Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019

Chúc mừng Lê Thị Thấm Vân với sách mới: tiểu thuyết Thời hậu chiến

Tiểu thuyết Thời hậu chiến của Lê Thị Thấm Vân vừa được Mở nguồn xuất bản, 2019.

Các bạn có thể tìm mua trên Amazon theo link:

https://www.amazon.com/dp/1927781752/ref=sr_1_1?crid=1STMMG12VACE4&keywords=thoi+hau+chien&qid=1556492957&s=gateway&sprefix=thoi+hau+%2Caps%2C188&sr=8-1-spell&fbclid=IwAR0LLd-_cIz_FQmDcwJXqkrCgWBjDgxXJk8WFxdtqyLDnW3u4yO57_yDLLw

Hoặc :

*Nhà sách Tự Lực ở nam California:

14318 Brookhurst St

Garden Grove, California 92843

(888) 204-7749

*Nhà sách Tự Do ở bắc California

1818 Tully Rd # 158A, San Jose, CA 95122

(408) 238- 7030

clip_image002

Trích đoạn:

“Thân xác bà được gói gọn trong chiếc xe lăn đặt ở góc phòng. Tóc và con ngươi bạc màu, xác thân héo quắt. Bà đưa mắt nhìn tôi, mời gọi. Một tay bà giấu dưới tấm mền, tay còn lại để trên mặt bàn gõ nhịp yếu ớt, không đều. Tôi lách người qua những chiếc xe lăn gói gọn thân xác. Họ ngủ hay thức tôi không thể biết. Tôi cúi sát hỏi bà cần gì, muốn gì. Hai con ngươi bạc màu loé tia lửa. Những ngón tay trên bàn từ từ xoè ra, như thể mở-dần-tương-lai. Bà và tôi nối liền sợi dây thẳng băng lịch sử vô địa hình, vô địa táng. Cái chết (có thể) nhìn bằng tia mắt hy vọng? Tôi đưa ngón tay trỏ đặt vào lòng bàn tay bà đang xoè. Bàn tay từ từ chụm lại, như thể khép-chặt-quá-khứ. Cơn bão đang giãy chết? Tia lửa từ từ tắt ngúm. Tay bà siết dần, siết chặt dần. Cơn bão đi vào thủ đô Budapest vào một ngày tháng mười. Xe tăng made in Liên Xô lăn bánh tiến dần, thẳng sâu vào, đâm mạnh cửa mình người mẹ. Đàn ngựa vằn nổi loạn giữa thủ đô đang bị đốt cháy. Cuộc cách mạng đạo đức Hung bùng nổ? Phát Xít - sinh viên - Trotskyist - tự do - dân chủ xã hội - tôn giáo... cùng nắm tay, tránh giẫm đạp lên nhau. Tượng Stalin bị quật đổ, đôi bốt của kẻ trấn thủ nằm chổng gọng. Vào giờ thứ 25, gần 200 ngàn người quyết định chọn con dấu khắc trên da thịt hai chữ lưu vong, đồng nghĩa tự do sống-chết. Lòng bàn tay bà đang toả hơi ấm. Chiến xa Liên Xô đè bẹp cách mạng. Thủ đô Sài Gòn vào một ngày cuối tháng tư, chiến xa Liên Xô chở cơn bão hùng hổ, tiến sâu vào Dinh Độc lập, chặt phăng dương vật người cha. Cuộc thống nhất đất nước khởi đầu cho cuộc tháo chạy. Vào giờ thứ 25, hơn 100 ngàn người quyết định chọn con dấu khắc trên da thịt hai chữ tị nạn, đồng nghĩa tự do sống-chết. Nghĩa trang Quân đội (sẽ) bị san bằng. Kẻ hấp hối rải dài dọc biên giới. Hoảng loạn giải phóng hay tự phát cách mạng thì nơi nào ruột gan tim óc con người bại trận đều bị moi móc, treo trên báng súng hay gắn trên đầu xe tăng của kẻ chiến thắng. Tang thương nào phải chuyện đùa. Chiến tranh không có chỗ dành cho lương tâm, đức hạnh.
Đoàn xe tăng di chuyển vào thủ đô, đẩy bà và tôi gặp nhau trên xứ sở lai tạp này.
Bao lâu rồi bà mới được sờ nắm lại bàn tay con người? Bao lâu rồi?
Bà mở mắt. Lòng bàn tay ướt đẫm mùi vị từ nước cửa mình, của mẹ.
Tôi bước ra khỏi viện dưỡng lão, leo vội vào xe. Trời đổ cơn mưa. Những hạt mưa đỏ, đều như hạt dưa ngày tết tuổi thơ rắc vãi bên hông nhà. Màu của son môi. Màu của kinh nguyệt.
Cơn bão rời khỏi thủ đô. Budapest vẫn còn và Sài Gòn đã chết. Một quá khứ bất an và một tương lai bất định.
Tôi ngâm mình vào giấc mơ Mỹ quá lâu?”.