Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 54): Tuấn Khanh: Hoa soan bên thềm cũ

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2019)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Hoa soan bên thềm cũ – Sáng tác: Tuấn Khanh

Trình bày: Hà Thanh (Pre 75)

Nghe thêm:

Hoài Nam – 70 Năm Tình Ca (30) – Tuấn Khanh

Đọc thêm:

Tuấn Khanh: Chiếc lá cuối cùng

Từ một ca khúc của nhạc sĩ Tuấn Khanh tới Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ

(Nguồn: http://www.dutule.com)

Điều được nhiều người chờ đợi từ hơn mười năm qua đã tới.

Chờ đợi đó, theo tiết lộ của một số văn nghệ sĩ, những thực khách khó tính, sành ăn là sự ra đời của tiệm phở có cái tên cực kỳ thơ mộng, gắn liền với kỷ niệm và lòng yêu mến của nhiều thế hệ người Việt với một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Tuấn Khanh. Đó là ca khúc “Hoa Soan Bên Thềm Cũ”. Và hôm nay là Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ.

Như tên gọi, Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ trước nhất là sẽ một nơi chốn tiêu biểu cho cụm từ “văn hóa ẩm thực”.

Nói một cách giản dị hơn, món ăn cũng như cung cách phục vụ hoặc tương quan giữa nhà hàng và thực khách khi đạt tới một trình độ nào đó thì nó trở thành một phần của nền văn hóa của một dân tộc. Nó càng mang tính tiêu biểu cho một nền văn hóa hơn nữa, nếu món ăn đó lại là món ăn chỉ riêng dân tộc đó mới có.
Như chúng ta cùng biết, tác giả ca khúc “Hoa soan bên thềm cũ” là một nhạc sĩ nổi tiếng cách đây hơn nửa thế kỷ và hiện tại, ông vẫn còn dành thì giờ cho âm nhạc như một đam mê tận hiến trọn đời mình.

Bên cạnh đam mê tận hiện đời mình cho âm nhạc, nhạc sĩ Tuấn Khanh còn có một đam mê khác. Có thể ít người biết hơn, đó là đam mê nghiên cứu nghệ thuật nấu phở.

Một ca sĩ từng là “thực khách trung thành” của những tô phở do nhạc sĩ Tuấn Khanh khoản đãi cách đây khỏang 15 năm, lúc tác giả “Hoa soan bên thềm cũ” còn cư ngụ ở thành phố Fountain Valley, kể lại rằng, khi đề cập tới Phở, tác giả “Chiếc lá cuối cùng” từng nhấn mạnh rằng:

Thứ nhất, theo ông, Phở là một món ăn thuộc loại quốc hồn quốc túy của người Việt Nam. Do đó, bất cứ ai trong chúng ta tùy theo vị trí, môi trường hoạt động của mình mà đừng quên giới thiệu món ăn quốc hồn quốc túy ấy với những người trẻ sinh trưởng ở xứ người, và với người ngoại quốc nếu họ chưa biết hoặc còn bỡ ngỡ với món ăn đặc sản của Việt Nam này..

Kế tới, khởi từ quan niệm Phở là món ăn quốc hồn quốc túy của dân tộc nên nhạc sĩ Tuấn Khánh đã để tâm nghiên cứu, thực hành với chủ tâm đi đến một phối hợp những ưu điểm xưa và nay chung quanh một tô Phở, để có thể gửi tới thực khách một tô Phở hoàn hảo theo cái nhìn nghệ thuật của ông.

Một văn nghệ sĩ khác, người từng có cơ hội được nghe nhạc sĩ Tuấn Khanh nói về những kỷ niệm của tác giả này những ngày thơ ấu, liên quan tới Phở, kể lại gần như nguyên văn rằng:

“Hồi còn bé tuy tôi (tác giả Hoa Soan Bên Thềm Cũ) không được ăn phở mỗi ngày nhưng vẫn còn nhớ ở những năm 1938 -1940, Phở không có nhiều loại như hôm nay. Thuở đó, Phở chỉ có một loại là Phở…chín. Tô Phở cũng không được ăn với nhiều loại rau, giá như về sau. Lại nữa, ở thành phố nơi tôi ở, tôi nhớ mỗi khi gánh phở (gọi là Phở gánh) đi ngang nhà thì gió thổi mùi thơm của Phở bay dọc hàng phố như một thứ hương thơm quyến rũ khiến người lớn trẻ con gì cũng khó mà…“cầm lòng cho đậu…”

Sự hồi tưởng của nhạc sĩ Tuấn Khanh đưa ông tới kết luận dứt khoát rằng, để làm được một tô Phở đúng điệu thì Phở chín là khó nhất, nếu so với các loại phở khác như tái, nạm, vè, gân, sách…

Chi tiết hơn, chủ nhân Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ, sẽ khai trương nay mai ở thành phố Garden Grove, gần ngã tư đường Brookhurt và Chapman giải thích:

“Cái khó nằm ở chỗ miếng thịt chín đó phải mềm, phải dai chứ không được bở. Nó còn khó ở chỗ miếng thịt chín phải thơm chứ không được lạt lẽo, trơ trơ…”

Về thùng nước lèo, yếu tố “sinh tử” khác của một tiệm phở, cũng được nhạc sĩ Tuấn Khanh trình bày quan niệm của mình:

“Với tôi một nồi nước Phở phải đạt được những điểm căn bản sau đây: Thứ nhất nước lèo phải thơm phức mùi phở. Mà trong mùi thơm ấy không được lẫn mùi của những thức gia vị như hồi, quế, quả (mà có người còn gọi là trái tò ho). Thứ nhì người đầu bếp tài ba theo tôi phải là người nêm nếm thùng nước lèo cách nào đó để khi thực khách ăn xong một tô phở thì cũng là lúc không còn một thìa nước nước lèo nào nơi đáy bát! Đó là chưa kể người đầu bếp không thể không quan tâm tới hai điều mà thực khách ngày nay rất chú trọng đó là mức độ chất béo và bột ngọt…”

Theo chủ nhân Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ thì ông rất tự tin và hãnh diễn để tuyên bố rằng, Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ của ông gần như không có bột ngọt.

“Bởi vì theo tôi, một tô phở sẽ không còn là phở nữa nếu có quá nhiều bột ngọt!”

Vẫn theo lời thuật lại của nghệ sĩ được nhạc sĩ Tuấn Khanh tin cậy, gửi gấm tâm sự thì trong những lần trò chuyện, chủ nhân Phở Hoa Soan Bên Thềm cũng nhiều lần nhắc tới quan niệm về một bữa ăn ngon của Thi sĩ Tản Đà. Theo thi sĩ Tản Đà thì để có một bữa ăn ngon một cách hòan hảo, ngòai món ăn ngon, còn cần phải có chỗ ngồi và người ngồi chung xứng hợp nữa.

Do đấy, chỗ ngồi cũng là một vấn đề nặng lòng của nhạc sĩ Tuấn Khanh.

Vì thế, chủ nhân của Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ, sau nhiều tháng tìm kiếm, thăm dò cuối cùng ông mới thấy được điểm lý tưởng khả dĩ đáp ứng được những đòi hỏi của ông.

Ông nói, ông có thể bảo đảm cho tất cả thực khách một chỗ ngồi hội đủ các tiêu chuẩn sau đây:

Sạch sẽ, thoải mái. Không khí cực kỳ văn nghệ với các bờ tường được trang trí bằng những bìa nhạc phóng lớn của tất cả những ca khúc nổi tiếng nhất của Tuấn Khanh. Tất nhiên trong số những bìa nhạc này sẽ không thể thiếu bìa ca khúc “Hoa Soan Bên Thềm Cũ”, sáng tác đầu tay của người nhạc sĩ tài hoa, lãng mạn ấy.

Cụ thể hơn, chúng tôi được biết Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ tọa lạc tại ngã tư của trung tâm thương mại Pavillon, với hai mặt đường cho thực khách những cái “view” thật đẹp. Nhờ dịa thế lý tưởng với hai hành lang trông vào hai mặt đường, tiệm Phở cũng sẽ được phép kê những chiếc bàn (có lò sưởi điện) giúp cho thực khách có thể vừa ngồi ăn, vừa tiếp xúc với thiên nhiên.Thực khách có thói quen hút thuốc, cũng có thể thả khói thuốc một cách thoải mái, không làm phiền ai mà không phải nhà hàng nào ở đây cũng có thể có được.
Một thân hữu khác của nhạc sĩ Tuấn Khanh, trong giới y khoa cho hay:

“Tôi có thể nói mà không sợ sai lầm rằng, nếu “Hoa Soan Bên Thềm Cũ” là tác phẩm đầu tay của nhạc sĩ Tuấn Khanh cách đây trên dưới 60 năm thì với những tô phở của ông hôm nay, ta có thể coi như đó là tác phẩm cuối cùng của người nghệ sĩ nổi tiếng đã bước qua tuổi 80 mà vẫn còn nặng lòng với văn hóa Việt. Trong quá khứ, những lần được thưởng thức những tô phở ông nấu riêng, đãi bằng hữu, tôi đã có cảm tưởng như mình tìm thấy hay nghe được hồn nhạc “Hoa Soan Soan Bên Thềm Cũ” trong tô phở… Và, tôi không ngờ, hôm nay, cái cảm nhận thoáng quá, mơ hồ kia ở nơi tôi lại đã trở thành sự thật.”

Hồ Huấn Cao

(6 Tháng 12 – 2010.)