Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

Đọc Từ Dụ Thái Hậu của Trần Thùy Mai

Đặng Anh Đào


Xưa nay, đã có nhiều nhà văn nổi tiếng viết tác phẩm dựa trên hư cấu lịch sử: Shakespeare, Alexandre Dumas, Maurice Druon... Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Triệu Luật, Hoàng Quốc Hải... Trong lời mở đầu, Thuỳ Mai đã chọn một lối viết như đi trên một con đường hẹp gồ ghề khúc khuỷu, hai bên là vách núi hoặc vực thẳm: một bên là sự kiện thực của sử liệu, bên kia là cảm hứng từ truyền thuyết. Tuy nhiên, đó là cách lựa chọn hợp lý vì nguồn gốc của tiểu thuyết lịch sử chính là truyền thuyết; vả chăng, bản thân lịch sử từ thuở đầu đến nay cũng có thể chỉ là hư cấu khi nó bị đặt trong vòng cương toả của chính trị, xã hội!


Tôi cũng đã vào Huế, tham quan vùng kinh đô xưa vài ba lần. Tôi thấy ngán: đâu là chốn cũ kiêu kỳ, đâu là Huế mộng và thơ? Mấy toà cung đình bé nhỏ, có một cái lại giống như nhà phú hộ, tường xây bằng những mảnh xanh đỏ loè loẹt giống như đá lát nền nhà... Nhưng khi lạc vào chốn cung đình của Thuỳ Mai, đó là một mê cung bí hiểm, tối tăm, bịt bùng, một trận đồ bát quái. Phục hồi lại một thời đã qua, không bao giờ trở lại, đậm nét cung đình và nét Huế từ chi tiết đến ngôn từ, ấy là do sức mạnh của trí tưởng tượng bao trùm lên sử liệu, biến những sự thật khô xám thành cây đời xanh tươi. Tuy nhiên, có một câu hỏi tôi không kịp nêu trong buổi giao lưu nên tôi đành nêu ở đây: Phải chăng, trong bản hoà điệu của hình ảnh cổ xưa, đôi khi tác giả đã để lọt vài chi tiết, ngôn từ lạc điệu do chất hiện đại của chúng như “Tâu vâng” (thay vì”Tuân lệnh”), “xinh gái”, “bắng nhắng”...; Đặc biệt là “Thiệu Trị nhún vai”: có thể thấy đây là một động thái rất “Tây”! Nếu là loại truyện mà tôi gọi là “lịch sử-giả” kiểu Nguyễn Huy Thiệp thì có thể trộn lẫn tây và ta, nhưng đây lại là thể loại khác!

Cốt truyện li kỳ, lúc ngưng đọng, lúc gấp gáp, có cao trào... tựa như một bản giao hưởng. “Lúc khoan như gió thoảng ngoài/ Lúc mau sầm sập như trời đổ mưa....Trong bản giao hưởng ấy, ta cũng... “Nghe như tiếng sắt tiếng vàng chen nhau”!

Với tôi, cung đàn hay thường mang dư âm ngân nga mãi hoài trong lòng người đọc. Tiếng vọng của Âm mưu và tình yêu, song mạnh hơn là Âm mưu và quyền lực, kéo theo lợi ích nhóm. Đây không chỉ là lịch sử mà còn có tính thời sự... Bóng tối trùm lên câu chuyện nhưng đâu phải chỉ có thế. Dư âm của chuyện tình âm thầm ngân nga trong lòng tôi lại nằm ở bè trầm, nỗi buồn phảng phất chợt “...sáng lấp lánh” ở những hình ảnh cuối: mối tình không hẳn là đơn phương giữa Đăng Quế và Hằng. “... Xin Đức bà nán lại vài giây, để Quế được chiêm ngưỡng những phút cuối cùng. Và Hằng đứng lại. Ánh sáng không chỉ từ khung cửa. “Ánh sáng lấp lánh trên đôi mắt còn rơm rớm ướt... Đăng Quế đứng lặng nhìn, cố ghi vào trí nhớ hình ảnh long lanh ấy trước lần cuối cùng bái biệt....

Cung đàn đã dứt, trong trẻo long lanh... Tự nhiên, tôi liên tưởng tới chuyện Bá Nha và Chung Kỳ “Đàn Bá Nha mấy kẻ thưởng âm/ Chung Kỳ chết e quăng cầm không gẩy nữa”!

Hà Nội 27/4/19

Đ A Đ