Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Hồi ký Triệu Tử Dương (kỳ 7)

Nguyễn Quang A dịch

5. Triệu và Hồ Đụng độ

Hệ thống kinh tế của Trung Quốc trong đầu những năm 1980 vẫn có tất cả các dấu hiệu của một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa điển hình: các chỉ tiêu sản xuất đã được đưa xuống cho mỗi đơn vị. Với tư cách Thủ tướng, Triệu Tử Dương thử rời xa khỏi cách tiếp cận lỗi thời này, nhưng trên vũ đài này ông va chạm với đồng minh của ông, Tổng Bí thư Đảng Hồ Diệu Bang.

Mâu thuẫn làm nổi bật rằng không có sự phân định rõ giữa các nhiệm vụ của người đứng đầu Đảng và các chức trách của Thủ tướng với tư cách người đứng đầu chính phủ. Về lý thuyết, Triệu, với tư cách người đứng đầu Quốc Vụ Viện (Hội đồng Nhà nước), phải quản lý công việc kinh tế. Trong thực tế, Đảng vẫn can thiệp. Cùng vấn đề này sẽ nổi lên muộn hơn khi Triệu là Tổng Bí Thư và Lí Bằng là Thủ tướng.

Chính xác bởi vì tôi đã không đồng ý với những cách cũ về theo đuổi những con số sản xuất và tốc độ, và thay vào đó đã nhấn mạnh hiệu quả kinh tế, mà [Hồ] Diệu Bang và tôi đã đụng độ về những vấn đề kinh tế sau khi tôi đến Bắc Kinh.

Sự khác biệt về ý kiến đã nổi lên ngay từ 1982. Khi Diệu Bang chịu trách nhiệm về việc soạn thảo Báo cáo Chính trị cho đại hội Đảng lần thứ 12, câu hỏi đã nảy sinh về nói những gì về nền kinh tế. Ban đầu, hầu hết những người trong ban soạn thảo đã chuẩn bị báo cáo theo giọng cơ bản của báo cáo công tác chính phủ 1981 của tôi. Tuy vậy, Diệu Bang đã không tán thành. Ông đã đề xuất một cách tiếp cận khác. Quá trình soạn thảo cho các đoạn về nền kinh tế đã bị cản trở.

Khi vấn đề được báo cáo cho Đặng Tiểu Bình, ông đã quyết định rằng đoạn kinh tế phải thực ra được soạn theo đường lối của báo cáo công tác chính phủ. Diệu Bang đã chấp nhận một cách miễn cưỡng.

Vì tôi đã không tham gia vào quá trình soạn thảo, tôi đã không biết bao nhiêu xung đột ý kiến đã nảy sinh. Các vấn đề đã không được nêu lên tại các cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị hay các cuộc họp Ban Bí thư, như thế tôi đã không chắc chắn Diệu Bang đã có những quan điểm gì hay vì sao ông đã không đồng ý với báo cáo công tác chính phủ của tôi.

Từ các bình luận và các hành động của ông, tuy vậy, đã có vẻ rằng ông chủ yếu đã không đồng ý với ý tưởng của tôi về việc nhấn mạnh hiệu quả kinh tế thay cho nhấn mạnh các con số sản xuất và tốc độ. Bất cứ khi nào ông nói về những vấn đề kinh tế, ông đã nhấn mạnh sự tăng trưởng về mặt số lượng và tốc độ của sản lượng (output), hiếm khi nhắc đến hiệu quả. Ông thường đã nói về “tăng gấp bốn” hay “tăng gấp bốn trước thời hạn.”

Kiến nghị của tôi để “đảm bảo 4 phần trăm và theo đuổi 5 phần trăm tăng trưởng” trong Kế hoạch 5 Năm lần thứ sáu đã là một mục tiêu khiêm tốn. Cho dù Đồng chí Tiểu Bình cũng đã xem các giá trị sản lượng là cực kỳ quan trọng, thường hỏi về tốc độ tăng trưởng hàng năm, ông đã bày tỏ một sự hiểu quan điểm của tôi về tập trung vào hiệu quả. Tuy nhiên, Diệu Bang đã không đồng ý. Cho dù báo cáo cho đại hội Đảng lần thứ 12 đã được soạn theo chỉ thị của Đặng và đã theo giọng cơ bản của báo cáo công tác chính phủ, ý kiến của ông [của Hồ] đã không thay đổi.

Sau đại hội Đảng lần thứ 12, khi ông đi ra các tỉnh, ông đã thậm chí quyết tâm hơn để nhấn mạnh việc nâng các mục tiêu sản xuất. Bất kể ông đi đâu, ông đã kêu gọi “tăng gấp bốn trước thời hạn.” Ông đã ca ngợi bất kể địa điểm nào nơi các mục tiêu sản xuất đã cao, và đã phê phán gay gắt bất kể nơi nào đã không, mà không chú ý đến hiệu quả kinh tế hoặc phân tích các lý do cụ thể cho những sự khác biệt về tăng trưởng.

Như một kết quả, các quan chức địa phương đã hành động theo chỉ thị của Diệu Bang, đòi ngân quỹ, sự cho phép các dự án và nhiều tiền, cũng như nguyên liệu và cung ứng hơn từ Uỷ ban Kế hoạch và Quốc Vụ Viện. Trong một thời gian, sự cạnh tranh đã mãnh liệt giữa các vùng khác nhau vì sự tăng trưởng nhanh và về đòi hỏi nguyên liệu và ngân quỹ. Tôi đã thấy nhiều thứ khó để quản lý.

Trong năm 1983, sự khác biệt giữa Diệu Bang và tôi về vấn đề này đã trở nên càng rõ rệt. Ông thậm chí đã triển khai các chiến dịch quần chúng cho sự phát triển kinh tế. Thí dụ, ở bất cứ đâu ông đi, ông đã tích cực thúc đẩy một cuộc vận động để “tăng thu nhập nông thôn trung bình hàng năm thêm một trăm nhân dân tệ,” mà đã được khởi xướng trong Huyện Bảo Định ở Tỉnh Hà Bắc. Ông đã tin rằng thu nhập sẽ tăng với một nhịp độ một trăm nhân dân tệ một năm, trong nhiều năm việc vận động được tiến hành. Trong quá khứ, chúng ta đã bị đau khổ bởi vì những loại phương pháp này, mà đã có thể dễ dàng biến thành chủ nghĩa hình thức trống rỗng.

Trong thời gian cuộc đi thăm của tôi đến châu Phi trong tháng Giêng 1983, Diệu Bang đã đưa ra một báo cáo trong đó ông đề xuất vay mượn sơ đồ giao khoán đất nông thôn cho việc sử dụng trong cải cách đô thị. Về nguyên tắc, điều đó đã là tốt. Tuy vậy, các điều kiện đô thị đã phức tạp hơn nhiều. Hình thức hợp đồng giao khoán nào sẽ cần cho các ngành và các doanh nghiệp khác nhau, và “giao khoán” như thế nào—tất cả việc này cần đi qua thử nghiệm và tiến hành một cách từ từ. Chúng ta không thể giao khoán mọi thứ, cũng chẳng thể tiến hành trên mọi mặt trận ngay lập tức.

Sau bài phát biểu của Diệu Bang, một số cửa hàng thuộc sở hữu nhà nước ở Bắc Kinh đã bắt đầu giao khoán. Ngay lập tức đã có những trường hợp tăng giá tuỳ tiện và “bán hàng loạt.” Những việc bán hàng loạt này đã là gì? Chúng đã ám chỉ đến các cửa hàng thuộc sở hữu nhà nước bán sỉ cho các cá nhân bán lẻ, những người sẽ kiếm lợi nhuận từ việc bán lại cho những người tiêu dùng với giá cao hơn. Các cửa hàng thuộc sở hữu nhà nước đã có vẻ bán các lượng lớn sản phẩm nhanh chóng, thực hiện nhiệm vụ giao khoán của chúng. Đó không phải là cách thương mại phải được tiến hành.

Ngay khi tôi quay về từ châu Phi, tôi đã ngừng việc này. Tôi đã gợi ý rằng cải cách đô thị phải được làm qua sự thử nghiệm, và phải làm từ từ. Cùng năm đó, trong Lễ hội Xuân năm 1983, tôi đã nói về việc này tại cuộc họp kỷ niệm. Lúc đó, Diệu Bang đang dự Lễ hội Xuân của mình ở Hải Nam. Ông đã nói với các cán bộ ở đó, “‘Làm việc đó ngay lập tức’?” ông đã hỏi, “Thực ra tình hình giống hơn với ‘chẳng ai di chuyển ngay cả khi anh đẩy!’”

Trong thời gian này, khi ông đi các tỉnh trong các tua kiểm tra, ông đã thường phê phán hay đưa ra những bình luận ngụ ý sự phê phán công việc kinh tế được Quốc Vụ Viện tiến hành. Những nhận xét này đã được ghi chép và đã lan ra, mà đã có nghĩa rằng nhân dân biết về những khác biệt giữa Diệu Bang và tôi về kinh tế.

Đặng Tiểu Bình đã biết về tình hình này. Vào ngày 15 tháng Ba, 1983, Đặng đã yêu cầu Diệu Bang và tôi đến nhà ông cho một cuộc nói chuyện. Tôi đã nói về quan điểm của tôi và đã báo cáo về nền kinh tế trong khi Diệu Bang đã bình tĩnh lắng nghe. Ông đã bày tỏ sự đồng ý của ông với một số điểm của tôi và đã cung cấp những giải thích của ông về các điểm khác. Cuộc nói chuyện đã diễn ra tương đối tốt. Cuối cùng Đặng Tiểu Bình đã nói rằng ông ủng hộ quan điểm của tôi về những vấn đề kinh tế. Ông đã phê phán Diệu Bang vì việc nói quá bất cẩn và không đủ thận trọng và đã nói rằng nó đã là một thiếu sót nghiêm trọng cho một Tổng Bí Thư để làm những việc dại dột. Đặng cũng đã nói, “Các chiến dịch quần chúng không được sử dụng trong việc thực hiện cải cách. Cải cách phải tiếp tục suốt quá trình Bốn Hiện đại hoá.* Nó không phải là một vấn đề mà có thể được giải quyết trong vài năm ngắn ngủi.” Ông cũng đã nói, “Tình hình là rất tốt, nhưng chúng ta phải giữ cái đầu chúng ta lạnh.”

Nhằm để tránh việc xảy ra những tiếng nói khác nhau từ ban lãnh đạo trung ương, một quy tắc đã được đặt ra trong cuộc nói chuyện này: Quốc Vụ Viện và Nhóm Lãnh đạo Công việc Kinh tế và Tài chính Trung ương chịu trách nhiệm về công việc kinh tế. Các quyết định quan trọng và các lệnh, cũng như những đánh giá về cái gì đúng hay sai, được nhóm lãnh đạo thảo luận và ban hành qua các kênh của nó. Sẽ không có nhiều người phát ngôn hay các chính sách được ban hành từ những chỗ khác nhau. Chắc chắn Ban Bí thư sẽ quản lý một số công việc kinh tế, nhưng chủ yếu liên quan đến các nguyên tắc và các chính sách lớn. Không được can thiệp vào những nhiệm vụ kinh tế cụ thể.

Sau cuộc nói chuyện này, những sự can thiệp trực tiếp của Diệu Bang vào công việc kinh tế của Quốc Vụ Viện đã giảm, và sự phê phán của ông đối với Quốc Vụ Viện đã ít. Nhưng sâu trong tâm ông, ông đã không từ bỏ quan điểm của ông. Ông đã tiếp tục bày tỏ các ý kiến của ông.

Sau cuộc nói chuyện chúng tôi đã có với Đồng chí Tiểu Bình, tôi đã cảm thấy rằng công việc đã dễ hơn để quản lý. Từ khi đó trở đi, cách tiếp cận của tôi đã là chấp nhận bất cứ thứ gì tôi đã có thể. Tức là, tôi sẽ theo các ý tưởng của ông [của Hồ] lúc nào tôi nghĩ chúng là đúng. Nếu cái ông nói đã không thực tế, ông đã vẫn có quyền để bày tỏ ý kiến của ông. Nhưng vì quan điểm của ông không đại diện cho quyết định tập thể, chúng tôi đã không buộc phải theo mọi thứ ông nói. Diệu Bang đã biết điều này, bởi vì cuộc nói chuyện của chúng tôi với Đặng. Ông đã vẫn có những ý tưởng mà tôi đã không đồng ý với, nhưng nếu chúng tôi đã không hành động phù hợp với chúng, ông đã không cố ép.

Những kiến nghị hay những ý kiến kinh tế quan trọng từ những nghiên cứu (của) Quốc Vụ Viện đã được trao cho Ban Thường Vụ Bộ Chính trị [BTV] hay Ban Bí thư cho việc thảo luận. Đôi khi, cho dù Diệu Bang đã không đồng ý, đã là không dễ cho ông để lên tiếng phản đối. Ông sẽ nói, “Không sao, cứ thế đi.” Nhưng sau đó, ông đã bảo [uỷ viên BTV Hồ] Khởi Lập, “Đấy đã là một chữ ký bắt buộc. Chúng ta thậm chí không biết những gì Quốc Vụ Viện đã thảo luận về vấn đề này, như thế chúng ta không có lựa chọn nào khác trừ để đồng ý.” Trong những năm 1960, khi Chủ tịch Mao đã không hài lòng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, ông đã có những cụm từ được dùng một cách tương tự như “chữ ký bắt buộc.” Với Diệu Bang bày tỏ những ý kiến tương tự, tôi đã phải chú ý.

Nhằm để cải thiện liên lạc với Diệu Bang, tôi đã gợi ý rằng khi Quốc Vụ Viện và Nhóm Lãnh đạo Công việc Kinh tế và Tài chính tổ chức các cuộc thảo luận, chúng tôi mời Hồ Khởi Lập và Hác Kiến Tú [Phó Chủ nhiệm Kế hoạch Nhà nước] và các Đồng chí khác từ Ban Bí thư tham gia, như thế họ có thể báo cáo về các cuộc thảo luận cho Diệu Bang. Tôi cũng đã gợi ý cho Diệu Bang rằng ông cử nhân viên để ngồi nghe trong những cuộc họp của Quốc Vụ Viện và Nhóm Lãnh đạo Công việc Kinh tế và Tài chính. Tuy vậy, vì những lý do mà tôi không biết, Diệu Bang đã không làm việc này.

Tôi cũng đã kiến nghị rằng đối với những vấn đề kinh tế lớn mà sắp được đưa vào thảo luận chính thức của Ban Thường Vụ và Ban Bí thư, các báo cáo có thể được đưa cho đính thân Diệu Bang trước, vì mục đích liên lạc tốt hơn và để cho ông có đủ thời gian xem xét một cách cẩn thận. Diệu Bang đã đồng ý với ý tưởng về việc chúng tôi báo cáo cho ông trước khi đưa ra Ban Thường Vụ Bộ Chính trị. Trong thời gian đầu, ông đã có vẻ can dự, nhưng sau mấy dịp ông đã mất sự quan tâm và đã yêu cầu dừng nó lại. Vấn đề này đã chẳng bao giờ được giải quyết.

Có vẻ rằng vấn đề cơ bản liên quan đến những hướng khác nhau trong tư duy về những vấn đề kinh tế, kể cả sự khác biệt về phong cách làm việc. Diệu Bang đã không thể ép buộc các ý kiến của ông lên Quốc Vụ Viện và Nhóm Lãnh đạo Công việc Kinh tế và Tài chính, bởi vì Tiểu Bình đã đặt ra các quy tắc. Như thế có lẽ vấn đề đã không thể được giải quyết qua những sự liên lạc (communication) hay bằng việc khiến ông tham gia vào những cuộc thảo luận của Quốc Vụ Viện về công việc kinh tế.

Mặc dù vấn đề này đã cứ dai dẳng, sau cuộc nói chuyện tại nhà của Đặng Tiểu Bình, cả hai chúng tôi đã cẩn trọng về chúng tôi đối xử với nhau như thế nào, và mối quan hệ của chúng tôi đã không trở nên quá căng thẳng. Chí ít từ bên ngoài, đã không còn có hai tiếng nói có thể nhận thấy nữa về những vấn đề kinh tế.

6. Chơi Xỏ một Đối thủ

Đặng Tiểu Bình tuyên bố một cách nổi tiếng rằng ông không muốn “việc cãi vã” nào giữa các lãnh đạo Đảng. Thế nhưng những sự khác biệt cơ bản vẫn còn về nhịp độ và hướng của cải cách. Vì tranh luận công khai đã không được phép, Triệu tiết lộ cần phải có các phương tiện gián tiếp để giải quyết các xung đột như thế nào.

Triệu mô tả ông đã dùng một mẹo ngữ nghĩa như thế nào để khắc phục sự phản đối từ lão thành Đảng cánh tả Trần Vân, như thế giải phóng bản thân ông để bỏ qua mong muốn của Trần để giữ lại một vai trò lớn hơn cho Kế hoạch Nhà nước trong nền kinh tế. Triệu không có sự hối tiếc nào, tin rằng ông đã làm việc đúng cho sự phát triển của Trung Quốc.

Đồng chí Đặng Tiểu Bình từ lâu đã nhấn mạnh sức mạnh của thị trường. “Chủ nghĩa xã hội không loại trừ một nền kinh tế thị trường,” ông đã nói. Ông đã lặp lại thông điệp nhiều lần. Ông đã nói rằng, trong việc kết hợp các nền kinh tế kế hoạch và thị trường, chúng ta đã có thể linh hoạt về cái nào thực sự đang đóng vai trò dẫn đầu. Quyết định về Cải cách kinh tế được thông qua tại Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 12 [trong 1984] đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quy luật tự nhiên của cung và cầu và sức mạnh của thị trường. Nó đã định nghĩa nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội như “nền kinh tế hàng hoá.”*

Đặng đã đánh giá cao về quyết định này, và thậm chí đã coi nó như một “lý luận mới về kinh tế chính trị.” Trong một cuộc nói chuyện riêng tôi đã có với Đặng trong năm 1988, khi nhắc đến các ý tưởng của [các Đảng viên lão thành] Trần Vân và Lí Tiên Niệm, Đặng đã nói rằng nền kinh tế của chúng ta được bắt chước nền kinh tế của Liên Xô. Nhưng vì bản thân những người Soviet đã bỏ mô hình này, vì sao chúng ta vẫn phải bám vào chắc đến vậy? Tất nhiên, vào năm 1992, Đặng đã bày tỏ ý kiến này rõ ràng hơn trong các bài nói chuyện của ông. Mặc dù ông đã nói các thứ khác nhau vào những thời gian khác nhau, ông đã luôn luôn có ý thiên về một nền kinh tế hàng hoá, các quy luật về cung và cầu, và thị trường tự do.

Đồng chí Hồ Diệu Bang đã không nhiệt tình tương tự về nền kinh tế kế hoạch. Theo những quan sát của tôi, ông đã tin nó đã là mô hình kế hoạch từ trên xuống được tập trung cao độ mà đã hạn chế động lực và sức sáng tạo của nhân dân và đã hạn chế sự chủ động ở các mức doanh nghiệp và địa phương. Ông đã tin rằng việc xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa đã đòi hỏi việc cho phép người nhân, các doanh nghiệp, và các chính quyền địa phương để hành động một cách độc lập, trong khi nhà nước tiếp tục hướng dẫn và huy động chúng với các cuộc vận động xã hội.

Trần Vân và Lí Tiên Niệm, tuy vậy, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một nền kinh tế kế hoạch, đặc biệt Trần Vân, mà quan điểm của ông đã không thay đổi từ những năm 1950. Ông đã đưa cụm từ “nền kinh tế kế hoạch là chính, những điều chỉnh thị trường là phụ” vào mọi bài phát biểu ông đã trình bày. Giọng của các bài phát biểu của ông đã không thay đổi thậm chí sau khi các cải cách đã bắt đầu lâu rồi. Quan điểm của ông đã là, việc đối phó với nền kinh tế đã giống việc nuôi chim: ta không thể giữ những con chim quá chặt, hoặc khác đi chúng sẽ chết ngạt, nhưng ta cũng chẳng thể để chúng tự do, vì chúng sẽ bay mất, như thế cách tốt nhất để nuôi chúng trong một chiếc lồng. Đấy là ý tưởng cơ bản của “Mô hình kinh tế Lồng Chim” nổi tiếng của ông.

Ông không chỉ tin rằng Kế hoạch 5 Năm đầu tiên của Trung Quốc đã là một thành công, mà cho đến cuối các năm 1980, ông cũng vẫn tin rằng một nền kinh tế kế hoạch đã biến đổi Liên Xô trong vài thập niên từ một quốc gia kém phát triển thành một quốc gia hùng mạnh, đứng thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ. Ông đã coi điều này như sự chứng minh rằng kế hoạch hoá kinh tế đã có thể thành công. Ông tin rằng lý do Trung Quốc đã không làm tốt dưới một nền kinh tế kế hoạch chủ yếu đã là sự gián đoạn do các chính sách của Mao gây ra, bị Cách mạng Văn hoá tàn phá trầm trọng. Nếu giả như các thứ đã tiếp diễn như chúng đã diễn ra trong Kế hoạch 5 Năm lần thứ Nhất, các kết quả đã rất tích cực.

Về mặt đối ngoại, Trần Vân đã vẫn giữ một sự ngưỡng mộ ăn sâu đối với Liên Xô và một sự ngờ vực đối với Hoa Kỳ. Cách nhìn của ông đã rất khác với cách nhìn của Đặng Tiểu Bình, và đã có sự va chạm giữa hai người.

Trong các năm 1980, Ivan Arkhipov [cố vấn kinh tế {Phó Thủ tướng thứ nhất từ cuối 1980 đến cuối 1986}] đã đến Trung Quốc. Liên Xô đã cử ông để giúp Trung Quốc về lập kế hoạch kinh tế [{cố vấn kinh tế} trong những năm 1950], và ông đã có một mối quan hệ tốt với Trần Vân. Đặng đã cho Trần Vân các chủ đề cho cuộc gặp của ông với Arkhipov và đã lệnh cho ông để theo chúng. Tiểu Bình đã lo về những gì Trần Vân có thể nói với Arkhipov và đã sợ nó có thể gây ra sự lẫn lộn về chính sách đối ngoại. Trần Vân miễn cưỡng nhưng đã theo các mệnh lệnh. Từ Hướng Tiền [Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân] đã giữ quan điểm tương tự. Ông cũng đã tin rằng, rốt cuộc, Liên Xô là một nước xã hội chủ nghĩa, còn Hoa Kỳ là một quốc gia đế quốc chủ nghĩa.

Khi chúng tôi bắt đầu thực hiện kế hoạch khoán đất hộ nông thôn, Trần Vân đã trình bày một bài phát biểu tại cuộc họp Phiên Công tác Nông thôn trong tháng Mười Hai 1981. Ông đã nói nền kinh tế nông thôn cũng chủ yếu phải được kế hoạch hoá, với những điều chỉnh thị trường là phụ. Ngũ cốc, bông, thuốc lá, và cây trồng khác phải có các chỉ tiêu đặt ra cho các vùng trồng trọt. Chăn nuôi lợn cũng phải được giao những con số mục tiêu.

Trong thời gian lễ Tết Nguyên đán trong tháng Giêng 1981, Trần Vân lại đã tập hợp các lãnh đạo trong Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước để nói về việc tăng cường lập kế hoạch kinh tế, và sau đó đưa tin cho các báo. Ông đã nói rằng bởi vì việc lập kế hoạch kinh tế đã không phổ biến, đã trở nên khó khăn để thực hiện công việc của Uỷ ban Kế hoạch, nhưng không được từ bỏ nền kinh tế kế hoạch.

Cho Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 12 trong tháng Mười 1984, Đồng chí Trần Vân đã đệ trình một tuyên bố bằng văn bản. Mặc dù ông đã vẫn khăng khăng chúng ta đã đúng để coi nhẹ các quy luật cung và cầu trong các chính sách sản xuất thực phẩm của chúng ta trong những năm 1950, ông đã đồng ý với dự thảo của Quyết định về Cải cách kinh tế mà đã được đề xuất cho Đại hội.

Trước khi dự thảo được đệ trình cho Đại hội Đảng, tôi đã viết một bức thư cho Ban Thường Vụ Bộ Chính trị về cải cách kinh tế. Đặng Tiểu Bình, Trần Vân, và Lí Tiên Niệm tất cả đều bày tỏ sự tán thành của họ. Trần Vân thậm chí đã viết trong tuyên bố của ông rằng bởi vì sự mở rộng quy mô của nền kinh tế của chúng ta, nhiều thực hành của những năm 1950 đã không còn khả thi nữa. Tôi nghĩ tuyên bố của ông đã là một tuyên bố tốt: ông đã ủng hộ ý tưởng về cải cách. Tuy nhiên, tại một hội nghị toàn quốc trong tháng Chín 1985, ông đã lại tuyên bố, “Nền kinh tế phải dựa vào ‘nền kinh tế kế hoạch là chính, những điều chỉnh thị trường là phụ,’ một cụm từ mà đã vẫn không lỗi thời.”

Tuyên bố này đã có thể tạo thành một vấn đề. Thành ngữ đã được dùng trong những năm trước Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 12, nhưng từ đó quyết định để cải cách đã được đưa ra, và chúng ta đã thống nhất rằng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế hàng hoá và rằng chúng ta phải thực hiện đầy đủ tiềm năng thị trường. Chúng ta cũng đã vứt bỏ ý tưởng rằng “viêc lập kế hoạch đầu tiên, việc định giá muộn hơn,” mà Mao đã giữ. Làm sao chúng ta vẫn có thể nói “nền kinh tế kế hoạch là chính, những điều chỉnh thị trường là phụ”? Đã là rõ rằng nếu tuyên bố được lưu truyền, nó sẽ mâu thuẫn với quyết định được đưa ra tại Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 12.

Trần Vân đã gửi cho tôi bản thảo của bài phát biểu của ông cho việc xem lại, và tôi đã cảm thấy băn khoăn để đọc nó. Bài phát biểu của ông đã là một sự rút lại rõ ràng của tuyên bố của ông tại đại hội Đảng một năm trước. Nếu ông tiếp tục với bài phát biểu này, chắc chắn nó gây ra sự lẫn lộn tại hội nghị. Nhưng tôi cũng đã biết rằng bởi vì ông đã viết nó ra rồi, mặc dù nó vẫn chưa được trình bày sẽ là không thể để thuyết phục ông thay đổi quan điểm của ông.

Tôi đã đến thăm ông tại nhà ông và gợi ý rằng ông nên thêm một đoạn: “Cái gọi là ‘những điều chỉnh thị trường là phụ’ áp dụng cho phạm vi sản xuất mà trong đó mức được định phù hợp với cầu thị trường mà không có quy hoạch. Nó là một sự điều chỉnh không có quy hoạch.” Bản thân ông đã sử dụng cách diễn đạt tương tự trong những năm 1950, như thế ông đã vui vẻ chấp nhận gợi ý của tôi và đã yêu cầu thư ký của ông thêm nó vào bài phát biểu của ông ngay lập tức.

Vì sao tôi đã đưa ra một gợi ý như vậy? Bởi vì bằng việc đưa thêm cụm từ này, chúng tôi đã có thể hạn chế phạm vi của “những điều chỉnh thị trường là phụ” cho những hàng hoá nhỏ mà đã không có Kế hoạch Nhà nước. Chúng tôi sẽ không tính đến khối lớn các hàng hoá, được Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của đại hội Đảng lần thứ 12 nhắc tới như “được quy hoạch gián tiếp,” mà đã theo cầu thị trường.

Bằng việc đưa thêm cụm từ, các hàng hoá đã được chia thành ba nhóm: nhóm đầu là “các hàng hoá có kế hoạch”; nhóm thứ hai “được quy hoạch gián tiếp,” mà đã gồm đa số các hàng hoá; nhóm thứ ba là cái gọi là các hàng hoá nhỏ “thứ cấp được điều chỉnh-thị trường.” Hai nhóm cuối, mà cùng nhau đã gồm ít nhất một nửa các hàng hoá, được sản xuất theo cầu thị trường. Bằng việc đưa thêm cụm từ, chúng tôi đã có thể giải thích tất cả điều này, và sẽ không có mâu thuẫn rõ ràng nào với Quyết định về Cải cách kinh tế.

Tất nhiên, Đồng chí Trần Vân không giải thích các thứ theo cách này; ông đã có ý nói cái gì đó hoàn toàn khác. Nhưng chí ít chúng tôi đã có thể giải thích chúng theo cách đó. Không có cụm từ, thì ông đơn giản nói “nền kinh tế kế hoạch là chính, những điều chỉnh thị trường là phụ” và đã hạn chế phạm vi của những điều chỉnh theo cầu thị trường.

Tất cả có vẻ giống một trò chơi ngữ nghĩa, nhưng chẳng có thứ gì khác đã có thể được làm. Trần Vân đã vô cùng có ảnh hưởng bên trong Đảng Cộng sản và trong chính sách kinh tế. Nếu giả như chúng tôi đã phân phát tuyên bố của ông mà không có sự sửa đổi, nó đã có thể gây ra sự lầm lẫn lớn bên trong Đảng.

Trong năm 1987, tôi đã nói trong Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng thứ Mười ba rằng từ nay về sau, cơ chế kinh tế phải là “nhà nước can thiệp vào thị trường, và thị trường lái (dẫn dắt) các doanh nghiệp.” Vì bầu không khí chính trị tổng thể đã rất tích cực cho cải cách, các dự thảo báo cáo của tôi đã luôn được gửi cho Trần Vân xin ý kiến ông. Mặc dù ông đã không bao giờ bày tỏ công khai sự phản đối, ông cũng đã chẳng bao giờ chấp thuận.

Ông đã chẳng bao giờ bày tỏ chính thức sự ủng hộ của ông như ông đã trong Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 12. Khi tôi bắt đầu trình bày Báo cáo Chính trị của tôi tại buổi khai mạc của đại hội Đảng lần thứ 13, ông đã đứng dậy và rời phòng hội nghị. Đấy đã là cách của ông để bày tỏ sự không tán thành báo cáo của tôi. Vì sao tôi nghĩ vậy? Vào lúc ông khoẻ, như thế ông đã chẳng có vấn đề gì để ở lại và lắng nghe. Ngược lại, khi tôi trình bày Mười Chiến lược cho sự Phát triển kinh tế sau khi tôi trở thành Thủ tướng trong năm 1981, lúc khi ông không khoẻ, mọi người ta đã thử thuyết phục ông rời phòng họp để nghỉ, thế nhưng ông đã từ chối rời đi và đã nói, “tôi cần nghe đến cuối báo cáo của Tử Dương.” Hành động của ông lúc đó đã là một dấu hiệu của sự ủng hộ. Nhìn chung, các lão thành Đảng thường rời một hội nghị trong thời gian họp, nhưng bằng việc đối sánh hai sự cố này, thái độ của ông đã rõ.

(Ngoài lề: sau sự cố mùng Bốn tháng Sáu in 1989, Diêu Y Lâm, người đã coi Trần Vân như người thầy kinh tế của ông, đã đề xuất “việc thoát khỏi ảnh hưởng chính sách của Triệu Tử Dương” bằng công khai lên án thành ngữ “nhà nước can thiệp vào thị trường, và thị trường lái các doanh nghiệp.”)

Tôi cũng đã tiến bộ qua các giai đoạn trong sự hiểu biết của tôi về nền kinh tế kế hoạch. Vào lúc bắt đầu, tôi đã lo rằng trong một nước to như Trung Quốc, với các điều kiện khác nhau và các mạng lưới truyền thông và giao thông kém phát triển của nó, nếu tất cả các hàng hoá từ sản xuất đến phân phối được chỉ huy và lập kế hoạch một cách tập trung, thì thói quan liêu, những sự đổ vỡ, và những sai lầm có vẻ không thể tránh khỏi.

Muộn hơn, sau khi tôi đã đến làm việc tại Uỷ ban Trung ương, tôi đã nhận thức rõ rằng những sự không hiệu quả kinh tế và những sự cố giữa sản xuất và tiêu thụ đã có một nguyên nhân nội tại, và đó đã là bản thân nền kinh tế kế hoạch. Con đường ra duy nhất đã là thực hiện tiềm năng thị trường bằng việc để cho các quy luật về cung và cầu có hiệu lực. Tôi đã chẳng có ý tưởng nào, tuy vậy, liệu chúng ta, với tư cách một nước xã hội chủ nghĩa, có thể chấp nhận các nguyên tắc thị trường-tự do cơ bản của các quốc gia Tây phương hay không.

Bởi vì sự không chắc chắn của tôi, trong báo cáo công tác chính phủ 1981 của tôi về “Mười Chiến lược cho sự Phát triển kinh tế,” tôi đã chia hệ thống kinh tế kế hoạch thành bốn khu vực theo bản chất của các doanh nghiệp và các hàng hoá. Khu vực thứ nhất đã được xác định như sản xuất hoàn toàn dưới sự kiểm soát của nhà nước, kể cả các doanh nghiệp then chốt tạo thành xương sống của nền kinh tế và các hàng hoá chính cốt yếu cho sinh kế của nhân dân. Khu vực thứ hai gồm vô số hàng hoá nhỏ được sản xuất theo kế hoạch của các nhà sản xuất và các nhà phân phối đáp ứng các lực lượng thị trường. Tôi cũng đã nhận diện hai khu vực khác: một khu vực trong đó kế hoạch đóng vai trò chi phối còn cầu thị trường đóng một vai trò điều chỉnh, thứ yếu; và khu vực kia nơi các lực lượng thị trường đóng vai trò chính còn kế hoạch nhà nước đóng một vai trò thứ yếu. Lúc đó những sự phân loại này cũng đã được Trần Vân tán thành.

Khi các dự thảo văn kiện cho Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 12 được chuẩn bị, tôi đã trình bày cho nhóm soạn thảo vài khái niệm, mà muộn hơn được gồm trong một lá thư tôi đã viết cho Ban Thường Vụ Bộ Chính trị. Những khái niệm này đã như sau.

1. Nền kinh tế Trung Quốc là một nền kinh tế kế hoạch, không phải nền kinh tế thị trường tự do của phương Tây.

2. Bản chất của nền kinh tế Trung Quốc là một “nền kinh tế hàng hoá,” không phải một “nền kinh tế sản vật.”*

3. Việc lập kế hoạch gồm việc lập kế hoạch trực tiếp và lập kế hoạch gián tiếp; kế hoạch trực tiếp phải được giảm khi kế hoạch gián tiếp được mở rộng.

4. Việc lập kế hoạch gián tiếp có nghĩa chủ yếu đáp lại cầu thị trường với sự can thiệp bằng các công cụ kinh tế, trong khi việc lập kế hoạch trực tiếp cũng phải tôn trọng các quy luật về cung và cầu.

Những quan niệm này cuối cùng đã được bao gồm trong Quyết định về Cải cách kinh tế được thông qua tại Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 12. Sau đó, “nền kinh tế hàng hoá” đã được xác định rõ ràng. Ngoài các hàng hoá nhỏ không có kế hoạch ra, khu vực “kế hoạch hoá gián tiếp” mà dựa vào những điều chỉnh thị trường sẽ tiếp tục mở rộng. Theo cách này, tỷ lệ của nền kinh tế Trung Quốc dựa vào những điều chỉnh thị trường sẽ tăng lên.

Vào lúc báo cáo của tôi cho Đại hội Đảng thứ Mười ba, đã là rõ rằng cơ chế cho nền kinh tế Trung Quốc đã phải là “nhà nước can thiệp vào thị trường, và thị trường lái các doanh nghiệp.” Nói cách khác, chúng ta đã thực hiện rồi một nền kinh tế phụ thuộc vào các nguyên lý thị trường-tự do. Đã chỉ bởi vì các rào cản ý thức hệ mà thuật ngữ “thị trường tự do” đã không được dùng.

7. Từng Bước một

Đã có hai cách tiếp cận đến việc cải cách các nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa. Một cách gồm “liệu pháp sốc,” thay đổi các quy tắc ngay lập tức; cách khác chấp nhận một quá trình từ từ hơn nhiều. Bằng việc theo cách tiếp cận từng bước một, Trung Quốc phần lớn đã có thể tránh những sự rối loạn kinh tế được trải nghiệm ở Liên Xô trước đây và Đông Âu. Triệu đưa ra những sự thấu hiểu về Trung Quốc đã đưa ra lựa chọn đó thế nào.

Trung Quốc đi đến chấp nhận một cách tiếp cận từ từ như thế nào?

Trong mười năm tôi vận hành nền kinh tế cho Uỷ ban Trung ương—cho đến khi tôi từ chức—chúng tôi đã theo đuổi một sự chuyển đổi từ từ. Đã có hai khía cạnh chủ yếu. Thứ nhất đã là sự nổi lên của một nền kinh tế thị trường, mới mà đã từ từ trưởng thành vượt xa hơn lĩnh vực của hệ thống kế hoạch. Thí dụ, khi cải cách nông thôn được bắt đầu, các chỉ tiêu nhà nước cho thu mua bắt buộc đã được giảm; khi các lượng bắt buộc được giảm, sản xuất nông nghiệp đã tăng lên, như thế tỷ lệ chỉ tiêu nhà nước đã sụt từ năm này sang năm khác. Đã có một khối lượng tăng lên của các sản phẩm được đưa ra thị trường.

Trong năm 1985, đẩy thêm một bước, chúng tôi đã xoá bỏ chương trình thu mua bắt buộc trong nông nghiệp, và cơ bản đã trở nên được định hướng thị trường, được giải phóng khỏi nền kinh tế kế hoạch, với ngoại lệ của vài sản phẩm như bông.

Sự nổi lên của các doanh nghiệp làng xã và hương trấn, các doanh nghiệp chế tác và thương mại tư nhân, các liên doanh và các doanh nghiệp nước ngoài sở hữu một mình—tất cả những thứ này đã được dựng lên bên ngoài nền kinh tế kế hoạch. Cùng nhau chúng đã tạo thành một khu vực kinh tế mà đã đáp ứng chỉ các lực lượng thị trường. Khu vực này đã bắt đầu từ số không, và đã trải qua sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, thị trường với các mức vượt xa các khu vực sở hữu-nhà nước hay sở hữu tập thể. Nó đã mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế Trung Quốc và một hệ thống kinh tế mới: nền kinh tế thị trường.

Khi khu vực thị trường đã lớn lên từng ngày, hệ thống kinh tế của Trung Quốc cuối cùng đã trải qua một sự thay đổi về chất, thậm chí không có các cải cách cơ bản của mô hình kinh tế kế hoạch nhà nước ban đầu. Đấy là lý do cơ bản rằng cải cách kinh tế ở Trung Quốc đã không chỉ thúc đẩy sự thịnh vượng, mà cũng đã duy trì sự ổn định chính trị.

Khía cạnh quan trọng thứ hai đã là sự giảm của khu vực kinh tế kế hoạch. Sự thay đổi đã không tức thời. Thay vào đó nó đã bắt đầu với một số nhỏ những thay đổi thứ yếu, nhưng nó từ từ kéo theo những thay đổi lớn hơn.

Các chính sách và các biện pháp được đưa vào để chuyển nhiều quyền lực hơn cho các mức hành chính thấp hơn và mở rộng sự tự trị của các doanh nghiệp. Để cải cách kế hoạch hoá kinh tế, đã có sự giảm từ từ của việc lập kế hoạch trực tiếp, một sự mở rộng của việc lập kế hoạch gián tiếp, một sự giảm bớt về các nguồn lực được nhà nước phân bổ, và một sự mở rộng của các kiểu và số lượng của các sản phẩm được trao đổi bởi bản thân các doanh nghiệp sở hữu nhà nước. Thương mại đã được phép cho các nguồn lực vật chất then chốt vượt sự thực hiện các chỉ tiêu do nhà nước phân bổ, và thậm chí bên trong chỉ tiêu, một phần cũng đã có thể được buôn bán trực tiếp. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã đưa ra một sơ đồ thầu khoán (hợp đồng) cho các doanh nghiệp và cải cách giá cả. Tất cả các biện pháp này đã đóng những vai trò bổ sung mạnh trong khi khu vực thị trường đã tiếp tục tăng lên.

Lúc đó, các thành phần chính của khu vực thị trường đã là nông nghiệp, các sản phẩm nông thôn, các ngành công nghiệp nhẹ, ngành dệt, và các sản phẩm tiêu dùng. Các sản phẩm liên quan đến tư liệu sản xuất chủ yếu đã vẫn bị các doanh nghiệp sở hữu nhà nước kiểm soát.

Đã có những chỉ trích cách tiếp cận quá độ: “không có chiến lược tổng thể,” “tiến hành một bước và chờ xem cái gì xảy ra,” “không nhìn xa trông rộng,” “mù quáng,” vân vân. Những ngày này thì có ít những chỉ trích như vậy.

Tuy vậy, đã có những thiếu sót nảy sinh từ sự cùng tồn tại của hai hệ thống mà không được đánh giá thấp. Khi các tác động tiêu cực vượt những gì xã hội có thể chịu đựng, các vấn đề sẽ nổ ra. Chỉ bằng việc đạt những cải cách kinh tế và chính trị thêm mới có thể giải quyết các vấn đề như vậy. Đã là đúng để làm theo thuyết phát triển từ từ từng bước (gradualism) trong các giai đoạn đầu, nhưng điều đó không thể tiếp tục trong dài hạn.


* Bốn Hiện đại hoá đã xác định các khu vực chủ yếu nơi Đặng Tiểu Bình đã hy vọng để thúc đẩy các cải cách và phát triển nền kinh tế Trung Quốc. Bốn lĩnh vực đã là nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ, và quốc phòng.

* “Nền kinh tế hàng hoá” đã là một uyển ngữ cho “nền kinh tế thị trường” để tránh những xung đột ý thức hệ trong các giai đoạn đầu của cải cách kinh tế ở Trung Quốc.

* Điều này không nhất quán với các hồ sơ như được xuất bản trong “Tuyển chọn các Văn kiện Quan trọng của Đại hội Đảng lần thứ mười Hai,” Renmin Chubanshe, 1986, volume 2, trang 535, mà nói: “Sản xuất và trao đổi chủ động (self-initiated) qua thị trường tự do được hạn chế ở hàng hoá nhỏ, ba loại được chỉ rõ của nông nghiệp, sản vật, các dịch vụ; mà tất cả chúng là bổ trợ cho nền kinh tế.”