đời cho một cuộc chiêm bao

            Trong tập “Thơ tuyển”, ông chọn đưa vào 3 bài thơ chiến tranh, là “Qua sông”, “Anh hùng tận” và “Chiều trên Phá Tam Giang”. Bài “Chiều trên Phá Tam Giang” tuy cũng nói về chiến tranh, nhưng đề tài được mở ra trên một hướng rộng lớn hơn, sẽ được đề cập vào phần cuối. Hai bài kia giới hạn trong việc mô tả chiến tranh. Khác với hầu hết thơ của ông, trong hai bài này, các ý tưởng siêu hình hầu như biến mất. Ta không thấy những suy tưởng lang man về thời gian, trăm năm, cõi thiên thu, hữu hạn, vô hạn mà là “chật ních” những hình ảnh đặc thù của cuộc chiến. “Qua sông” vẽ nên một bức tranh thê thảm của chiến trường, “Anh hùng tận” cho ta một khung cảnh khác đậm đặc không khí Nam bộ (thấp thoáng hình ảnh anh hùng Lương Sơn Bạc) trong lúc “Chiều trên Phá Tam Giang” có tính chính luận, mang đậm nét miền Trung (và miền Bắc). 

            “Qua sông” tả lại cảnh chuyển quân tiếp viện qua một con sông vào một ngày mưa buồn. Người đông, đò thiếu, trời lại mưa, lính tập trung bên bờ hút thuốc, chuyện vãn. Mỗi người góp một chuyện dựng nên một bức tranh chắp vá sinh động về cuộc chiến mà từng người đã và sẽ phải tích cực (nhưng miễn cưỡng) dự phần. Ðây là khung cảnh chiến trường nơi mà đồng đội của họ hy sinh:

Tiếp tế khó – đôi lần phải lục/Trên người bạn gục đạn mươi viên

            Di tản khó - sâu dòi lúc nhúc/Trong vết thương người bạn nín rên

            Người chết mấy ngày chưa lấy xác/Thây sình, mặt nát, lạch mương tanh (Qua sông) [13]

Xác nào  may mắn lấy được thì:

Áo quan phong quốc kỳ anh liệt/Niềm thiên thu đầm cỗ xe tang

Quê xa không tiện đường đưa tiễn/Nghĩa tận sơ sài đám lạnh tanh (Qua sông)

Họ say sưa kể chuyện về cái chết của đồng đội trong lúc mường tượng bóng mình trong số đó, nên khi theo đơn vị qua sông đến nơi trấn nhậm (cũng là chiến trường):

Xuống đò, đời đã bỏ quên…/ Một sông nước lớn trào lên mắt ngời.

“Anh hùng tận” dựng một khung cảnh hoàn toàn khác: một buổi dừng quân.  TTY mô tả một cách chi ly một buổi dừng quân điển hình trên sông nước miền Tây Nam Bộ:

            Dựng súng trường, cởi nón sắt/Ðơn vị dừng quân trọn buổi chiều

            Trọn buổi chiều, ta nhậu nhẹt/Mồi chẳng bao nhiêu, rượu rất nhiều

            Ðây ngã ba sông, làng sát nước/Xuồng ba lá đậu kế chân bàn

            Trời mới tạnh mưa còn thấp ướt/Lục bình mây mỏi chuyến lang thang (Anh hùng tận)

Những người lính nhậu nhẹt tưng bừng, vui vẻ y như bất cứ một buổi nhậu bình thường nào:

Tiếng hò mời dzô, dzô tở mở/Muỗi thủy triều chừng cũng dạt ra

(…) Ta chắt cho nhau giọt rượu sót/Tưởng đời sót chút thiếu niên đây

Nhưng chính cái bình thường đó lại để chuẩn bị và chờ đợi những gì không bình thường nhất của chiến tranh:

Giờ cất quân, đưa tay bắt/Ước cõi âm còn gặp để say

Bên kia cái bắt tay, chỉ còn một điều khả dĩ: cái chết. Một ước mơ lạ lùng, phi lý mà lại không kém phần hiện thực: tiếp tục cuộc nhậu ở chốn tuyền đài. Khôi hài và bi tráng đến thế thì thôi!

Gẫm lại về chiến tranh, nhà thơ tự hỏi:

Sao để xô vào một chương hồi lịch sử hỗn mang?/Ðáng xé vứt?

                        Sao chịu bịt mù hồn, chơi sinh tử quái đản/Nam quân, Bắc quân trời sai tru diệt nhau?

                        Tàn trận, ngồi sản hoàng giữa bãi xác bạn thù/Khóc loạn trí

                        Chính nghĩa nào thay được mạng người đây? (Hành giả âu sâu)

            * Sau năm 1975, khi Cộng Sản chiếm được miền Nam, với một chính sách chuyên chế khắc nghiệt, đất nước trải qua những tháng năm dài bi thiết. Nhất là đối với những người thuộc phe thất trận. Họ gánh chịu hết mọi thứ oan khiên của cuộc sống. Ðói, nghèo, áp bức, tù tội, trả thù, giết chóc. Kẻ lên voi, người xuống chó, người ở tù, kẻ tìm đường vượt biên. Ðã thế, lại còn thiên tai dịch bệnh liên tiếp đổ xuống. Cả một miền Nam chừng như tan vỡ. Hiện thực đó được TTY ghi nhận một cách sắc nét qua nhiều bài thơ, trong đó có bài rất dài: “Mùa hạn”.  Thơ đề cập từ khung cảnh chung đến riêng, từ nỗi đau của toàn thể dân tộc đến nỗi đau riêng của từng cá nhân. Dù thỉnh thoảng tác giả chen vào một số ẩn dụ, hoặc hình ảnh cổ điển, nói chung, toàn bài là một bức tranh vô cùng hiện thực, qua cái nhìn của một người thuộc phe thất trận.

Sông hồ nẻ đáy, giếng vô vọng/Muông thú điên lầm lũi bỏ đàn

            Dân làng lũ lượt kéo lên rú/Lùng sục đào khoai củ đã khan

            Côn trùng kiệt sức lìa hang ổ/Lên chết thiêu trên mặt đất hừng

            (…) Người mẹ trẻ buồn đôi mắt trũng/Thân gầy nhom, tóc cháy, da cằn…

            Ðịu con, một dúm thịt nhăn nhúm/Ra ruộng khê tìm mót cái ăn

Thân phận người thắng, kẻ thua:

Kẻ mới tới bày tòa giữa chợ/Giải người ra, sỉ mạ ba đời

            Cho đeo bảng, dong đi khắp phố/Bắn bỏ bên đường, cấm nhận thây

            Chỉa súng đuổi người ra khỏi đất/Ðày đi biền biệt miệt thiên thu

            Ðuổi cả người chết ra khỏi mộ/Cày nghĩa trang, trả vói thâm thù (Nỗi đợi)

Trả vói thâm thù! Chữ “vói” hay quá, như trùm cả đoạn thơ.

* Là kẻ thua, tác giả – một thiếu tá trong quân đội VNCH – phải đi ở tù. Chuyến tàu chở tù đi đày ra miền Bắc, trong đó có tác giả, được mô tả một cách sắc nét qua bài “Tàu đêm”. Khác hẳn với khái niệm và hình tượng của những chuyến tàu mà ta có từ xưa đến nay, “Tàu đêm” không có cái nhẹ nhàng của những tiễn đưa, không có cái buồn lãng đãng của những chia xa và gặp gỡ, không có cái bâng khuâng, nao nức gợi nên từ  tiếng còi tàu. Cũng như “Mùa hạn”, đó là một bức tranh sống động về khung cảnh hòa trong tâm trạng vô cùng đặc biệt của những kẻ bị đi đày, hoàn toàn không biết sinh mệnh sẽ về đâu:

Tàu đi. Lúc đó, đêm vừa mỏi

(…) Tàu rú. Sao ơi, hãy thức dậy

            Vâng, tàu . Tàu chạy như một cơn giông lửa, như một cơn điên đảo, nó khoan xoáy sâu đêm thép với tiếng nghiến ghê người thác lửa sa. Còn trong tàu là gì?

            - Toa nêm lúc nhúc hồn oan khốc/Ðèn bão mờ soi chẳng rõ ai

            - Ngồi đây giữa những phân cùng bụi/Trong chuyển dời xung xát bạo tàn

Ta trở thành than thành súc vật/Tiếng người e cũng đã quên ngang

Khách đi tàu là:

            …gã tù lưu xứ/Xí xóa đời ta với đất trời

Trong hoàn cảnh đó, cảm giác của tác giả là:

Ta nghe rêm nhói thân tàn rạc/Các thỏi xương lìa đụng chỏi nhau

            (…) Dường như ta chợt khóc đau đớn/Lệ nóng cường toan cháy ruột gan

            Trong trại tù (cải tạo):

Buổi trời đất bất minh/Người chưa đủ sáng thành người

                        Những đồi nổng khai hoang dăm tháng trước/Qua mùa đông, đã nổi chật mồ tù.

                        Chiều bầm máu thảm thiết/Bãi ao tối nghịt rừng nhân dạng trần truồng (Hành giả âu sầu)

            Tất cả những nhọc nhằn, đau đớn của thân phận tù đày được tác giả trút hết trong bài thơ lục bát “Hái rau”, nghe không khác gì  truyện Kiều:

Núi vây, trời hẹp, ngày mau/Liều đau đến điếng, nguôi đau ít nhiều

                        Hái nhanh cho kịp trời chiều/Aáy mê, ấy tỉnh, cỏ nhiều hơn rau

                        (…) Cám ơn rau của đất trời/Hẩm hiu chưa cả được đời đặt tên

            Và dẫu vô cùng đau xót, uất hận, tác giả cũng nhiều lúc lắng lòng mình lại, phơi mở với tương lai bằng một ước mơ thuần hậu:                               

Ta nhặt từng trang sách rách toang/Ðứa ngu đã xé vứt ra đường

                        Ta gom từng hạt cây luân lạc/Mong mỏi gầy lên một địa đàng (Mùa hạn)

* Nhưng rốt cuộc, mơ ước cũng chỉ là mơ ước. Ra khỏi tù, lại phải bỏ nước ra đi:

Khuya đó, anh lên đường/Từ bỏ căn nhà/Từ bỏ quê hương…

            (…) Anh đếm từng ngày còn ở lại quê hương/Tim bóp thắt

            (…) Anh ra đi/Bứt ruột mà đi (Giã biệt)

Lưu vong. Tâm hồn lại thêm một lần tan nát. Sống như cái sống của một người xa lạ.

Nước Mỹ này quá rộng và quá buồn/Anh không còn muốn tự định liệu

            Tốc độ cao gài cố định mặc/Ðường trường lái băng đêm

            (…) Ghé lại một trạm xăng, một hàng fast food hay một rest area

            Ðây là đâu?/Ðây cũng là đâu đó vậy

            Dấp nước đầu, cổ, mặt. Tỉnh tỉnh lại với đời…

            Và trong những khoảnh đèn khoét đọng lẻ quạnh

            Nhìn chút đỉnh những con người

            (…) Chạy rề qua những cổng toll way/Ném dúm đồng tiền vào rỗ đợi

            Nghe lăn nhanh chuỗi âm thanh mơ hồ va bạt hoang mang (…)

            …nhìn vẻ mặt người thu tiền uể oải/Hờ hững tiếng cám ơn

            Chừng nỗi đời quá nhạt nhẽo (Ðường trường đêm)

Khác với hơi thơ da diết  trong “Ta về”, toàn bài “Ðường trường đêm” là một cố gắng diễn tả cái nhạt nhẽo khi sống ở Hoa Kỳ một cách rất nhạt nhẽo, qua hình ảnh và tâm trạng cũng… nhạt nhẽo khi lái xe trên xa lộ ban đêm.

Trên đây, với đầu óc phân tích, tôi đã cố xẻ thơ của TTY thành những phần khác nhau. Y như thể chúng vốn dĩ như thế. Và phải như thế. Thực ra, một bài thơ – hay ngay cả một câu thơ – là một cái gì hoàn chỉnh tự nó. Dù hay dù dở, nó là một chỉnh thể. Không siêu hình. Cũng chẳng hiện thực. Nói cho đúng, không khí thơ TTY thấm đẫm những khắc khoải siêu hình trong khi vẫn không tách khỏi thế giới tục lụy của hiện thực cuộc sống. Nhà thơ đứng dạng chân giữa hai thế giới (có vẻ như) khác biệt hay như thể đối nghịch nhau. Khi ông nhìn, ông nghe, ông chứng kiến sự vật chung quanh, thì đồng thời tâm hồn ông cũng bay bổng tới một thế giới khác siêu vượt lên trên hiện thực. Thế giới quanh ông hiện diện như những dấu hỏi muôn thuở. Ông tìm thấy trong mỗi một hiện tượng, mỗi sự vật đều cưu mang khắc khoải của chính mình. Nói như Nguyễn Hưng Quốc, “Hình ảnh của Tô Thùy Yên hiện ra trong thơ bao giờ cũng là hình ảnh một người đầy ưu tư, đầy khắc khoải. Có thể nói  thơ  Tô Thùy Yên là một chuỗi đồi thoại lặng lẽ và triền miên giữa ông và lịch sử, giữa ông và thiên nhiên.”[14] Mọi xuất hiện của một hiện tượng hay sự vật đều không tự nhiên, không dửng dưng mà trái lại đều biểu hiện cho những “thái độ”. Mô tả những rễ cây, ông viết:

Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh

Rễ bung là một hiện tượng, còn gượng ngầm chứa một thái độ: chống chỏi với định mệnh, chống chỏi để tồn sinh

Mô tả cây xương rồng:

Ngưỡng mộ cây xương rồng gắng gượng

            Thân trần đứng lẻ giữa đồng trơn

Cây xương rồng là một hiện hữu, một nỗ lực. Nó kiêu hãnh y như nỗi kiêu hãnh nghịch lý của con người:

Ta lớn lao và ta cô đơn.

Hay:

Những cánh hoa trên đồng chói lọi

            Cũng xui phù thế ngậm ngùi thân.

Những cánh hoa chói lọi mà cũng “ngậm ngùi”. Chính cái chói lọi ấy lại chứa đựng nỗi ngậm ngùi! Khi nhìn biển ở vùng hải phận:

Anh sống làm quen cùng cái chết/Liếm lấy mặn mà trên đau thương

            Chìm mãi xuống em và mất tích/Như mặt trời rã trong nước loang

Cảnh vật, sự vật hóa thân thành người. Như thế, càng tiếp cận với hiện thực chừng nào, thì nỗi xao xuyến siêu hình càng tràn trề trong ông. Nhà thơ nhìn, nhà thơ ngó thấy và rồi nhà thơ suy gẫm về những điều trông … xa lắc, có vẻ như chẳng dính líu gì đến thực cảnh:

            - Ta nhìn ngọn cỏ, lòng mê mẩn/Nghĩ  tới đời ràn rụa thâm ân

            - Nước mắt ta tuôn khi nghĩ tới/Những người đã chết, chết như rơm

            - Ta ngắm gốc cây nứt nở vỏ/Gốc cây to đến mấy người ôm

Nghĩ tới bao điều thầm lặng lớn/Trí ta không đủ lực đo lường.

            - Trăng, bạn hiền xưa giờ tái ngộ/Ta thức đêm nay chơi với trăng

Nghĩ  tội thương sau này, mãi mãi/Quanh mồ ta, trăng phải lang thang

            - Ta ngó thấy thùy dương gẫy rũ/Từng cây như nỗi bất an già

             Ta ngó thấy rào chà cản nước/Từng hàng như nỗ lực lao đao

Trong những bài thơ thuần triết lý thuở đầu như  “Ðãng tử”, “Mòn gót chân sương nắng tháng năm”, “Hề, ta trở lại gian nhà cỏ”, vân vân, TTY dùng các hình ảnh hiện thực để triển khai những ý niệm siêu hình: Cánh đồng, con ngựa, chuyến tàu, gió sửa soạn, gió thật xưa, mây vô sử, mây già nua, Thuận tay ta ngắt một cành sậy, làm cây sáo thổi cạn hồn sầu/Các “vương tôn miền trí tuệ” (triết gia)/Con chim thoát xác thành cơn mộng, bay liệng dài trên trí nhớ không, vân vân. Nói một cách khác, chim chóc, mây, mưa, ngày tháng…chỉ là những ẩn dụ. Ông mượn tạm chúng để mô tả cái thế giới nằm bên ngoài thực tại, thế giới của những ý niệm.

Sau này, ông rời bỏ hẳn thế giới ý niệm để tìm về hiện thực, dùng kinh nghiệm tiếp cận hiện thực để phóng rọi đến thế giới siêu hình. Bởi thế, ta không ngạc nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào (khi bình thường cũng như khi chiến tranh, khi bị đi tù, khi tuyệt vọng, khi hy vọng, khi cô đơn, khi đi với người tình, khi trở về sau những ngày ở tù), nhà thơ cũng nhảy phóc từ thế giới bình thường đến thế giới siêu hình. Ông đưa hai thế giới đó tiếp cận nhau. Có lẽ đó là đặc điểm nổi trội trong thế giới thi ca TTY. Một sự tiếp cận như thế rất ít chỗ cho cảm hứng, rất ít chỗ cho “bảy bước làm thơ”. Bước nhảy phóc đó, thực ra, chính là sự nối dài của một ý thức đậm đà chất thơ. Ðọc thơ TTY, ta vừa cảm thấy ông đưa ta đi sâu vào thế giới ý niệm cùng những liên tưởng, lại vừa cảm thấy đắm mình trong thế giới thơ chứ không phải thế giới của luận lý.

Xuyên suốt cõi thơ TTY, ta luôn luôn bắt gặp một con người loay hoay nhìn sự vật, cảnh vật chung quanh cũng như  lặn sâu tận cùng tâm thức con người (thao thức, băn khoăn, ước mơ, phẫn hận, mộng tưởng…) bằng một cái nhìn kinh ngạc về bản chất của chúng. Thân xác ông ở đó (nhìn, nghe, cảm) nhưng tâm thức như bay vút mênh mang trong cõi trần thế mênh mông và chập chùng trong thời gian hư ảo. Ông đi sâu vào quá vãng để chẳng tìm thấy gì; rồi ngày ngày ra bãi vắng vời trông chỉ để thấy bất cứ điều chi cũng mất hút giữa mịt mùng; ông nhìn ngọn cỏ lòng lại mê mẩn, nhớ tới đời ràn rụa thâm ân; ông ngắm gốc cây mà đầu thì nghĩ tới bao điều thầm lặng lớn; đi với người yêu, em nhón chân lên hôn, ông lại thấy đang ở giữa cõi thực hư và bàng hoàng vì hai người chẳng khác gì hai hạt cát/Từng rời xa trôi dạt những thiên thu; ông giã biệt quê hương ra đi (thay vì chỉ mong thoát khỏi chế độ CS) thì lại cầu sao cho thoát được bộ da đó của mình/Ðánh lạc hướng truy tầm của định mệnh; giữa chiến trường, ông thấp thỏm nhớ người yêu ở Sài Gòn (không nhớ như bình thường) mà yêu nuối tuổi hai mươi, thấy tình yêu như vận hội tàn đời vì nó là bằng chứng huy hoàng của thất bại (Chiều trên Phá Tam Giang); ông thích đi tới (không phãi để tới đích nào đó) mà tới rồi đi, miết miết…/Lòng không cùng, chốn tới biết là đâu (Ánh tàn dư); đất nước tao loạn, nhiễu nhương, cũng như mọi người, ông đợi, một nỗi đợi: Ta đợi nghe chừng thiên cổ mỏi/Hàng hàng thân trụ đứng hư hao; được thả từ về trại tù, (thay vì hân hoan, sung sướng vì được gặp lại gia đình) ông cảm thấy “như bóng ma hờn tủi/Lục lại thời gian kiếm chính mình (Ta về); chú ý đến chi tiết rất vụn vặt như  ngấn nước đục khoen lem cỏ sậy, ông thắc mắc: Lưu mà chi chỉ dấu phù hư?; nhìn sóng biển, ông chỉ thấy sóng thì khóc mà biển thì tang cheá vì hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi; về thăm lại vườn xưa, nằm nghe tiếng thủy triều rút xuống bậc bậc sầu, tiếng mõ chùa thì khô khốc khốc để rồi gẫm ra tất cả chỉ là u minh ngày tháng bóng lao đao; trên chuyến chở tù đi đày biệt xứ, khi nghe con tàu ruù như  một cơn điên đảo, khoan xoáy sâu đêm thép, ông lại tưởng chừng nghe thời đại độnglịch sử dường như rất vội vã khiến cho thời  đại đang đi từng mảng lớn; nhìn hòn đá, nhà thơ cho là đá giú mộng trong lòng và thắc mắc Ðá rõ điều ta muốn rõ không?

Hơi thơ ông chênh vênh, mấp mé ở bờ thực-hư: Trong từng cái thực, ông luôn luôn tìm thấy vô số những điều , trong từng sự kiện, ông luôn luôn tìm thấy bóng dáng của thân phận, của số mệnh, mỗi hữu hạn, ông tìm thấy cái vô cùng. Mỗi một hiện hữu y như thể đều phản ảnh một thế giới ảo nào đó mà ông không thể nào hình dung rõ ràng:

            - Thoáng nhớ có lần ta đọc trộm/Lược sử ta trong bí lục nào

            Văn nghĩa mơ hồ không hiểu trọn/Thiên thu lóe tắt vệt phù du (Ðãng tử)

- Ta mò đoán nghĩa dòng hư tự/Mòn nét trong thiên điạ ngập ngừng

                                                                        (Và rồi tất cả sẽ nguôi ngoai)

Tính chất pha trộn đó hầu như  trải đều trong tất cả các bài thơ của ông. Ở đâu, ta cũng thấy ông nỗ lực tối đa vận dụng ngôn ngữ để vừa giữ tính chất suy tưởng mà vẫn không làm đánh mất chất thơ và không xa rời hiện thực. Chúng lang bang, khơi mở, tự tại. Ðặc biệt ở một vài bài, tôi nhận thấy thơ TTY có một cấu trúc hoàn chỉnh, mang tính luận đề, trong đó nhà thơ đặt vấn đề. Với thế giới. Với chính mình. Cũng là để đặt vấn đề thôi.

Chẳng hạn như trong bài “Hung hãn nỗi đời bất tận đó”, nhà thơ đặt vấn đề về nền văn minh. Nếu “Ta về” cho ta cái ngậm ngùi thê thiết, “Tàu đêm” cho ta cảm giác nặng nề, bức xúc, “Mòn gót chân sương nắng tháng năm” cho ta những suy tưởng triết lý mênh mang thì bài thơ này chứa đựng cái sôi nổi, thống thiết của một cuồng nộ siêu hình. Chữ rượt đuổi, xô đẩy chữ, câu rượt đuổi câu, trượt từ hiện thực đến siêu hình với vô số hình ảnh, ý niệm và biểu tượng đan xen nhau. Ðó là một tiếng kêu thống thiết về hậu quả tàn phá của nền văn minh, về ảo vọng của con người muốn thiết kế thiên nhiên theo dự tính chủ quan của mình. Con người đã tàn phá rừng cây xanh để trồng cao su với những con đường thẳng lối ngay hàng:

Ôi những rặng cao su thẳng lối ngay hàng/Ngang dọc cắt nhau ùa về vô cực điểm

            (…) những con đường phân định mỗi lô cây/Những con đường đất máu

            Những con đường, nườm nượp những con đường

và xây những khu chung cư:

Ta đã nhìn thấy nơi cửa rừng bảng sơ đồ thiết kế

            Hứa biến khu vực này thành một kiểu mẫu chung cư

            Như bản tuyên cáo bi hùng của Tương Lai dõng dạc:

            Nơi đây loài người sẽ tiến bộ, sẽ đi lên

Cứ như thế, vì tiến bộ và văn minh, hết khu rừng này đến khu rừng khác sẽ biến mất. Nhà thơ tưởng tượng rồi ra tất cả những ngôi thiền viện thâm u sẽ được biến thành những căn nhà điện sáng trưng cùng với “toàn bộ giáo lý sắc không” sẽ được viết lại; những ngôi mộ đá lâu đời sẽ được sắp xếp thành “một nghĩa trang tân thời”, không còn cây xanh, không còn thiên nhiên nguyên thủy:

Chúng ta sẽ gia giáo hóa thiên nhiên/ Chúng ta sẽ đồng loạt hóa Ðịnh Mệnh

Ðó là một cố gắng vô vọng, vì con người chỉ là vết lóe của Thiên Thu/Con số không  bao trùm vũ trụ. Hắn khổ đọa chung thân vì đã ngông cuồng, liều lĩnh muốn vô hạn hóa hạnh phúc vốn là cái bất định. Bài thơ được kết thúc bằng cách lập lại một lời than thống thiết đưa vào từ đầu bài

Ôi những rặng cây mang án tử hình treo!

Có thể xem nhà thơ  là một thành viên tích cực của Ðảng Xanh (Green Party)[15] chăng? Những lời tiên tri của nhà thơ đều đã trở thành hiện thực hết. Cứ nhìn những tòa cao ốc, những con xa lộ dài vô tận, những ngôi chùa, ngôi đền thờ hiện đại, đèn điện sáng choang, những nghĩa trang tân thời, những…vân vân trên khắp thế giới, thì biết. Bao nhiêu rặng cây không còn được mang án tử hình treo nữa. Chúng đều đã lên ghế điện hết cả từ hồi nảo hồi nao! Riêng tôi, mỗi lần nhìn một ngôi chùa đẹp đẽ mới mọc lên với đầy đủ những tiện nghi văn minh cần thiết, mắt nhìn rất thích nhưng lòng cứ thấy… ngậm ngùi, nghĩ tới những rặng cây đã bị kết án tử hình oan uổng! Và nhìn những khu rừng xanh, là thấy chúng đang mang án tử hình treo.

Một bài khác, “Chiều trên Phá Tam Giang”, đặt vấn đề về chiến tranh, tình yêu và thân phận con người trong giòng trôi nghiệt ngã của lịch sử. Từ một trận chiến, nhà thơ liên tưởng đến bản chất của chiến tranh. Nghĩ cho cùng”, tác giả tự hỏi, những nỗ lực chiến đấu của cả hai phe, dù nhân danh gì đi nữa, cùng gom góp lại/Mặt đất này đổi khác được bao nhiêu?, và rồi tự trả lời: cả hai cùng cam phận quay cuồngcùng mắc đường Lịch Sử. Nó khiến cho tình yêu trở thành yêu nuối tuổi hai mươi, thứ tuổi mà những giấc mộng đua đòi rồi ra sẽ rơi rụng dọc đường lên dốc tuổi. Nó khiến cho những con người tham gia trong bộ máy chiến tranh phải lỡ độ đường/Trên mịt mùng nghi hoặc và tuổi thanh xuân thì mất tích. Buồn, đau, giận mà thực ra tất cả chỉ là:

Gió muôn năm thổi lẽ tuần hoàn/Cho cỏ cây thay đời đổi kiếp

Một trò ảo hóa, trong đó con người rút cục, chỉ là một “gã hề cuồng”:

Như gã hề cuồng mưu sinh giữa chốn đông người

Với từng ấy tấn tuồng bần tiện/Rút ra từ lịch sử u mê

Bài thơ kết thúc một cách rất tôthùyyên:

Chiều trên Phá Tam Giang/Có gã hề cuồng buông tiếng cười lạnh rợn

            Khiến bầy ác thú mà lịch sử sanh cầm cũng chợt hãi hùng

            Dớn dác ngó.

Dớn dác ngó. Có lẽ chưa có bài thơ nào kết thúc một cách lạ lùng như thế: ba từ trắc, rất nôm na, rất không thơ tí nào! Nghe hụt hẫng. Thì thế, chiến tranh và lịch sử làm sao mà thơ cho được! Chiến tranh là bước hụt hẫng của con người. Bước vào chỗ vô nghĩa.

            “Thức giấc trong phòng biệt giam”  đặt vấn đề con người trong lịch sử qua hình ảnh một tù nhân (là chính tác giả) trong một nhà tù biệt giam:

Phòng biệt giam tối mốc thấp hẹp

            (Ta ở đây. Hơn bảy tháng rồi)

            Cánh cửa sắt nặng nề sừng sững.

            Sáu diện tích xi măng khuôn áp hãm đè.

Trong sự cô lập, người tù TTY:

Ước lượng thời gian/Như mò tìm một khe hở bất ngờ

                        Trên trường thành dằng dặc những thiên thu.

            Ông suy gẫm về bản chất của lịch sử:

Lịch sử dường như đã ngất lả/Sau những liên hồi vật vã điên cuồng

                        (…) Lịch Sử đổi phiên người gác ngục/Lúc giày đinh, lúc dép râu.      

Nhìn những dòng chữ ghi lại trong xà lim viết bằng chữ, bằng than và hình như bằng cả máu của bao nhiêu người tù đi trước, ông đẩy suy gẫm đi xa hơn nữa, đó là:

                        …những nỗ lực tuyệt cùng lưu hậu bản thân

                         Ðang khốc liệt đương đầu những bất trắc dập xóa

                         Như những mưu toan vô vọng ra khỏi chính mình

                        Trốn chạy dày vò/Của những người ở trước.

            Một diễn đạt cực kỳ bi thiết về thân phận của tù nhân, ăm ắp hiện thực mà rất sâu, rất xa trong cõi suy tưởng thâm trầm. Nhìn từ bên ngoài, hình ảnh tù nhân, nhất là những tù nhân bị biệt giam hay tử hình hay chung thân hay không có án, là hình ảnh của thân xác tiều tụy, mặt mày lờ đờ thiếu đói, tuyệt vọng, bi thương. Nhưng bên trong mỗi người là một thế giới sôi động, sôi động ngày đêm, là những “nỗ lực tuyệt cùng”, là “khốc liệt đương đầu”, là những “mưu toan”. Một cuộc chiến đấu liên lỉ. Ðể làm gì? Ðể tồn tại. Ít ra là tồn tại với chính mình. Nhà thơ, từ đó, liên tưởng tới bao người đi trước, trong đó có bà con giòng họ mình, đã từng ở tù như thế. Ở tù, rốt cuộc, cũng là bước tiếp nối. Một tiếp nối nghiệt ngã. Anh ta:

Ði tới đi lui/Trăm lượt nghìn lần

                        Như một hồn ma cổ đại/Trong hầm mộ muôn đời

            Rồi nằm xuống:

Dỗ mình hãy cố ngủ/Tập quen dần với giấc thiên thu.

            Lại thiên thu, một khái niệm về thời gian bất định.

            Cả ba đều là những bài thơ xuôi - đầy hiện thực và nặng những suy gẫm siêu hình – là một cách diễn đạt khác rút ra từ những “Ðãng tử”, “Tưởng tượng ta về nơi bản trạch”, hay nói khác đi, hiện thực hóa “Ðãng tử”, “Tưởng tượng ta về nơi bản trạch”, vân vân. Với một giọng thơ hết sức đặc thù, khi thì xôn xao, sôi động với thứ ngôn ngữ (có vẻ) rất chính luận, khi thì lắng xuống thâm trầm, khi lại nhuốm đầy vẻ “u mặc”, trửng giỡn, trào lộng – theo tôi – là biểu hiệu cao nhất của tài năng TTY.[16]

            Chữ nghĩa và tri thức đã tổng hợp nên Tô Thùy Yên. Với cách sử dụng chữ nghĩa độc đáo, tân kỳ và sáng tạo[17], TTY đã mở ra nhiều cánh cửa của hiện thực. Cũng con sông đó, cũng biển đó, cũng trời đất đó, nói chung là cũng những sự vật đó, TTY đã cho ta thấy nhiều hình dáng khác của chúng, lạ lùng và thú vị. Ðồng thời ông mở ra nhiều cánh cửa từ những ý niệm triết học vốn đã bị đào xới mòn nhẵn nghe đến chán chường qua hàng ngàn năm nhân loại suy tưởng. Ai mà chẳng biết vô hạn, hữu hạn, biến dịch, tuyệt đối, chân lý …TTY cũng lập lại chúng, nhưng lập lại một cách khác, choàng lên chúng những khuôn mặt mới, dịu dàng và thơ trẻ hơn. Kiến thức ông chín và sâu, được tiêu hóa đàng hoàng để hóa thành những thi-triết ảnh tươi mươi, sống động.  Nhiễm chất thơ, nên thay vì  đẻ ra những luận chứng siêu hình ngột ngạt đưa đến những tranh cãi hoài hoài không dứt  - kéo dài cả mấy ngàn năm và vẫn còn tiếp tục - thì chúng mang lại cho ta những tuyệt vọng ngọt ngào của cuộc nhân sinh, khiến cho nỗi tuyệt vọng đôi khi cũng lấp lánh, tinh anh như  niềm hy vọng.

            Phải chăng, đó cũng chính là cùng đích của nghệ thuật?        

THT                                                                                                                   

(Tháng 1/2005)

Trong “Tác Giả, Tác Phẩm & Sự Kiện”, Văn Mới, 2005



[1] Ðể cho gọn, trừ trường hợp đặc biệt cần nhấn mạnh một điều gì đó, tôi sẽ dùng chữ tắt “TTY” thay thế cho “Tô Thùy Yên” trong toàn bài viết này.

[2] Nguyễn Mạnh Trinh, Phỏng vấn Tô Thùy Yên, tạp chí Hợp Lưu số 24, tháng 8&9/1995, tr. 162. Ðây là một bài phỏng vấn rất hay, qua đó, NMT và TTY đã trao đổi rất nhiều điều về thơ: quan niệm của TTY về thơ, cách làm thơ, yếu tố vần điệu, chữ nghĩa, kiến thức… Bài phỏng vấn cũng đưa ra nhiều thông tin về tạp chí Sáng Tạo mà TTY là một trong những thành viên trong ban chủ trương. Theo tôi, những ai muốn tìm hiểu về thơ TTY, không thể không đọc thêm bài phỏng vấn này.

[3] Nguyễn Hưng Quốc, “Thơ, V.V…Và V.V”, nxb Văn Nghệ (California) 1996, tr. 192.

[4] Bùi Vĩnh Phúc, Lý luận và Phê Bình - Hai mươi năm văn học Việt ngoài nước 1975-1995, phần “Tô Thùy Yên: Thơ, như một vinh dự lầm than của kiếp người”,  nxb Văn Nghệ (California) 1996, tr. 395-396.

[5] Về cách phối trí từ ngữ, tức là chọn lựa và kết hợp, tác giả Bùi Vĩnh Phúc phân tích khá kỹ. Xem Bùi Vĩnh Phúc, sách và bài đã dẫn, tr. 378, 379, 380.

[6] Ngôn ngữ Phật Giáo, có nghĩa là: điều-không-thể-nghĩ-bàn.

[7] Nguyễn Hưng Quốc, sđd, tr. 192.

[8] Ðể hiểu rõ hơn quan điểm của TTY về vấn đề cảm hứng, xin trích lại đây ý kiến của ông phát biểu trong bài phỏng vấn “Làm thơ, cũng như làm bất cứ thể loại nghệ thuật nào khác đương nhiên đòi hỏi trước tiên phải có cảm hứng…(…) Tuy nhiên, nghĩ cho cùng, cảm hứng đó do đâu mà phát sinh, nếu chẳng phải từ những nung nấu trường kỳ đến mức đã trở thành những ám ảnh một đời của tác giả. Bản thân tôi không tin là có thể có những cảm hứng ngẫu sinh. Dĩ nhiên bài thơ thành hình không chỉ thuần với cái cảm hứng đầu tiên khai ngộ đó. Từ cái cảm hứng đầu tiên khai ngộ đó đến cuối bài thơ được hoàn thành, với tôi, luôn luôn là một con đường xa vợi, nhọc nhằn lắm khi tuyệt vọng ê chề vì lực bất tòng tâm”, dẫn theo “Phỏng vấn Tô Thùy Yên”, Nguyễn Mạnh Trinh, bđd, tr. 164.

[9] Có lần TTY nói với tôi: người sáng tác, theo tôi, phải có cái vision (tầm nhìn) lớn.

[10] Hai từ triết lý và siêu hình dùng trong bài này có thể  làm cho một số người đọc phân vân. Xin được giải thích như sau: Triết lý, tiếng Anh là philosophy, nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp (philo và sofia), có nghĩa là “yêu sự khôn ngoan” (love of wisdom). Sau này, từ triết lý được sử dụng rộng rãi để chỉ sự theo đuổi các nghiên cứu có tính chất lý thuyết về những vấn đề liên quan đến cuộc nhân sinh như cái sống, cái chết, bản chất của sự vật, vấn đề chân lý, vấn đề khoa học, hiện sinh và từ đó phát sinh ra nhiều phạm trù khác nhau như: thời gian, không gian, các giá trị, vấn đề tuyệt đối, vân vân. Siêu hình học, metaphysics, nguyên gốc tiếng Hy Lạp là “ta meta ta physika”, có nghĩa là “những tác phẩm xuất hiện sau các tác phẩm viết về vật lý (physics) của triết gia Aristotle. Như thế, meta-physics chỉ có nghĩa đơn thuần là “sau-physics”. Nhưng về sau, các học giả phương Tây sử dụng nó với ý nghĩa mở rộng, có nghĩa là nghiên cứu những vấn đề siêu vật lý (trans-physical), tức là vượt lên trên những gì quan sát được. Trong trường ốc, người ta thường phân loại triết lý ra thành tâm lý học, luận lý học, đạo đức học, siêu hình học, vân vân. Như thế, siêu hình học là một bộ môn của triết lý.  Trong bài này, do phạm vi giới hạn của đề tài, tôi sử dụng cả hai từ triết lý và siêu hình lẫn lộn nhau, đều ám chỉ một số ý niệm (cũng như niềm tin) căn bản về bản chất của sự vật như vấn đề tồn tại, hiện sinh, không gian, thời gian, lịch sử, chân lý…, tóm lại, là những gì  không thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm. Do đó, chúng khác biệt hay đối lập với hiện thực là những gì xảy ra trong thực tế, có thể nhận biết được bằng các giác quan. Tuy nhiên, từ siêu hình dùng ở đây không liên quan gì đến phong trào siêu thực (surrealism), là một lý thuyết sáng tác nghệ thuật dựa trên vô thức, do André Breton (Pháp) sáng lập vào đầu thế kỷ thứ 20.

[11] Nguyễn Mạnh Trinh, Hợp Lưu số 24, bài đã dẫn, tr. 167.

[12] Dẫn lại theo Nguyễn Hưng Quốc, sđd, tr. 85.

[13] Nguyễn Hưng Quốc phân tích bài “Qua sông” một cách khá thú vị. Xem NHQ, sđd, tr. 143-147.

[14] Nguyễn Hưng Quốc, sđd, tr. 192.

[15] Một phong trào chủ trương bảo vệ môi trường thiên nhiên, chống lại các dự tính làm ô nhiễm môi trường, xuất phát từ các nước kỹ nghệ phương Tây, hiện  nay có mặt trên hầu hết các nước trên thế giới.

[16] Thường người ta chỉ nhớ “Qua sông”, “Mùa hạn”, và đặc biệt “Ta về”. Ngay cả bài “Chiều trên Phá Tam Giang”, người ta cũng thích nhớ vài đoạn, mà không lưu ý đến bài thơ như một tổng thể. Trần Thiện Thanh phổ nhạc, chỉ đưa vào một đoạn nói về tình yêu, biến bài thơ thành một bài tình ca. Ðáng tiếc! Nhưng cũng đành chịu thôi, vì không thể phổ một bài thơ dài và đa dạng như vậy trong một bản nhạc giới hạn. Vả lại, dường như những gì khác cũng không mấy phù hợp với sở thích của nhà nhạc sĩ  này chăng?  Riêng tôi, tôi thú vị nghe nhà thơ quá cố Cao Ðông Khánh và nữ nghệ sĩ Phan Dụy diễn ngâm bài thơ này (trong nhiều bài khác, cũng của TTY, băng Cassette “Thơ Tô Thùy Yên”, Cao Ðông Khánh và Phan Dụy diễn đọc, diễn ngâm). Ðặc biệt, giọng Cao Ðông Khánh rất thích hợp với không khí và tư tưởng của “Chiều trên Phá Tam Giang”. Nhất là đoạn kết thúc, nghe rất đã, khi anh chấm dứt ba chữ: dớn dác ngó. Rất dớn dác!

[17] TTY phát biểu: “Tôi cũng tâm niệm lời hứa của Ðỗ Phủ: Ngữ bất kinh nhân, tử bất an. Nói không làm người sợ, chết không yên. Dường như chẳng bao giờ tôi  ngừng nghỉ kiếm tìm cho dù có khổ công đến đâu một chữ đắt, cái chữ độc nhất mà không một chữ nào khác cho là tương đương hòng thay thế được. Nói cách khác, tôi chỉ chịu đi qua một câu thơ, một đoạn thơ khi nào tôi hoàn toàn kiệt quệ khả năng thể hiện hay hơn, gần hơn, sống hơn điều tôi ao ước thể hiện. (…) Câu thơ hay nhất mà thi sĩ nào cũng mong mỏi làm được có lẽ là câu thơ gần gũi nhất với lối nói thông thường mà mới thoạt nghe ai cũng nhận ra ngay là thơ, không giải thích được, không diễn dịch được”, Nguyễn Mạnh Trinh, bài đã dẫn, tr. 165-166.