Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Hồi ký Triệu Tử Dương (kỳ 8)

Nguyễn Quang A dịch

8. Nền Kinh tế Trở nên Quá Nóng

Trong năm 1984 và lần nữa trong năm 1988, nền kinh tế Trung Quốc quá nóng. Triệu biện minh phản ứng của ông đối với khủng hoảng đầu tiên, tương phản nó với sự thất bại của các chính sách của chính phủ bốn năm muộn hơn. Trong năm 1988, tiếp sau một cố gắng vụng về để cải cách hệ thống giá cả, tỷ lệ lạm phát vọt lên và châm ngòi cho việc rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng và việc hốt hoảng mua. Triệu bày tỏ sự ân hận vì việc xử lý tình hình của ông.

Những sự điều chỉnh lại kinh tế được đưa ra trong 1981 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng cho sản lượng nông nghiệp và công nghiệp xuống 4 phần trăm. Năm tiếp theo, nền kinh tế đã bắt đầu phát triển nhanh hơn và cuối cùng đã theo hướng lành mạnh. Sự phát triển kinh tế trong 1983 và 1984 đã rất tốt; không chỉ nền kinh tế đã tăng trưởng nhanh, mà cầu và cung đã tương đối đồng bộ. Các chỉ số khác nhau đã lành mạnh; hiệu quả kinh tế đã cải thiện đáng kể và các tiêu chuẩn sống của nhân dân đã tăng lên rất nhiều.

Tuy vậy, bắt đầu từ quý tư năm 1984, tốc độ tăng trưởng đã trở nên quá cao, tín dụng đã quá mức, và quy mô của việc xây dựng hạ tầng cơ sở quốc gia đã quá lớn. Như một kết quả, giá cả đã tăng thậm chí nhanh hơn.

Trong đầu năm 1985, khi các dấu hiệu quá nóng này đã nổi lên, Nhóm Lãnh đạo Trung ương và Quốc Vụ Viện đã thử làm nguội nền kinh tế bằng việc tăng cường kiểm soát kinh tế vĩ mô, kiềm chế tín dụng và việc cho vay và giảm xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy vậy, vì hệ thống ngân hàng đã vẫn chưa được cải cách, kiểm soát tín dụng và cho vay đã phải được tiến hành qua các phương tiện hành chính, phân bổ các chỉ tiêu tín dụng xuống các mức thấp hơn.

Các phản ứng từ tất cả các phía đã mạnh và đã gây ra những khó khăn đáng kể cho việc vận hành suôn sẻ của nền kinh tế. Các chỉ tiêu tín dụng đã được đưa xuống từ Quốc Vụ Viện qua Ngân hàng Trung ương tới các mức chi nhánh tỉnh và quận. Như một kết quả, các chính quyền địa phương đã nhồi các chỉ tiêu tín dụng của họ cho các dự án được ưu tiên, nhất là các dự án xây dựng đặc biệt, và đã chẳng còn gì cho các dự án mà đã không thể để bị bỏ qua. Việc này đã buộc chính phủ trung ương nâng chỉ tiêu tín dụng.

Thí dụ, ngay khi những sự khiểm soát tín dụng được áp đặt, nhiều chính quyền địa phương đã than phiền họ đã thiếu ngân quỹ cho việc mua ngũ cốc hàng năm, tuy họ đã sử dụng tín dụng được phân bổ {cho mua ngũ cốc} ở nơi khác. Các hạn mức tín dụng bị thiết chặt cuối cùng đã được nới lỏng chẳng bao lâu sau đó.

Như thế trong 1985, tốc độ tăng trưởng đã vẫn cực kỳ cao, mặc dù những sự kiểm soát vĩ mô đã được thực hiện trong đầu năm. Sự hâm nóng đã trở nên tồi tệ hơn.

Làm sao chúng tôi đã có thể xử lý tình hình? Hai cách tiếp cận đã được xem xét. Chúng tôi đã có thể sử dụng phương pháp truyền thống: lặp lại những sự điều chỉnh lại của năm 1981 bằng việc đạp các phanh trên nền kinh tế và cắt giảm xây dựng hạ tầng cơ sở.

Cách khác đã là giải quyết vấn đề một cách từ từ. Phương pháp thứ nhất sẽ dẫn đến những tổn thất lớn khắp nơi; và nó không thực dụng, vì nhiều dự án hạ tầng cơ sở đã vừa mới được tiếp tục lại sau khi bị hoãn bởi sự điều chỉnh lại 1981. Cắt chúng lần nữa sẽ gây ra thiệt hại trong nước và quốc tế đáng kể. Đó là vì sao tôi đã quyết định sử dụng các biện pháp cho một “sự hạ cánh mềm,” tức là, đưa ra những sự điều chỉnh từ từ trong vài năm hơn là trong chỉ một năm.

Một quyết định đã được đưa ra để tiếp tục sự kiểm soát tương đối chặt đối với các chính sách tín dụng và tài chính thêm hai năm. Xây dựng hạ tầng cơ sở đã ở các mức 1985 với những sự điều chỉnh được thực hiện theo sự ưu tiên và sự định thời gian của các dự án cụ thể. Nếu tốc độ tăng trưởng đã vẫn như nhau cho hai năm, tình hình đã có thể dịu lại thành bình thường. Với việc thực hiện kế hoạch này, tình cảnh tổng thể đã tốt trong 1986.

Những kết quả tích cực đã tiếp tục. Trong năm 1987, GNP và GDP mỗi thứ đã tăng hơn 10 phần trăm. Sản lượng công nghiệp đã tăng hơn 17 phần trăm. Nông nghiệp đã tăng gần 6 phần trăm. Giá cả bán lẻ đã tăng 7,3 phần trăm. Tình hình với đầu tư tài sản cố định và xây dựng hạ tầng cơ sở về cơ bản đã tốt.

Tổng thể, sau hai năm của cách tiếp cận “hạ cánh mềm”, tình hình đã cải thiện. Môi trường kinh tế tổng thể đã không còn căng thẳng nữa. Khi Uỷ ban Trung ương và Quốc Vụ Viện xem xét lại tình hình vào cuối năm, họ đã thừa nhận rằng thay cho các biện pháp điều chỉnh đột ngột, phương pháp “hạ cánh mềm” đã có thể có kết quả.

Ban đầu đó cũng đã là chiến lược cho 1988. Khi chúng tôi thảo luận các kế hoạch cho 1988 tại Đại hội công tác kế hoạch toàn quốc trong tháng Chín 1987, tôi đã trình bày một bài phát biểu nhân danh Uỷ ban Trung ương. Tôi đã chỉ ra rằng nhằm để thực hiện các chính sách ổn định hoá nền kinh tế—nhất là sự tăng về giá cả—tài chính và tín dụng cần được siết chặt, xây dựng hạ tầng cơ sở cần được giảm, các quỹ tiêu dùng cần được kiểm soát, và đồng thời sự tăng trưởng sản xuất đều đặn cần được duy trì. Chiến lược cho nền kinh tế trong 1988 có thể được tóm tắt trong hai điểm: ổn định hoá nền kinh tế hơn nữa và làm sâu sắc thêm cải cách.

Với chiến lược được đặt ra, vì sao lạm phát trong năm 1988 lại cao thế, với chỉ số giá bán lẻ tăng 18,5 phần trăm? Kể từ lúc bắt đầu cải cách, điều này đã chẳng bao giờ xảy ra.

Lạm phát đã nảy sinh từ một sự kết hợp của các các nhân tố. Tôi đã nhắc đến khi đó, và ngày nay tôi vẫn tin, rằng nguyên nhân chính đã là sự phản ứng không thích hợp được đưa ra trong 1988 đối với cải cách hệ thống giá cả.

Cải cách giá—việc điều chỉnh từ từ cơ chế định giá—là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong cải cách kinh tế. Chúng tôi đã luôn luôn tin rằng nếu việc định giá không được giải quyết, thì cải cách kinh tế không thể được hoàn thành.

Sau hai năm của cách tiếp cận “hạ cánh mềm”, trong 1986 và 1987, các điều kiện tại chỗ trong năm 1988 cho việc tiến hành một bước lớn hơn trong cải các hệ thống giá cả. Tuy vậy, cải cách được đề xuất—“tạo một đột phá trong những khó khăn hệ thống định giá”—đã hoàn toàn sai trong những nguyên tắc chỉ đạo và trong sự thực hiện của nó. Kết quả đã là một sai lầm nghiêm trọng, gây ra một sự thụt lùi trầm trọng cho nền kinh tế.

Việc này đã xảy ra như thế nào? Như tôi đã nhắc tới trước, chính sách “hạ cánh mềm” ban đầu đã được kỳ vọng để tiếp tục. Nhưng vào mùa xuân 1988, đã có một phản ứng mạnh đối với sự tăng giá và hệ thống hai giá, mà đã khuyến khích tham nhũng. Ngoài ra, Đặng Tiểu Bình đã lặp đi lặp lại thúc chúng tôi dứt khoát trong cải cách giá, mà ông đã tin cần đến một sự đột phá, nói, “một cái đau nhói ngắn là tốt hơn cái đau âm ỉ.”

Với tất cả thứ này trong đầu, tôi đã bắt đầu đu đưa khỏi các bước từ từ và theo hướng ý tưởng ngay một lúc. Tuy các giá cố định đã tăng lên, tình hình với việc định giá sai đã không thay đổi, như thế có lẽ tốt hơn để tiến hành một sự điều chỉnh lớn cùng một lúc. Trong một thời kỳ, thí dụ hai đến ba năm, chúng ta có thể tăng các giá ở một mức nhất định, thí dụ 30–50 phần trăm, để đưa giá của các hàng hoá tới những mức hợp lý và bằng cách ấy loại bỏ hệ thống định giá méo mó và vô lý.

Sau khi kiến nghị của tôi được thông qua về nguyên tắc tại cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị mở rộng trong mùa xuân 1988, Diêu Y Lâm đã được phân công để lãnh đạo Uỷ Ban Kế hoạch Kinh tế nhà nước trong một nghiên cứu về những đặc điểm của việc thực hiện. Trong mùa hè 1988, kế hoạch được đề xuất của Diêu Y Lâm và Uỷ Ban Kế hoạch Kinh tế nhà nước đã được thông qua, sau những thảo luận tới-lui tại một cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị mở rộng ở Bắc Đới Hà [khu nghỉ mát ven biển nơi các lãnh đạo Đảng tụ họp mỗi hè]. Việc thực hiện được định để bắt đầu trong quý tư 1988 hay đầu năm 1989, nhưng đã bị huỷ bỏ bởi vì lạm phát cao.

Kể từ Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 12, chiến lược của chúng ta cho cải cách giá đã kết hợp những sự điều chỉnh lại với một sự nới lỏng kiểm soát. Một số giá được chính phủ điều chỉnh theo kiểu từ trên xuống, trong khi những giá khác đã được phép điều chỉnh theo các lực lượng thị trường. Hàng hoá mà giá của nó được chính phủ định bên trong định mức của khu vực kế hoạch sau đó được bán trên thị trường với một giá bỏ ngỏ. Đấy đã là hệ thống hai giá.

Ý định đã là phản ứng với thị trường và từ từ nới lỏng sự kiểm soát giá, để cho thị trường tiếp quản. Tuy vậy, cải cách được kiến nghị đã không phù hợp với chiến lược cải cách từ từ, mà đã dựa vào những điều chỉnh giá được nhà nước quản lý trên quy mô lớn. Điều này đã phản ánh những cảm tính của thời đó: để lao qua các cải cách giá, và để loại bỏ hệ thống hai giá nhằm để thống nhất hoặc chí ít để giảm khoảng cách giữa các giá được định và các giá thị trường.

Đấy đã không phải là cách đúng để thực hiện cải cách giá, bởi vì rốt cuộc nó đã không là một sự chuyển từ những sự kiểm soát giá sang các cơ chế thị trường. Nó đã là việc sử dụng các phương pháp kế hoạch để điều chỉnh giá cả. Nó đã vẫn là cách cũ của việc định giá có kế hoạch. Là rõ bây giờ rằng nếu giả như lạm phát cao đã không xảy ra, và kế hoạch cải cách giá này đã được thực hiện, nó sẽ chẳng giải quyết được vấn đề và đã có thể làm thụt lùi cải cách giá.

Nguyên nhân trực tiếp của lạm phát cao của năm 1988 đã là, trước khi các kế hoạch cho cải cách giá thậm chí được soạn thảo, thì chiến dịch truyền thông đã bắt đầu rồi. Thình lình, các lời đồn đoán đã lan rộng: “giá cả sẽ tăng 50 phần trăm, lương sẽ gấp đôi.” Những lời đồn đại đã gây ra một sự hoảng loạn công khai, hết sức ảnh hưởng đến sự lường trước của người dân về giá cả tăng lên. “Sự lường trước tâm lý” đã là một vấn đề mà chúng tôi đã không hiểu vào lúc đó. Tuy vậy, các quốc gia với các nền kinh tế thị trường đã chú ý nhiều đến vấn đề này khi họ cần kiểm soát lạm phát. Họ đã thử tìm những cách để tránh việc gây ra một phản ứng thái quá do “sự lường trước tâm lý”; chúng tôi ngược lại đã cổ vũ và kích động nó.

Rốt cục đã chẳng có gì xảy ra, nhưng người dân đã tin rằng giá cả sẽ tăng lên, và chúng tôi đã không thể đưa ra những sự trấn an về điều ngược lại bằng, thí dụ, tăng lãi suất cho các khoản tiền gửi tiết kiệm ngân hàng, mà có nghĩa là một lời hứa cho nhân dân rằng {lãi suất của} các khoản tiết kiệm ngân hàng của họ sẽ tăng với tốc độ vượt lạm phát; hoặc việc bảo đảm giá trị của các món tiền gửi. Trong khi người dân đã đang lường trước rằng một sự tăng giá cao đột xuất đang đến, thì đã không có những sự trấn an nào được đưa ra về lãi suất của các khoản tiết kiệm của họ, như thế mọi người đã lo rằng giá cả gia tăng sẽ làm mất giá trị của những khoản tiết kiệm bao năm trời của họ được gửi trong ngân hàng. Kể từ Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 11, người dân những người sống cần kiệm đã gửi hơn 100 tỷ nhân dân tệ vào ngân hàng. Khi họ lường trước rằng các khoản tiết kiệm kiếm được một cách khó khăn sẽ bị lạm phát làm cho mất giá trị, họ đã đổ xô để rút tiết kiệm của họ khỏi ngân hàng và đã mua các hàng hoá. Việc này đã gây ra sự rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng và việc hoảng hốt mua trong mùa hè 1988.

Việc hoảng hốt mua những mặt hàng nhất định đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ, như thế nó đã không lạ đối với chúng tôi. Nhưng lần này nó đã khác. Trong quá khứ, việc hoảng hốt mua đã do thiếu hụt gây ra; người dân đã lo về sự sẵn có trong tương lai của xà phòng, muối ăn, bột. Nhưng lần này, mục đích của việc mua đã không phải cho việc sử dụng cá nhân, mà đã là bảo vệ giá trị, như thế tình hình đã thịnh hành hơn và nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Nhiều cửa hàng và doanh nghiệp đã nâng giá của họ lên, và tiền tiết kiệm ngân hàng đã sụt 40 tỷ nhân dân tệ nhiều hơn dự kiến. Ngân hàng đã phải in tiền để trả các khoản rút, dẫn đến một sự tăng lớn về lượng tiền trong lưu thông.

Ngay khi việc hoảng hốt mua bắt đầu, lẽ ra chúng tôi đã phải ngay lập tức và dứt khoát đưa ra những biện pháp để tăng lãi suất tiền gửi, hoặc công bố những khoản tiền gửi được bảo đảm giá trị. Nếu giả như chúng tôi đã làm, tình hình đã có thể khá hơn và những tổn thất phải chịu đã ít hơn.

Lúc đó, Nhóm Lãnh đạo Công việc Kinh tế và Tài chính Trung ương đã đề xuất biện pháp cho Quốc Vụ Viện, nhưng Lí Bằng và Diêu Y Lâm đã lo rằng việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ dẫn đến lãi suất cao hơn của các khoản vay của các doanh nghiệp vượt mức các doanh nghiệp có thể đủ sức chịu, do đó tác động đến sản xuất. Họ đã không đưa ra các biện pháp lập tức và, như một kết quả, những thiệt hại mà đã có thể được giảm thay vào đó đã tiếp tục tăng.

Cuối cùng, tuy vậy, họ đã chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài hành động. Sau sự thông báo về các khoản tiền gửi được đảm bảo giá trị, các khoản tiền gửi ngân hàng đã nhanh chóng ổn định và từ từ hồi phục lại. Điều này đã chứng minh rằng khi đối mặt với việc rút tiền ngân hàng ồ ạt và việc hoảng hốt mua, nếu chúng ta đã đưa ra những bảo đảm về tiền tiết kiệm, chúng ta đã có thể giảm thiệt hại rất nhiều.

Lạm phát cao năm 1988 đã thấy giá cả tăng 18,5 phần trăm. Vấn đề đã không phải là sự mất kiểm soát đối với tín dụng và các khoản cho vay, cũng đã chẳng phải chi tiêu quá về hạ tầng cơ sở. Hai các nhân tố này đã không vượt các hạn mức được đặt ra dưới chính sách “hạ cánh mềm.”

Vấn đề chính đã là sự sụt về tiền gửi tiết kiệm do những sai lầm trong cải cách giá gây ra. Nìn lại, giả như nếu chúng tôi đã tiếp tục chính sách kết hợp những sự điều chỉnh lại và sự nới lỏng kiểm soát, hoặc thậm chí giả như nếu chúng tôi đã đi nhanh hơn để nới lỏng kiểm soát giá trong khi nâng lãi suất vượt quá mức tăng giá để bảo đảm giá trị của các khoản tiền gửi, thì lạm phát cao của 1988 đã có thể tránh được.

Đối mặt với lạm phát cao và rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng và hoảng hốt mua, để nhanh chóng ổn định tình hình chúng tôi đã công bố việc huỷ bỏ cải cách giá và chuyển chính sách kinh tế sang “điều chỉnh và tổ chức lại.” Những kiến nghị này đã được tôi khởi xướng và được cuộc họp Bộ Chính trị và Hội nghị Toàn thể Uỷ ban Trung ương thông qua. Nhìn lại, tôi tin rằng việc huỷ bỏ gói cải cách giá đã là đúng nhưng việc chuyển từ chính sách ban đầu “ổn định nền kinh tế và làm sâu sắc cải cách” sang “hiệu chỉnh và tổ chức lại” đã không thích đáng.

Mặc dù chính sách “điều chỉnh và tổ chức lại” được đề xuất đã giúp ổn định nền kinh tế nhanh chóng, nó đã gây ra một sự thụt lùi nữa cho cải cách.

Trước hết, nhằm để làm chậm sự tăng giá, hầu như tất cả các biện pháp hành chính để kiểm soát giá cả đã được khôi phục. Các quan chức tại tất cả các mức chính quyền đã phải chịu trách nhiệm thực hiện. Điều này đã có nghĩa rằng những năm phục hồi đã bị rút lại để ủng hộ những cách cũ của việc kiểm soát giá.

Nhân danh “điều chỉnh và tổ chức lại,” Lí Bằng và những người khác tại Quốc Vụ Viện đã lấy lại quyền lực mà trước đó đã được giao xuống các mức thấp hơn và đã đặt sự kiểm soát lại lên những biện pháp mà đã được miễn. Mọi thứ đã đi theo hướng ngược với hướng do cải cách định ra, kéo lùi những thứ đã được cải cách rồi trong hệ thống kinh tế. Chính xác vì lý do này, trong ít hơn một năm đã có một suy thoái kinh tế và sự ế ẩm thị trường, và các vấn đề kinh tế nghiêm trọng khác đã tiếp tục cho đến khi Đồng chí Tiểu Bình có bài phát biểu trong chuyến kinh lý phương nam của ông [trong 1992].

Tóm lại, chúng tôi đã vấp sai lầm này sau sai lầm khác. Tôi đã học một bài học rất sâu sắc từ việc này.

Trong mùa hè 1988, tôi đã cử Đồng chí An Chí Văn [phó chủ nhiệm Uỷ ban Cải cách kinh tế nhà nước] và các Đồng chí khác sang Hong Kong và đã mời một số nhà kinh tế học để thảo luận các vấn đề của Trung Quốc. Sáu nhà kinh tế học đã tham gia, tất cả đều là các thành viên của Academia Sinica (Viện Hàn Lâm Trung Hoa) Đài Loan. Họ đã gồm thủ trưởng của Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Hoa, Tưởng Thạc Kiệt, người đã có ảnh hưởng to lớn ở Đài Loan.

Trong thảo luận, họ đã bày tỏ ý kiến về lạm phát năm 1988. Đầu tiên, họ đã đồng ý rằng đại lục đã đạt được một thành tích lớn trong mười năm cải cách, và rằng mặc dù đã có những vấn đề, từ một quan điểm kinh tế chúng đã không nghiêm trọng, kể cả sự tăng 18,5 phần trăm về chỉ số giá. Nếu các biện pháp thích hợp được thi hành, chúng đã có thể giải quyết được.

Thứ hai, về cải cách giá, họ tin rằng sự phát triển kinh tế cần tuân theo các quy tắc thị trường, bất chấp hệ thống chính trị. Vì lạm phát đã xấu đi năm ngoái, đã có tin đồn về cải cách giá bị chậm lại và một sự quay lại sự kiểm soát hành chính đối với một số giá. Tuy vậy, dù đã có thể hiểu được cho hành động này được xem là một biện pháp tạm thời, nó không được tồn tại lâu. Nếu hệ thống định giá sai không được cải cách, nền kinh tế không thể tiếp tục chạy. Con đường ra đã là cân bằng giữa cung và cầu, và đưa đồng tiền vào dưới sự kiểm soát. Dưới những điều kiện này, hầu hết giá hàng hoá đã có thể được nới lỏng, trong khi một phần nhỏ giá, như giá các dịch vụ công, có thể được chính phủ quyết định theo một tỷ lệ lợi nhuận nào đó. Họ đã nhấn mạnh rằng việc định giá phải do thị trường quyết định. Khác đi, sẽ chẳng bao giờ có sự định giá đúng đắn.

Một vấn đề khác họ đã thảo luận là chính sách cho việc giải quyết lạm phát. Họ đã tin rằng lý do cho lạm phát của đại lục đã chủ yếu là thâm hụt tài khoá và tài chính và rằng chìa khoá để giải quyết việc này là nâng lãi suất lên trên tốc độ tăng trưởng của chỉ số giá và hãy để nó được thả nổi theo cung và cầu của thị trường đối với tiền tệ. Việc này sẽ mang lại những lợi ích trong tiết kiệm tăng lên và việc kiểm soát quy mô của các khoản cho vay.

Sau khi tôi đọc những khuyến nghị của Tưởng Thạc Kiệt và những người khác, tôi đã chuyển bản tóm tắt cho Đồng chí Tiểu Bình và đã lệnh cho Uỷ ban để tổ chức các cơ quan liên quan để thảo luận vấn đề này.

Tôi đã có ý định để đánh giá lại toàn bộ cách tiếp cận đến nền kinh tế và cải cách giá, nhưng bởi vì các cuộc biểu tình sinh viên, vấn đề này đã bị gác sang một bên.

9. Phép Màu của Thương mại Tự do

Việc khôi phục ngoại thương là một trong những bước cốt yếu trong việc biến đổi nền kinh tế “tự-lực” Maoist. Những kinh nghiệm của Triệu với tư cách một nhà quản lý địa phương đã làm cho ông thành một người chủ trương thương mại tự do thẳng thắn. Thế nhưng, làm sao có thể rằng Triệu, một sản phẩm của thời đại Maoist, lại có sự tin tưởng như vậy vào các nguyên tắc kinh tế Tây phương? Triệu tiết lộ suy nghĩ của ông và cho rằng các cải cách đã đơn giản làm cho Trung Quốc thông minh hơn.

Trong nhiều năm, những cố gắng phát triển kinh tế của chúng ta đã mang lại những kết quả tồi. Chúng đã đòi nhiều cố gắng trong khi tạo ra ít phần thưởng. Ngoài hệ thống kinh tế, đã có những vấn đề khác, như chính sách đóng cửa, mà đã biến tự-lực thành một đức hạnh tuyệt đối. Nó đã trở thành một sự theo đuổi ý thức hệ và đã bị chính trị hoá.

Thí dụ, hãy xét nông nghiệp: nếu để đạt hiệu quả, nguyên tắc đầu tiên phải là áp dụng các lợi thế điều kiện thổ nhưỡng địa phương. Người ta phải trồng bất cứ thứ gì phù hợp nhất với đất. Tuy vậy, trong một thời kỳ dài chúng ta đã không được phép làm điều đó.

Một tình tiết ngẫu nhiên đặc biệt đã có một tác động sâu sắc lên tư duy của tôi. Trong năm 1978, khi tôi vẫn đang làm việc ở Tứ Xuyên, tôi đã dẫn đầu một đoàn đại biểu để thăm Anh và Pháp, và đã dừng ở Hy Lạp và Thuỵ Sĩ trên đường trở về.

Đầu tiên tôi đã đến miền nam nước Pháp trên vùng duyên hải của Địa Trung Hải, một vùng nổi tiếng thế giới về sự phát triển kinh tế. Khí hậu ở đó đã rất khô và không hề có mưa trong mùa hè. Dưới những điều kiện như vậy, theo cách tư duy quá khứ của chúng ta, nhằm để trồng trọt chúng ta phải “thay đổi các điều kiện do trời và đất đã định” bằng việc tạo ra các dự án thuỷ lợi khổng lồ. Họ đã chẳng làm những việc như vậy, mà thay vào đó đã trồng nho và những cây trồng khác phù hợp với khí hậu khô. Kết quả đã là sự hình thành tự nhiên của ngành rượu vang Pháp. Các nông dân ở đó rất giàu có.

Tôi đã thấy một thí dụ khác ở Anh, nơi lúa mì lớn lên rất tốt dọc theo duyên hải phía đông, trong khi duyên hải phía tây đã được phủ bằng những đồng cỏ. Đó đã là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của tôi và, bị cảnh tượng làm cho bối rối, tôi đã hỏi lý do. Tôi đã được bảo rằng đã có đủ ánh sáng ở duyên hải phía đông để làm cho nó phù hợp cho lúa mì, còn duyên hải phía tây đã có nhiều mưa nhưng ít ánh sáng và đã tốt hơn cho cỏ. Vì thế sự phát triển chăn nuôi gia súc, nuôi bò, và sản xuất sữa ở đó.

Trên đường về của tôi qua Hy Lạp, các Đồng chí ở sứ quán đã đi cùng tôi trong một tua lên vùng núi cao nơi thời tiết khô và không có mưa trong mùa hè. Theo cách tiếp cận của chúng ta, các điều kiện được xem là rất khắc nghiệt cho nông nghiệp. Chúng ta sẽ phải lặp lại mô hình Đại Trại,* sử dụng các cánh đồng bậc thang và các dự án thuỷ lợi. Nhưng họ đã không làm việc đó. Các đồi được những cây ô liu bao phủ và ngành dầu ô liu đã phát đạt. Các tiêu chuẩn sống của các nông dân đã cao. Vì sao họ đã có khả năng làm việc này? Bởi vì họ đã không sống trong một sự tự cung tự cấp, mà thay vào đó đã dựa vào thương mại với thế giới bên ngoài và đã sử dụng các lợi thế của họ để xuất khẩu các hàng hoá của họ đổi lấy những thứ họ cần.

Trong năm 1981, sau khi đã đến làm việc ở Bắc Kinh, tôi đã đi đến Huyện Lan Khảo [trong Tỉnh Hà Nam] và nói chuyện với các nông dân ở đó. Nó là một vùng đất cát, có khả năng về lạc có suất thu nhập cao. Nhưng vì chính sách đã là ưu tiên sản xuất ngũ cốc trong khi tập trung vào sản xuất thực phẩm tự lực, họ đã không được phép trồng lạc, mà thay vào đó đã trồng ngô. Suất thu nhập ngô của họ đã thấp, và các nông dân đã hết sức chỉ trích chính sách.

Một thí dụ khác đã là vùng tây bắc của Tỉnh Sơn Đông, nơi đất có lượng muối kiềm cao. Hầu hết vùng này đã phù hợp cho trồng bông với suất thu nhập cao đáng kể. Nhưng trong nhiều năm, chính sách đã cản trợ họ trồng bông, chỉ cho phép lúa mì. Kết quả đã là, họ trồng lúa mì càng nhiều, suất thu nhập đã càng thấp và càng có khả năng hơn là các nông dân bị đói.

Trong 1983, tôi đã nói với các Đồng chí ở Sơn Đông và hỏi nếu họ có thể trồng bông. Họ đã nói vấn đề là thiếu ngũ cốc. Muộn hơn chúng tôi đã quyết định rằng miền tây bắc Sơn Đông phải chuyển sang trồng bông. Họ có thể bán bông cho nhà nước (lúc đó, nhà nước đang nhập khẩu lượng bông lớn) và đổi lại nhà nước sẽ cung cấp cho họ ngũ cốc.

Kết quả đã là, chỉ cần một hai năm cho họ để lật đổ một tình huống kinh tế khó khăn và đạt suất thu nhập cao trong việc sản xuất bông của họ. Trong một thời gian, bông đã tràn ngập thị trường, đễn đến cung quá mức. Thu nhập của các nông dân đã tăng lên nhanh chóng và các điều kiện nông thôn đã được cải thiện rất nhiều. Việc sản xuất bông của họ cũng đã mang lại một sản phẩm phụ: hạt bông. Những gì để lại sau khi chiết xuất dầu hạt bông đã trở thành phân bón. Đất mà không có lượng muối kiềm cao đã tiếp tục trồng lúa mì và cũng đã thấy một sự tăng suất thu nhập từ cung ứng phân bón. Mọi người đã đều được lợi.

Chuyện dân gian địa phương đã cho rằng “một cân {giống} lúa mì sẽ nuôi tất cả, nửa cân bông mang lại thêm.”* Trước kia, khi họ đã trồng một cân rưỡi lúa mì, họ đã hầu như không có khả năng nuôi bản thân mình; muộn hơn, (trồng) một cân bông đã đủ và họ đã thậm chí có khả năng bán phần thêm cho nhà nước.

Sơn Đông và Lan Khảo đã có khả năng trồng những gì phù hợp với môi trường của họ bởi vì chúng ta đã thực hiện chính sách mở cửa và nhập khẩu lượng lớn lúa mì từ nước ngoài—nhiều đến vài chục triệu tấn hàng năm trong những năm đó. Chừng nào chúng tôi đã cho phép các nông dân trồng bất cứ thứ gì phù hợp và có suất thu nhập cao nhất, nông nghiệp đã được cải thiện. Không có chính sách mở cửa, chúng ta đã buộc phải tự sản xuất mọi thứ, và nếu chúng ta đã vẫn bám chặt vào tự-lực, chẳng gì đã có thể xảy ra.

Một lý do rằng những nỗ lực khổng lồ đã dẫn đến những kết quả vô giá trị trong nông nghiệp đã là sở hữu công. Lý do khác đã là sự tự cấp tự túc tự áp đặt mà đã cản trở chúng ta khỏi việc tận dụng lợi thế của đất và đã dẫn đến “những cố gắng gấp đôi mang lại nửa kết quả.” Trong nhiều năm chúng ta đã buộc trồng lúa mì ở các vùng không phù hợp với sản xuất lúa mì, như thế chúng ta đã phải hết sức cố gắng để xây dựng hạ tầng cơ sở nông nghiệp và các dự án thuỷ lợi. Một số dự án đã quả thực cần thiết, nhưng nếu chúng ta đã có thể tận dụng lợi thế tự nhiên của đất, chúng ta chẳng cần đến tất cả chúng. Ngoài ra, hệ thống thuỷ lợi đã có thể hiệu quả hơn, và tập trung vào những chỗ nơi nó đã cần nhất.

Cũng đã đúng thế trong công nghiệp. Chiến lược phát triển công nghiệp của chúng ta trong quá khứ đã là “Đừng bắt đầu nấu mà không có gạo trước tiên.” Chúng ta đã thử bắt đầu mọi thứ từ chính sự bắt đầu, xuống tận nguyên liệu thô.

Thí dụ, trong sản xuất thép, chúng ta đã bắt đầu đầu tiên với việc tìm và chọn các mỏ sắt, rồi than, việc xây dựng đường sá, luyện nấu chảy sắt, sản xuất và chế biến thép, và cuối cùng xây dựng máy móc. Nhưng chúng ta chỉ có các mỏ sắt chất lượng thấp với một tỷ lệ phần trăm sắt thấp. Nhiều tấn cần được khai để mang lại một tấn sắt. Các mỏ sắt và than chính của chúng ta ở miền tây, đã cần đến vận tải đường xa. Hãy tưởng tượng cần thời gian lâu đến thế nào để xây dựng một hãng làm thép; quy mô của hạ tầng cơ sở; độ dài thời gian cho các khoản đầu tư để mang lại tiền lời; bao nhiêu đầu tư có thể được thu hồi.

Với cải cách, chúng ta khôn ngoan hơn nhiều. Chúng ta nhập khẩu quặng từ Canada và Australia, nơi nó rẻ và có chất lượng cao; vận tải bằng tàu biển rẻ hơn bằng xe lửa. Một số thành phố duyên hải có thể giải quyết các quá trình hạ nguồn, bắt đầu với cán thép. Họ lấy đâu ra sắt thỏi? Từ nhập khẩu. Ngay khi việc chế biến bắt đầu, đã có lợi nhuận. Đầu tư được thu hồi nhanh từ doanh thu, mà sau đó đã được đầu tư vào các quá trình chế biến thép thượng nguồn và vào nhập khẩu sắt từ nước ngoài.

Sản xuất sợi tổng hợp đã có cùng vấn đề. Trước, nếu chúng ta muốn sản xuất các sợi tổng hợp, chúng ta đã phải đầu tiên bắt đầu với sản xuất dầu và lọc dầu trước khi làm các sợi tổng hợp. Muộn hơn, một số các nhà máy sợi tổng hợp đã bắt đầu với sản xuất đầu tiên, rồi đã tiếp tục với việc chế biến thượng nguồn sau đó. Trong 1981, trong thời kỳ điều chỉnh, chúng ta đã nhập khẩu một bộ dây chuyền sản xuất sợi tổng hợp, từ chế biến nguyên liệu đến kéo sợi. Nó đã bị hoãn. Khi nó được tiếp tục lại chúng ta đã khôn ngoan hơn rồi, như thế chúng ta đã bắt đầu với quá trình kéo sợi cho sản phẩm cuối cùng. Đấy đã là cách Nhà máy Sợi tổng hợp Nghi Chinh của Tỉnh Giang Tô đã bắt đầu. Nó đã phát triển nhanh và không bao lâu đã có thu nhập mà nó đã tái đầu tư vào việc chế biến thượng nguồn.

Tất cả điều này minh hoạ rằng chỉ dưới các điều kiện của chính sách mở cửa chúng ta mới đã có thể tận dụng lợi thế của cái chúng ta có, và trao đổi lấy cái chúng ta cần. Mỗi chỗ và mỗi xã hội đều có các điểm mạnh của nó; ngay cả các vùng nghèo có các lợi thế của chúng, như lao động rẻ. Đó là một lợi thế lớn trong cạnh tranh quốc tế.

Kết quả của việc tự làm mọi thứ đã là, chúng ta không làm những gì chúng ta làm giỏi nhất. Chúng ta đã chịu những thiệt hại khổng lồ bởi vì việc này. Bây giờ tôi càng ngày càng hiểu rõ rằng nếu một quốc gia đóng cửa, không được hội nhập vào thị trường thế giới, hay không tận dụng lợi thế của thương mại quốc tế, thì nó sẽ tụt hậu và việc hiện đại hoá sẽ là không thể.

10. Quyền tự do trên Trang trại

Để nâng các tiêu chuẩn sống lên trong một số vùng nghèo nhất của Trung Quốc, chính phủ đã lại đưa vào sơ đồ khoán đất hộ nông thôn * trong những năm đầu của cải cách, mà đã đem trả lại các khuyến khích kinh tế, một bước sống còn trong các cải cách của Trung Quốc. Với tất cả đất do chính phủ sở hữu, lời hứa cơ bản của sơ đồ này đã là khoán đất cho các gia đình trồng trọt cá thể để cho phép họ một mức độ quyền tự do và khuyến khích để cải tạo đất.

Đảng viên kỳ cựu Lưu Thiếu Kỳ một thời đã ủng hộ ý tưởng để chặn lại tác động của chính sách cực đoan của Mao về việc lập ra các công xã nhân dân. Vì Lưu cuối cùng đã thua trong bóng tối chính trị với Mao, sơ đồ khoán hộ nông thôn đã vẫn là một vấn đề chính sách nhạy cảm. Nhiều cán bộ Đảng đã biết từ kinh nghiệm rằng nó đã nâng sản lượng nông nghiệp lên, nhưng ít người đã dám công khai ủng hộ nó.

Kết quả của sơ đồ cho nền kinh tế nông thôn đã là việc dỡ bỏ hoàn toàn các công xã nhân dân của Mao, mà đã giải phóng hơn 800 triệu nông dân. Sự củng hộ ban đầu của Triệu giúp mở cửa cho sự cất nhắc ông lên các vị trí trung ương coi sóc cải cách.

Không ai đã thấy trước những kết quả đã tốt như thế nào hay rằng những thay đổi có thể đầy kịch tính đến vậy. Không ai đã lập kế hoạch về thực hiện sơ đồ khoán đất hộ nông thôn (SĐKHNT) toàn quốc hoặc thậm chí mở rộng nó ra phần lớn các vùng nông thôn. Nó đã là một quá trình từng bước một mà theo đó chúng ta đã liên tục làm sâu sắc sự hiểu biết của chúng ta.

Trong các Quy tắc Hoạt động được xét lại của Các công xã Nhân dân được Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 11 [trong 1978] thông qua, đã nhắc lại “Quy chế Sáu mươi Khoản,” khoản về quản lý và hoạt động đã nói rõ rằng không hợp đồng khoán đất cho hộ gia đình nào được phép, tức là, đất sẽ không được chia cho các hộ.

Trong tháng Chín 1979, “Quyết định về Tăng tốc Phát triển Nông thôn” của Hội nghị Toàn thể thứ Tư đã tuyên bố tương tự, “Việc chia đất bởi hộ gia đình hay các hợp đồng khoán đất hộ gia đình là không được phép trừ khi các điều kiện đặc biệt là cần cho các cây trồng công nghiệp nào đó, hoặc khi một hộ gia đình cá thể ở trong một vùng núi hẻo lánh mà không có giao thông thuận tiện.” Theo gợi ý của tôi, văn bản gốc “là không được phép” đã được thay đổi thành “không được khuyến khích.” Nói chung, chúng tôi đã vẫn tin rằng không được theo đuổi các hợp đồng khoán đất hộ gia đình, tuy giọng đã không cứng nhắc.

Khoán đất cho các nhóm hộ gia đình và cho các hộ cá thể đầu tiên đã được bản thân các nông dân khởi xướng, ở các vùng nghèo. Nó đã bắt đầu ở các Tỉnh An Huy và Tứ Xuyên. Lúc đó, việc cho phép các hợp đồng khoán như vậy trong các khu vực nghèo đã không gây ra nhiều tranh cãi.

Trong năm 1960, khi nền kinh tế đã chịu khó khăn, Tằng Huy Thánh [Bí thư Đảng tỉnh An Huy] đã áp dụng “hệ thống trách nhiệm đất được giao” ở An Huy. Tôi đã áp dụng một “hệ thống trách nhiệm chi trả tỷ lệ với sản xuất” ở Quảng Đông [nơi Triệu khi đó đã là một quan chức cao cấp]. Tỉnh Hà Nam đã áp dụng một “sơ đồ mượn đất”; (Huyện) Trương Gia Khẩu ở Tỉnh Hà Bắc đã áp dụng “sơ đồ khoán đất nhóm,” và các nơi khác đã sử dụng các hình thức khác nhau của ý tưởng. Tất cả các nơi này đã có khả năng tăng sản xuất và giảm nhẹ sự thiếu hụt thực phẩm gay gắt lúc đó. Vì thế, các sơ đồ đã được nhiều quan chức nhận ra vì đã làm tăng sản xuất và đã cải thiện một tình huống khó khăn. Vì Cách mạng Văn hoá đã hết và chính sách của chúng ta đã chuyển sang phát triển kinh tế và đã thúc đẩy các ý tưởng về “giải phóng tư tưởng” và “thực tiễn là phương tiện duy nhất để xác minh chân lý,” người dân đã ít sợ hơn và đã có khả năng tư duy thực tiễn hơn.

Vào lúc đó, tôi đã hình dung rằng các vùng nông thôn của quốc gia đã có thể được chia thành ba loại: thứ nhất, các vùng nơi sở hữu công đã tương đối ổn định, các mức sản xuất và các tiêu chuẩn sống đã cao, và quy mô của tài sản công đã lớn hay các doanh nghiệp tập thể đã phát triển; thứ hai, nhóm ở giữa; và thứ ba, các vùng nơi các lực lượng sản xuất đã bị thiệt hại nghiêm trọng và nhân dân trên bờ vực chết đói.

Tôi đã tin rằng nhân dân trong loại thứ ba đã cần khẩn cấp nhất sơ đồ khoán đất cho hộ, mà đã là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để thay đổi tình hình. Trong 1980, sau khi tôi bắt đầu làm việc trong chính phủ trung ương, tôi đã gợi ý trong một cuộc họp rằng sơ đồ khoán đất cho hộ được bắt đầu trong những xã nông thôn nghèo nhất, mà tất cả đã gồm 100 triệu người. Đấy đã là một quyết định chính sách lớn, đã có ý định để ổn định các vùng nông thôn và cho phép các nông dân hồi phục. Nó thậm chí được sự ủng hộ từ Diêu Y Lâm [Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước]. Về loại thứ hai, tôi đã tin chúng ta đã có thể đợi và xem liệu có tiếp tục sơ đồ hay không. Về loại thứ nhất, tôi đã không nghĩ sẽ có bất kể nhu cầu nào cho nó.

Tranh luận trong nội bộ đảng về sơ đồ khoán đất cho hộ đã trở nên công khai khi nó đã là về để mở rộng từ loại thứ ba sang loại thứ hai của các vùng nông thôn. Những người phản đối đã đặt vấn đề về nguyên tắc cơ bản.

[Uỷ viên Bộ Chính trị] Hồ Kiều Mộc đã yêu cầu tôi thận trọng. Ông đã nói, “Sơ đồ khoán đất cho hộ của An Huy đã lan rồi từ phía bắc của Sông Hoài sang phía nam. Ngay cả Huyện Vu Hồ, một vùng đất đẹp, đã thực hiện sơ đồ khoán đất cho hộ.” Ông đã phản đối rõ ràng. [Đảng viên lão thành] Lí Tiên Niệm đã trở về từ một chuyến đi đến Tỉnh Giang Tô phàn nàn về SĐKHNT của An Huy dưới cái cớ về báo cáo ý kiến của thành uỷ đảng tỉnh Giang Tô. [Phó Thủ tướng] Vương Nhâm Trọng cũng đã phản đối SĐKHNT. Ông đã là cựu chủ nhiệm của Uỷ Ban Nông thôn Trung ương, và ngay từ 1979 đã yêu cầu Nhân dân Nhật báo để công bố một bức thư, được cho là từ Lạc Dương [một thành phố ở Hà Nam], chỉ trích các hợp đồng khoán đất cho nhóm hộ và hộ cá thể. Tỉnh Sơn Tây đã phản đối việc nới lỏng các chính sách nông thôn và đã phê phán các cải cách của các Tỉnh An Huy và Tứ Xuyên thậm chí sớm hơn. Trong 1978 và 1979, họ đã làm tràn ngập các tờ báo với các bài báo phê phán.

Lúc đó, Hoa Quốc Phong [người kế vị ngắn ngủi của Mao] cũng đã không ủng hộ SĐKHNT. Ông đã tin rằng các vùng nông thôn, nhất là ở miền nam, đã cần đến những hoạt động tập thể nhằm để thực hiện mọi thứ: từ thu hoạch mùa màng trên đồng đến việc đập, phơi, và vận chuyển.

Trần Vân đã không bày tỏ trực tiếp liệu ông ủng hộ hay phản đối nó. Một lần, ông đã cử ai đó đến hỏi tôi: thường có mưa trong mùa gặt ở miền nam, và quá trình làm khô là không đủ nhanh để giữ ngũ cốc khỏi bị mốc—vấn đề này có được tránh với sơ đồ khoán đất cho hộ? Sau khi xem xét việc này, tôi đã trả lời cho ông rằng sau khi khoán hộ được đưa vào, quá trình đã được vận hành thậm chí suôn sẻ hơn trước đó. Ông đã không đưa ra bất cứ bình luận thêm nào.

Bí thư thứ nhất của Tỉnh Hắc Long Giang cũng đã phản đối việc khoán hộ. Tại một cuộc họp quản lý nông thôn do Uỷ ban Trung ương tổ chức mà tại đó nhiều lãnh đạo tỉnh đã bày tỏ sự ủng hộ sơ đồ, ông đã nói một cách nổi tiếng, “Các bạn cứ tiến lên và đi trên đại lộ rộng rãi của các bạn; tôi sẽ tiếp tục đi trên cái cầu một tấm ván duy nhất của tôi.” Ông đã muốn nói rằng cho dù các tỉnh khác có thực hiện sơ đồ khoán đất cho hộ, Tỉnh Hắc Long Giang sẽ không làm theo.

Bí thư thứ nhất của Tỉnh Phúc Kiến cũng đã phản đối sơ đồ, dẫn đến một sự rạn nứt lớn với các bí thư thường trực khác trong tỉnh của ông. Bí thư thứ nhất của Sơn Tây đã cấm sơ đồ được sử dụng trong vùng Quan Trung của tỉnh. Cả bí thư thứ nhất và thống đốc của Tỉnh Hà Bắc đã phản đối sơ đồ. Thống đốc của Hà Bắc đã là cựu bí thư thường trực của Tỉnh Sơn Tây. Khi Đồng chí này làm việc ở Sơn Tây và các khu vực khác đã bắt đầu nới lỏng các chính sách nông thôn, ông, ngược lại, đã chuyển từ quản lý kế toán từ mức đội sản xuất lên mức đơn vị.

Việc thực hiện sơ đồ khoán đất cho hộ trên toàn quốc sẽ là không thể nếu không có sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình. Sự thực rằng nó đã không gặp nhiều sự kháng cự từ các lãnh đạo trung ương đã liên quan nhiều đến thái độ của Đặng. Tuy ông đã không bình luận nhiều về vấn đề, ông đã luôn luôn cho thấy sự ủng hộ cho các quan điểm của tôi, [Hồ] Diệu Bang, và Vạn Lí. Ông đã nói ông hài lòng với những thay đổi đã diễn ra sau khi thực hiện sơ đồ khoán hộ. Trong 1981, một số nông dân trong vùng thảm hoạ của Huyện Đông Minh ở Tỉnh Sơn Đông đã cùng nhau viết một bức thư cho Đặng Tiểu Bình để bày tỏ lòng biết ơn, nói bây giờ họ đã có thực phẩm để ăn, nhờ khoán đất cho hộ. Ông đã chuyển bức thư này cho tất cả các lãnh đạo trung ương.

Trong đầu tháng Giêng 1981, tôi đã đi đến Lan Khảo ở Tỉnh Hà Nam, Đồng Minh ở Tỉnh Sơn Đông, và các vùng nghèo khác. Tôi đã thấy tận mắt những sự thay đổi đã xảy ra như một kết quả của các hợp đồng khoán đất cho hộ gia đình trong các vùng này và đã trải nghiệm sự ủng hộ nhiệt tình của các cán bộ và nhân dân địa phương. Nó đã tạo một ấn tượng cực kỳ sâu sắc lên tôi. Khi các cán bộ đã bày tỏ nguyện vọng của nhân dân để gia hạn các hợp đồng khoán đất cho họ thêm ba năm nữa, tôi đã trả lời ngay lập tức, “Được.” Mặc dù tôi đã không thay đổi lập tức ý kiến của tôi rằng sơ đồ khoán đất cho hộ đã chỉ là một giải pháp tạm thời, tôi đã cảm thấy tin rằng vấn đề này cần được đánh giá lại.

Khi trở về Bắc Kinh, tôi đã báo cáo tóm tắt cho Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu Bang, và các lãnh đạo trung ương khác về những gì tôi đã thấy. Đã không có nghi ngờ gì rằng sơ đồ khoán đất cho hộ đã giúp làm tăng sản xuất và đã nâng cao các tiêu chuẩn sống của các nông dân.

Tuy vậy, đã là không thể để không tự hỏi liệu các hoạt động quy mô nhỏ do gia đình vận hành có thể duy trì được sự phát triển tiếp tục của nông nghiệp hay không. Vấn đề then chốt đã là làm sao để tích hợp sự nhiệt tình của các hộ nhận khoán với nhu cầu cho việc phát triển những hoạt động thương mại và sản xuất quy mô lớn, để tránh biến nông nghiệp thành một nền kinh tế trồng trọt quy mô nhỏ. Tôi đã nghĩ khoán cho doanh nghiệp hộ gia đình có hy vọng như một giải pháp cho vấn đề này. Sơ đồ này đã nảy sinh ra từ kinh nghiệm thực tiễn của các cán bộ và các công dân và muộn hơn được gọi là “các hợp đồng khoán cá nhân kết hợp với những hoạt động chung.”

Một vấn đề khác đã là sự nổi lên của các doanh nghiệp hộ gia đình nông thôn. Khi tôi đi thăm Tây Âu trong 1988, tôi đã để ý rằng nhiều trong những hoạt động nông nghiệp đã không rất lớn. Nhiều đã là các trang trại nhỏ. Bất cứ vấn đề gì họ đã không thể tự giải quyết, họ đã làm qua các hội hợp tác. Kết quả đã có thể tốt như bất kể hoạt động quy mô lớn nào. Thuỵ Điển, đặc biệt, đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Niềm tin trước kia của tôi rằng năng suất nông nghiệp cao cần đến các hoạt động quy mô lớn đã bắt đầu thay đổi. Tôi đã không còn xem việc thực hiện các hợp đồng khoán đất cho hộ trong sản xuất chung ở các khu vực nông thôn như ngụ ý một sự quay lại quá khứ đến một nền kinh tế nông nghiệp quy mô nhỏ nữa.

Ngay từ thời khi tôi ở Tứ Xuyên, tôi đã thúc đẩy việc khoán trồng trọt, và nuôi cá, trồng hoa, và cây thuốc cho những người có chuyên môn đặc biệt và kỹ năng quản lý. Muộn hơn tôi đã đến thăm nhiều trang trại nuôi gà, lợn, và lấy sữa cũng như các phương tiện chế biến sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp may nông thôn. Trong 1981, khi tôi thăm Sơn Tây trong một tua kiểm tra, tôi đã nhận xét rằng sự nổi lên của các doanh nghiệp tư nhân hộ gia đình nông thôn đã đánh dấu sự bắt đầu của nền kinh tế hàng hoá nông thôn.

Sự biến đổi hệ thống toàn quốc của một sự sở hữu ba lớp của các công xã nhân dân thành các SĐKHNT đã là một sự thay đổi chính sách lớn và một cuộc cách mạng sâu sắc. Đã chỉ cần chưa đến ba năm để hoàn tất việc này một cách suôn sẻ. Tôi tin nó đã là sự thay đổi chính sách lớn lành mạnh nhất trong lịch sử của quốc gia chúng ta. Nó đã được tiến hành thậm chí trong khi hầu hết các lãnh đạo và các cán bộ đã vẫn nghi ngờ. Tuy vậy, đã không một cá nhân nào bị trừng trị, cũng chẳng lãnh đạo cao cấp nào bị chỉ trích công khai. Tất nhiên, hai năm sau, vài tỉnh vẫn đã cử người ra để cản việc thực hiện các hợp đồng khoán đất cho hộ, và lúc đó chúng tôi đã ban hành các lệnh hành chính để chặn họ lại.

Khi việc thực hiện các SĐKHNT được mở rộng, bắt đầu từ mức cơ sở và lan lên, tính ưu việt của nó như một hệ thống đã ngày càng trở nên hiển nhiên. Tuyệt đại đa số các lãnh đạo và các cán bộ đã dần dần thay đổi ý kiến từ sự phản đối ban đầu của họ. Đấy đã là một sự phát triển đáng kể, và một kinh nghiệm đáng để học.

Trong thời gian của sự thay đổi chính sách lớn này, chính phủ trung ương đã không áp dụng các tiêu chuẩn đồng nhất và không đưa ra các chỉ dẫn thống nhất. Các chính quyền địa phương đã tự do để chọn để có thực hiện không và theo cách nào. Cả “đường cao tốc rộng” và “cầu một miếng ván duy nhất” đã được cho phép. Các lãnh đạo địa phương đã được bảo không can thiệp khi nhân dân tự khởi xướng các hợp đồng khoán đất cho hộ. Trong khi đó, chính phủ trung ương đã cố gắng để nghiên cứu tình hình tổng thể và học từ những thành tựu của nó trước khi đưa ra sự hướng dẫn.

Việc chấp nhận và làm theo phương pháp này đã mang lại những lợi ích to lớn và đã không làm chậm tốc độ của những thay đổi đang xảy ra. Vì quyền lựa chọn đã được trao cho các lãnh đạo địa phương và các cán bộ, và họ được trao thời gian để đưa ra lựa chọn của họ (thời gian đủ để chuyển từ không muốn sang sẵn sàng), những sự thay đổi đã xảy ra một cách tự nguyện. Điều này làm giảm khả năng xung đột và các tác động tiêu cực. Nó đã trao cho các nhà chức trách địa phương đủ thời gian để đưa ra một sự lựa chọn, để nhận ra tính ưu việt của các sơ đồ và để tìm ra cách để chấp nhận chúng theo các điều kiện phát triển riêng của họ. Khi nó đã chuyển từ các khu vực nghèo nhất sang các khu vực trung bình và giàu có hơn, chính sách đã từ từ được hoàn thiện.

Tôi đã nhắc tới ở trên rằng tôi đã nhiệt tình về hệ thống khoán doanh nghiệp hộ gia đình nông thôn. Quan điểm của tôi về việc này được bày tỏ đầy đủ trong tư liệu của một cuộc họp của các bí thư thứ nhất tỉnh và thành phố trược thuộc về sơ đồ khoán đất cho hộ, được tổ chức trong tháng Chín 1980. Tóm tắt đã được Uỷ ban Trung ương phân phát toàn quốc vào 29 tháng Chín, 1980.

Bản tóm tắt đã cho biết, “Hệ thống Khoán Hộ Chuyên ngành là một hệ thống mà trong đó, dưới sự quản lý của tổ sản xuất, những người với tài chuyên môn về sản xuất nông nghiệp sẽ được phân các hợp đồng khoán đất; những người với tài chuyên môn về trồng trọt, chăn nuôi gia súc, nuôi cá, và hoạt động thương mại sẽ được phân các hợp đồng khoán chuyên ngành cho nhóm hay hộ gia đình của họ.” Nguyên tắc chỉ đạo đã là để tận dụng khuyến khích của các hợp đồng khoán cá nhân trong khi tránh các khoản tiền lời nhỏ mọn của nền kinh tế nông nghiệp quy mô nhỏ nơi một gia đình làm mọi thứ.

Tuy vậy, ý tưởng này [đưa các khuyến khích cho các hoạt động nông nghiệp quy mô lớn và chuyên ngành] đã không được thực hiện bởi vì nó đã không nhận ra sự thực rằng nền kinh tế thương gia nông thôn đã chưa phát triển đầy đủ. Sự đa dạng hoá của các hoạt động, các ngành công nghiệp, và thương mại đã vừa mới bắt đầu. Đã không có nhiều sự chuyên nghiệp hoá về sự thành thạo trong khi người dân đã vẫn bám vào những cách tư duy cũ của họ. Như thế bên cạnh vài chuyên gia và vài hợp đồng khoán sản xuất lúa mì lớn, hầu hết đất nông thôn đã được khoán theo nhân khẩu hộ gia đình.

Những gì thực sự đã xảy ra đã hợp với mức phát triển kinh tế nông thôn và năng suất đã tồn tại lúc đó. Các kết quả đã cho thấy rằng nó đã không hoạt động như một sự cản trở sự phát triển năng suất nông thôn, mà ngược lại, đã hết sức kích thích nền kinh tế nông thôn.

Chắc chắn, sơ đồ chia đều đất và khoán cho các hộ gia đình đã không thể làm thay đổi vấn đề gốc rễ về hiệu quả lao động nông thôn thấp. Khi thương mại nông thôn tăng lên, thì sự phát triển của các hoạt động chuyên ngành và các ngành công nghiệp nông thôn cũng sẽ tăng. Các vấn đề về chuyên môn hoá tài chuyên môn, lao động di cư, và trồng trọt quy mô lớn cuối cùng sẽ phải giải quyết lần nữa. Tất nhiên, nó sẽ chẳng bao giờ có hình thức của tập thể hoá mà đã tồn tại trong những năm 1950. Rất có thể, một hình thức phù hợp hơn là hoạt động trang trại gia đình. Nhằm để thích nghi với loại nhu cầu này, khả năng để buôn bán tự do, cho thuê, và thừa kế đất phải được cho phép và nguồn lực sản xuất nông thôn quan trọng nhất, đất đai, phải được làm cho sẵn có một cách tự do trên thị trường và được trao sự bảo vệ pháp lý. Đấy là một vấn đề phải đương đầu.

11. Các vùng Duyên hải Cất cánh

Thành công sớm của chương trình cải cách truyền cảm hứng cho Triệu để xây dựng một chiến lược táo bạo hơn cho việc phát triển vùng duyên hải. Ý tưởng là để phát triển một nền kinh tế hoàn toàn định hướng xuất khẩu trong vùng đó. Trong chừng mực nào đó việc này đã bắt đầu rồi với việc mở cửa vài đặc khu kinh tế dọc duyên hải, nhưng Triệu tin một chính sách toàn diện hơn sẽ dẫn đến sự phát triển nhanh và kết nối Trung Quốc với nền kinh tế toàn cầu. Là rõ ông đã muốn theo đuổi ý tưởng này thêm nếu giả như ông đã được trao thời gian.

Trong mùa đông 1987, tôi đã đi các tua kiểm tra các vùng duyên hải, sau đó, trong tháng Giêng 1988, tôi đã đề xuất các chiến lược cho việc phát triển duyên hải.

Trong các tua đó, tôi đã đi đến tin rằng thị trường quốc tế cung cấp các điều kiện thích hợp cho các vùng duyên hải của chúng ta để tăng tốc sự phát triển của chúng, bởi vì sản xuất thâm dụng lao động sẽ luôn luôn chuyển đến những chỗ nơi lao động là dồi dào và rẻ. Một số nước đã phát triển đã chuyển đầu ra của riêng họ theo hướng các sản phẩm thâm dụng tri thức, công nghệ, hay vốn, mà đưa ra cho các nước đang phát triển một cơ hội. Nó là một loại quy luật tự nhiên. Nhật Bản đã đi theo con đường này, như bốn con Hổ Á châu, Đài Loan, Singapore, Hong Kong, và Hàn Quốc. Đó là cách bốn con Hổ đã cất cánh.

Các vùng duyên hải của chúng ta có những lợi thế lớn. Chúng có cung dồi dào về lao động chất lượng cao, tốt hơn cung ở các nước đang phát triển khác. Giao thông tiện lợi, thông tin sẵn có, và người dân biết nhiều hơn về thị trường quốc tế và cạnh tranh và có thể phản ứng nhanh hơn các tỉnh nội địa. Ngoài ra, hạ tầng cơ sở đã tốt hơn và vùng này đã có một năng lực lớn hơn cho việc tạo ra các ngành công nghiệp nhẹ và dệt. Các vùng duyên hải của chúng ta có tất cả các điều kiện cần thiết để đi qua những gì các con Hổ Á châu đã đi qua.

Cách tiếp cận này sẽ tăng tốc rất nhiều sự phát triển của các vùng duyên hải. Chiến lược được đề xuất yêu cầu việc phát triển một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, mà có nghĩa rằng 100 đến 200 triệu người gia nhập thị trường toàn cầu và tham gia vào sự trao đổi và cạnh tranh quốc tế. Nó sẽ thúc đẩy “hai đầu kéo dài ra nước ngoài,” có nghĩa là các thành phẩm sẽ đưa vào thị trường quốc tế, trong khi các nguyên liệu và các nguồn lực khác được nhập khẩu từ thị trường quốc tế. Nếu sản xuất của tất cả các hàng hoá xuất khẩu thay vào đó dựa chỉ vào các nguồn lực trong nước, nó có thể dẫn đến những sự thiếu hụt trong nước. Một sự cạnh tranh vì các nguyên liệu giữa các khu vực miền đông và miền trung và miền tây có thể gây mất ổn định nền kinh tế quốc gia.

Khi chiến lược được đề xuất, Đồng chí Tiểu Bình đã ủng hội và đã hết sức khen ngợi nó. Ông đã nói chúng ta phải nắm lấy thời cơ bằng việc tiến hành những hành động táo bạo và quyết định để đừng đánh mất bất cứ cơ hội nào. Một số vùng duyên hải đã cũng ủng hộ và nhiệt tình. Họ thấy tương lai của họ có thể tươi sáng đến thế nào.

Nhưng cũng đã có những quan điểm phản đối. [Chủ nhiệm Kế hoạch Nhà nước] Diêu Y Lâm và Lí Bằng đã có những quan ngại. Đã vẫn là vấn đề về giải quyết nền kinh tế quá nóng của quốc gia và đạt một “sự hạ cánh mềm.” Nếu các vùng duyên hải đẩy nhanh sự phát triển của chúng, chẳng phải nền kinh tế sẽ trở nên quá nóng lần nữa ư? Thực ra, sự lo ngại này là không cần thiết. Cái gọi là “hâm quá nóng” đã không phải là một vấn đề đơn giản của nhịp độ phát triển là quá chậm hay quá nhanh, mà là về liệu nhịp độ là cao hơn mức có thể được hấp thu. Vấn đề đã chủ yếu là về đầu tư quá mức, tiền lời trên đầu tư đến muộn, hay những khoản đầu tư mang lại lời thấp. Ngoài ra, các quỹ tiêu dùng đã khổng lồ, gây ra một sự quá dư dả tiền trong lưu thông.

Các vấn đề này sẽ không tồn tại nếu các vùng duyên hải tiếp tục với chiến lược. Thứ nhất, đã không cần đến những khoản đầu tư lớn; thứ hai, các sản phẩm của chúng có thể được bán nhanh chóng; và thứ ba, nguyên liệu có thể được nhập khẩu từ nước ngoài.

Các nền kinh tế của bốn con Hổ Á châu đã chứng minh điều này. Đã là lúc lạm phát tương đối cao mà họ đã phát triển các nền kinh tế định hướng xuất khẩu của họ, xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng lao động trong khi nhập khẩu các nguyên liệu. Kết quả đã là sự phát triển tăng tốc của các nền kinh tế của họ với những năm tăng trưởng bền vững liên tiếp. Đồng thời, các tỷ lệ lạm phát của họ đã giảm và các nền kinh tế của họ đã trở nên ổn định hơn.

Trung Quốc là một nước to với các điều kiện khu vực đa dạng. Chúng ta đã thường thử áp dụng một cách tiếp cận duy nhất phù hợp cho toàn quốc gia, nhưng điều đó đã có khuynh hướng bỏ qua các thế mạnh và các đặc trưng khu vực. Thí dụ, các vùng duyên hải đã có thể được phát triển nhanh hơn mà không có vấn đề hâm quá nóng kinh tế, nhưng vì chúng ta đã thử giảm vấn đề toàn quốc, chúng ta cũng đã hạn chế sự phát triển của các vùng duyên hải nữa, mà đã làm chúng ta mất những cơ hội. Chúng ta đã tiến hành theo cách đó trong nhiều năm. Nếu chúng ta phải làm bất cứ thứ gì, chúng ta làm nó khắp đất nước; khi chúng ta đưa ra những sự điều chỉnh để làm chậm tình hình lại, chúng ta đã làm chậm mọi khu vực. Các vùng duyên hải đã mất những cơ hội phát triển nhiều lần.

Vài lão thành Đảng đã có mối lo khác. Thí dụ, Trần Vân đã lo rằng, trong khi “hai đầu kéo dài ra nước ngoài” đã là một quan niệm hay, nó không tỏ ra dễ. Tôi đã hiểu nỗi sợ của ông: Nếu chúng ta đồng ý để nhập khẩu các nguyên liệu nhưng sau đó các sản phẩm của chúng ta không thể xuất khẩu ra nước ngoài, thì làm sao chúng ta cân đối ngoại tệ của chúng ta? Nhưng trong khi mối lo của ông đã là có thể hiểu được, câu hỏi thực đã là, nếu chúng ta có những điều kiện thuận lợi như vậy và nếu các con Hổ Á châu đã tìm được cách làm nó, thì vì sao chúng ta lại không thể? Vì sao chúng ta không có khả năng cạnh tranh?

Đã có hai trở ngại: hệ thống ngoại thương, và các doanh nghiệp sở hữu nhà nước. Nhằm để thực hiện chiến lược phát triển duyên hải, ngoại thương phải được cải cách và các công ty dính líu đến thương mại cần được trao trách nhiệm vì lợi nhuận và và lỗ của chúng. Lúc đó, tôi đã đề xuất cho phép “những lượng nhập khẩu và xuất khẩu khổng lồ mà không có chậm trễ nào.” Hệ thống ngoại thương phải dỡ bỏ các rào cản để cho phép khối lượng nhập khẩu và xuất khẩu lớn hơn.

Vấn đề khác đã là làm thế nào để cải cách các doanh nghiệp sở hữu nhà nước. Sẽ không dễ để thay đổi tập quán về “ăn từ một bát cơm” hay “lấy lợi nhuận nhưng chia các khoản lỗ.” Tôi đã nhấn mạnh đầu tiên sự phát triển của các doanh nghiệp sở hữu hương trấn trong các vùng duyên hải. Các doanh nghiệp đã linh hoạt và dễ hơn để giải quyết. Tôi đã xem xét kỹ nhiều doanh nghiệp hương trấn và đã thấy rằng chúng đã giao hàng đúng thời hạn, đã chú ý đến chất lượng, và đã có uy tín rất tốt.

Đã có một nỗi lo thứ ba, chủ yếu của các nhà hàn lâm và các học giả dính líu đến lập kế hoạch và ngoại thương. Họ đã chỉ ra rằng các con Hổ Á châu đã là rất nhỏ còn chúng ta lớn hơn nhiều và với một dân cư lớn hơn nhiều. Họ đã tự hỏi liệu tất cả các sản phẩm của chúng ta có thể được bán ở nước ngoài.

Vấn đề này phải được xem xét theo cách này: chừng nào các sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành thấp, chúng sẽ tìm thấy chỗ của chúng trên thị trường. Thị trường đã không bị đóng băng hay tĩnh trong một kích thước cố định nơi, một khi bạn đã có thị phần của mình, thì sẽ không có hơn. Chắc chắn, đã không có chân không nào trong thị trường quốc tế và không có hàng hoá nào mà thị trường quốc tế đang thiếu. Vấn đề đã là thị phần: bạn đã chiếm được bao nhiêu và tôi đã chiếm được bao nhiêu. Tổng khối lượng sẽ tăng lên với sự phát triển kinh tế thế giới và tăng trưởng thế giới. Tuy vậy, thị phần là biến đổi và phụ thuộc vào cạnh tranh. Đó là vì sao các nước đã phát triển đã ngừng sản xuất các sản phẩm thâm dụng lao động và đã điều chỉnh các ngành của họ. Một khi các nền kinh tế mới nổi cất cánh, các chi phí lao động riêng của họ tăng lên, và họ dần dần mất lợi thế của họ. Thí dụ, Nhật Bản đã chuyển sự sản xuất thâm dụng lao động của họ sang các con Hổ Á châu, nhưng bây giờ các con Hổ Á châu đã mất lợi thế của họ trên mặt trận này.

Một nước như Trung Quốc có lợi thế về các nguồn lực lao động khổng lồ. Không cần lo về tương lai. Một khi bước đầu tiên đã được tiến hành, chúng ta có thể tiến hành bước thứ hai và rồi thứ ba. Chừng nào chúng ta bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng lao động, chúng ta sẽ tích luỹ vốn và các công nghệ tiên tiến hơn, và chúng ta sau đó có thể cạnh tranh về các sản phẩm thâm dụng vốn hay công nghệ trên trường quốc tế.

Nhưng đó là câu hỏi cho sự phát triển tương lai, và đã không cần phải sợ. Đây đã chỉ là sự bắt đầu. Chúng ta đã không ngay lập tức đẩy 200 triệu người để đối mặt trực tiếp với cạnh tranh thị trường quốc tế. Đấy đã là một quá trình phát triển.

Đã cũng có một số người không thích từ bỏ sự giả bộ là một cường quốc thế giới. Họ đã chất vấn làm sao một Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa xã hội chủ nghĩa lại có thể nhấn mạnh sự sản xuất thâm dụng lao động và dựa vào xuất khẩu của các doanh nghiệp hương trấn nông thôn. Họ đã tin cách đúng đã phải là để tổ chức các tập đoàn doanh nghiệp khổng lồ để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm với các công nghệ hết sức tiên tiến.

Điều này đã là hoàn toàn không thực tế cho nước chúng ta. Chúng ta đã đang xuất khẩu những gì lúc đó? Chúng đã chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, không phải các sản phẩm công nghiệp, và nhiều trong số đó đã là các nguyên liệu. Chúng ta đã là một nước đang phát triển, và không quan trọng chúng ta đã muốn nhiều đến thế nào để theo đuổi các sản phẩm công nghệ cao, làm như vậy trong khối lượng lớn đã là không thể và vì thế đã không thể cải thiện vấn đề thất nghiệp trong các vùng duyên hải. Chúng ta cần bắt đầu với các sản phẩm thâm dụng lao động với lượng xuất khẩu khổng lồ. Sau khi nền kinh tế đã ổn định và đã trở nên vững chãi hơn, chúng ta có thể chuyển sang mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao tiên tiến và các sản phẩm với giá trị-gia tăng cao hơn.

Đã có một loại phản đối khác. Một số cán bộ ở các khu vực miền trung và miền tây, hay những người đã dính líu đến lập kế hoạch và kinh tế vĩ mô, đã chất vấn vì sao chúng ta muốn phát triển thêm nữa các vùng duyên hải khi chúng đã dẫn trước các tỉnh nội địa rồi. Chẳng phải sự cách biệt sẽ trở nên thậm chí lớn hơn? Các Đồng chí từ các tỉnh nội địa đã tin rằng việc phát triển các vùng duyên hải sẽ làm cho người giàu giàu hơn. Họ đã muốn biết: Vì sao không làm cho người nghèo giàu hơn?

Thực ra, sự tăng tốc phát triển dọc vùng duyên hải sẽ không chỉ có lợi cho duyên hải mà cũng lái nền kinh tế của cả quốc gia, kể cả các tỉnh nội địa. Không có sự phát triển của các vùng duyên hải, nơi tất cả các công nhân di cư tìm được việc làm hay sao? Nếu các vùng duyên hải phát triển, các quy luật về sự sản xuất thâm dụng lao động sẽ cũng áp dụng bên trong nước và chuyển tới những chỗ nơi lao động còn rẻ hơn. Khi chi phí lao động bắt đầu tăng lên trong các vùng duyên hải, họ sẽ buộc phải tiến hành những sự điều chỉnh trong sản xuất của họ. Vì thế, chúng ta không thể phát triển với một tốc độ đồng đều và chúng ta cần tiếp tục với một vùng dẫn dắt và thúc đẩy vùng khác. Các bước đồng đều sẽ có nghĩa chẳng ai có thể di chuyển nhanh hơn. Các vùng duyên hải là phần của Trung Quốc; nếu các thế mạnh của chúng được sử dụng, nó sẽ có lợi cho toàn quốc gia, kể cả các khu vực miền trung và miền tây. Từ quan điểm phát triển tổng thể, cần biến sự phát triển của các vùng duyên hải thành một ưu tiên.

Bất chấp nhiều mối lo ngại, chiến lược phát triển của các vùng duyên hải đã được Bộ Chính trị thông qua và được thực hiện. Sau Bốn tháng Sáu, chiến lược đã không còn được nhắc đến theo tên, nhưng trong thực tế nó đã được tiếp tục. Chính bởi vì sự phát triển bền vững của nền kinh tế duyên hải mà quốc gia đã đạt các khối lượng xuất khẩu lớn trong chỉ vài năm và dự trữ ngoại hối đã tăng lên một lượng khổng lồ. Tất cả chính bởi vì ta đã đi con đường này, có phải thế không? Tất nhiên, sau Bốn tháng Sáu, không ai đã có thể nói về chiến lược này như một chính sách, mà đã làm xói mòn thậm chí nhiều hơn việc thực hiện tích cực của chiến lược này.

Một lần tôi đã nói chuyện với một doanh nhân giàu có từ Đài Loan, Trương Vinh Phát (Chang Yung-fa), Chủ tịch của Tập đoàn Evergreen. Ông đã nổi tiếng ở Đài Loan như Vương Vĩnh Khánh (Wang Yung-ching) [cựu Chủ tịch của Formosa Plastics]. Trong cuộc trò chuyện, tôi đã nói với ông ta, “Không phải là việc tầm thường rằng các bạn ở Đài Loan đã có thể tích luỹ được mấy chục tỷ [dollar] dự trữ ngoại hối; cho một khu vực nhỏ như vậy, các bạn đã đạt được điều này thế nào?”

Ông đã nói, “Việc này không khó. Cứ tiếp tục chính sách hiện thời của các ông về cải cách và mở cửa và phát triển ngoại thương. Sẽ không lâu trước khi các ông sẽ có các khoản dự trữ ngoại hối lớn. Nếu Đài Loan đã có thể làm việc ấy, đại lục cũng có thể làm việc đó.” Ông đã nói điều này một cách rất lạc quan và tự tin.

Lúc đó, tôi đã có những mối nghi ngờ. Có thật có thể dễ đến vậy? Bây giờ có vẻ rằng quả thật đã chẳng khó như thế. Chìa khoá đã là để ủng hộ sự cởi mở. Tôi đã nhắc tới việc này nhiều lần trước đây để minh hoạ điểm này: chừng nào chúng ta thực hiện Chính sách Cải cách và Mở Cửa, nền kinh tế của chúng ta sẽ có khả năng phát triển nhanh.

Từ mùa thu 1987 đến tháng Giêng 1988, tôi đã đi đến Phúc Kiến, Quảng Đông, Chiết Giang, và Giang Tô cho các tua kiểm tra và đã tổ chức các cuộc nói chuyện với các cán bộ địa phương ở các mức huyện, thành phố, quận, và tỉnh. Tôi cũng đã trao đổi quan điểm với các cơ quan chính phủ trung ương liên quan, sau đó tôi đã đề xuất chiến lược cho sự phát triển vùng duyên hải. Điểm quan trọng nhất của chiến lược đã là để phát triển một nền kinh tế định hướng xuất khẩu trong các vùng duyên hải để tận dụng đầy đủ lợi thế của các cơ hội do một nền kinh tế toàn cầu trong chuyển đổi mời chào. Kế hoạch đã phủ một vùng dọc bờ biển mà đã gồm từ 100 đến 200 triệu người. Các khoản sau đây đã được bao gồm:

1. Sự phát triển vùng duyên hải về cơ bản sẽ là sự hình thành của một nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Tận dụng lợi thế của cơ hội do những sự điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế toàn cầu chào mời, sự tập trung sẽ được đặt lên việc phát triển sản xuất thâm dụng lao động, hay sản xuất mà cả là thâm dụng lao động lẫn thâm dụng công nghệ.

2. Các lượng nhập khẩu và xuất khẩu khổng lồ phải đạt được với “hai đầu kéo dài ra nước ngoài.” Vốn, thiết bị, và bán sản phẩm sẽ được thực hiện trên thị trường quốc tế để thu hút đầu tư quốc tế và để nhập khẩu thiết bị và các nguyên liệu. Việc chế biến sẽ xảy ra trong nước và sau đó các sản phẩm sẽ được xuất khẩu. Lượng khổng lồ nhập và xuất khẩu phải được cho phép không chậm trễ.

3. Khi phát triển nền kinh tế định hướng xuất khẩu, tiềm năng đầy đủ của các doanh nghiệp hương trấn phải được nhận ra và chúng phải trở thành một lực lượng lớn hay thậm chí chi phối. Điều đó có nghĩa là việc sử dụng đầy đủ khả năng của các doanh nghiệp hương trấn và dùng chúng như một phương tiện để lót đường cho một nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Cuối cùng, một phần lớn của lao động nông thôn trong các vùng duyên hải sẽ được hội nhập vào nền kinh tế định hướng xuất khẩu này và thị trường quốc tế.

4. Nhằm để thích nghi với loại biến đổi này, các việc nhập khẩu và xuất khẩu tập trung trong ngoại thương phải được cải cách. Tất cả các thực thể hay các doanh nghiệp với năng lực để sản xuất cho xuất khẩu, và các doanh nghiệp đang tiến hành nhập khẩu và xuất khẩu trong ngoại thương, phải {tự} chịu trách nhiệm về lỗ và lãi riêng của chúng trong khi được phép tiến hành việc kinh doanh của chúng một cách tự do.

Tóm lại, điều này đã có nghĩa cho phép 100 triệu đến 200 triệu người trong các vùng duyên hải, và các doanh nghiệp trong các vùng này, để hội nhập vào thị trường toàn cầu và tham gia vào sự trao đổi và cạnh tranh của thị trường quốc tế.

Bên ngoài Trung Quốc, những sự điều chỉnh về cơ cấu kinh tế quốc tế đã đang xảy ra, và trong một số quốc gia đã công nghiệp hoá hay các quốc gia công nghiệp hoá mới nổi các tiêu chuẩn sống của nhân dân đã cao hơn, như thế chi phí lao động của họ cũng cao hơn. Việc này sẽ khiến sự sản xuất thâm dụng lao động từ từ chuyển sang các chỗ nơi chi phí lao động thấp hơn.

Trong Vùng châu Á Thái bình Đương, chính Hoa Kỳ đầu tiên đã chuyển một số sản xuất thâm dụng lao động và chế tác của nó sang Nhật Bản. Nhật Bản đã tận dụng cơ hội để phát triển chính mình. Muộn hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chuyển một phần sản xuất và chế tác của họ sang các con Hổ Á châu. Khi các con Hổ Á châu phát triển, Nhật Bản và các con Hổ Á châu đang chuyển một phần các ngành công nghiệp của họ sang các nước ASEAN [một nhóm gồm mười quốc gia Đông Nam Á].

Những điều chỉnh cơ cấu kinh tế, dù từ viễn cảnh toàn cầu hay Á châu Thái Bình Dương, sẽ không dừng lại. Quá trình quay vòng này tạo ra một cơ hội cho các nước đang phát triển. Trong quá khứ, bởi vì chúng ta đã đóng các cửa của chúng ta với thế giới và đã thực hiện một hệ thống hết sức tập trung, cứng nhắc mà không có dòng chảy tự do của thông tin, chúng ta đã bỏ qua nhiều cơ hội. Chúng ta không thể quăng đi một cơ hội nữa!

Đồng thời, các vùng duyên hải của chúng ta đã có các điều kiện thích hợp: gần các cảng ven biển với giao thông thuận tiện, hạ tầng cơ sở tốt hơn các tỉnh nội địa, và chất lượng lao động cả về mặt văn hoá và kỹ thuật. Các vùng duyên hải đã gần hơn với các thị trường quốc tế và đã có một truyền thống làm thương mại với thế giới bên ngoài. Có cả cơ hội và các điều kiện thích hợp, nếu chúng ta chỉ loại bỏ những rào cản trong tư duy của chúng ta và chấp nhận những chính sách hướng dẫn thích hợp, các vùng duyên hải có thể phát triển với một nhịp độ nhanh.

Nếu chúng ta đã không chấp nhận chiến lược này, các vùng sẽ đau khổ hơn và nhiều khó khăn hơn. Nếu chúng ta tiếp tục với các phương pháp cũ của chúng ta, các vùng này sẽ bị hạn chế, chủ yếu bởi vì sự thiếu tài nguyên thiên nhiên. Nền kinh tế kế hoạch tập trung cao độ đã coi toàn bộ quốc gia như một bàn cờ lớn và đã dựa vào nhà nước để đầu tư trong việc phát triển các tài nguyên thiên nhiên trong các khu vực miền tây và vận chuyển chúng rất xa tới các vùng duyên hải cho việc chế tác. Con đường này không còn có thể tiếp tục được nữa.

Vì các tỉnh nội địa đã không sẵn sàng bán rẻ các tài nguyên của họ cho các tỉnh duyên hải, mâu thuẫn giữa nội địa và các vùng duyên hải đã gia tăng. Vì thế, việc biến đổi các vùng duyên hải thành một nền kinh tế cơ bản định hướng xuất khẩu đã là một vấn đề lớn và quan trọng.

Kiến nghị cũng đã có tầm quan trọng chính trị nữa. Nền kinh tế kế hoạch tập trung cao độ đã làm cho toàn quốc phát triển theo một cách đồng nhất như thế các thế mạnh của các vùng duyên hải đã không thể được tận dụng. Cả nội địa lẫn các vùng duyên hải đã không thể phát triển với một nhịp độ nhanh. Trước giải phóng, Thượng Hải đã là một siêu đô thị phát triển cao trong Vùng châu Á Thái Bình Dương, tiên tiến hơn Hong Kong, nói chi đến Singapore hay Đài Loan. Nhưng sau vài thập niên, Thượng Hải đã trở nên kiệt sức và đã tụt lại đằng sau Hong Kong, Singapore, và Đài Loan. Điều này đã khiến người dân hỏi, “Cái gì chính xác là lợi thế của chủ nghĩa xã hội?”

Nếu một vùng của Trung Quốc, một vùng với hàng trăm triệu người, có thể phát triển nhanh như họ đã có thể, thì tình hình sẽ tốt hơn nhiều và nhân dân sẽ không nói chủ nghĩa xã hội là một sự cản trở cho sự phát triển năng suất. Từ khía cạnh chính trị, nó sẽ làm giảm các mối nghi ngờ và sợ hãi của nhân dân về sự chuyển giao Hong Kong và Macau* và sự thống nhất của Đài Loan với đại lục. Nó sẽ đem lại trong nhân dân sự nhiệt tình hơn cho việc thống nhất với đất mẹ.

Tôi đã đề xuất chiến lược phát triển duyên hải sau nhiều quan sát, thử nghiệm, và suy ngẫm kỹ. Nó đã cũng đáp ứng cho nhu cầu cho sự thực hiện cải cách hơn nữa.

Tôi đã làm việc nhiều năm ở Quảng Đông, mà sát với Hong Kong và Macau, như thế tôi đã có một sự hiểu sớm hơn và sâu hơn về thị trường quốc tế và ngoại thương. Từ rất sớm, tôi đã đi đến tin rằng sẽ là có lợi để cho phép các vùng duyên hải tận dụng thương mại quốc tế để khai thác đầy đủ tiềm năng của chúng.

Thí dụ, nếu Quảng Đông đã được phép để trồng mía, 1.000 cân đường đã có thể được sản xuất trên một mẫu (anh). Nếu vùng này được biến thành ruộng lúa, 1.000 cân gạo trên một mẫu có thể được sản xuất. Giá trị của 1.000 cân đường đã cao hơn 1.000 cân gạo rất nhiều! Thu nhập xuất khẩu từ 1.000 cân đường đã có thể nhập khẩu nhiều ngàn cân gạo. Nhưng trong quá khứ, chúng ta đã không tận dụng lợi thế của thương mại quốc tế. Nhằm để giải quyết những sự thiếu lương thực, chúng ta đã không mở rộng các nông trường trồng mía, như thế đã luôn luôn có vấn đề này về mía và lúa trong sự cạnh tranh vì đồng ruộng.

Đã cũng có một loại gạo chất lượng cao ở Quảng Đông mà đã có thể được bán với giá cao trên thị trường quốc tế. Một cân của loại này đã có thể mang lại dăm ba cân gạo thường. Khi tôi ở Quảng Đông, tôi đã sử dụng phương pháp xuất khẩu một cân gạo chất lượng cao để mua lại một cân gạo thường cộng mấy cân phân bón, và sau đó dùng phân bón để đổi lấy nhiều gạo hơn ở trong nước. Bằng làm việc này, chúng tôi đã có ngũ cốc, phân bón, và ngoại tệ. Nhưng trong quá khứ chúng ta đã nhấn mạnh một cách máy móc sự tự-lực và đã không tận dụng lợi thế của các thị trường quốc tế, như thế chúng ta đã làm xói mòn các thế mạnh của chính chúng ta.

Có tiềm năng khổng lồ trong ngoại thương. Tôi đã nghĩ về điều này trong khi tôi làm việc ở Quảng Đông. Nếu một doanh nghiệp hay một khu vực được tự do để nhập khẩu các nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm của chính nó, nó đã có lãi. Lý do mà một số nơi quanh cả nước đã không thể tạo ra các sản phẩm cho xuất khẩu đã là bởi vì nhiều trong số họ đã thiếu nguyên liệu tốt, như thế hoặc các sản phẩm đã không thể được sản xuất hoặc chất lượng đã không đủ cao. Nếu chúng ta có thể nhập khẩu các nguyên liệu, sử dụng thiết bị công nghiệp của chúng ta để chế biến chúng, và xuất khẩu sản phẩm cuối cùng, thì không chỉ chúng ta có thể mua lại bất cứ thứ gì chúng ta cần, chúng ta cũng có thể mang lại ngoại tệ.

Trong những năm 1960, tôi đã viết cho Uỷ ban Trung ương để kiến nghị việc tăng ngoại thương của chúng ta và sử dụng các khoản nhập khẩu để tạo ra thu nhập xuất khẩu. Chúng tôi đã thử sử dụng phương pháp này ở Quảng Đông. Với sự đồng ý của Diệp Quý Tráng, bộ trưởng Ngoại thương, chúng tôi đã tiến hành một lượng nhất định của các khoản nhập khẩu và xuất khẩu của riêng chúng tôi, và thu nhập ngoại tệ nảy sinh đã được chia tại các mức chính quyền địa phương. Nền kinh tế của Quảng Đông đã phục hồi tương đối nhanh trong đầu những năm 1960, phần lớn như một kết quả của việc này.

Tôi đã tin mạnh mẽ khi đó rằng đã có tiềm năng khổng lồ về ngoại thương cho các vùng duyên hải. Hệ thống và các chính sách của chúng ta đã bóp nghẹt nó. Đã không phải do thiếu cơ hội, hay bởi vì đã là không thể, mà đúng hơn bởi vì đã không được phép.

Trong 1981, khi tôi đi các tua kiểm tra các doanh nghiệp ở Thiên Tân, vấn đề này cũng đã được nêu lên. Nhiều nhà máy dệt ở Thiên Tân đã thiếu cung ứng nguyên liệu và và đã không có khả năng nâng cấp thiết bị của họ, làm cho khó khăn để tiếp tục sản xuất. Tình cờ đã là trong thời kỳ điều chỉnh lại, và nhiều nhà máy đã bị buộc ngưng sản xuất. Tôi đã có những cuộc thảo luận với họ và hỏi nếu họ đã được phép nhập khẩu các nguyên liệu và liệu họ đã có thể sau đó xuất khẩu các sản phẩm của họ hay không. Họ đã nói rằng tất nhiên họ đã có thể. Tôi đã tự hỏi mình cái gì sẽ xảy ra nếu các vùng duyên hải tất cả đã được định hướng tới sự phát triển các ngành định hướng xuất khẩu. Muộn hơn, khi các vấn đề khác nổi lên, vấn đề này đã bị bỏ.

Sau khi cải cách được thực hiện, từ 1981 đến 1984, Quảng Đông đã bắt đầu triển khai “ba đầu vào cộng trợ cấp xuất khẩu.” Họ đã nhập khẩu các nguyên liệu, các mẫu, và các thiết kế, đã sử dụng thiết bị sẵn có và lao động để chế biến, và sau đó đã xuất khẩu thành phẩm với các khoản trợ cấp. Mặc dù đã hơi thô thiển khi đó, các tiêu chuẩn đã cải thiện nhanh. Quảng Đông, nhất là trong các vùng Đông Hoàn, Nam Hải, và Tam Giác Châu Giang, đã phát triển rất nhanh.

Vào lúc bắt đầu, bất cứ đâu các doanh nhân Hong Kong đi, chính sách “ba đầu vào cộng trợ cấp xuất khẩu” được thực hiện, như thế cuối cùng đã chuyển thiết bị sản xuất và các cơ sở sản xuất của họ sang đại lục. Sau khi Quảng Đông đã làm việc này, Phúc Kiến, Sơn Đông, Chiết Giang, và Giang Tô đã noi theo. Kết quả đã tốt. Tất cả điều này lại đã chứng minh rằng các thế mạnh tiềm tàng của các vùng duyên hải đã chỉ đợi để được thực hiện.

Tất nhiên, việc này đã đang xảy ra rồi trong các vùng duyên hải trong những năm cải cách. Tuy vậy, như một chiến lược tổng thể, đã cần để đưa nó lên mức của tư duy chiến lược và sự thực hiện. Đấy là vì sao chiến lược phát triển duyên hải đã được đề xuất. Nó đã không phải không có lý do, nó cũng chẳng phải từ một sự thôi thúc nhất thời; đúng hơn, nó đã là một kết luận rút ra từ sự quan sát dài hạn, sự nghiên cứu, và sự hiểu biết.

12. Đối phó với Tham nhũng

Tất cả các chính sách chính phủ, ngay cả các chính sách thành công, có những giá phải trả. Một trong những giá phải trả của những nỗ lực cải cách của Trung Quốc, từ lúc bắt đầu, đã là tham nhũng. Không nhà cải cách nào đã có thể có đủ khả năng để bỏ qua vấn đề này và tiềm năng của nó cho việc gây ra một phản ứng dữ dội. Triệu cho rằng tham nhũng là một kết quả của sự chuyển đổi từ hệ thống kinh tế cũ sang hệ thống mới, và rằng một sự đáp trả cứng rắn là không cần thiết. Câu trả lời là chuyển nhanh hơn với cải cách của các hệ thống kinh tế, chính trị, và pháp lý.

Tham nhũng đã đang nổi lên như một vấn đề quan trọng trong năm 1988. Thách thức đã là diễn giải và giải quyết vấn đề này như thế nào, và làm thế nào để biến những quan ngại về về tham nhũng và việc tạo ra một chính quyền sạch thành các cơ hội để làm sâu sắc cải cách—trong khi không trao một cơ hội cho các đối thủ để lợi dụng vấn đề này và khôi phục hệ thống cũ.

Như tôi đã nói ở trước, trong khi nghỉ lễ Hội Xuân 1988 ở Quảng Đông, tôi đã đọc những tài liệu mà đã tiết lộ nhiều thí dụ về những sự trao đổi quyền-tiền. Trong khi đã không thể cho rằng chúng là kết quả của cải cách, chúng tôi đã phải thừa nhận rằng việc này liên hệ đến môi trường kinh tế đang thay đổi. Chúng tôi đã không thể bỏ qua vấn đề. Tôi đã đề xuất, “Nền kinh tế phải thịnh vượng, chính quyền phải vẫn sạch.”

Tôi đã ngày càng nhận ra rằng “vẫn sạch” đã là một vấn đề lớn. Nếu bị sao lãng, nó có thể tạo một lý do bào chữa cho những người chống các cải cách, trong khi làm cho nhân dân bất bình. Các hệ quả có thể thảm khốc. Đồng thời, chúng ta có thể sử dụng vấn đề chống-tham nhũng như một cơ hội để làm sâu sắc cải cách. Bởi vì những vấn đề này đã nổi lên trong môi trường mới, chúng không thể được giải quyết bằng việc sử dụng các phương pháp cũ. Thứ nhất, các nguyên nhân của các vấn đề này phải được hiểu. Chỉ sau đó chúng ta có thể tìm ra những cách hữu hiệu để giải quyết chúng.

Thí dụ, tại Hong Kong, tham nhũng đã rất nghiêm trọng trong những năm 1960. Các cơ quan thực thi luật đã bị tha hoá một cách trầm trọng. Rồi, trong những năm 1970, Uỷ ban Chống Tham nhũng Độc lập được thành lập. Đã có thậm chí một bộ phim, gọi là Bão tố Chống Tham nhũng, được làm ra. Sau việc này tình hình đã cải thiện rõ ràng.

Tham nhũng thường xảy ra khi văn hoá kinh tế phát triển đến một giai đoạn nào đó; nhưng muộn hơn, khi chất lượng của các công chức và nhân viên thực thi pháp luật cải thiện, và lương và các khoản đền bù của họ tăng lên, tình hình thay đổi. Hong Kong của ngày hôm nay là rất khác với Hong Kong trước kia. Các tình huống tương tự đã tồn tại trong các nước đang phát triển khác. Các giai đoạn đầu của một nền kinh tế thị trường kéo theo những sự trao đổi của quyền lực và tiền. Khi nền kinh tế phát triển, với sự tinh vi của hệ thống pháp luật và việc thiết lập một hệ thống dân chủ, tình hình cải thiện. Vài nước ASEAN đã có những kinh nghiệm tương tự.

Trong tháng Giêng 1989, Ta Kung Pao [tờ báo Đại Công Báo] ở Hong Kong đã công bố một bài báo với một tiêu đề đại loại như “Một Cố gắng để Phân tích Tham nhũng ở Đại lục.” Nó đã là một phân tích có hệ thống về vấn đề tham nhũng của chúng ta. Tôi đã chuyển nó cho Bảo Đồng [Giám đốc Viện nghiên cứu Cải cách Chính trị] với một việc giao để làm: “Đây là một bài báo nghiên cứu tham nhũng. Chúng ta cần tổ chức một nhóm dành riêng cho việc nghiên cứu và phân tích vấn đề tham nhũng, rồi đề xuất chiến lược của chúng ta và giải thích nó trong một số bài báo có sức thuyết phục.”

Lúc đó, tôi đã tin vấn đề cần được nghiên cứu một cách có hệ thống. Chỉ sau khi nghiên cứu khảo sát nó rõ ràng chúng ta mới có thể đề xuất một giải pháp. Việc áp dụng lại các chiến thuật cũ sẽ không có tác dụng. Việc quay lại nền kinh tế kế hoạch tập trung cao độ sẽ không tốt, cho dù vì mục đích chống tham nhũng. Việc đó sẽ giống chẳng bao giờ ăn lần nữa vì sợ mắc nghẹn. Việc sử dụng các phương pháp của các chiến dịch quần chúng và đấu tranh giai cấp, như chúng ta đã làm trong những năm đầu của nền Cộng hoà Nhân dân, thí dụ, bằng việc tử hình, sẽ không có tác dụng.

Loại này của tham nhũng nổi lên trong một quá trình chuyển đổi kinh tế và xã hội. Hệ thống cũ đã yếu đi và đang tan rã, nhưng hệ thống mới đã vẫn chưa được thiết lập. Đó là vì sao cải cách kinh tế và chính trị hơn nữa là cần thiết nhằm để giải quyết vấn đề này một cách cơ bản.

Hãy lấy những sự trao đổi quyền-tiền làm một thí dụ. Bây giờ nền kinh tế là tự do hơn, với các hàng hoá và các thị trường, nhiều doanh nghiệp và thực thể chịu sự cạnh tranh thị trường. Nhưng quyền lực vẫn bị độc quyền trong tay các cơ quan chính phủ. Nói cách khác, cải cách kinh tế đã không hoàn tất sự chuyển sang các thị trường tự do. Nhiều yếu tố tàn dư từ thời kỳ của nền kinh tế kế hoạch vẫn tồn tại. Nếu những người tham gia nào đó trong cạnh tranh thị trường có được sự ưu ái từ các cơ quan có quyền lực, họ có thể có được lợi nhuận khổng lồ dưới các điều kiện không ngang bằng với các điều kiện của các đối thủ cạnh tranh của họ.

Thí dụ, biến đổi các nguồn cung ứng từ bên trong nền kinh tế kế hoạch ra bên ngoài nó—tức là, mua các hàng hoá với giá thấp được kiểm soát từ bên trong hệ thống kế hoạch từ các cơ quan cung ứng và sau đó bán nó với giá thị trường—có thể nhận được lợi nhuận khổng lồ. Một thí dụ khác là tình huống nơi ai đó có thể nhận được giấy phép cho xuất khẩu hay nhập khẩu những hàng hoá nào đó có thể lợi dụng sự chênh lệc giá để tạo ra lợi nhuận khổng lồ. Dưới những điều kiện này, quyền lực và tiền được liên kết và được trao đổi sao cho một số doanh nghiệp được lợi từ các điều kiện cạnh tranh không ngang bằng. Một phần của lợi nhuận khổng lồ nhận được theo cách này sau đó có thể được sử dụng cho việc đút lót.

Giải pháp duy nhất cho việc giải quyết vấn đề này là tiếp tục làm sâu sắc cải cách để tách các doanh nghiệp chính quyền, và để chuyển các quyền lực hiện do chính phủ nắm giữ xuống cho các nhà quản trị của các ngành, và để giải quyết vấn đề về các độc quyền hay sự tập trung quá quyền lực. Làm việc này sẽ hạn chế môi trường cho những sự trao đổi quyền-tiền. Những vấn đề như vậy chỉ có thể được giải quyết qua các cải cách thêm nữa.

Một nhu cầu cấp bách khác là việc xây dựng các định chế. Một nền kinh tế hàng hoá cần đến những định chế thích hợp: một sở thuế vụ, các phòng cảnh sát, các văn phòng chi nhánh ngân hàng, và các cơ quan khác nhau để buộc thi hành và thực hiện các quy chế. Nếu các thủ tục đều minh bạch, và nếu các kết quả được đưa ra công khai, sẽ có ít mưu toan hơn để tiến hành các hành động tham nhũng.

Tôi đã nghe rằng đã có một chỗ ở Hắc Long Giang nơi các khoản cho vay nông nghiệp của ngân hàng được công bố công khai mỗi năm: ai đã nhận được các khoản cho vay và tiền lãi đã là bao nhiêu. Việc này để nhân dân tham gia và kiểm tra quyền lực. Tính minh bạch càng ít, thì càng dễ để lừa. Đấy là vấn đề về xây dựng các định chế để chống tham nhũng. Quận Đông Thành của Thành phố tự quản Bắc Kinh có một hồ sơ tốt về khía cạnh này. Cách này để làm các thứ dễ nhận được sự ủng hộ của công chúng.

Để chống tham nhũng, cải cách hệ thống chính trị phải được thực hiện. Các quốc gia mới nổi có những thời kỳ tham nhũng tràn lan trong những giai đoạn đầu của sự phát triển của chúng. Nền kinh tế phát triển với các tốc độ cao trong khi quyền lực chính trị được tập trung cao độ. Hành vi của các quan chức không bị công luận kiểm soát. Nếu một đảng chính trị không có sự kiểm soát nào lên quyền lực của nó, các quan chức của nó dễ dàng bị tha hoá. Tình hình cuối cùng sẽ cải thiện với việc xây dựng nền chính trị dân chủ, một sự đa dạng rộng hơn của các hoạt động chính trị, một phần rộng hơn của công chúng tham gia vào quá trình, và những sự kiểm soát của công luận lên quyền lực. Vài nước ASEAN, cũng như Đài Loan, đã trải qua quá trình này. Khi cơ sở kinh tế thay đổi, hệ thống chính trị cũng cần được cải cách.

Một vấn đề quan trọng khác—thực ra cốt yếu nhất—là tính độc lập của tư pháp và luật trị (rule of law). Nếu không có sự thực thi độc lập của luật, và đảng chính trị đang nắm quyền có khả năng can thiệp, thì tham nhũng chẳng bao giờ có thể được giải quyết một cách có hiệu quả.

Tôi đã chỉ ra tất cả các vấn đề này tại cuộc họp Ban Bí thư Uỷ ban Trung ương. Tuy vậy, có vẻ rằng cho đến ngày này, các vấn đề đã vẫn không được giải quyết.

Sau Bốn tháng Sáu, khi Lí Bằng và các cộng sự của ông phê phán tôi, họ đã lên án tôi về việc nói rằng tham nhũng là không thể tránh khỏi trong quá trình cải cách và vì thế rằng tôi đã có một thái độ laissez-faire (bỏ mặc) đối với tham nhũng. Họ đã có vẻ chẳng bao giờ hết lời để dùng chống lại tôi trong những cáo buộc vô căn cứ!

Thực ra, tôi đã rất để ý để tìm cách giải quyết tham nhũng. Tôi đã nói về vấn đề chống-tham nhũng tại cả Hội nghị Toàn thể lần thứ Hai của Uỷ ban Trung ương khoá 13 trong tháng Ba 1988 và tại cuộc họp Bộ Chính trị trong tháng Sáu. Tôi cũng đã tổ chức mấy hội nghị chuyên đề đặc biệt để nghe những kinh nghiệm của những người ở các mức hành chính thấp hơn. Tôi tích cực nghiên cứu chống-tham nhũng với hy vọng tìm ra một giải pháp mà sẽ thực sự giải quyết vấn đề. Đã hoàn toàn bất công vì Lí Bằng và các cộng sự của ông lấy các trích dẫn của tôi ra khỏi ngữ cảnh nhằm để đổ tội cho tôi.

Có vẻ rằng vấn đề này tiếp tục cho đến ngày này.


* Đại Trại đã là tên của một làng vùng cao trong Tỉnh Sơn Tây mà đã trở thành mô hình cho việc sản xuất nông nghiệp tự lực trong thời Mao. Những người nghi ngờ muộn hơn đã nghi ngờ các thành quả được công khai của nó.

* Một cân (catty) là một đơn vị Trung Quốc về trọng lượng bằng 500 gram.

* “Sơ đồ khoán đất nông thôn (cho) hộ nông dân (rural household land contract scheme)” cũng được biết đến như “hệ thống trách nhiệm hộ nông thôn (rural household responsibility system).”

* Người Anh đã chính thức trao trả Hong Kong cho sự kiểm soát của Trung Quốc trong năm 1997. Hai năm sau người Bồ Đào Nha đã cũng làm thế với Macau.